Kim Thân Cha Giảng Về “Giả, Chơn, Hư, Thực” (1983)

KIM THÂN CHA GIẢNG VỀ “GIẢ, CHƠN, HƯ, THỰC” (1983)

Khía cạnh này, khía cạnh kia của chơn lý, các con phải học hoài hoài! Cho nên ngay cả Phật Tám đã lên tới chỗ giải thoát khỏi sức hút hồng trần, đi tới cảnh giới thanh tịnh, nhưng hỏi là thực chưa con? Cũng còn cái giả! Ở cảnh giới đó cũng còn cái giả, cái hư, cái thực, và còn phải học hỏi! Cho nên luồng điển của Cha biểu hiện thiên hình, vạn trạng con ơi! Học hoài không hết. Thấy vậy, nói vậy, mà chưa phải vậy! Có chỗ để học hoài. Chưa hẳn đúng đâu con! Mặc dù chứng nghiệm cái luồng điển Cha đó, nhưng mà chưa thể kết luận đâu! Cái kết luận đó chỉ phiến diện thôi, Cha cho các con biết! Cho nên cái học của chúng con, đời đời, vô cùng tận. Cơ hội vừa qua, Cha chuyển con16 sang đây, con thấy nhiều bài học hết sức là minh triết cho con, mặc dù nó lằng nhằng, có đôi khi làm cho con bực mình, nhiều khi nó làm cho con thấy mất thì giờ, nhưng con biết không? Nó có cái chỗ học hết sức quan trọng, cao siêu, minh triết, cho con chứng nghiệm những cái mà chưa chắc con có cơ hội học hỏi, nếu con không có dịp đi vào đó. Con đi vào con chứng nghiệm, con trà trộn vô đó, con mới học hỏi. Cho nên vừa qua, tình trạng cơ bút có những cái xáo trộn, những tệ trạng đồng tử tá giả, những điều nẩy sanh từ Nhơn Ý. Phải thấy rằng những sự kiện đó nẩy sanh từ Nhơn Ý, nhưng cũng có phần Thiên Ý, có hết con! Trong cái chơn nó có len cái giả, ở khía cạnh này, khía cạnh kia! Vì vậy Cha dạy các con tương kế tựu kế! Biết thì giả nó thành chơn! Không biết dẫu hơn cũng hóa giả, phải tùy nghi để mà ứng biến. Cho nên có dịp Cha dạy cái nhóm ở đây, tùy cơ ứng biến, tương kế tựu kế, luôn luôn như thế để đối phó với những tệ trạng. Bởi vì màn này con biết không, luồng Thiên Điển xuống bị chi phối nhiều lắm! Phàm ý len vô nhiều lắm! Cho nên các con phải biết nhận xét cái phần gì minh triết, để học hỏi, chẳng hạn việc thành lập hội thánh tuyển cho đạo Tràng ở đây cũng do phần nhơn ý sắp đặt, nhưng mà Cha cho, tương kế tựu kế Cha cho các con tổ chức, Cha cho làm việc để học bài, làm việc để mở trí, làm việc để phát triển Bi, Trí, Dũng, chui vào cái giả để học hỏi. Cái tổ chức giả đó nếu các con làm được việc, phát triển, thăng hoa được thì Cha hỗ trợ cho. Còn không làm được việc thì Cha dẹp. Nhưng mà cái chỗ dẹp đó thử hỏi có phải là cái chỗ thất bại mất mát không? Cái chỗ dẹp đó là cái chỗ thất bại, tan rã của hội thánh, nhưng mà vẫn không thất bại trong chúng con nếu các con biết tận dụng cơ hội đó để phát triển Bi, Trí, Dũng và mở trí luôn! Thí dụ, chuyện dẹp cái hội thánh vừa qua đó, có con buồn ý bị thất bại, nhưng Cha giảng cho hiểu có phải thất bại đâu? Các con vào môi trường đó để làm gì? À, để học hỏi, thì bây giờ môi trường bị tan rã vẫn còn cái gì còn lại! Chỗ còn lại là cái gì mình đã học hỏi, chứng nghiệm, phát triển, thăng hoa nhân cái môi trường đó! Hội thánh là môi trường, là phương tiện. Hội thánh có phải là chơn lý đâu mà nó còn đó mãi? Hết phương tiện này rồi phương tiện khác. Cho nên phương tiện này bỏ đi, đâu có mất hết, vẫn có cái tồn tại. Cái tồn tại là cái gì? Là cái chỗ khi mình chui vào môi trường đó mình thật lòng, mình đem hết khả năng trí tuệ mình ra để làm việc. Điều đó giúp cho mình phát triển thăng hoa và mình phải học hỏi được cái gì đó. Du môi trường đó là gi, nhưng mình có cgng, biết lo phát trin chính mình thì bao gicũng có smtrí! Điu mình hc hi được, cái đó là cái chơn và con đi vào bt cmôi trường nào cũng để hc hi, để kiếm cái chơn đó! Vào môi trường hội này hội kia, hội nọ để con học cái đó, học cái biết, con cn biết, con ơi! Chứ đâu phải cần chức sắc phong của hội này, hội kia!

Mấy cái đó giả hết, con thấy vậy chưa? Cho nên việc “nommer” chức sắc này kia, có phải do ông Trời không? Không cần biết cái đó, chuyện đó tụi con tổ chức cũng được, và Cha dụng cái đó để cho con học hỏi! Đứa phàm nó móng động, nó muốn tổ chức cái chuyện này, Cha ứng cho nó làm, Cha cũng làm trong đó, Cha nói thẳng! Cho nên, nói giả hết cũng không đúng, mà chơn cũng không phải! Cha chuyển, Cha ứng phần nào trong cái chuyện sắp xếp tiếp cho. Vậy nên nói rằng tụi nó cũng đúng, mà có ý Cha trong đó cũng có luôn! Thây kệ, cho bây sắp đi, tao cũng chịu cho bây sắp, tao cũng ứng cho bây làm để cho bây học. Rồi nếu tụi con học nên thân thì Cha để, còn không nên thân thì đương nhiên phải có cái nọ cái kia lộn xộn rắc rối, tự động cái trược nó quến, để tự nó phá rồi nó tự tan rã theo quy luật. Con thấy chưa? Nhưng mà dẹp cũng không phải là mất hết, và cái tồn tại là chỗ chứng nghiệm của tụi con để đi tới chỗ biết thêm một cái gì và chính chỗ biết thêm một cái gì đó mới là chơn! Cho nên cái gì cũng là phương tiện để học hỏi. Tụi con lo sợ việc cơ bút tá giả nhưng mà Cha tương kế tựu kế, Cha chịu luôn! Cha cho cái giả mà con! Nhưng rồi xét lại thì cái gì cũng giả, chỗ nào, môi trường nào học hỏi cũng giả. Pháp Lý Vô Vi giả không? Giả luôn chứ con! Cũng giả thôi! Mượn nó để tiến, chui vào môi trường đó để học hỏi, để thăng hoa, phát triển Bi, Trí, Dũng, phát triển cái biết cho tới vô cùng. Cái môi trường thì giả, cái phương tiện thì giả tạm. Cái Pháp Lý cũng giả thôi, có cái nào chơn không? Là những chiếc xe, những kiểu bè, những phương tiện khác nhau để các con dụng nó mà tiến. Rồi qua môi trường, chui vào môi trường đó, dụng cái phương tiện đó, tụi con phải chứng nghiệm được một cái gì, để biết thêm một cái gì, để thấy thêm một chút gì, thì chỗ đó mới là chơn! Cái không mất đó là chơn! Cho nên tụi con phải sáng suốt nhận định và sự sáng suốt đó từ từ nhờ qua môi trường này môi trường kia, va chạm với chỗ nọ chỗ kia, con mới phát triển nó được! Chứ cái sáng suốt đó nhờ đâu? Con sợ con mất sáng suốt, con không dám chui vô, rồi bao giờ mới biết? Con nói cái đó giả con sợ lắm! Không được con! Bao giờ con mới biết! Thây kệ nó, tương kế tựu kế, mình chui vào mình học. Học hỏi chứng nghiệm rồi biết thêm, mở thêm. Cho nên, qua những bài học khác nhau, qua những sự kiện khác nhau, tụi con có dịp học. Những đứa có dịp nghe Cha dạy, thí dụ nhiều con cho rằng Long Hoa Hải Hội Đàn ở đây, coi như là có Cha, là gần Cha, tại sao Cha không chuyển điển cho đồng tử xuống những đàn chơn chánh, mà lại cho những cái tá giả! Cha cho biết, Cha cho tá giả luôn! Học mà con! Những bài học hết sức minh triết tuy rắc rối nhưng có Cha dẫn dắt. Chính vì cái chỗ có Cha, Cha cho tá giả được, lộng được! Mượn danh Cha để sắp xếp tổ chức. Được! Cha cho! Nhưng rồi Cha dẫn dắt luôn, Cha hướng dẫn phải đối phó ra sao, rồi tùy nghi để nó hiểu biết, tùy duyên Cha trợ thêm để mà ngộ mà học hỏi hiểu biết! Chính cái chỗ này là cái bài học hết sức cao siêu, hết sức minh triết, cho các con quen ứng biến, gặp những trường hợp như thế phải làm sao? Học hỏi, mở trí, mượn cái giả để giải cho các con, bài học minh triết lắm con! Chứ các con chê cái giả thì cái gì các con khen bây giờ? Bởi vì cái gì nó cũng giả, phương tiện nào thiệt bây giờ? Các con nói cái này nó giả, môi trường kia nó giả, các con chê hết! Vậy chớ môi trường nào thiệt, phương tiện nào thiệt? Phương tiện là phải giả, đằng nào cũng giả thì mình tương kế tựu kế, dụng nó để tiến, môi trường nào cũng tiến được! Cho nên Cha thấy giả, nhưng mà Cha cho các con học. Việc tổ chức hội thánh này nọ, được! Tổ chức thì cứ tổ chức, học hỏi thôi! Cha không “nommer”, nhưng cứ coi như Cha “nommer” để mà học, nhận cái chức việc đó để học hỏi. Rồi những bài học đố kỵ, tỵ hiềm, chia rẽ, chấp ta, ngã mạn, nó có dịp từ cái phàm tánh của chúng con nó phát lộ, nó có dịp chui ra hết, nó có dịp nó biểu hiện ra, rồi cái biểu hiện phàm ngã của đứa này nó phải đụng với cái biểu hiện của đứa kia! Đó, thì cũng có bài để học luôn! Nhưng có Cha đây Cha chỉ cho, nên phải cho nó biểu hiện chứ con! Chứ Cha trấn áp chỗ đó, cũng như Cha ép rác rưởi hoài sao con? Cha phải móc ra, để chỉ cho con thấy rác rưởi rồi nhắc các con quét chứ! Đa số các con, thằng nào cũng như những kịch sĩ bước ra sân khấu, cũng mặc áo mão, tô vẽ, cũng múa may hát xướng theo vai trò “ông đạo” − “người tu”... nhưng còn cái rác rưởi tồn đọng đây mà không thấy! Cho nên rồi rác rưởi của nó, nó không thấy, nó cứ thấy nó cao cả, nó cứ thấy tui là người tu, là người đạo, là người hiểu đạo cao, nói đạo siêu, hay là tui đang hành đạo tích cực v.v... mà nó không thấy cái ta phàm phu của nó! Nó không có dịp thấy được cái rác rưởi của nó và chỉ thấy rác rưởi của thằng khác. Bởi vậy Cha cho móc ra. Cho nên những cái đố kỵ, tỵ hiềm, chia rẽ nọ kia, kia nọ phải có, cho nó hiển lộ. Đấy! Cái cơ phá của Cha đấy! Cái chỗ phá của Cha là chỗ gì? Chỗ phá của Cha là chỗ bươi móc rác rưởi cho nó chui ra, rồi Cha kêu dẹp đặng mà xây! Cho nên Cha phải nhắc hoài. Con nói: “Có Cha đây, mà sao để cho lộn xộn, lung tung, trung ương gì mà tùm lum đủ thứ chuyện?” Cha cho chứ con, còn rác thì Cha quậy lên chứ! Còn rác thì ém nó xuống sao? Giải quyết rác rưởi đâu phải đóng cửa bít nhà lại hết rồi không cho ai thấy đâu! Đóng cửa lại, mà rác rưởi trong này còn tồn đọng, thì chỉ tổ làm cho nẩy sinh thêm những ổ vi trùng, càng lúc càng có những cái bê bối bẩn thỉu phát triển thêm! Cái nhà mà đóng cửa bít bùng lại không quét trong này làm sao nó sạch được, thì càng lúc càng phải thêm dơ! Cho nên giải quyết nó đâu phải là đóng cửa lại, đừng cho ai thấy rác dơ?

Mà giải quyết nó là phải mở toang cửa ra hết, cho thấy rõ rác rưới, rồi giải quyết thực tiễn là phải cầm cái chổi, quét cho sạch, và cái chỗ quét đó là các con phải quét! Cha nhắc nhở các con quét, và Cha cùng quét với chúng con! Cùng quét là chuyển cái ân điển trợ thêm, nhưng mà các con phải làm! Cho nên có Cha đây, Cha cho tệ đoan chứ con! Tại sao không? Để học, để mở, cho rác rưởi nó biểu hiện, quậy ổ nó lên là khác nữa! Cha quậy rác lên chứ con! Còn cặn cáu rác rưởi Cha phải quậy lên, chứ Cha không ém xuống đâu! Cha quậy lên cho các con thấy rõ, chớ không phải nói là trung ương rồi Cha cứ dùng điển quang Cha che cái xấu hoài, giữ cho những cái bê bối đừng cho ai thấy, ai biết, cho sự kiện đó nó không biểu hiện ra, để giữ cái trung ương cho uy tín.

Nhưng rồi các con còn dơ thì Cha phải cho học để biết để mở, để thanh lọc. Cho nên những sự kiện lăng nhăng, những tệ đoan, những biểu hiện đố kỵ tỵ hiềm, chia rẽ từ cái ta của chúng con, để cho chúng con có dịp thấy, rồi hiện tượng cơ bút học biết bao nhiêu chuyện, tương kế tựu kế, ứng phó, cái nào cũng có giả có chơn. Cha nói thật, hổng có bài nào là toàn chơn, luôn luôn cái điển trong đó có giả hết, mà giả ít hay nhiều thôi!

Cho nên cái đàn vừa qua, để mở học viện Vô Vi Cha nói với chúng nó tương kế tựu kế. Phủ nhận cái đàn là giả cũng không đúng, mà nói cái đàn đó là chơn cũng không đúng! Mà cái hiện tượng con nghe nói sao đọc cái đàn đó thấy luồng điển rút lên do đó con tin rằng cái đàn này chơn. Cái chỗ chứng nghiệm của con cũng đúng, nhưng chỉ phiến diện. Bởi vì cái tư tưởng dưới này móng động đều chơn chánh, thì tự động cái tầng giới sáng suốt ở trên người ta rút lên, cái khối cộng đồng sáng suốt Vô Vi nó rút lên! Bởi vì sao? Các con ở dưới này móng động mở học viện Vô Vi để tu học. Cái thiện ý đó thì Nhơn Ý gặp Thiên Ý. Các con muốn tu học để tiến hóa, tại sao Cha không cho? Cái ý này chơn chánh thôi con! Cái chỗ muốn mở học viện Vô Vi để có môi trường tu học. Tu học bằng cách nào? Hồi quang phản chiếu tìm lại cội nguồn, tìm Thượng Đế ở trong chính các con. Chuyện đó đúng, chuyện đó phải! Chuyện đó Cha chịu thôi con, Cha cũng muốn như vậy! Cái chỗ muốn đó là minh triết, Cha chịu liền, cái muốn này nó động cái tầng giới sáng suốt ở trên rút lên, thì cái điển rút phải có! Con ngồi con nói đạo, con nói những điều đạo đức, thì tự nhiên con cũng được điển rút trên bộ đầu và người nghe con nói cũng nghe điển trên bộ đầu. Lúc đó con đang nói những lời mà Tiên, Thánh, Phật nói, thì tự động con nghe cái điển nó nhẹ hơn. Cái điển của con suy tưởng đều nặng nề, vọng động dưới này, hướng đi xuống, thì con nghe nặng nề, cái điển của con hướng đi lên thì tự động nó nhẹ nhàng. Cái chuyện đó rất thực tiễn con! Con thấy vậy chưa? Nhưng mà cái chỗ sắp xếp sắc phong, cho lịnh làm này kia nọ, phải coi chừng! Len trong cái ý chơn có cái ý giả! Giả có, chơn có! Cho nên tụi con phải xét mà chưa xét được là tại chưa hiểu nhiều, thì có dịp va chạm học hỏi để hiểu thêm. Cho nên, con có dịp để chui dần vào môi trường này, môi trường kia để con học và đây là cái bài siêu cho con. Chớ rồi, con thọ Pháp Vô Vi học hỏi từ đó đến giờ mới ở trình độ chứng nghiệm bằng xúc giác cái luồng điển rút rồi cho rằng cái đàn này chơn à? Phải coi nghe con ơi! Đây là cái dịp để con học. Nhờ con có cơ hội gặp Cha nên Cha phân tách cho con hiểu thêm, cái bài học này quý báu ghê lắm, mà may mắn có Cha đây Cha chỉ cho thấy, Cha cho cái giả luôn và cái chỗ giả đó Cha chỉ cho để học hỏi tiến hóa.

VẤN: Không có Cha chỉ, chắc chúng con không hiểu nổi, bị lầm hết!

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

ĐÁP: Thì đó! Từ trước tới nay, từ hồi Cha giáng về tới bây giờ, thì con thấy Cha phá mê biết bao nhiêu điều. Thấy vậy mà cũng không phải vậy! Con cũng có dịp thấy cũng một luồng điển Cha thôi mà biểu hiện biết bao nhiêu trạng thái!

VẤN: Nhiều cái ông Tám cũng chưa biết tới nữa!

ĐÁP: Đó! Con thấy chưa? Có khi Tám cũng nhận định sai thôi con! Đấy là có huệ đó nghen! Đã mở huệ nhãn đi tới tầng giới giải thoát rồi đó. Mà con có dịp thấy rằng Tám cũng chỉ nhìn thấy cái phiến diện thôi! Tám còn phải chứng nghiệm dài dài để mở trí nữa chớ con! Chỉ thấy phiến diện, nhận xét cái phiến diện, rồi kết luận trong cái phiến diện, cho nên có khi lầm! Việc ấy phải có thôi con! Cho nên nhiều cái Cha phải phá mê thôi chứ! Thí dụ một trường hợp, chẳng hạn trước đây, cái luồng điển Cha biểu hiện qua Kim Thân, Tám cũng nhận xét một cách phiến diện thôi con! Cũng đâu thể hiểu hết! Rồi thấy điển Cha, rồi chỉ biết nhận xét qua cái thấy của mình thôi, nên chưa hẳn là đúng hết đâu con! Cũng như nhìn luồng điển Cha thể hiện qua Nguyễn văn Mùa với điển quang Vô Vi thì thấy cũng một luồng điển Cha không khác, nhưng mà khác chứ con! Cái chỗ khác đó Tám chưa thấy được! Nhận xét qua Kim Thân, nhận xét qua Nguyễn văn Mùa, thấy luồng điển y hệt vậy! Nhưng mà khác! Cái chỗ khác đây Tám chưa thấy! Và Tám chỉ kết luận trong cái phiến diện thôi!

Cũng như những nhận xét về Kim Thân cũng phiến diện thôi! Các con không biết nổi Ngài đâu! Các con cái óc phàm không luận nổi mà cái biết của Phật cũng chưa luận nổi đâu!

VN: Mới rồi, điển Cha, tâm tâm tương ứng qua ông Tám nhân dịp Đại Hội Vô Vi, Cha có nói: “Sự cao siêu vô cùng siêu nhiên các con đã tận hưởng, qua những lời Cha giảng qua Kim Thân tại Việt Nam”, và Cha có nói: “Thầy của các con không chấp nhận sự mê tín, cho nên Cha cũng không muốn dùng cái thể nhập xác hay là cơ bút đối với Vô Vi”.

ĐÁP: “Tâm tâm tương ứng” đấy cũng là một cách nói! Đây là hiện tượng Tám được nhận một luồng điển quang của Cha tá thể hay muốn nói một phần điển quang của Cha “nhập xác” cũng được! Phần điển quang ấy tác động và hỗ trợ sự sáng suốt thêm cho linh hồn để phát biểu những điều mà Thiên Ý muốn. Phần điển quang càng được tập trung thì hiệu năng sáng suốt càng gia tăng và càng phát biểu đúng Thiên Ý hơn!... Nhưng đây không phải là hiện tượng “nhập xác” kiểu đồng cốt, nhận điển từ tầng giới thấp. Hiện tượng nhập xác này làm linh hồn mê đi không hay biết những điều mình phát biểu!

Cho nên, tóm lại, luồng điển biểu hiện thiên hình vạn trạng, nói hoài không hết, phải học đời đời. Và cái chỗ biết của chúng con phải còn cơ hội để chứng nghiệm hoài hoài đó con!

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh