Kim Thân Cha Giải Thắc Mắc Của Một Số Cho Tín Đồ Thiên Chúa Giáo (1983)

KIM THÂN CHA GIẢI THẮC MẮC CỦA MỘT SỐ CHO TÍN ĐỒ THIÊN CHÚA GIÁO (1983)

VẤN: Kính thưa Cha, là những tín đồ Thiên Chúa Giáo, chúng con phải tuyệt đối trung thành với Hội Thánh La Mã. Trung thành có nghĩa là tuyệt đối tin và tuân theo những điều do Hội Thánh truyền dạy. Vì theo Thánh Kinh, thì trước khi Chúa Giêsu về Trời có ủy thác cho thánh Phêrô lập nên Hội Thánh và còn ủy quyền cho Hội Thánh thay mặt Chúa ở trần gian. Sau đó, thì Hội Thánh có đầy đủ quyền để buộc hay cởi những điều mà các tín đồ phải tin, phải theo khi hành đạo. Đức tin đối với chúng con là điều cực kỳ quan trọng, có thể nói rằng đó là hành trang chính yếu của một tín đồ để vào được cửa Thiên Đàng. Chúng con phải tin những điều do Hội Thánh dạy.

Xin nêu sau đây một số tín điều quan trọng và căn bản mà Hội Thánh buộc phải tin (nêu 9 điều). Chúng con được biết Cha là Thượng Đế, tức là vị mà chúng con tôn thờ, mà trong những bài giảng về chơn lý của Cha lại chẳng thấy Cha đá động gì đến những giáo lý căn bản này. Chẳng thế Cha lại còn giảng những luận cứ trái ngược với giáo điều này, chúng con hoang mang, chúng con không biết Cha có phải là Thượng Đế mà chúng con vẫn tôn thờ không? Hay lại là ông Thượng Đế của một tôn giáo nào khác, Thượng

Đế của đạo Cao Đài chẳng hạn, vì lời lẽ của Cha giống như lời lẽ của Thượng Đế đạo Cao Đài. Cha nói nhiều điều không phù hợp với giáo lý Công Giáo như nói về thuyết luân hồi, nhân quả, về nghiệp quả của đạo Phật, hội Long Vân, hội Long Hoa, khai đạo kỳ ba của đạo Cao Đài.

Kính thưa Đức Kim Thân Ngọc Đế, trên đây là những thắc mắc của một số tín đồ Thiên Chúa Giáo, vậy xin Đức Ngài ban ơn giải thích.

ĐÁP: Cha vừa nghe những thắc mắc nêu lên của một số tín đồ Thiên Chúa Giáo. Những thắc mắc trên sở dĩ mà có vì nó thoát thai từ nguyên nhân sai lầm căn bản. Nguyên nhân sai lầm căn bản ấy là gì? Ấy là niềm tin tuyệt đối vào Hội Thánh La Mã. Tại sao dành niềm tin tuyệt đối vào Hội Thánh La Mã lại là một điều sai lầm?

Vậy bây giờ Cha hỏi các con: “Hội Thánh La Mã là chơn lý hay là phương tiện dẫn đến chơn lý? Thượng Đế hay Thiên Chúa là danh gọi của chơn lý. Vậy theo các con thì Hội Thánh La Mã là Thiên Chúa hay phương tiện dẫn các con về với Chúa?” Ắt các con phải trả lời rằng: “Hội Thánh La Mã đâu phải là Thiên Chúa, Hội Thánh chỉ là phương tiện dẫn các con đến với Chúa mà thôi.“ Nếu các con xác định Hội Thánh là phương tiện, vậy có nghĩa là nó cũng giả thôi con! Và khi nó còn giả, chưa phải chơn thì tất nhiên nó cũng chưa đúng, thì có chỗ nó phải còn sai lầm thôi con! Hội Thánh còn sai lầm mà các con thì lại cho những điều Hội Thánh truyền dạy là tuyệt đối đúng. Vì cho là tuyệt đối đúng cho nên các con mới tuyệt đối tin!

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Này con! Lịch sử nhân loại đã chứng minh biết bao sai lầm của Hội Thánh Thiên Chúa. Thế mà các con tín đồ cũng bị buộc một cách độc đoán phải tin vào những giáo điều sai lầm đó. Thậm chí, Hội Thánh đã truyền dạy trái đất hình vuông thì tín đồ phải tuyệt đối tin rằng trái đất hình vuông! Điều gì Hội Thánh đã truyền dạy là phải tuyệt đối đúng. Nếu có kẻ nào dám mạo muội có ý kiến khác hơn cho rằng trái đất hình tròn thì phải chịu luật pháp giáo hội phán xử trọng tội gia hình nhân danh Thiên Chúa! Đấy là một điều sai lầm điển hình trong biết bao sai lầm của Hội Thánh trải qua biết bao thời kỳ trầm luân của lịch sử. Ở đây Cha không có thời gian và cũng không tiện mổ xẻ chi tiết những cái sai lầm đó để mà chứng minh cho các con thấy rằng những điều Hội Thánh La Mã truyền dạy không phải lúc nào cũng đúng, không phải là không có sai, để rồi buộc các con phải tuyệt đối tin theo, đấy!

Mà như vậy thì các con sẽ cho rằng: “Bảo Hội Thánh sai à? Thế tại sao trước đây Chúa Giêsu lại còn ủy thác cho thánh Phêrô lập nên Hội Thánh để thay mặt Chúa dưới trần gian mà dẫn dắt tín đồ? Tại sao lại ủy thác cho Thánh

Phêrô lập nên Hội Thánh để làm chi? Vậy là sao?”

Mua đá năng lượng:

Thì dĩ nhiên, sau khi Chúa vắng dạng phải có phương tiện gởi lại để mà dìu dắt con cái Chúa chớ con. Mà phương tiện thì giả tạm, cũng như chiếc xe, còn mới thì tươi tốt dần dần qua thời gian thì nó cũng phải cũ, xấu đi, rồi hư hoại. Đấy là quy luật đó con. Lẽ biến dịch chuyển động luôn luôn và mọi sự phải biến thái theo quy luật đấy con! Tôn giáo cũng vậy, và rồi tôn giáo nào cũng phải biến dịch theo quy luật tiến hóa đó thôi. Có lúc hưng phải có khi suy, có lúc thịnh phải có khi bại. Hưng thịnh rồi suy bại và suy bại thì có lúc hưng thịnh đó thôi! Như Phật Giáo cũng vậy, trước khi tịch diệt Phật Thích Ca đã tiên tri cho các tín đồ biết rằng sau này Phật Giáo có lúc sẽ đi đến chỗ hư hoại, các Phật tử dần dần đi vào chỗ mê chấp, kẹt vào âm thinh sắc tướng để mà đi lạc nẻo đấy con! Phật Giáo cũng vậy con, mà Thiên Chúa Giáo cũng vậy! Rồi không riêng gì Phật Giáo hay là Thiên Chúa Giáo mà các tôn giáo khác đều như vậy, các tôn giáo khác đều như vậy hết. Vì sao? Vì chánh pháp hoằng khai thuở xưa qua thời gian nó bị phàm tâm con người cải sửa biến dạng đi đến chỗ thất chơn truyền đó con. Cho nên, vì Chúa biết rằng sau này ắt phải có suy thoái, có hư hoại theo quy luật nhưng mà Chúa vẫn phải gởi lại phương tiện để dẫn tiến dân về với Chúa. Và vì vậy, Chúa đã truyền thành lập Hội Thánh đó con! Đấy, phải thành lập Hội Thánh là như vậy. Đấy, đại khái là như vậy!

Bây giờ, Cha đi vào những cái thắc mắc mà các con nêu ra, Cha sẽ trả lời từng thắc mắc một.

Điều thứ nhứt: Phải tin rằng Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Đối, là Đấng Trọn Lành, Trọn Hảo và Quyền Năng Tối Thượng, không ai có thể so sánh được với Ngài, ngang hàng được với Ngài. Và con người chỉ là vật thụ tạo được Ngài dựng nên. Con người không khi nào có thể vươn lên đến chỗ ngang hàng với Ngài, bằng Ngài.

Nếu cho rằng con người có thể tiến hóa lên bằng Thượng Đế thì đối với giáo lý Công Giáo sẽ buộc vào tội kiêu ngạo. Tội này nặng nhứt và sẽ bị xử đọa vào hỏa ngục. Ngày xưa ông A Dong và bà Ê Và đã bị Chúa trừng phạt về tội này.

ĐÁP: Để trả lời câu hỏi này Cha muốn trước hết các con hãy hình dung đến các bậc làm cha mẹ ở thế gian. Cha thế gian thôi con, để mà hình dung, chớ các con chưa thể hình dung nổi ông Cha Thượng Đế đâu con!

À, bây giờ Cha nói thí dụ chuyện thế gian, thí dụ con là một người cha hiền, một người cha sáng suốt có lương tâm và biết yêu thương con cái. Giả như con là một người có rất nhiều tài năng, con thông minh, con có học thức cao, có kiến thức rộng. Nhưng rồi cái thằng con mà con sinh ra nó ngu muội dốt nát, nó không được thông minh như con, không sáng suốt như con, không có tài năng, không có học thức kiến thức như con. Vậy nếu con là bậc từ phụ, một người cha có lương tâm và biết yêu con cái, thì rồi con nghĩ sao về chuyện đó? Con có một thằng con ngu muội, dốt nát, thiếu học thức, thiếu kiến thức, không có phẩm chất tốt như con, điều đó có làm cho một người cha có lương tâm và biết thương yêu con cái lấy làm thỏa mãn hài lòng không con? Con có hài lòng như vậy không? Và con có muốn cái thằng con của con nó mãi mãi ở trong tình trạng ngu muội tối tăm dốt nát ấy hay không? Chắc chắn là không chớ con!

Hạnh phúc và hãnh diện cho bậc làm cha mẹ biết bao khi thấy con mình giống như mình và được tốt như mình, có phải vậy chăng? Con sẽ nghĩ sao nếu như có kẻ làm cha nào nghĩ rằng tao sáng suốt, thông minh, tài ba, lỗi lạc. Còn mày là con tao, tao muốn mày phải ngu muội tối tăm, dốt nát đời đời, mày không bao giờ được giống tao, không bao giờ được thông minh, sáng suốt, tài ba như tao. Tao muốn như vậy, tao muốn mày phải bằng lòng với cái số phận tối tăm dốt nát của mày đời đời, không bao giờ được giống tao, như vậy mày mới là con ngoan! Còn nếu có bao giờ mày lóe lên cái tư tưởng muốn được giống tao, sáng suốt, thông minh, tài ba, học thức như tao thì đó là một cái tư tưởng kiêu ngạo, phạm thượng chống lại tao mà tao không thể chấp nhận được! Và kẻ làm cha này bèn nổi trận lôi đình đem thằng con hành phạt đọa đầy chỉ vì nó không còn tiếp tục bằng lòng chấp nhận cái sự dốt nát tối tăm của nó nữa. Nó dám có cái tư tưởng muốn được giống cha nó! Các con nghĩ sao về một kẻ làm cha như vậy? Khỏi nói, chắc chắn rằng đạo đức muôn đời phải lên án cái kẻ làm cha này là một thứ cha bất xứng, vô lương tâm, một thứ cha độc ác, ích kỷ, độc tài, kiêu ngạo.

Con ơi, con! Ấy vậy mà Hội Thánh nó vẽ hình ảnh Đức Chúa Trời như vậy qua cái chuyện A Dong và Ê Và để rồi truyền dạy rằng con người không bao giờ được vươn lên đến chỗ ngang hàng với Thượng Đế, vì như vậy là phạm tội kiêu ngạo như A Dong và Ê Và đã có tính kiêu ngạo muốn được như Đức Chúa Trời. Và rồi Hội Thánh còn buộc các con phải tuyệt đối tin rằng một ông Đức Chúa Trời như thế là trọn lành, trọn hảo và đầy tình yêu.

Cha nói thật, các con tin Đức Chúa Trời trọn lành, trọn hảo để mà dốc lòng tôn thờ Thiên Chúa, ấy là điều tốt chứ con. Tuy nhiên, nếu con tin Đức Chúa Trời trọn lành, trọn hảo theo cái kiểu mà Hội Thánh truyền dạy như trên thì thật là sai lầm mù quáng và điều này chắc chắn sẽ gây trở ngại cho sự tiến hóa của các con đó thôi!

Cha biết nghe những điều này các con sẽ hỏi rằng như vậy cái sự kiện A Dong và Ê Và bị Đức Chúa Trời trừng phạt chỉ vì muốn được sáng suốt như Chúa, như vậy là sao? Vì trong cái truyền thuyết đã nói rõ là A Dong và Ê Và bị Đức Chúa Trời trừng phạt chỉ vì muốn được sáng suốt như Chúa, như vậy là sao?

Sự thật truyền thuyết về A Dong và Ê Và đã bị các con hiểu sai, vì trình độ các con chưa hiểu một cách sâu sắc phần triết lý trong câu chuyện! Thôi thì Cha tạm giải thích một cách sơ lược theo trình độ hiểu biết của các con. Vậy, truyền thuyết này nói lên cái gì vậy? Nó diễn đạt một cách tượng trưng sự kiện xuống thế để mà dấn thân học hỏi của con người theo ý chí của Thiên Chúa. Mà thật vậy, Thiên Chúa đã có chủ tâm cho con người xuống thế để học hỏi, dấn thân vào cõi nặng nề, chịu trầm luân đọa đầy trong cõi trần ai để chứng nghiệm đủ thứ hương vị chua, cay, mặn, đắng, ngọt bùi để học hỏi tiến hóa. Cha đã có dịp giải thích về vấn đề này trong những bài giảng của Cha. Các con có thể đọc lại quyển Thượng Đế Giảng Chơn Lý để mà suy ngẫm thêm điều này. Cho nên, việc phạm tội để rồi chịu đọa đày của người nam và người nữ tổ tông của loài người theo truyền thuyết có thể nói rằng đã được sắp đặt từ trước ở trong ý chí của Thiên Chúa đó con! Tại sao vậy con?

Phần đông các con hiểu một cách đơn sơ rằng A Dong và Ê Và bị con rắn nó cám dỗ rồi động tâm kiêu ngạo, hái trái cấm ăn để được sáng suốt và biết như Thiên Chúa. Vì vậy Thiên Chúa nổi giận đuổi A Dong và Ê Và ra khỏi vườn Địa Đàng, để từ đó cả hai phải sống phối hợp thành vợ chồng rồi sanh con đẻ cái tiếp tục nối nhau chịu cực, chịu đọa đày, trầm luân dưới cõi trần gian. Phải chi A Dong với Ê Và đừng có trót dại nghe con rắn ăn trái cấm thì giờ này chắc là cả hai còn được thong dong sung sướng sống ở trong cái vườn Địa Đàng! Tại vì trót dại nghe theo lời con rắn nó cám dỗ, rồi phát tâm kiêu ngạo muốn được sáng suốt như Chúa, mới hái trái cấm ăn, rồi mới bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng, đi đến chỗ sống phối hợp thành vợ chồng sanh con đẻ cái nối dòng nhân loại để chịu cực khổ trầm luân đọa đầy dưới cõi trần đó con. Các con phần đông hiểu một cách đơn sơ theo truyền thuyết như vậy!

Nhưng rồi tại sao các con không tự hỏi rằng nếu vì phạm tội con người mới bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng để rồi phải đi đến chỗ sống phối hợp thành vợ chồng sanh con đẻ cái và chịu đọa đày nơi cõi khổ, vy ti sao trước đó khi sáng to ra người nam và người n, Thiên Chúa đã có ý sp xếp chun btrước cmt cơ cu tâm sinh lý tht tinh vi tế nhị để hai con người này có thsng phi hp vi nhau thành vchng, sanh con đẻ cái sau khi phm ti? Điu này chng trng cái vic phm ti ca A Dong và Ê Và đã được tiên liu và sp xếp trong thiên ý. Rõ ràng đã được tiên liệu, Thiên Chúa đã tiên liệu sự phạm tội của A Dong và Ê Và, Thiên Chúa đã tiên liệu rằng hai con người này, phải sống phối hợp với nhau thành vợ chồng để rồi sanh con đẻ cái, rõ ràng như vậy. Cái vic tiên liu đó đã biu hin trong kthut sáng to ccơ cu tâm sinh lý ca người nam người n, ttông loài người đó con. Vậy để các con thấy rằng việc con người phải rời bỏ cõi yên ấm dấn thân vào chốn đọa đày gầy duyên nghiệp khổ, sanh con đẻ cái để chịu tiếp nối nhau trầm luân khổ nhục ở cõi hồng trần, đấy cũng là nằm trong ý chí sắp đặt từ trước của Thiên Chúa! Tóm lại, cái truyền thuyết về A Dong và Ê Và diễn tả tượng trưng sự kiện dấn thân trầm luân xuống thế để mà học hỏi tiến hóa của con người theo ý chí của Thiên Chúa.

Con rắn ở đây là gì? Con rắn ở đây là cám dỗ, là dục vọng, là tính kiêu ngạo. Nói chung, nó là bản ngã của con người. Trong chuyện này, con thấy khi nó dấy lên phát biểu với A Dong và Ê Và tức thì tính kiêu ngạo và dục vọng dấy lên, có nghĩa là con người muốn sáng suốt, muốn biết như Thiên Chúa đó con!

Được chớ con, được chớ! Muốn sáng, muốn biết ấy là bản chất của chơn lý ấy là Thiên Chúa đó con. Thiên Chúa là Đấng Muốn Sáng và Muốn Biết Đời Đời. Con người được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa là một phân thân của Thiên Chúa nên có bản chất không khác gì Thiên Chúa, cũng muốn sáng cũng muốn biết như Thiên Chúa. Cái chỗ muốn này được chứ con, được chớ! Nhưng có điều con muốn sáng, con muốn biết như Thiên Chúa con phải dấn thân đi học trước đã con! Phải học mới biết chớ con, cái biết của con phải trải qua một quá trình dấn thân chứng nghiệm nếm đủ vị chua, cay, mặn, đắng, ngọt, bùi. Học thấp rồi học cao, học tối rồi học sáng, học trược rồi học thanh, học ác rồi học thiện để mà biết thấp biết cao, biết tối biết sáng, biết trược biết thanh, biết ác biết thiện, biết đủ thứ, chứng nghiệm đủ thứ để rồi đến chỗ đạt cái biết vô cùng của chơn lý Vô Biên đó con! Ấy là lúc con người đi đến chỗ hòa tan hiệp nhứt với Thiên Chúa đó con. À, nói đến danh từ hiệp nhứt, ở đây Cha cũng muốn nói thêm điều này, thường khi Cha thấy các con Thiên Chúa Giáo hay nói cái danh từ hiệp nhứt với Thiên Chúa. Vậy rồi các con có hiểu chữ hiệp nhứt với Thiên Chúa là gì vậy? Hiệp nhứt với Thiên Chúa là làm sao? Chắc các con cho rằng khi tôi rước lễ là rước Chúa vào lòng, lúc ấy Chúa ở cùng tôi, tôi ở cùng Chúa, vậy là tôi hiệp nhứt với Thiên Chúa. Con hiểu vậy cũng đúng, nhưng mà chưa thật đúng! Đấy là con chỉ mới hiệp nhứt với Chúa bằng tư tưởng, bằng ý niệm trong cái phạm vi nhỏ hẹp và ở khoảnh khắc nào đó thôi con. Con chưa thật sự hiệp nhứt với Thiên Chúa được!

Mun tht ship nht vi Thiên Chúa, con phi tng phút tng giây rung động cùng mt nhp vi Thiên Chúa mi trng thái, có nghĩa là con phi có mi trng thái mà Chúa có, sng mi trng thái mà Chúa sng. Cái trng thái y nó vô cùng vô tn, vô biên bt khtư nghcon ơi! Trong cái trạng thái ấy con mới thật sự hiệp nhứt với Thiên Chúa. Vậy có nghĩa là muốn đạt cái trạng thái thật sự hiệp nhứt với Thiên Chúa, con phải tiến hóa đến chỗ có cái biết của Thiên Chúa, có mọi trạng thái của Thiên Chúa, ấy là lúc con thật sự trở về với Thiên Chúa, hòa làm một với Thiên Chúa, con là Thiên Chúa, Thiên Chúa là con và con hòa tan vào khối Đại Hồn của vũ trụ đó con. Đó mới thật sự là trạng thái hiệp nhứt, trạng thái này mới gọi là trạng thái thật sự hiệp nhứt với Thiên Chúa đó con!

Cho nên, các con dùng danh từ hiệp nhứt với Thiên Chúa mà chưa thật sự hiểu cái danh từ hiệp nhứt, con thấy vậy không? Có lẽ nào Thiên

Chúa thì sáng chói vô cùng, vô tận, vô biên mà con thì nhỏ hẹp, tối tăm, ngu muội, hai trạng thái này làm sao hiệp làm một được con! Nếu có hiệp làm một thì chỉ ở một khía cạnh, trong cái phạm vi nhỏ hẹp mà thôi.

Sở dĩ Cha nói thêm chỗ này là để các con thấy rằng: Hi Thánh thì hô hào các con hip nht vi Thiên Chúa nhưng ri li phnhn vic con người có thtiến hóa lên đến chbng Thiên Chúa. Vậy phải chăng hai luận cứ này nó mâu thuẫn và đối chọi với nhau? Bởi vì không tiến hóa lên đến chỗ bằng như Thượng Đế, giống như Thượng Đế, thì làm sao có thể thật sự hiệp làm một với Thượng Đế được con? Con thấy vậy không?

Bây giờ, Cha trở lại cái chuyện A Dong và Ê Và bị con rắn nó cám dỗ ăn trái cấm để được biết như Thiên Chúa. Sự kiện ấy là gì? Đó là lúc mà tính kiêu ngạo và lòng tham vọng trong con người được đánh thức để đòi hỏi con người phải sáng, phải biết, đấy con! Thực ra tính kiêu ngạo và lòng tham vọng là gì? Nó là bản chất của con người cũng như bản chất của Thượng Đế, cho nên nó bất khả diệt, đấy con!

Cha có dịp nói qua điều này ở những bài giảng trước đây. Các con có thể đọc lại “Thượng Đế Giảng Chơn Lý” để mà suy ngẫm thêm về khía cạnh cao siêu này ở trong chơn lý. Còn ở đây Cha lập lại, đấy là nhng bn cht bt khdit ca con người và Thiên Chúa. Xấu cũng nó, mà tốt cũng nó, ác cũng nó, mà thiện cũng nó, trược cũng nó, mà thanh cũng nó. Cho nên kiêu ngo và tham vng ca con người, xu mà tt luôn con! Nó trì kéo cho con người thp hèn xu xa hư hng ngu mui nhưng cũng chính nó là nhng kích thích t, nhng tác nhân cn thiết không thkhông có để mà thúc đẩy con người dn thân hc hi tiến hóa. Nó thúc đẩy con người dấn thân học hỏi từ thanh xuống trược, từ trược trở về thanh. Ở đây, con rắn cám dỗ A Dong và Ê Và ăn trái cấm để mà sáng và biết như Thiên Chúa tức là tính kiêu ngạo và tham vọng dấy lên thúc giục con người muốn sáng, muốn biết. Vậy phải chăng chính nhờ cái tính kiêu ngạo, tham vọng nó đã kích thích thúc giục khiến con người bị lôi cuốn dấn thân để học hỏi và tiến hóa. Con thấy không? Không có thúc giục đó làm sao con người dấn thân, mà không dấn thân làm sao học hỏi để tiến hóa.

Thật ra trái cấm là gì? Là tượng trưng cho bí mt ca gung máy âm dương Tri Đất đó con. Nó tượng trưng cho bí mật của càn khôn, ca định lut vn hành âm dương tc là định lut tiến hóa ca vũ tr. Có thể nói đó là bí mt ca ssng vĩnh cu. Thấu triệt được guồng máy âm dương Trời Đất, hiểu được sự vận hành của định luật tiến hóa, của định luật âm dương, ấy là đạt đến cái biết vô cùng đó con, ấy là được sáng và biết như Thiên Chúa đó, ấy là hợp nhứt với Thiên Chúa, là hòa làm một với chơn lý vô biên đó con.

Con nào muốn sáng muốn biết mà chỉ ngồi đó cầu an hưởng thụ, không cố gắng, không phấn đấu, không chịu cực chịu khổ để mà đi học hỏi, rồi tin rằng chỉ có một cái với tay là được hưởng “quả biết”, là đạt tới cái biết vô cùng. Cũng như con rắn nó cám dỗ Ê Và rằng chỉ cần hái trái cấm ăn là được sáng như Thiên Chúa! Con ơi, muốn hưởng quả mà không trải qua quá trình lao nhọc chịu cực chịu khó gieo nhân, rồi vun trồng cho nhân ấy nó phát triển thành cây ra quả thì làm sao con có quả con hưởng? Mà nếu con tìm cách hưởng quả như thế, ấy là sái quy luật tiến hóa đó con! Hưởng quả như thế con phải mắc nghẹn thôi con.

Và định luật tiến hóa tự nhiên nó phải tác động vận chuyển cho con người dấn thân chịu cực, chịu khó đi học để biết. Ấy là hình ảnh A Dong chưa nuốt trái cấm khỏi cổ thì bị Thiên Chúa hiện ra giận dữ truyền phán đuổi A Dong và Ê Và ra khỏi vườn Địa Đàng. Và con người từ đó phải bị trừng phạt, đọa đày, trầm luân dưới cõi trần ai đó con.

Các con phải hiểu rằng sự nổi giận của Thiên Chúa ở đây là một cơn giận đầy minh triết, đầy tình yêu và có sự sắp đặt từ trước. Cơn giận ấy là sự biểu hiện tất nhiên của định luật tiến hóa để mà vận chuyển đẩy con người dấn thân đi học. Vì Thiên Chúa chính là định luật tiến hóa và cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đối với A Dong và Ê Và chính là phản ứng tất nhiên của định luật tiến hóa để mà tác động vận chuyển cho con người tiến hóa đó thôi.

Cha thí dụ cho các con dễ hiểu hơn. Cũng như một kẻ làm cha dưới trần, cha thì có trình độ tiến sĩ chẳng hạn, con thì ngu muội dốt nát. Rồi một hôm con có vọng tâm muốn có trình độ tiến sĩ như cha. Con muốn có kiến thức như cha nhưng con lại cứ quanh quẩn rong chơi ở trong cảnh yên ấm, trong vòng tay cưng chiều của cha mẹ mà không chịu lo học hành thì kiến thức ấy chắc chắn rằng không thể có được. Muốn đạt kiến thức như cha, con phải qua một quá trình học hỏi, chịu cực, chịu khó, rèn luyện khổ nhọc qua bao năm tháng chớ đâu có chuyện con mãi lêu lổng rong chơi không chịu cực khổ học hành, rồi kiến thức tiến sĩ sẽ tự nhiên nó nhập vào con được!

Và trong cái trạng huống ấy, bậc từ phụ sáng suốt sẽ cư xử với con mình ra sao? À! Kẻ làm cha ấy sẽ phải răn dạy con rằng: “Con muốn có kiến thức như cha?” Được chứ con! Nhưng con không thể bằng cách suốt ngày rong chơi lêu lổng trong cảnh êm ấm mà được. Kể từ giờ phút con có ý muốn biết như cha, cha không cho con tiếp tục rong chơi lêu lổng nữa. Cha bắt con phải đến trường đi học, con phải chịu cực chịu khó học hành. Nhà trường sẽ huấn luyện trui rèn, giũa mài con thì một ngày kia con mới đạt được kiến thức như cha chớ con. Như một thỏi sắt phải qua một quá trình nung trong lửa, bị trui rèn, bị mài giũa mới trở nên dụng cụ hữu dụng cho con người. Con phải trải qua quá trình lao nhọc chịu rèn trui như thế. Điều này cần thiết, là quy luật tất nhiên con muốn biết con phải học.

Đấy, cho nên cha không cho con tiếp tục lêu lổng rong chơi nữa. Cha buộc con tới trường kể từ đây để nhà trường giũa mài giáo hóa con, không cho con rong chơi nữa, mà bắt con phải khổ nhọc học hành. Cha đuổi con tới trường để chịu cực, chịu khó, chịu trui rèn, chịu mài giũa để mà học hỏi, ấy cũng như là phạt con đó! Cái cử chỉ trừng phạt của kẻ làm cha ấy phải chăng là cái cử chỉ trừng phạt của Thiên Chúa đối với A Dong và Ê Và, tượng trưng cho loài người. Đấy! Vì thế mà Thiên Chúa đã đuổi A Dong và Ê Và ra khỏi cái khung cảnh êm ấm của vườn Địa Đàng. Và con người từ đó phải dấn thân vào gió bụi, chịu trầm luân khổ nhục để học hỏi trui rèn trong môi trường vĩ đại và vô cùng sinh động, ấy là trần gian đó con. Và trần gian chính là môi trường tiến hóa sinh động bậc nhất của càn khôn với đủ mọi màu sắc vui, khổ, thiện, ác, xấu, đẹp để trui rèn con người học hỏi tiến hóa đó con!

Đấy! Cho nên, hồi nãy Cha nói cái vọng tâm muốn biết, muốn sáng của con người là chơn lý đời đời, là bản chất bất khả diệt của Thượng Đế trong con người. Nó là vọng tâm mà cũng là chơn tâm luôn đó con! Chỗ này cao siêu, Cha nói để cho các con suy nghĩ, ấy là bản chất đời đời của chơn lý bất biến. Cái vọng tâm muốn biết là cái nhân, mà cái nhân ấy phải trải qua một quá trình phát triển theo quy luật. Ấy là cái quá trình dấn thân khổ nhục, đọa đầy trầm luân trong xấu xa ác trược, rồi phải phấn đấu vươn lên trong thử thách đắng cay, vươn lên trong xấu xa ác trược, chứng nghiệm đủ thứ, học đủ bài để rồi hoàn tất chu kỳ tiến hóa của nó. Ấy là lúc đạt được cái “quả Biết”, là lúc đạt được trái cấm của Thiên Chúa đó con!

Khi chưa biết thì guồng máy Âm Dương Trời Đất phải còn là một bí mật chưa sờ đụng được đối với con người. Vì bí mật chưa sờ đụng được coi như “cấm” là vậy, là trái cấm đó con! Mà khi muốn sờ đụng được, muốn đạt được, muốn hưởng được, muốn khám phá được bí mật ấy, chỗ cấm ấy thì phải dấn thân đi học mà thôi, và định luật tiến hóa của vũ trụ tức Thiên Chúa phải biểu hiện để mà thúc đẩy con người học hỏi tiến hóa, chỗ biểu hiện thúc đẩy ấy chính là cơn giận của Đức Chúa Trời ở trong cái truyền thuyết A Dong và Ê Và đó con. Và Cha lập lại, đấy là một cơn giận có chủ ý Thiên Chúa, giận có chủ ý, đầy minh triết và đầy tình yêu đó con!

Tóm lại, Cha vừa tạm giải thích qua về cái truyền thuyết A Dong và Ê Và theo trình độ hiểu biết của các con. Truyền thuyết này còn có thể giải thích cao hơn nữa, nhưng với trình độ của các con thì những điều Cha giảng vừa qua ở trên cũng được xem là tạm đủ để cho các con có một cái nhìn sâu sắc hơn về con người và Thiên Chúa xuyên qua cái truyền thuyết A Dong và Ê Và.

Chớ rồi các con Thiên Chúa Giáo cứ nhìn Thiên Chúa một cách nông cạn theo kiểu Hội Thánh truyền bá rằng con người không thể vươn lên đến chỗ ngang hàng với Thiên Chúa, rằng A Dong và Ê Và bị phạm tội kiêu ngạo muốn sáng muốn biết như Thiên Chúa nên bị trừng phạt đọa đày! Truyền bá và giải thích về Thiên Chúa như thế cho nên giáo lý Thiên Chúa Giáo nhiều chỗ bế tắc không lối thoát là vậy. Con người suy không tới rồi chán nản mất đức tin, rồi bỏ đạo là vậy!

Nội cái chuyện Thiên Chúa ở trong A Dong và Ê Và mà hiểu theo kiểu Hội Thánh giải thích thì có đứa nó sẽ cho rằng bảo A Dong và Ê Và kiêu ngạo nhưng mà sự thật chính Thiên Chúa mới kiêu ngạo, chẳng những kiêu ngạo mà còn ích kỷ, độc đoán nữa. Vì vậy không muốn ai được sáng như mình, dẫu đó là con cái do mình sáng tạo ra cũng vậy, đấy! Mà nếu khi nào nó có tư tưởng muốn sáng giống mình thì nổi cơn thịnh nộ kết tội nó là kiêu ngạo cả gan dám muốn giống Cha nó, muốn giống Cha của nó là muốn chống Cha đó! Và rồi trừng phạt đọa đầy nó! Một người Cha như thế thì làm sao con cái yêu thương và tôn thờ cho được? Vì vậy nó bỏ Đạo. Và còn có những con nào chịu cho Hội Thánh nhồi sọ để rồi tin được theo cái kiểu Hội Thánh truyền dạy, thì đấy cũng chỉ là mê tín, mù quáng và cái chỗ mê tín đó chỉ làm cho các con chậm tiến mà thôi.

Các con tin Đức Chúa Trời theo cái kiểu mà Hội Thánh truyền dạy thì đấy chỉ là mê tín. Và cái chỗ mê tín này chỉ làm cho các con chậm tiến, gây trở ngại cho sự tiến hóa của các con mà thôi! Cha cho các con biết như thế.

Bây giờ đến câu kế tiếp.

Điều Thứ Hai: Phải tin rằng con người được Thiên Chúa tạo dựng lên riêng biệt và cao trọng hơn hết các loài khác chớ không phải từ các loài khác tiến hóa đi lên.

ĐÁP: Các hàng chức sắc, các hàng giáo phẩm trong Hội Thánh La Mã, Cha cho biết, cũng chỉ là người như các con, cũng đang học hỏi chơn lý, cũng chưa hiểu hết chơn lý, nên chưa thể thấu suốt được cái định luật tiến hóa của vũ trụ và chưa thể thấu đáo mọi khía cạnh của chơn lý tức là Thiên Chúa. Cho nên, việc Hội Thánh truyền dạy các tín đồ như trên thì nó cũng dễ hiểu thôi con!

Các con tin rằng con người được Thiên Chúa tạo dựng riêng biệt và cao trọng hơn các loại khác chớ không phải do từ các loại khác tiến hóa đi lên. Cha cho các con rõ, con người có trình độ cao trọng hơn các loài khác. Điều ấy đúng! Nhưng bảo con người do từ các loài khác tiến hóa đi lên, điều này cũng đúng luôn con.

Đấy là sự biểu hiện tự nhiên và tất yếu của định luật tiến hóa. Những biểu hiện dị biệt trong định luật thực vô cùng phong phú súc tích và có liên hệ chặt chẽ mật thiết với nhau. Cái cao phải có cái thấp làm nền, muốn lên cao trọng phải qua quá trình thấp kém chớ con, muốn lên lớp hai phải đi qua lớp một, muốn có trình độ trung học phải qua trình độ tiểu học, muốn có trình độ đại học thì phải qua trình độ trung và tiểu học thôi con! Đấy, điều ấy tự nhiên và cần thiết phải vậy chớ con. Ngoài loài người còn có những loài khác thấp kém hơn, và những loài khác cũng là con đẻ của Thượng Đế vậy con! Chúng từ Thượng Đế mà ra, chúng nằm trong chơn lý, chúng là những thành phần khác nhau góp mặt trong chơn lý tức là Thượng Đế.

Linh hn mun biết trn khuôn mt chơn lý, mun có cái biết ca Thượng Đế thì tnhiên phi hc hết, phi chng nghim hết, phi biến thái tthành phn này sang thành phn khác để mà hc hi chng nghim chớ con! Linh hồn phải biến thái từ kim thạch đến thảo mộc, rồi sang cầm thú, rồi đến con người, rồi tiến lên những trình độ cao hơn khác nhau như Thánh, Tiên, Phật chẳng hạn.

Đấy, mà con muốn thật biết thành phần nào, con phải là thành phần đó, phải là một với nó, con phải là nó. Phải sống và chứng nghiệm những trạng huống của nó mới thật biết nó chớ con! Thí dụ, con muốn thật biết những bản sắc của con thú thì tự nhiên con phải qua lớp thú chớ con! Trong Thượng Đế có con thú, vậy trong Thượng Đế phải có tánh thú chớ con. Có tánh thú, Thượng Đế mới có thể sáng tạo ra con thú, có đúng vậy không? Cho nên, linh hồn muốn hiểu chơn lý, muốn hiểu Thượng Đế, muốn có cái biết của Thượng Đế thì tự nhiên con phải trải qua những thành phần khác nhau trong chơn lý để mà học hết, để mà chứng nghiệm hết. Phải chứng nghiệm từ thấp tới cao, từ trược tới thanh, từ ác tới thiện v.v... Con muốn biết con thú con phải đi qua lớp thú, học tính thú. Con phải có cái trình độ biết của nó, chứng nghiệm những trạng huống của nó, con mới thật biết nó. Đấy là con mới biết một thành phần trong chơn lý đó thôi. Cho nên, linh hồn con người phải trải qua những thành phần khác nhau trong chơn lý để mà học hỏi chơn lý. Trong chơn lý có thấp hèn, có cao trọng, mà con chỉ biết có điều cao trọng mà không biết điều thấp hèn cũng là chưa biết chơn lý. Con tin rằng con người được tạo dựng riêng biệt và cao trọng hơn mọi loài khác, chớ rồi không phải từ loài khác tiến hóa đi lên! Vậy, bây giờ Cha hỏi con, nếu nó đứng riêng biệt không liên hệ đến các loài khác, thí dụ như những loài thú chẳng hạn. Vậy tại sao có những con người tuy mang hình dạng con người mà tư cách biểu hiện còn nhiều thú tánh? Rồi lại có những con thú biểu hiện ít nhiều nhân tánh, con thấy vậy không? Con thấy có những con ngựa, con chó..., nó khôn ngoan, nó trung nghĩa không khác con người, nó biết thương yêu trung thành đến chỗ sống chết với kẻ nuôi nấng, đùm bọc và làm ơn cho nó. Nó biết sống hữu ích, biết giúp đỡ chủ, rồi có khi chủ chết nó còn buồn rầu chết theo chủ. Đấy! Những con thú này đã biểu hiện nhiều nhân tánh ở trong cách sống của nó, con thấy vậy không?

Còn trái lại, có những con người sống không tình, không nghĩa, lấy oán báo ân, tâm tính vô ân bội nghĩa, vì miếng ăn, vì lợi lộc mà cấu xé lẫn nhau, vì lợi mình mà mất đạo nghĩa đó con! Trong khi có những con thú không thiết miếng ăn để cùng chết với chủ hầu biểu hiện cái lòng trung nghĩa với kẻ đã thương yêu đùm bọc nó, thì lại có những con người vì lợi mình mà mù quáng lương tâm, vì miếng ăn mà quên ân nghĩa, dụng oán mà báo ân, con thấy vậy không?

Con cho rằng con người được tạo dựng riêng biệt và cao trọng không có sự liên hệ tiến hóa với các loài khác, vậy thì ở đây con giải thích làm sao cái nhân tánh trong con thú và cái thú tánh trong con người? Con giải thích làm sao? Đấy, phải có sự liên hệ tiến hóa với các loài khác chớ con!

Có điều nếu con chưa hiểu được chỗ này, chưa tin được chỗ này, thì các con Thiên Chúa Giáo cứ tin như đang tin cũng được! Con cứ tin rằng con người được tạo dựng riêng biệt và cao trọng hơn loài khác, con tin vậy cũng được. Duy có điều con tin như vậy thì con ráng biểu hiện cho đúng như cái chỗ con tin. Vì trình độ ca con người đúng nghĩa con người, nó phi cao trng hơn các loài khác trong cái cách sng ca nó đó con! Vy con rán sng sao cho ra con người, phn đấu xóa bdn nhng cái thú tánh trong con để ri biu hin đầy nhân bn trong cung cách sng ca con, để chứng minh cái chỗ riêng biệt và cao trọng ấy như con đã hiểu đó con! Nhờ con tin vậy rồi con sống như cái chỗ con tin, con sẽ được tiến hóa. Cho nên, nếu con tin vào chỗ này để rồi nhờ vậy mà con tiến được thì Thượng Đế cũng chịu chớ con!

Bây giờ đến câu kế tiếp.

Điu ThBa: Phải tin rằng Thiên Chúa là thù địch của ma quỷ và sẽ toàn thắng ma quỷ.

ĐÁP: Cha có giảng về vấn đề này ở trong quyển “Thượng Đế Giảng Chơn Lý”, các con có thể đọc lại và suy gẫm.

Ở đây, Cha chỉ hỏi các con: Các con cho rằng Thượng Đế là kẻ thù của ma quỷ. Vậy có nghĩa là Thượng Đế không muốn có ma quỷ, phải vậy không?

À, nếu trong càn khôn vũ trụ này có một cái gì biểu hiện mà không do ý muốn của Thượng Đế, không do sự sắp xếp, sáng tạo của Thượng Đế thì Thượng Đế có còn là Thượng Đế nữa không con? Thượng Đế có còn là chơn lý tối thượng nữa không? Thượng Đế không muốn có ma quỷ, không muốn có sự ác trược. Vậy mà ma quỷ và sự ác trược vẫn có, thế thì Thượng Đế có phải là Đấng Toàn Năng, Toàn Giác không con? Thượng Đế chống lại điều đó, Thượng Đế không muốn có điều đó. Vậy mà điều đó vẫn có, có từ thuở đời đời, và rồi vẫn còn hiện diện không biết bao giờ mới hết trong vũ trụ, trong vạn vật và trong con người. Vậy là sao?

Cho nên, trong chơn lý sự ác trược tức ma quỷ vẫn hằng có và hiện hữu. Sự thiện lành cũng vậy con! Nó vẫn hằng có và hiện hữu. Đấy là chơn lý, nó là bản chất của chơn lý, là bản chất của Thượng Đế đó con! Phải có lực kích động của tính ác, phải có lực phản động của tính thiện. Ác trì kéo thiện, thiện lôi cuốn ác. Ác và thiện trì kéo nhau, xô đẩy nhau, chống báng nhau, hấp dẫn nhau. Nhờ có vậy định luật tiến hóa mới vận chuyển và con người cùng vũ trụ càn khôn đồng tiến hóa theo cái sự vận chuyển ấy đó con. Cho nên, Cha từng bảo rằng: Thượng Đế vừa là kẻ thù của ma quỷ, vừa là ma quỷ luôn đó con! Nếu con loại sự ác trược ra khỏi chơn lý, loại tính ác ra khỏi Thượng Đế thì con đã giới hạn chơn lý, giới hạn Thượng Đế mất rồi con! Chơn lý đâu còn vô cùng tận. Thượng Đế đâu còn phong phú vô biên nữa. Vì như vậy có nghĩa là có một thứ quyền lực hiện diện ngoài ý muốn của Thượng Đế, tức ngoài cái vòng kiểm soát, sắp xếp của Thượng Đế lại mạnh mẽ không khác gì Thượng Đế, lại luôn luôn tranh chấp và chống báng Thượng Đế, mà thường khi con cái của Thượng Đế hay ngả về phe với nó, và sự kiện ấy diễn ra ngoài ý muốn cùng sự sắp xếp của Thượng Đế. Các con bảo: “Vậy Thượng Đế có là chơn lý tối thượng nữa không?” Các con có thấy các con đã thu hẹp Thượng Đế chưa?

Chơn lý nó phải có cả ác và thiện, cũng như ngày phải có tối có sáng. Con loại tính ác ra khỏi Thượng Đế không khác gì con thu hẹp một ngày ở chỗ lúc nó còn ánh sáng mặt trời, đấy! Các con loại bóng tối ra khỏi một ngày, nhưng rồi bóng tối của một ngày cũng có những vai trò cần thiết và hữu ích của nó chớ con! Cũng như sự ác trược nó cũng có vai trò cần thiết của nó chớ. Nó tác động, khảo đảo, trì kéo để giúp con người hiểu biết và tiến hóa. Định luật tiến hóa cần nó luôn luôn, cũng như cần sự thiện lành luôn luôn, không khác gì vũ trụ vạn vật thiên nhiên cần ánh sáng và bóng tối luôn luôn. Vạn vật, vũ trụ, thiên nhiên cần ánh sáng và cần cả bóng tối nữa chớ con, con hiểu vậy chưa? Nếu con chưa hiểu thì có lúc trên chu trình tiến hóa của con, định luật tiến hóa sẽ cho con hiểu điều đó mà thôi!

Đến câu kế tiếp.

Điều Thứ Tư: Phải tin rằng xác loài người sẽ sống lại vào Ngày Phán Xét Cuối Cùng chớ không tin luân hồi.

ĐÁP: Có luân hồi chứ con! Có chớ! Bởi vì luật luân hồi là một biểu hiện của định luật tiến hóa. Phải có luật này con người mới có điều kiện hoàn tất chu kỳ tiến hóa của nó chớ con! Con thử nghĩ xem, kiếp con người chỉ khoảng trăm năm ngắn ngủi thế thì linh hồn con học được những gì, học được bao nhiêu? Đấy là chưa kể đến những trường hợp kiếp sống non yểu chỉ thoáng chốc xuất hiện rồi lại ra đi.

Rồi trong điều kiện thời gian thoáng chốc như thế, thì linh hồn học hỏi được bao nhiêu con? Cho dẫu có những kiếp sống kéo dài trăm năm đi nữa, thì đấy cũng còn quá ngắn ngủi để học hết mọi thứ trên đời. Đấy là Cha chỉ nói mọi thứ trên đời, chứ chưa nói đến chuyện học trọn khuôn mặt chơn lý à con! Cho nên, một kiếp người thoáng chốc, không thể giải quyết được con, nó không cung ứng đủ điều kiện cho nhu cầu tiến hóa của con người. Vì vậy, cuộc sống phải tiếp nối, phải có những kiếp sống tái tục để giúp cho con người học hỏi tiến hóa nữa. Đấy là sự biểu hiện cần thiết, tất nhiên của quy luật tiến hóa trên chu trình học hỏi mênh mông vô tận của con người.

Đấy, Cha vừa dẫn giải một cách sơ lược, khái quát về thuyết luân hồi để xác định vi các con rng: phi có lut luân hi. Nếu có định lut tiến hóa thì không thkhông có lut luân hi và lut luân hi phi nm trong lut tiến hóa.

Cha vừa nói với các con rằng có luân hồi, có những kiếp sống tái tục tiếp nối nhau để đáp ứng nhu cầu tiến hóa của con người. Rồi các con không tin ư? Các con không tin ư? Khó tin quá phải không? Nghe khó tin quá phải không con?

Cha biết chớ con! Vì vậy, cho nên ngày xưa Chúa Giêsu không nhấn mạnh, không nói rõ đến luật luân hồi là vậy đó con! Chúa Giêsu chỉ đề cập đến đời sau mà không nói rõ đến kiếp sống tái tục luân hồi. Tại sao vậy con, tại sao lại có sự sơ sót như thế? À, Cha cho rõ: Cái chỗ sơ sót này là Thiên Ý đó con, là dụng ý của Thượng Đế để tùy duyên mà trợ hành nhân sanh tiến hóa. Bởi vì trên thế giới này đâu phải mọi linh hồn đều tin và chấp nhận dễ dàng thuyết luân hồi, đã vậy Thượng Đế chỉ ban rải những màu sắc tôn giáo giảng dạy về thuyết luân hồi thì những con chưa tin, chưa chấp nhận được thuyết luân hồi nó sẽ không có phương tiện phù hợp để mà tiến hóa đi lên thanh nhẹ. Cho nên, bên Thiên Chúa Giáo không có tài liệu giảng dạy về thuyết luân hồi. Đấy là một sơ sót, nhưng chỗ sơ sót đó quả tình Thượng Đế muốn như vậy, đấy! Nó biểu hiện một khía cạnh, một màu sắc trong chơn lý đó con! Con nào hợp với màu sắc đó, với khía cạnh đó thì nương đấy mà tiến. Đấy là những phương tiện, những chiếc xe, những kiểu bè khác nhau để tùy duyên mà trợ hành, mà tận độ các con đó thôi!

Những con có niềm tin và chấp nhận được thuyết luân hồi ư? Thì đã có màu sắc tôn giáo giảng về thuyết luân hồi. Những con chưa tin được thuyết luân hồi, thấy nó rắc rối, nó phức tạp, nó khó tin thì đã có màu sắc tôn giáo không đề cập đến thuyết luân hồi, nhưng rồi nhấn mạnh đến đời sau và đời sau là kết quả của đời hiện tại. Đời này làm điều phúc đức thì đời sau sẽ được hưởng phước Thiên Đàng, bằng ngược lại thì phải chịu sa đọa, như giáo lý Thiên Chúa Giáo chẳng hạn, đấy! Rồi lại có những con tuy tin vào sự cứu chuộc của Chúa Giêsu nhưng lại không thờ Đức Mẹ Đồng Trinh, không tin vào Đức Mẹ Đồng Trinh thì lại có màu sắc tôn giáo không thờ Đức Mẹ Đồng Trinh như giáo phái Tin Lành chẳng hạn. Cha thấy nhiều tín đồ Thiên Chúa Giáo thường cho rằng đạo Tin Lành là “đạo lạc”, rồi chê bai, đố kỵ, tỵ hiềm. Đấy cũng vì hẹp hòi nông cạn, nên chưa hiểu dụng ý của Thiên Chúa muốn cứu độ những con không tin vào Đức Mẹ Đồng Trinh. Con thử nghĩ xem, nó chưa hiểu Đức Mẹ, nó không tin Đức Mẹ, nó không thờ Đức Mẹ nhưng mà nó tin Chúa, nó biết Chúa, nó thờ Chúa. Vậy rồi Chúa bỏ nó sao con?

À, thì phải có phương tiện, có màu sắc phù hợp để mà dẫn tiến nó chớ con? Đấy là những màu sắc, những phương tiện, những kiểu xe khác nhau mà Thượng Đế đã gởi đến để hỗ trợ, dìu dắt cho nhân sanh tiến hóa. Và mọi linh hồn đều có cơ hội, có phương tiện phù hợp để học hỏi chơn lý, để tiến hóa, để phát triển theo trình độ, theo ý thích của mình đấy con!

Ngay đến những linh hồn phủ nhận Thượng Đế không tin sự hiện diện của Thượng Đế, không tin vào những gì mà mắt tai không nghe thấy được, ngũ quan không cảm nhận được. À, thì lại có những phương tiện phù hợp cho những con này chớ con! Thì lại có học thuyết kêu gọi con người hãy tin vào khả năng sáng tạo của chính mình, hãy tin vào tiềm lực và ý chí của con người có thể sáng tạo và gầy dựng mọi thứ. Con người có khả năng làm chủ môi trường, làm chủ thiên nhiên, con người phải thể hiện nhân bản, không chỉ sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến cá nhân mà quên đi tập thể, quên đi đồng loại khiến thành hình những tệ đoan bóc lột, áp bức, bất công làm băng hoại con người đấy con. Con người phải biết mình vì mọi người, mọi người vì mình. Phải tôn trọng tập thể, tôn trọng nhân bản để rồi dần dần tiến đến “Nhân Loại Đại Đồng” đấy con!

Con người nào sống theo cái chủ thuyết này, dù nó phủ nhận Thượng Đế nhưng nếu nó làm đúng thì cũng là đang tu, đang tiến hóa lên thanh nhẹ.

Tuy nó không tin, không biết đến các nguyên nhân sáng tạo nên mọi thứ tức là Thượng Đế, vì nó chưa rờ đụng được, vì nó chưa cảm nhận được, nhưng nó đã tin vào bản chất Thượng Đế trong chính nó, nó cũng đang học sáng tạo mọi thứ và làm chủ mọi thứ. Nếu nó làm đúng thì phi chăng nó cũng đang trên đường phát trin cái bn cht Thượng Đế trong chính nó. Nó đang hc phát trin cái bn cht đó. Và đến khi nào nó phát triển đúng mức bản chất đó thì đấy là lúc nó trở về hợp nhất với Đấng Sáng Tạo ra nó đó con! Nó đã về tới Ngôi Thượng Đế và hòa tan cái biết của nó vào cái biết của chơn lý vô cùng. Cho nên, kvô thn cũng có nhng hc thuyết để mà dn tiến, cũng có phương tin để tiến hóa, để phát trin cái bn cht sáng sut, cái cht thin lành, cái linh tuca ông Thượng Đế trong nó đó con! Và ri nếu nó hành đúng thì nó cũng đang tu đấy, nó cũng đang tiến lên thanh nh. Còn nếu nó làm không đúng hoc chnói suông mà không làm, thì nó cũng rơi vào chchm tiến, lc hu, bthoái bvà cui cùng bị đào thi theo quy lut tiến hóa đó con!

Còn với những con có niềm tin vào tôn giáo và Thượng Đế thì cũng y vậy thôi! Nếu các con không hành đạo đứng đắn, chỉ biết lý thuyết suông mà không sống đạo, hoặc chỉ nói đạo mà không hành đạo, hoặc là hành không nghiêm túc, thì các con cũng vậy, cũng đang làm mình chậm trễ, lạc hậu, thoái hóa, và cuối cùng phải chịu đào thải theo quy luật đó thôi.

Vừa rồi, nhân giảng sơ lược khái quát về luân hồi, Cha cũng có dịp đề cập qua về những phương tiện tiến hóa khác nhau mà Thượng Đế đã gởi đến để giúp cho con người tiến hóa. Bây giờ, trở lại vấn đề các con Thiên Chúa Giáo không tin luân hồi, nhưng rồi tin có đời sau, và đời sau là kết quả của kiếp sống hiện tại. Con tin như vậy được chớ con. Con chưa hiểu luật luân hồi thì con tin như vậy cũng được, cũng có cơ sở cho con phát triển tính thiện lành, phát triển bản chất sáng suốt đạo đức để dần dần tiến lên thanh nhẹ đó con! Con cứ tin như vậy rồi làm nhiều điều tốt lành, để tạo phúc đức cho đời sau. Sự kiện này sẽ giúp cho con tiến lên thanh nhẹ và tạo điều phúc lợi, tạo điều tốt lành cho tập thể loài người sống quanh con đó con! Thượng Đế cũng mong như vậy!

Bây giờ đến câu kế tiếp.

Điều Thứ Năm: Phải tin rằng Chúa Giêsu đã chịu chết để chuộc tội cho loài người. Nhờ ơn cứu chuộc đó con người nào là tín đồ của Chúa, theo đạo của Chúa thì người đó được hưởng ơn chuộc tội của Ngài và mới có thể vào được Thiên Đàng.

ĐÁP: Cái chết bi thảm của Chúa Giêsu đã tác động cho nhiều người suy gẫm và hướng về điều thiện. Đấy là một hình thức cứu rỗi mà Thiên

Chúa đã ban cho nhân loại qua Chúa Giêsu. Điều này đúng con. Nhưng nếu con bảo rằng Thiên Chúa chỉ ban ơn cứu rỗi cho con người duy nhất dưới dạng thức này thì quả thật Thiên Chúa nông cạn, thiếu trí quá phải không? Vậy chứng tỏ Thiên Chúa thật nghèo nàn tâm lý và thiếu tinh vi tế nhị trong việc dẫn dắt con người về với Chúa! Mà thật vậy con. Thật vậy! Con người thì đủ mọi trình độ, đủ mọi ý thích, tâm tánh có chỗ giống nhau ở những đường nét căn bản, nhưng cũng có chỗ khác nhau vì phần tâm lý nhân sanh nó chịu ảnh hưởng bởi môi trường sống, bởi xã hội chung quanh, bởi lề thói, bởi tập tục tập quán, bởi màu sắc địa lý, địa phương, bởi hoàn cảnh mà nó sinh sống... Cho nên, người thì hạp món ăn này, kẻ thì hạp món ăn kia, người thì thích đi kiểu xe này, kẻ thì thích đi kiểu xe khác... Vậy nếu Thiên Chúa chỉ cho mỗi một thức ăn thì có mấy kẻ chịu ăn con? Mà nếu chỉ cho mỗi một kiểu xe thì mấy kẻ chịu đi... Cha đâu có thiếu trí, thiếu tâm lý, thiếu tế nhị đến như vậy con! Thượng Đế thấu đáo mọi trình độ cũng như mọi tâm lý của con cái, để rồi ban rải đủ mọi kiểu xe, đủ mọi phương tiện để dẫn tiến nó chớ con! Cha phải tùy cơ mà ứng biến, tùy duyên mà trợ hành, tùy phương tiện mà cứu độ dân chớ con! Nếu Thượng Đế làm việc theo một đường lối nhất định, theo một khuôn khổ nhất định mà rồi không khéo léo ứng biến, uyển chuyển những phương pháp giáo hóa khác nhau, để thích nghi với con cái thì đấy cũng là bất trí. Và chắc chắn Thượng Đế không thể chăn dắt, dẫn tiến con cái trở về với Thượng Đế một cách hiệu quả được con! Con có thấy vậy không?

Vậy để con thấy rằng, đa số các con Thiên Chúa Giáo đã sai lầm khi cho rằng chỉ có tín đồ của Chúa, theo đạo của Chúa thì mới được hưởng ân cứu rỗi của Thiên Chúa và rồi mới vào được thiên đàng.

Vậy Cha hỏi con giả như có xứ nào, có địa phương nào mà Thiên Chúa Giáo chưa được truyền đạt tới hoặc đã truyền tới mà con người ở đây chưa hiểu, chưa tin, hoặc là không chịu theo vì không phù hợp theo cái tâm lý nhận định của họ. Nhưng rồi vấn đề nó có chỗ này. Họ không nhìn biết Thiên Chúa theo đường lối Thiên Chúa Giáo, theo cách truyền bá của Hội Thánh La Mã; nhưng mà họ nhận định Thiên Chúa dưới một hình thức khác, họ không dùng danh từ Chúa, họ không dùng danh từ Đức Chúa Trời nhưng mà dùng danh từ Thượng Đế hay Ngọc Hoàng hay Huyền Khung Cao Thượng Đế hay Đấng Allah v.v... Rồi họ không tôn thờ Thượng Đế theo nghi thức của Thiên Chúa Giáo, nhưng lại theo một nghi thức mà họ thấy phù hợp với tâm hồn của họ, phù hợp với tập quán địa phương nơi họ sống, phù hợp với chỗ nhận định và niềm tin của họ. Rồi theo chỗ nhận định và niềm tin ấy, họ phấn đấu để tiến bộ, để sống xứng đáng, họ phấn đấu để sống đạo đức, phấn đấu để sống hữu ích cho họ và cho mọi người. Thử hỏi một linh hồn trải qua một kiếp sống nghĩa lý như thế, khi mãn kiếp Thượng Đế sẽ phán xử linh hồn ấy ra sao? Theo ý các con thì Thượng Đế sẽ phán xử nó ra sao?

Nếu suy luận theo chỗ truyền dạy của Hội Thánh La Mã, thì chắc là Thượng Đế phải phán như vầy, “Linh hồn này nó có biết tôn kính ta thật, nó biết sống đạo đức, biết làm nhiều điều công ích giúp đỡ cho đồng loại của nó. Nhưng hiềm vì nó không gọi danh ta là Đức Chúa

Trời, mà gọi ta là Allah nên ta không thích, tuy nó biết sống đạo đức nhưng nó lại chưa gia nhập vào tôn giáo mà đứa con Thiên Sứ của ta là Giêsu đã truyền bá, và rồi nó chưa thọ nhận Phép Rửa Tội v.v... cho nên, sự phấn đấu cố gắng, phấn đấu tiến bộ của nó, cái nếp sống đạo đức và hữu ích của nó ở trong kiếp vừa qua ta nhứt định không chứng và ta không cho nó hưởng cái phước đức ở cõi thiên đàng. Dù nó có biết tôn kính ta, làm điều tốt lành vì tôn sùng ta nhưng mà nó lại không thờ phượng ta theo kiểu Hội Thánh La Mã truyền dạy, cho nên ta nhứt định không chứng nó, không cho nó về gần ta! Nó không đến nỗi sa đọa hỏa ngục, nhưng mà ta cho nó đến sống ở một cõi mà đời đời không bao giờ được thấy ánh sáng của ta và niềm hạnh phúc được ở gần ta!”

Suy luận theo kiểu Hội Thánh La Mã truyền dạy thì chắc chắn Thượng Đế không chứng cái linh hồn tiến bộ này vì linh hồn này chưa gia nhập vào Thiên Chúa Giáo, không thờ Thượng Đế theo nghi thức Thiên Chúa Giáo, không thờ Thượng Đế theo kiểu Hội Thánh La Mã truyền bá. Có phải vậy không con?

Con ơi, con! Con hẹp hòi, chấp nê đố kỵ... rồi tưởng Thượng Đế cũng hẹp hòi, chấp nê, đố kỵ, như con sao con? Con thu hẹp Thượng Đế lại, con thấy vậy không? Con mê chấp rồi tưởng ông Thượng Đế cũng mê chấp theo ý con sao. Con nhìn chơn lý, nhìn Thượng Đế theo cái phàm tâm hạn hẹp của con để rồi kết luận, rồi phê phán, rồi lên án điều nọ điều kia và còn buộc người ta phải tin, phải nhận định sự kiện theo cái chỗ thấy, chỗ biết của mình, thì thật là bất công, thật là sai lầm, hẹp hòi, ngu muội đó con!

Như vậy, để con thấy rằng những gì Hội Thánh La Mã truyền dạy cũng không hoàn toàn đúng, cũng phải có sai lầm chớ con! Đấy, những vị chức sắc, các hàng giáo phẩm trong Hội Thánh cũng chỉ là những con người đang học hỏi chơn lý, đang dò dẫm bước đi trên đường tìm chơn lý và họ vẫn phải lần dò học về Thượng Đế thôi con, họ chưa thể biết Thượng Đế. Không ai có thể tự hào rằng đã thấu hiểu Thượng Đế. Nếu con thấu hiểu, nếu con thật biết Thượng Đế, con phải là Thượng Đế rồi chứ con!

Cho nên, Hội Thánh La Mã buộc các tín đồ Thiên Chúa Giáo phải tuyệt đối tin những gì Hội Thánh truyền giảng về chơn lý, về Thượng Đế cũng là một điều sai lầm đáng tiếc đó con! Thật sai lầm đáng tiếc vì những hàng chức sắc, giáo phẩm trong Hội Thánh cho dẫu có một đời sống đạo đức như bậc Thánh Hiền chăng nữa, cũng chưa thể quả quyết tự hào rằng mình đã thấu đạt chơn lý, đã biết Thượng Đế như thế nào? Đã chưa thấu đạt chơn lý, chưa thật biết Thượng Đế mà dám rao giảng một cách quả quyết về chơn lý, về Thượng Đế và rồi còn buộc tín đồ phải tuyệt đối tin rằng chơn lý là như vậy, Thượng Đế là như vậy, ai không tin thì không được Chúa chứng và không được về Thiên Đàng! Chính những tư tưởng nông cạn hẹp hòi này là nguyên nhân của những tệ đoan phân biệt, chia rẽ, đố kỵ, tỵ hiềm, chấp ta, ngã mạn... giữa các tôn giáo, chi phái, giữa con người với con người, giữa các tín đồ với nhau, làm trì kéo tín đồ trong sự mê chấp, chậm tiến và tệ hơn nữa nó còn gây biết bao thảm kịch tranh chấp, hận thù, xâu xé, giết chóc, tàn hại lẫn nhau. Vì ai cũng cho rằng mình đúng nhứt, con đường của mình mới là chơn lý, không tôn giáo nào cao bằng tôn giáo của mình, không triết lý nào siêu bằng triết lý của giáo phái mình v.v...

Đấy, các con thấy trải qua bao thời kỳ của lịch sử, những cuộc thánh chiến, những cuộc tranh chấp tàn khốc đầy máu và nước mắt gieo bao thảm họa cho con người nhân danh tôn giáo, nhân danh chơn lý, nhân danh Thượng Đế, nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Đấng Allah v.v... đã nói lên điều đó. Thật là đau xót con! Và tất cả, chỉ vì vô minh, chỉ vì chưa hiểu nên nhìn chơn lý theo cái cách hẹp hòi mê chấp và cuồng tín đó thôi, con!

Vậy cha khuyên các tín đồ Thiên Chúa Giáo hãy dứt bỏ những cái tư tưởng hẹp hòi mê chấp đó đi. Tin rằng chỉ có Thiên Chúa Giáo là đúng nhứt, là hay nhứt, chỉ có đi đường này mới vào được Thiên Đàng. Con tin như vậy thật là sai lầm, và nguy hiểm nữa! Nguy hiểm vì nó tạo trong con cái tinh thần phân biệt, chia rẽ, đố kỵ, tỵ hiềm, chấp ta, ngã mạn... có khi đi đến chỗ thù hận, cuồng tín, tranh chấp với những đồng loại không cùng tôn giáo, không cùng tin tưởng với mình. Mà Hi Thánh La Mã dy các con tin như vy, là vô tình dy các con sng sái cái tinh thn bác ái khoan dung mà Chúa Kitô đã dy trước kia.

Hội Thánh La Mã đã dẫn dắt các con sống sái tinh thần bác ái khoan dung mà Chúa Kitô đã giảng dạy, các con thấy vậy không? Đấy, Cha cho rõ, các con Thiên Chúa Giáo phải mau mau gấp gấp dọn mình, lo mà thực thi tinh thần bác ái hòa đồng, thương yêu đồng loại như huynh đệ mà không còn chia rẽ phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp v.v... Các con phải mau mau trị lành căn bịnh chia rẽ, đố kỵ, tỵ hiềm, chấp ta, ngã mạn với đồng loại.

Mà nếu con không lo trị thì Cha e rằng các con phải chịu gạn lọc theo quy luật và bị đào thải theo Cơ Phán Xét Cuối Cùng. Vì các con chưa đủ trình độ, chưa đủ tiêu chuẩn để được chọn vào Xã Hội Đạo Đức Đại Đồng mà Chúa sẽ thiết lập sau Cơ Phán Xét chung cuộc. Cha cho các con biết như thế!

Bây giờ đến câu kế tiếp.

Điều Thứ Sáu: Phải tin rằng Phép Thánh Thể được cử hành bởi các lễ Misa là một ơn nhập thể của Thiên Chúa đối với loài người.

ĐÁP: Nói đến Phép Thánh Thể được cử hành trong lễ Misa thì đấy là một trong những Phép Bí Tích mà Chúa Giêsu đã lập ra để tượng trưng sự kiện Chúa ngự đến với linh hồn con. Khi bánh lễ và rượu nho tượng trưng cho mình và máu Chúa, được các con thành tâm rước vào lòng, sự kiện này mang ý nghĩa con rước Chúa đến với con, con rước Chúa vào lòng, Chúa ở cùng con, và con được hiệp nhất bằng tâm hồn, bằng tư tưởng với Thiên Chúa trong cái khoảng khắc thiêng liêng đó.

Thực sự cái Phép Thánh Thể là thế nào? Là để giúp con dễ dàng hình dung hiện tượng Chúa ngự đến với linh hồn con. Vì sự kiện ấy thiêng liêng mà giác quan phàm tục không thể nhận biết được, cho nên Chúa phi mượn cái hu vi sc tướng là bánh và rượu tượng trưng cho Chúa để giúp con dhình dung, dnhn thc hin tượng Chúa đến vi con. Sự thật, nếu con biết dọn mình thành tâm tưởng Chúa và ước ao rước Chúa thì giây phút ấy Chúa sẽ giáng một chút hào quang tức là một chút hồn của Chúa ngự xuống với con. Chúa đến với những linh hồn thành tâm rước Chúa là như vậy. Chúa đến bằng chút hào quang sáng suốt, bằng chút linh điển để mà soi sáng và tác động cho con tiến hóa. Cái điu quan trng mà các con phi hiu là sthành tâm ca con mun rước Chúa vào lòng, chkhông phi cái vic rước bánh lvà chành Phép Thánh Th.

Đấy! Nhân đây Cha cũng muốn nói điều này, con chưa biết thì con phải nhờ Phép Thánh Thể cử hành ở nhà thờ để dễ hình dung việc Chúa đến với con. Con biết rồi thì không cứ gì con phải thọ Phép Thánh Thể con mới được rước Chúa, vì Chúa ở khắp mọi nơi, ở đâu cũng có Chúa. Chúa không chỉ ở trong bánh và rượu nho qua cái nghi thức hành lễ của thầy Cả. Bất cứ lúc nào, con thành tâm ước ao, lòng trí con thật sự muốn rước Chúa thì tức khắc Chúa phải đến với con chứ con!

Chúa đâu cn nhng thtc trung gian phin phc bên ngoài để đến vi con. Chúa đã sn bên con, chcn con thành tâm tht smun rước Chúa và mở linh hồn ra thì Chúa sẽ đến với con ngay chứ con! Còn như con không thành tâm rước Chúa, con thọ cái Phép Thánh Thể cho lấy có, cho xong việc, như là để trả nợ Chúa, trả nợ thầy Cả, thì dẫu con có đem bánh thánh vào lòng, Chúa cũng không đến được với con! Vì linh hồn con không thật sự mở cửa đón Chúa, con thấy vậy không?

Đấy, các con Thiên Chúa Giáo phần đông đều chấp vào cái Phép Thánh Thể, tin rằng Chúa chỉ đến với con, nhập thể vào con qua cái Phép Thánh Thể, cho nên rồi con phải đến nhà thờ, rồi rước bánh thánh để được rước Chúa. Thật sự, Chúa không chỉ có ở nhà thờ, và Chúa không chỉ đến với con qua Phép Thánh Thể cử hành ở trong các lễ. Đấy! Cha lập lại, nếu con biết tưởng Chúa, lòng trí con thành tâm rước Chúa thì Chúa sẽ đến cùng con ở bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào. Phép Thánh Thể không còn cần thiết cho những con này nữa, nó có thể rước Chúa ở mọi nơi mọi lúc, không cứ gì phải vào nhà thờ, rồi rước bánh lễ thì mới rước được Chúa.

Chẳng lẽ rồi khi có một linh hồn thành tâm tưởng Chúa, thật ý ao ước muốn rước Chúa đến với mình, thế thì Chúa bảo rằng: “Không được! Con có thành tâm tưởng Chúa và muốn rước Chúa thiệt, nhưng mà hiềm vì ở đây không phải là nhà thờ, lại không có thầy Cả hành lễ, và cũng không có bánh và rượu nho, thế thì Chúa không thể đến với linh hồn con được! Con có tưởng Chúa và muốn rước Chúa cũng vô ích, Chúa không thể đến được với con và ở cùng con, nhập thể vào con nếu không có nhà thờ, không có thầy Cả cùng rượu nho, bánh lễ!“

Phải Chúa nói vậy không con?

Cho nên, tín đồ Thiên Chúa Giáo đa số chấp vào cái Phép Thánh Thể mà không hiểu Phép Thánh Thể nên có khi chỉ thọ hành lấy lệ. Nhiều con, Cha thấy vì sợ thầy Cả rầy, sợ phạm điều răn của Giáo Hội, hoặc vì lý do này hay lý do khác, nên rồi không dám bỏ rước lễ, nhưng rước lễ thì có, mà rước Chúa thì không! Vì thiếu thành tâm đó con! Thiếu thành tâm! Mà rước lễ như vậy thì không còn ý nghĩa như Chúa muốn nữa con! Cho nên, điều quan trọng là tâm tưởng Chúa của con, chứ không phải những cái nghi thức sắc tướng bề ngoài đâu con.

Đấy, trước kia, Chúa lập Phép Thánh Thể cũng là có ý dạy các con phải dọn cái bàn thờ trong tâm để tưởng Chúa và rước Chúa đến với con. Chúa đâu cần con dọn cái bàn thờ bên ngoài cho uy nghi rực rỡ, đắp hình tượng Chúa cho đẹp, cho lộng lẫy, mà trong khi đó linh hồn con thờ ơ với Chúa, bàn thờ trong tâm thì mốc meo rác rưới, không năng quét dọn để rước Chúa, để thờ Chúa. Đấy, cái bàn thờ bên ngoài chỉ là hình thức sắc tướng. Ở một giai đoạn nào đó con còn phải cần nó để dễ hướng thượng, để dễ tưởng Chúa. Nhưng rồi ở giai đoạn khác, con không cần nó nữa!

Chúa muốn con biết dọn cái bàn thờ trong tâm con để con thờ Chúa. Con luôn luôn săn sóc giữ gìn cái bàn thờ đó cho nó uy nghi, luôn nhớ thắp đèn cho nó sáng đẹp bằng cách sống đạo đức, bằng giữ mình thanh sạch và ngày đêm hằng tưởng nhớ Chúa. Chúa cần con dọn cái bàn thờ bên trong cho Chúa. Chúa chứng cái bàn thờ này hơn cái bàn thờ hình tượng bề ngoài đó con! Cha thấy các con Thiên Chúa Giáo phần đông hay chấp vào cái việc đi nhà thờ nhưng mà đi nhà thờ nó chỉ cần thiết cho một giai đoạn nào để giúp linh hồn dễ tập trung tưởng Chúa nhờ cái khung cảnh trang nghiêm ở đó. Nhưng ở một giai đoạn khác, con đã biết tưởng Chúa mọi nơi, mọi lúc thì con có cần đến nhà thờ để có Chúa, đến nhà thờ để tưởng Chúa nữa không?

Con có thể tưởng Chúa bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Đi nhà thờ mà lòng trí lo ra, thiếu tập trung tưởng Chúa thì cũng như không đi. Còn con ở nhà mà con biết tưởng Chúa luôn luôn, thì như vậy còn hơn con đi nhà thờ. Đấy, trình độ này, cái nhà thờ bên ngoài không còn cần cho con nữa, con đã biết lập cái nhà thờ bên trong để con thờ Chúa đó con. Cái nhà thờ bên trong con, nó khiến cho Chúa vui hơn và chứng hơn cái nhà thờ hình thức bên ngoài đó con.

Cha thấy Hội Thánh La Mã có ra điều răn buộc là phải đi lễ nhà thờ ngày chúa nhật, nếu không tín đồ sẽ bị trọng tội, mà có chết lúc đó thì ắt linh hồn phải bị đọa hỏa ngục. Cái điều răn buộc này cũng là một phương tiện để giúp cho tín đồ sau một tuần động loạn, bon chen với cuộc sống thì ngày cuối tuần phải bỏ hết mọi việc để mà tưởng Chúa. Thì ở đây cũng vậy, điều quan trọng là tưởng Chúa, chứ không phải đi nhà thờ. Vì đi nhà thờ cũng là để có phương tiện để dễ tưởng Chúa mà thôi.

Nhiều con vì sợ phạm điều răn trọng tội của Hội Thánh, nên đi lễ buộc một cách lấy lệ, dự lễ mà lòng trí lo ra, không tưởng Chúa, miễn sao có mặt ở nhà thờ ngày chúa nhật và các ngày lễ buộc là được rồi, là không sợ phạm các điều răn của Hội Thánh!

Con ơi con! Giá mà sau một tuần động loạn bon chen bởi cuộc sống, con biết dành cái ngày chúa nhật, không lo việc lợi nhuận mưu sinh tư kỷ, con gác lại những loạn động thế gian, dành tâm tưởng Chúa, dốc lòng làm những điều hữu ích vì danh Chúa mà không cần đến nhà thờ, thì chắc Chúa phải chứng tâm con hơn những kẻ đi nhà thờ cho có mặt. Đấy, ở đây sở dĩ Cha nói qua một số chi tiết trong lề lối hành đạo của các tín đồ Thiên Chúa Giáo là để nhắc nhở các con hãy bt dn cách hành đạo theo kiu bngoài, bt dn cách dng hình thc bngoài để mà thờ Chúa tưởng Chúa đi con.

Các con phi lo tiến vào ni tâm, dn bàn thChúa bên trong cho thanh sch sáng đẹp. Ngày đêm luôn luôn tưởng Chúa trong tư tưởng li nói, hành động. Đấy là con biết dn mình để mà thphép Thánh Ththeo cách trc tiếp. Tc là con trc tiếp rước Chúa ngbng ân đin hào quang, chkhông phi gián tiếp rước Chúa qua trung gian vt thbánh rượu na con. Đấy, có vậy thì các tín đồ Thiên Chúa Giáo mới có cơ hội mở trí, mở tâm, thăng hoa trình độ để kịp tiến theo cơ tiến hóa lần nầy đó con! Cha cho biết như thế!

Đến câu kế tiếp.

Điu ThBy: Phải tin vào Phép Rửa Tội.

ĐÁP: Các con tin vào Phép Rửa Tội mà rồi các con có biết cái phép này có ý nghĩa gì không? À, mà rửa tội gì vậy con? Các con chắc sẽ trả lời rằng: “Rửa tội tổ tông của loài người!“

Vậy tội tổ tông là tội gì vậy con? Là tội đi vào cõi khổ, tạo dựng trược nghiệp để bị đọa đày trầm luân trong khổ nhục, trong vô minh, trong cái duyên nghiệp khổ. Cho nên, giờ phút mà con thọ Phép Rửa Tội là giờ phút thiêng liêng mang ý nghĩa con bắt đầu giác ngộ con đường đi lên, giác ngộ con đường tiến lên thanh nhẹ đó con, hiểu không? Giác ngộ con đường tiến lên để mà trở về với Chúa đó con! Đó là cái giây phút mà con tự nguyện đoạn lìa với trược nghiệp để hướng linh hồn tiến hóa đi lên đó con!

Đấy, linh hồn con không muốn chìm đắm đọa đày đi vào ô trược như tổ tông nữa, con không muốn đi xuống nữa, con muốn đi lên, con không muốn theo cái vết chân đi xuống của tổ tông gầy dựng duyên nghiệp khổ để mà chịu tiếp nối vướng mắc trầm luân mãi mãi dưới cõi đọa đày nữa.

Con muốn rửa sạch cái tội đó, ấy là cái tội đi vào ô trược để mà chịu trầm luân đó con! Đấy, cho nên, cử chỉ thọ nhận Phép Rửa Tội là cái cử chỉ tượng trưng cho sự tự nguyện bắt đầu lo tiến hóa đi lên đó con. Vậy mà hầu như các tín đồ Thiên Chúa Giáo không hiểu rõ ý nghĩa của Phép Rửa Tội nên rồi, sau khi thọ nhận phép rửa tội thì phần đông lại tiếp tục gây tội, lại tạo thêm trược nghiệp, thay vì phấn đấu để mà giải bớt dần cái trược nghiệp và lo tiến hóa đi lên. Thế thì cái Phép Rửa Tội nó chỉ còn là một nghi thức để vào đạo Chúa thôi, mà không còn mang một ý nghĩa triết lý sâu sắc nào đối với tín đồ nữa con!

Vậy Cha mong các con, nếu mà tin và thphép ra ti thì phi hiu nghĩa lý ca nó và ri hành theo cái nghĩa lý y. Còn nếu không thì các con rửa tội cũng vô ích, cũng chẳng có nghĩa lý gì đối với linh hồn con cũng như trước Thượng Đế. Đấy, Cha khuyên các con như thế!

Đến câu kế tiếp.

Điu ThTám: Phải tin vào Phép Giải Tội, tức là xưng tội.

ĐÁP: Con tin vào Phép Giải Tội, mà rồi con có hiểu ý nghĩa của Phép Giải Tội không con? Con có hiểu ý nghĩa đó không? Phép Giải Tội được lập ra để tạo cho tín đồ Thiên Chúa Giáo có cơ hội kiểm điểm lại mình sau những sai lầm đã phạm, đó con! Giây phút mà con dn mình xưng ti là lúc con có cơ hi đối din vi lương tâm mình, kim đim li nhng tư tưởng li nói hành động sai lm va qua ca mình, để ri quyết chí tht tâm cha ci sau đó.

Thầy Cả là người giữ vai trò giúp đỡ cho con trong công tác tự kiểm này. Thầy Cả sẽ góp ý, khuyên nhủ, giải thích và giúp con nhận định rõ hơn những sai lầm của con để rồi khuyến cáo con thành tâm cải sửa. Và chkhi nào con thành tâm ci sa dt khoát, không còn phm nhng điu sai lm đã phm thì con mi t mình gii ti đó thôi! Sở dĩ Cha nói cái câu “tự mình giải tội”, tức là chcó con mi có thgii ti cho con được mà thôi. Thy Ckhông thgii ti cho con được, Chúa cũng không thgii ti cho con được nếu con còn khuynh hướng mun gy ti. Đấy, Cha thấy tín đồ Thiên Chúa Giáo phần đông hiểu sai cái Phép Giải Tội, cho rằng mình làm tội rồi cứ đi xưng tội với thầy Cả, thế là được giải hết tội, được nhẹ nhàng, nếu mà lỡ có chết lúc đó, thì được Chúa rước thẳng về Thiên Đàng, nhờ đã được thầy Cả giải sạch tội rồi! Đâu phải vậy con, con đã phm sai lm vì vô minh ngu mui thì định lut tiến hóa phi tác động vn chuyn để con hc hi, để hiu điu sai lm đó chớ con.

stác động vn chuyn này nó sbiu hin dưới hình thc ca lut nhân qubáo ng để mà dội lại khảo đảo con những điều sai lầm con đã phạm để cho con học hỏi tiến hóa. Đấy, shành xca định lut nhân qutht là cn thiết và không thkhông có được để mà tác động cho định lut tiến hóa vn hành. Cho nên, trong định lut tiến hóa nó phi có định lut nhân qu. Con làm một điều sai lầm vì chưa hiểu, vì vô minh thì định luật sẽ tác động dội lại khảo đảo con từ điều sai lầm đó để cho con hiểu, để con học hỏi, rồi con mở trí biết hơn chứ con!

Nhân đây, Cha cũng muốn nhắc với các con rằng thuyết nhân quả không phải chỉ được nói trong đạo Phật. Nhiều con Thiên Chúa Giáo nghĩ rằng thuyết nhân quả là của nhà Phật, điều này sai. Chúa cũng nói đến thuyết này chớ con. Chứ rồi Chúa nói cái câu rằng: “Ai dùng gươm thì phải chết vì gươm”. Nói câu đó là gì vậy? Chúa nói câu đó là để diễn tả cái gì vậy con? Là để diễn tả sự hành xử của định luật nhân quả đó con! Chứ rồi Chúa dạy các con rằng các con hãy làm điều tốt lành ở đời này để được hưởng phước thiên đàng ở đời sau, nghĩa là gì? Phải chăng làm điều tốt lành là cái nhân, hưởng cái phúc đức Thiên Đàng ở đời sau là cái quả, phải không? Con gieo cái nhân phúc lành để con hưởng cái quả thiên đàng, có phải vậy chăng? Đấy cũng là diễn tả sự hành xử của định luật nhân quả đó con! Đấy, Chúa đã gián tiếp nói về nhân quả qua những câu nói đó, đó con!

Bây giờ Cha lập lại, không ai có thgii ti cho con khi con chưa thực tâm muốn giải tội cho con. Con thc tâm gii ti cho con là sao? Là thc tâm cha ci nhng sai lm đã phm. Cha tc là b, ci tc là sa li cho tt.

Khi con sống theo cái ta thấp hèn vị kỷ thì tự nhiên là con phải tạo điều sai lầm, gây sự rối loạn cho môi trường sống, tạo những phức tạp rắc rối phiền phức cho những gì ở quanh con. Như vậy là con đang gây trở ngại cho sự tiến hóa của chính con và của mọi người. Đấy là tội. Bây giờ ý thức được điều đó, con phải thực tâm chừa cải, tức là con không làm điều sai lầm đã phạm, rồi đồng thời phải làm điều tốt lành để cứu chuộc lại lỗi lầm, đấy là mới thực tâm chừa cải đó con!

Như vậy, là con đã biết giải tội cho con đó. Và chỉ khi ấy Thượng Đế tức định luật tiến hóa của vũ trụ mới chịu giải tội cho con mà thôi! Con phải hiểu như vậy. Thượng Đế chỉ giải tội cho con khi con thực sự biết lo giải tội cho con, đó con! Vì trước đó, con phạm sai, hậu quả xấu của điều sai sẽ phải dội lại con, nhưng rồi con đã thức giác, biết chừa bỏ và chuộc lại điều sai bằng điều tốt lành tương đương thì điều tốt lành ấy nó sẽ hóa giải cái hậu quả xấu do những sai lầm trước đây con phạm, đó con. Đấy, như vậy là con đã được giải tội đó!

Cho nên, phần đông các con Thiên Chúa Giáo chưa hiểu Phép Giải Tội nên cho rằng cứ làm tội rồi chỉ việc đi xưng tội, vậy là được Chúa tha tội, là được giải tội! Đâu phải chỉ đi xưng tội là được giải tội con! Con phi phn đấu thc tâm cha điu d, ri chng nhng cha điu dmà còn phi làm điu tt lành để chuc li na chcon, phi đoái công mi chuc ti, đoái công qumi chuc được nghip quchứ con! Trước đây Chúa lập Phép Giải Tội để tạo điều kiện cho tín đồ sửa mình tiến hóa, nhưng rồi vì vô minh, cho nên tín đồ Thiên Chúa Giáo phần đông lạm dụng Phép Giải Tội, hiểu sai ý nghĩa của nó rồi đâm ra tiêu cực, yếu đuối, ỷ lại vào Phép Giải Tội, tin rằng hễ làm tội thì cứ đi xưng tội, rồi van cầu Chúa tha, vậy là Chúa sẽ giải cho sạch tội! Vì thế mà tín đồ chậm tiến, cứ quanh quẩn giậm chân mãi trên những vết sai lầm của mình mà không phấn đấu quyết tâm cải sửa để tiến bộ.

Cha mong sao các con hiểu rằng Thiên Chúa là định luật tiến hóa, định luật tiến hóa ấy phải đời đời vận chuyển tác động cho vũ trụ và con người tiến hóa. Khi con tạo điều sai lầm, thì định luật tiến hóa phải tác động cho con hiểu điều sai lầm đó và sự tác động của định luật để dạy cho con hiểu những điều sai lầm của con đó là điều mà các con gọi là “sự trừng phạt của Thiên Chúa”. Cho nên nói cách khác, đó là sự biểu hiện của định luật nhân quả nằm trong định luật tiến hóa của vũ trụ càn khôn, và nó phải tác động đời đời cho định luật tiến hóa vận chuyển, không thể không có được.

Vậy con nào muốn khỏi chịu định luật tác động trừng phạt những sai lầm của mình, thì mau lo phấn đấu thực tâm chừa cải để mà giải tội cho mình. Chớ rồi không phải chỉ đi xưng tội rồi ăn năn đền tội một cách lơ mơ giải đãi theo hình thức bề ngoài là đã được giải tội đâu nghe con!

Điều Thứ Chín: Phải tin kẻ sạch tội thì lên Thiên Đàng, kẻ nhẹ tội thì vào Luyện Ngục, để đền tội cho đến khi sạch tội mới được lên Thiên Đàng, còn kẻ dữ tức những kẻ phạm những trọng tội như giết người, tà dâm, vô thần thì bị phạt đọa Hỏa Ngục đời đời. Những tín điều trên đây là một số những tín điều tối quan trọng và căn bản cho những tín đồ Thiên Chúa Giáo. Chúng con được biết Cha là Thượng Đế, tức là vị mà chúng con tôn thờ mà trong những bài giảng về chơn lý của Cha lại chẳng thấy Cha đả động gì đến những giáo lý căn bản này. Chẳng thế Cha lại còn giảng toàn những luận thuyết trái ngược của giáo điều này. Chúng con hoang mang, không biết Cha có thật là Thượng Đế mà chúng con vẫn tôn thờ không? Hay lại là một ông Thượng Đế của một tôn giáo nào khác; Thượng Đế của đạo Cao Đài chẳng hạn vì lời lẽ của Cha giống như lời lẽ của Thượng Đế đạo Cao Đài. Cha nói nhiều điều không phù hợp với giáo lý Công Giáo như nói về thuyết luân hồi nhân quả, về nghiệp quả của đạo Phật, hội Long Vân, hội Long Hoa, khai đạo kỳ ba của đạo Cao Đài.

ĐÁP: Kẻ sạch tội thì được hưởng sự thanh nhẹ, tức là được hưởng cảnh giới thanh nhẹ tạm gọi là Thiên Đàng, thì điều này cũng đúng. Còn cái Luyện Ngục và cái Hỏa Ngục mà Hội Thánh truyền dạy, Cha cho các con biết nó có ở cõi vô hình mà cả ở cõi hữu hình này nữa con. Đấy, ở cõi vô hình thì chắc các con không thấy được rồi. Vậy ở đây Cha sẽ chỉ cho các con cái Luyện Ngục và cái Hỏa Ngục mà các con có thể thấy được. Vậy cái Luyện Ngục hữu hình ấy là gì? Là cõi trần gian này đó con! Đấy, vì trần gian mới là cái trường học, mà cũng là cái Luyện Ngục vĩ đại để rèn luyện giũa mài con người, và con người khi chưa thanh sạch thì sẽ phải trầm luân ở trong đó để mà học hỏi tiến hóa, phải chịu định luật tiến hóa giũa mài rèn luyện thanh lọc cho đến khi nó có trình độ thanh sạch để mà tiến được về cõi thanh nhẹ, đó con!

Còn cái cảnh giới hỏa ngục ấy nó có ở cõi vô hình mà cũng có nhan nhản ở trước mắt các con ở trần gian này đó thôi. Cái cảnh hỏa ngục hữu hình ấy là gì? Là cảnh thảm sát dã man, là hình ảnh chiến tranh, giết chóc, xâu xé giữa con người với con người, là những bi kịch máu lệ, là sự tàn bạo, là cảnh bóc lột, áp bức, bất công, là những cảnh mà con người đã dàn dựng lên để mà xâu xé nhau, để mà tàn hại nhau hầu thỏa mãn cái bản tánh vị kỷ, thỏa mãn lòng hận thù, tranh chấp, thỏa mãn cái bản ngã thấp hèn.

Đấy, con người đã mượn nhng chiêu bài đẹp đẽ nht, tinh vi nht để mà tàn hi, xâu xé, tranh chp, giết chóc ln nhau. Nào là mượn nhng chiêu bài vì người để giết người, vì tôn giáo để giết người, nhân danh Thượng Đế để giết người. Mượn danh lý tưởng đẹp đẽ để mà gây cnh chết chóc, cướp bóc, xâu xé, tranh chp, máu đổ tht rơi mà ri không còn biết xót tình đồng loi nữa con! Hỏa ngục đấy con! Đấy là những cảnh hỏa ngục tại thế, nó được tạo dựng từ những cái dục vọng bản ngã thấp hèn của con người, từ sự vắng bóng tình thương và trí tuệ đó con! Nơi nào vng bóng tình thương và trí tuthì nơi y phi thành hình ha ngc đó con! Và hiện tại, các con thấy cảnh hỏa ngục đầy dẫy khắp nơi, lửa dục vọng của con người đang ngùn ngụt cháy để mà thiêu đốt tác loạn và tàn hại con người. Như vậy để cho các con thấy rằng kẻ nào sống ích kỷ, độc ác, không biết thương đồng loại, tâm dạ luôn chứa đầy đố kỵ tham lam, dục vọng, tranh chấp, hận thù, thì kẻ ấy đang tạo hỏa ngục cho mình, để rồi phải trầm luân ở trong đó đó con!

Đấy, còn điều mà Hội Thánh truyền dạy rằng kẻ vô thần phải sa hỏa ngục thì Cha cũng muốn nói thêm cái chỗ này, phải xét cái chỗ này con!

Cha cho các con rõ, không cứ gì vô thần mà sa hỏa ngục. Kẻ vô thần phủ nhận Thượng Đế nhưng nếu nó có trình độ biết yêu thương đồng loại, tâm dạ xả kỷ, vị tha, biết phục vụ con người, biết sống hữu ích và thể hiện nhân bản trong cái cách sống của nó, thì với Thượng Đế kẻ ấy tuy vô thần nhưng không vô đạo. Kẻ ấy phủ nhận Thượng Đế vì chưa biết Thượng Đế, nhưng kẻ ấy cũng đang hành nhân đạo. Kẻ ấy cũng đang tiến hóa đi lên và nó cũng đang phát triển cái chất Thượng Đế trong chính nó đó con!

Còn kẻ hữu thần, tuy tin có Thượng Đế nhưng mà sống tham lam ích kỷ, không biết thương yêu đồng loại, tâm dạ thì hẹp hòi, xấu xa, đố kỵ, tỵ hiềm, hận thù tranh chấp, đi đến chỗ tạo nhiều sai lầm trầm trọng, vi phạm nặng nề luật tiến hóa thì tự nhiên định luật tiến hóa sẽ dội lại điều nặng nề xứng đáng cho kẻ vi phạm chớ con! Đấy, kẻ ấy tuy có tiếng là hữu thần nhưng vô đạo, chỉ nhận Thượng Đế bằng cái miệng, nhưng mà đã phủ nhận Thượng Đế trong cách sống của nó, và rồi cảnh hỏa ngục tại thế khi nó còn ở cõi hữu hình, và cảnh hỏa ngục vô hình sau khi nó bỏ xác sẽ thay nhau trừng phạt và giáo hóa linh hồn nó mà thôi.

Những giây phút vừa rồi, Cha đã tạm giải tỏa một số thắc mắc của các tín đồ Thiên Chúa

Giáo. Dĩ nhiên Cha không thể nói hết ý hết lời để mà diễn giải chơn lý với các con, vì thời gian, ngôn ngữ, cũng như trình độ giới hạn của các con không cho phép điều đó. Cũng như các con thắc mắc rằng tại sao trong những bài giảng trước đây, Cha không đá động đến những giáo điều căn bản của Thiên Chúa Giáo.

Thật sự, thì trong các bài giảng chơn lý của Cha trước đây, dù trong những điều kiện hết sức hạn chế, Cha cũng đã dẫn giải những khía cạnh lớn trong chơn lý. Tuy rằng Cha không đề cập mổ xẻ cách riêng những giáo điều mà Hội Thánh La Mã đã truyền dạy cho các tín đồ Thiên Chúa Giáo, nhưng Cha đã giảng những sự kiện trong chơn lý mà mọi màu sắc tôn giáo chi phái trên thế giới có thể thọ hưởng để mở trí. Nếu con nào chưa thấy mình hưởng được chút gì minh triết qua những bài giảng của Cha, ấy là vì nó còn nặng chấp kiến đó thôi! Rồi có lúc trên chu kỳ tiến hóa của nó, nó phải thấy cái điều đó!

Còn các con bảo rằng Cha giảng nhiều điều không phù hợp với giáo lý Công Giáo, chẳng hạn như thuyết luân hồi, nhân quả, nghiệp quả, như hội Long Vân, Long Hoa chẳng hạn mà Cha đã có dịp đề cập qua ở trên rồi. Còn về hội Long Vân, Long Hoa nếu các tín đồ Thiên Chúa Giáo nghe mà lạ tai, nghe thấy không hạp, thấy nó có vẻ Cao Đài thì có gì đâu con! Cha sửa lại danh từ một chút để cho các con hạp hơn chứ gì! À, thay vì Cha nói danh từ hội Long Hoa, hội Long Vân thì Cha sẽ gọi cái hội này “Hội Phán Xét Cuối Cùng” được không con? Là “Hội Phán Xét Cuối Cùngđể mà thanh lọc và tuyển chọn các giống tốt của Chúa đấy con. Sao cái danh từ “hội Phán Xét Cuối Cùng” các con nghe được không? Có gì thắc mắc nữa không? Cha cho các con rõ, cái chỗ thắc mắc này là vì các con chưa hiểu nên chấp vào danh từ đó thôi!

Còn cái chuyện mà các con hoang mang không biết Cha có thật là Thượng Đế mà chúng con vẫn thờ phượng hay không, hay chỉ là một ông Thượng Đế của tôn giáo nào khác. Cái chuyện này thì các con hoang mang làm gì con. Cha vẫn thường nói hoài cái này. Cha khuyên các con cứ gạt sang một bên mọi nghi ngờ thắc mắc đi con! Chưa biết thì cũng không cần phải thắc mắc để rồi nghi ngờ. Con chưa cần tin vội để làm gì, các con cứ tin và tôn thờ vị Thượng Đế mà các con hằng thờ và các con vẫn gọi là Đức Chúa Trời đó con, các con vẫn gọi là Đức Chúa Trời đó.

Có điều tôn thờ Thiên Chúa thì phải biết làm sáng danh Chúa. Sáng danh Chúa tức là các con phải biết làm sáng cái chất Chúa ở trong con để mà cái chất Chúa ấy mỗi ngày một phát triển, một thăng hoa và giống Chúa hơn. Đấy là tôn thờ Chúa!

Tôn thờ Chúa không có nghĩa là các con hành đủ các nghi thức bề ngoài của Hội Thánh truyền dạy, là có mặt hành lễ vào ngày chúa nhật và các ngày lễ buộc. Rồi vào nhà thờ đọc kinh rền như vẹt mà thiếu tâm tưởng Chúa! Chúa không cần các con đọc kinh như vẹt, Chúa không cần các con ồn ào ca ngợi Chúa hoặc tiếp xúc với Chúa theo cái nghi thức bề ngoài. Chúa cần các con khi đến với Chúa phải buông bỏ mọi điều thế sự gây náo loạn hồn con. Các con trầm mặc, trang nghiêm, yên tĩnh, quay vào nội tâm để rước Chúa, cung nghinh Chúa, tôn thờ Chúa, ca ngợi Chúa bằng cái tâm tưởng niệm trong sự vắng lặng an tịnh của linh hồn con đó con. Con không cần phải đọc kinh hoặc ca ngợi, hoặc tiếp xúc với Chúa bằng cái miệng lưỡi ồn ào bên ngoài Chúa mới nghe con được.

Con nên biết tiếp xúc Chúa bng tâm thc ca con, mà chính san tnh ca linh hn scung ng điu kin tt cho cuc tiếp xúc đó, đó con! Con thấy vậy không? Phi thy rng cái tư thế thin định tht sgiúp các con tp trung để điu kin tt tiếp xúc vi Thiên Chúa. Cha thấy các con Thiên Chúa Giáo phần đông chấp vào cái pháp Thiền, cho rằng Thiền Định là của Phật Giáo hay là Lão Giáo v.v... mà không biết rằng pháp Thiền là một phương thức rất hay để giúp các con tiếp xúc với Thiên Chúa.

Đấy, Cha thấy phần đông các con Thiên Chúa Giáo chỉ đến với Chúa theo cái nghi thức bề ngoài, đi nhà thờ thì đông, đọc kinh thì rền trời, nhưng chẳng có mấy đứa biết lập cái đền thờ Chúa trong tâm, biết đọc kinh trong linh hồn, lòng trí biết buông bỏ mọi loạn động thế sự để được yên tĩnh cần thiết mà đón Chúa, mà đến với Chúa, mà tiếp xúc với Thiên Chúa! Con thử nghĩ xem con loạn động đa đoan, lòng trí con lo ra theo đủ thứ chuyện thì có chỗ đâu mà tưởng Chúa, chỗ đâu mà rước Chúa, mà tiếp xúc với Chúa nữa con. Trí con thiếu tp trung, hn con thiếu yên tĩnh thì con khó mà tiếp xúc vi Chúa. Và rồi Chúa muốn đến với con cũng không được vì lòng trí con đầy ắp những tư tưởng loạn động thế sự thì còn chỗ nào cho Chúa nữa? Cho nên, cái sự định trí, định tâm nó tht hết sc cn thiết cho vic tiếp xúc vi Thiên Chúa đó con!

Vậy Cha khuyên các con Thiên Chúa Giáo nên lưu ý điều này để mà nâng cao trình độ tiến hóa của mình đó con! Mà thật vậy, Cha thấy phần đông các con Thiên Chúa Giáo chỉ tìm đến Chúa ở nhà thờ, chỉ hướng về Chúa qua hình tượng bên ngoài, chứ ít có con có trình độ biết quay vào tìm Chúa ở trong tâm, lập cái bàn thờ Chúa và rước Chúa ở trong tâm. Đã đến lúc các con phải biết nâng cao trình độ tiến hóa của mình, bớt phóng tâm ra ngoại giới. Cái bàn thờ và hình tượng bên ngoài cũng chỉ là những phương tiện giúp con dễ tưởng nhớ Chúa mà thôi! Và nếu con đã biết tưởng Chúa thì con hãy dọn cái bàn thờ Chúa trong tâm con, chăm sóc cho nó luôn sáng đẹp bằng một đời sống thiện lành đạo đức. Con hãy tưởng Chúa ở mọi nơi mọi lúc; cũng như bên Phật Giáo người ta dụng cách đi đứng nằm ngồi niệm Phật để trụ tâm, trụ ý đó con. Thì các con cũng vậy, các con cũng tưởng Chúa ở mọi nơi, mọi lúc.

Và rồi các con hãy tp dn mình thphép Thánh Thmt cách trc tiếp, rước Chúa mt cách trc tiếp và đến vi Chúa trc tiếp mà không phi qua bt cmt trung gian nào ngoi gii! Cái cách dọn mình để trực tiếp thọ Phép Thánh Thể ấy là gì? Là dng phương pháp định tâm định trí cho đến khi linh hn con đạt được svng lng an tnh hoàn toàn. Cha cho con rõ chkhi linh hn con tht an tnh con mi có cái tư thế nghiêm túc để mà thphép Thánh Th. Vì tư thế này con strc tiếp rước Chúa bng ân đin hào quang. Chúa sẽ đến với con bằng chút ân điển hào quang sáng suốt mà không cần trung gian bánh rượu hoặc thầy Cả. Chúa muốn con tiến lên trình độ hiểu được cái điều này và biết dọn mình nghiêm túc rước Chúa trực tiếp như vậy đó con! Con chưa hiểu thì con phải nhờ những phương tiện, những trung gian, những nghi thức bên ngoài để mà dẫn dắt, để mà trợ giúp con nhớ Chúa, đến với Chúa. Còn nếu con đã tin Chúa, đã tôn thờ Chúa, tưởng nhớ Chúa thì con phải biết tiến lên trình độ tự trực tiếp đến với Chúa chớ con. Tmình trc tiếp đến vi Chúa vì bây gimi nghi thc trung gian bên ngoài nó gây trngi và làm con chm tiến đó thôi. Nên nhớ rằng, Chúa không cn bt cmt nghi thc bên ngoài nào để đến vi con, Chúa chcn cái tâm thanh tnh và trn dâng cho Chúa ca con thôi! Con biết dọn tâm rước Chúa thì Chúa sẽ đến với con, không cần những cái trung gian nghi thức phiền toái bề ngoài, con thấy vậy không?

Sau cùng, Cha muốn nói với các con Thiên Chúa Giáo điều này. Cha nghe các con đọc rền trong nhà thờ về mười điều răn của Đức Chúa Trời. Mười điều răn này tóm lại có hai điều:

  • Thứ nhứt là yêu kính Đức Chúa Trời trên hết mọi sự.
  • Thứ hai là yêu người như yêu mình ta vậ

À, vậy chứ rồi các con đọc mà các con có hiểu hai điều tóm tắt đó nó nói cái gì vậy? À, đọc kinh thì phải hiểu nghĩa lý lời kinh để mà nương theo đó tu học chứ con. Còn nếu con nói con hiểu rồi thì Cha hỏi con, chứ con hiểu rồi mà con có hành chưa? Mà nếu con đã hành rồi thì con đã hành đúng chưa? Hành rốt ráo chưa? Đấy, những điều này Cha hỏi con, nhưng rồi để con tự hỏi con và tự kiểm điểm lại mình. Cha mong rằng sau khi tự kiểm, con sẽ biết yêu kính Đức Chúa Trời hơn nữa. Biết yêu kính Đức Chúa Trời hơn tức là biết yêu người hơn nữa, con thấy vậy chưa? Biết yêu kính Đức Chúa Trời tức phải biết yêu người. Con chưa biết thương yêu đồng loại thì đừng nói con biết kính yêu Đức Chúa Trời nghe con! Nói cái miệng thôi nghe con!

Cái câu: “Yêu người như mình ta vậy” nó thể hiện cái gì? Nó thể hiện tình thương đại đồng giữa đồng loại, không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, đảng phái, đẳng cấp, xã hội. Cha mong sao các con Thiên Chúa Giáo hiểu nó để rồi hành cho đúng. Hành cho đúng có nghĩa là phải mau lo thanh lọc những trược tính hẹp hòi, ích kỷ, phân biệt, chia rẽ, đố kỵ, tỵ hiềm, chấp ta, ngã mạn v.v... Và rồi thực thi cho được tình huynh đệ đại đồng giữa đồng loại. Đấy, làm được như vậy tức là con có trình độ đạo đức hòa đồng để đi kịp chu kỳ tiến hóa của Thiên Địa lần này đó con! Cái Cơ Tiến Hóa thiên địa lần này tức là Cơ Quy Nhứt đó.

Cha cho các con rõ, các con phải cố gắng phấn đấu làm cho được chữ Hòa, vì có trình độ đạo đức hòa đồng với tất cả nhân loại thì các con mới có tiêu chuẩn được Chúa tuyển chọn ở kỳ Phán Xét Cuối Cùng này đó con! Cha đã nhấn mạnh và lập đi lập lại nhiều lần điều này trong những bài giảng của Cha. Tại sao Cha lại lập đi lập lại nhiều lần như vậy? Vì đấy là đề thi, trình độ kho thí cho các thí sinh dự tuyển kỳ này đó con! Trình độ đạo đức hòa đồng đó con! Là cái chữ Hòa đó con. Làm được chữ Hòa tức là các con đi kịp Cơ Tiến Hóa lần này, là cái cơ quy đó. Cha cho biết trước và vẫn hằng dặn dò nhắc nhở các con ý thức để mà tiến hóa cho kịp chu kỳ. Mong rng các con Thiên Chúa Giáo sphn đấu sa sai, hành cho đúng hai điu tóm tt li răn dy ca Đức Chúa Tri, cp bách thc thi cho được chHòa, thc hin tình huynh đệ vi đồng loi để đạt ti trình độ đạo đức hòa đồng. Thc thi tình yêu đồng loi y cũng là thhin đức bác ái mà Chúa Kitô đã ging dy trước kia.

Vậy trước khi dứt lời Cha khuyên các con khỏi mất thì giờ để mà thắc mắc xem Cha có thật là Thượng Đế mà các con thờ hay là ông Thượng Đế của đạo Cao Đài hay là của một tôn giáo nào khác. Khỏi cần thắc mắc làm gì con, chưa biết thì chưa cần tin Cha, cũng chưa cần tìm biết Cha nữa con. Việc cấp bách trước mắt là lo cho linh hồn con tiến hóa và đi cho kịp chu kỳ đó con! Việc trước mắt là con phải lo tìm con, con phải tìm biết con bởi vì trong con có sẵn Thượng Đế.

Vậy con hãy quay vào tìm ông Thượng Đế trong con đi con, con hãy lo phát triển và làm sáng ông Thượng Đế trong con. Con hãy dọn tâm thật thanh tịnh để lập một cái bàn thờ xứng đáng mà thờ Chúa, trực tiếp rước Chúa, tiếp xúc với Chúa mà không cần một trung gian ngoại giới nào. Và rồi nếu các con Thiên Chúa Giáo biết quay vào tìm Thượng Đế trong tâm, biết dọn tâm lập đền thờ Thượng Đế, biết thương yêu đồng loại như anh em ruột thịt để đạt tới trình độ đạo đức hòa đồng, nếu các con làm được như vậy thì tức khắc các con sẽ hiểu Cha thôi! Các con sẽ hiểu Cha, xem Cha có phải là ông Thượng Đế mà các con vẫn thờ không? Rồi con cũng sẽ hiểu luôn rằng ông Thượng Đế Cao Đài hay ông Thượng Đế của tôn giáo nào khác với cái ông Thượng Đế mà các con đang thờ đó có phải là một ông hay không con? Con làm được như vậy thì tự nhiên và chắc chắn rằng con phải hiểu những điều này thôi con! Bây giờ khỏi thắc mắc làm gì con ơi!

Thôi thì Cha dừng ở đây và ban ơn cho tất cả các con.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh