Huấn Từ Của Kim Thân Cha Cho Một Nhóm Thiên Khai Huỳnh Đạo Dịp Đệ Tam Chu Niên Ngày Quy Ẩn (7/3/1982)

HUẤN TỪ CỦA KIM THÂN CHA CHO MỘT NHÓM THIÊN KHAI HUỲNH ĐẠO DỊP ĐỆ TAM CHU NIÊN NGÀY QUY ẨN (7/3/1982)

Này các con, Cha miễn lễ các con ngồi nghe Cha giảng. Vậy là đã ba năm thấm thoát, ba năm Cha về đây ẩn dạng, ba năm Cha sống giữa chúng con, ba năm Cha “trần” với chúng con. Cha thể hiện cái chất trần của Thượng Đế, sống giữa chúng con, hòa mình với cái trần trược của chúng con để cứu độ, để dìu dắt chúng con tiến bước tu học đặng trở về. Sự biểu hiện tính trần của Thượng Đế giữa cái trần trược của chúng con bao giờ cũng có ngụ ý, bao giờ cũng hàm chứa những minh triết cao siêu từ hành vi, tư cách, cử chỉ, lời nói của Cha chan rải ra giữa chúng con, mà nếu các con chịu suy nghĩ, chịu học hỏi, chịu tư duy thì sẽ có những cơ hội hết sức quý báu, hiếm có để học hỏi tiếp thu những minh triết cao siêu đó.

Suốt ba năm qua, Cha sống với chúng con, dìu dắt chúng con, chăm sóc chúng con, dạy dỗ chúng con và cũng nhỏ lệ nhiều với chúng con! Cha khóc nhiều, chịu đựng cái phàm ngã của chúng con, chịu đựng sự ngu muội của chúng con, chịu đựng nó luôn luôn! Cha chịu đựng sự bủa vây của những trược điển gởi đến từ chúng con, từ những động loạn, từ những sự ngu muội, từ sự tác loạn của phàm ngã trong chúng con,

Cha phải chịu đựng nhiều lắm các con ạ! Chịu đựng, gánh vác nó và đồng thời Cha phải ban rải nguồn ân điển để chăn dắt, để hỗ trợ, để dìu dắt các con tiến bộ.

Này các con, có thể nói những minh triết Cha chan rưới, Cha biểu hiện qua những hành vi, cử chỉ, lời nói nhiều khi rất trần, nhưng trong đó hàm chứa nhiều minh triết rất cao siêu, nhiều khi cao siêu mà có lẽ những kinh sách triết lý trần gian chưa hề nói đến.

Giờ nhìn lại chặng đường ba năm về đây, kiểm điểm lại chúng con, Cha thấy những lời dạy dỗ, những minh triết cao siêu Cha ban rải ra thì ít nhiều chúng con cũng có ghi nhận, cũng có dịp để học hỏi, để tiếp thu và tùy trình độ, để nhìn nó, để học hỏi nó, để tiếp thu nó, đứa ít đứa nhiều, tùy. Cha thấy những bài học Cha ban cho chúng con, bây giờ nếu kiểm nhìn thành quả thì phải thấy rằng có tiến bộ, nhìn chung thì phải có tiến bộ thôi con. Gần nguồn ân điển thì ít nhiều phải có dấu hiệu tiến bộ về mặt tư tưởng, về mặt hiểu biết, vì dù sao có dịp gần Cha, có dịp học hỏi nghe Cha giáo huấn, không ít thì nhiều về mặt tư tưởng, về mặt hiểu biết phải có tiến bộ.

Những lời giảng dạy cao siêu trở thành mớ hành trang để chúng con tiến bước. Cái chỗ tiến bộ đó có! Tuy nhiên chỗ tiến bộ này còn nặng về mặt hình thức, về mặt lý thuyết, chưa có thực chất, Cha cũng phải thấy chỗ này.

Về mặt lý thuyết, về mặt tư tưởng, chúng con có mở để tiếp thu những cái lý cao siêu Cha dạy, nhưng về mặt chứng nghiệm, chúng con chưa chứng nghiệm bao nhiêu! Chúng con còn phải trải qua quá trình đằng đẵng để chứng nghiệm, để sống với nó thì những siêu lý đó nó mới trở thành thực chất, cho nên về mặt này chưa tiến bộ nhiều! Về mặt hành còn yếu, Bi Trí Dũng Cha chưa thấy phát triển bao nhiêu. Cái chất lượng điển quang Cha chưa thấy mở nhiều, Cha phải nhìn chỗ đó, đó là cái thực chất đấy. Chứ còn nhiều đứa trong chúng con nói đạo cũng trôi chảy đấy, cũng có trình độ để nói đạo, để dẫn dắt người ta tiến, rồi được sự hỗ trợ của Cha nữa. Cho nên Cha thấy có cán bộ để nói đạo, nhưng cán bộ hành đạo thì chưa nhiều, chưa có bao nhiêu, trình độ chứng nghiệm còn kém.

Cha thấy các con có thể ôm một mớ lý đạo cao siêu do sự tiếp thu những lời giảng dạy của Cha, hoặc những lời giảng của chư Phật, của Thánh Hiền, của chư Tiên trong kinh sách để làm một mớ hành trang nói đạo, đi độ người ta, thuyết đạo cho người ta nghe. Chúng con có thể biện thuyết hay, nói đạo giỏi, đưa ra những triết lý cao siêu, người ta có thể khâm phục. À vị này hiểu đạo cao, vị này có trình độ nói đạo siêu, dùng những lý cao siêu để biện thuyết, để dẫn dắt người ta. Chuyện đó Cha cũng không phủ nhận phần nào cái lợi ích của nó, nhưng mà nó chưa thật hữu ích và chưa thật sự giá trị, vì do chỗ thiếu chất lượng của cán bộ giảng thuyết. Cho nên chúng con cần phải trải qua quá trình chứng nghiệm, hc hi bng hành, hành luôn luôn, sống với đạo, sống với những siêu lý đó thì mới thật hiểu nó, chứ còn hiểu trên lý thuyết suông thì cũng như hiểu ngoài da thôi. Chúng con phi hành chúng con mi đi vào ty cht ca nó. Phải hành đạo luôn luôn, cho nên chúng con còn phải học hỏi bằng cách hành, không phải chỉ học ở lý thuyết suông mà phải hành nữa. Cha cn cán bhành đạo nhiều lắm con! Cán bộ nói đạo Cha cũng cần, nhưng chưa cần bằng cán bộ hành đạo, vì chính cán bộ hành đạo mới được việc nhiều cho Cha hơn. Nói đạo gii mà thiếu cht lượng, thiếu căn bn nn tng đạo hnh, thiếu hành thì cũng không đi ti đâu. Chúng con cũng đang muốn xây nhiều thứ, nhưng nếu không có nền thì cũng không đi tới đâu hết. Biện thuyết giỏi không cứu rỗi linh hồn các con, các con nói đạo hay, biết dùng những lý đạo cao để thuyết phục kẻ khác nhưng linh hồn thiếu chất lượng thì sự kiện đó chẳng những không cứu rỗi chúng con mà có khi nó còn hại chúng con nữa. Vì càng nói đạo nhiu càng làm chúng con tưởng mình có trình độ cao, dngã mn, các con ttin quá thành ra ttôn, ttin vào chhiu biết ca mình thì drt rơi con ơi! Nếu những đứa lý luận hay, biện thuyết giỏi, nói đạo cao mà đã tự cứu được nó thì không thiếu gì những thằng biết nói đạo trở về, nhưng stht Cha thy không thiếu gì đứa bin bác gii brt rơi, mà còn rt nng na con!

Cho nên phải hành đạo, phải sống với đạo, phải có chất lượng thực tiễn! Chúng con là những cán bộ tình thương đạo đức, là những Tinh Quân Sứ Mạng, các con phải ý thức sâu xa chỗ này thì mới được việc cho Cha, mới thực hiện được cái công tác vĩ đại mà Cha giao phó, chứ còn hiểu đạo trên lý thuyết suông, nghe những lời giảng đạo của chư Tiên, chư Phật và của Cha, biết đó là hay, là siêu lý nhưng mà không thực hành thì làm sao thực hiểu nó, “tri bất hành bất tri con ơi!“ Tri bất hành thì cũng như bất tri thôi! Chưa phải thật tri cái chỗ biết của chúng con, phải có hành, phải có sống với nó, chứng nghiệm nó, thì cái chỗ biết đó nó mới thực tiễn, nó mới có căn bản, nó mới có chất lượng. Phải thấy chỗ cán bộ còn thiếu chất lượng! Cha muốn khen chúng con lắm đó, Cha muốn ve vãn cái phàm ngã của chúng con lắm, ve vãn nó, chúng con vui thích, chúng con không có những phản ứng nhiều khi làm Cha đau khổ. Khi Cha khích bác nó, Cha chê nó, Cha phải nhận những luồng điển, những tư tuởng chống đối do cái phàm ngã nó không thích ai chê nó, nó không thích ai phản đối nó, và như vậy Cha khổ hơn, Cha chịu đựng nhiều hơn. Còn như Cha ve vãn, Cha khen nó thì cái phàm ngã nó được ve vãn nó thích, Cha đỡ mệt hơn, đỡ mệt ở chỗ phải chịu đựng cái phàm ngã của chúng con nó phản ứng đó!

Nhưng ở đây tại sao Cha không muốn ve vãn nữa con? Vì Cha phải chê con ơi! Chê mới tiến. Biết cực mà phải chê, chê mới tiến. Cha chấp mà minh chấp đấy, chấp để tiến bộ, để giúp chúng con tiến bộ chứ còn cái phàm ngã của chúng con tự nó nó đã khen nó nhiều rồi, Cha còn a tòng với nó để tiếp tục khen nó nữa thì không đi tới đâu! Chúng con tự mãn, tự bằng lòng với mình, chúng con khen chúng con nhiều rồi cho nên Cha không muốn khen chúng con nữa, phải chê! Nhìn vào cái chất lượng thực tiễn Cha còn chê con ơi!

Chúng con thì cũng có mầm mống tốt đấy, cũng có thiện chí, cũng có nhiệt tâm hết, nhiều đứa trong chúng con ở đây cũng có nhiệt tâm, muốn tu, muốn tiến, cũng lo tu, lo tiến; có, nhưng mà cái chữ hùng tâm dũng chí để cải sửa, để vun bồi thì còn yếu. Cái ánh sáng chơn ngã trong chúng con còn yếu ớt, cho nên Cha nhìn thẳng vào cái thực chất điển quang, chứ Cha không nghe những lời báo cáo suông! Cha nhìn cái chỗ tiến là Cha nhìn cái điển chứ Cha không nghe con đã làm được cái gì, con đi tới đâu. Cha phải nhìn cái chất lượng điển quang, nó có sáng hơn là thấy nó có tiến, còn chưa sáng thì chưa tiến, mà tối hơn thì biết nó thoái bộ.

Cho nên với Cha, trước Cha, chúng con khỏi cần trình bày dài dòng hoặc là chúng con khỏi cần nói hay nói giỏi. Với Thượng Đế, Cha nhìn cái cht lượng thc tin ca đin quang tiến hay lùi Cha thấy liền! Và tất cả chúng con ở đây như Cha đã nói, về mặt lý thuyết phải nói rằng trình độ chúng con có tiến bộ, được tiếp thu và hiểu nhiều tư tưởng, nhiều đạo lý cao siêu mà nhiều kiếp chưa hiểu được. Có tiến bộ mặt này chứ con! Vì nhờ cái minh triết Cha ban rải, nhưng rồi về mặt chng nghim hành đạo, Cha nhìn chúng con ở đây thì chưa có đứa nào khả dĩ để Cha gật gù, khả dĩ để Cha tạm vừa ý. Chưa có! Điển chưa thấy sáng nhiều! Cho nên, vmt đin quang phi cvun bi, phi lo tng rác rưới, ci sa phm hnh, phi ci sa na

con!

Trong chúng con cũng có những đứa có nhiệt tâm cải sửa Cha cũng thấy, Cha không phủ nhận chỗ này, nhưng chưa tới đâu, cái phn đin tto còn yếu, cái phn đin sáng do Cha htrthì ri. Luôn luôn, dĩ nhiên được gần Cha thì phải có phần điển do Cha trợ lực để tác động dẫn tiến và cùng học bài với chúng con! Thì cái phần điển trợ có đấy, nhưng phần điển tự tạo chưa có bao nhiêu.

Cha chê chung hết, cho nên chúng con còn phải cải sửa luôn luôn, phải lo cải sửa vun bồi, phải lo tu học luôn luôn và tu học đời đời, không có trình độ nào bảo rằng đã xong và không còn tu học nữa.

À, nói tới đây Cha mới nhớ, lâu rồi hình như có một cái bài của T. T. trong bảy bài của loạt bài thuyết trình khi Hội Thánh tuyển mới thành hình, hình như bài mang chủ đề Đại Hòa, trong đó con có phân tích về “người đạo” “người tu học”. Con phân tích hai danh từ, con cho rằng “người đạo” không phải là “người tu học”, “người đạo” thì không còn phải tu học nữa. Cái bài đó về mặt điển thì Cha có hỗ trợ để cho con sáng suốt con thuyết trình, nhưng rồi nó cũng không khỏi có phần sơ sót. Đây có dịp Cha nhắc lại chữ tu học. Con ơi, tu hc là đạo đấy con, nó vn dĩ là mt, con phân biệt “người đạo” với “người tu học” thì con đã giới hạn cái chữ đạo rồi đấy, vì đạo vốn dĩ vô cùng, vô tận, vô biên, phải học đời đời con ơi! Đạo là định lut tiến hóa, đạo là stu hc vĩnh cu, một giây đồng hồ nào con ngưng tu học thì định luật tiến hóa bị ngưng trệ, đấy là sự tan rã của đạo, cho nên đạo phải tiến đời đời, phải tu học đời đời, phải cải sửa và vun bồi đời đời, cho nên “người đạo” tc là “người tu học” đời đời. Cấp nào cũng học, ma, quỷ, người, Thần, Thánh, Tiên, Phật, Trời cũng phải tu học đời đời. Về tới ngôi Trời rồi cũng phải chiết Tiểu Linh Quang ra để đi học nữa con, học đời đời để cho định luật tiến hóa xoay chuyển đời đời con ơi. Cho nên, Cha phân tích ra đây để thấy rằng chúng con phải tu học đời đời, chứ không phải tu đến một mức độ nào rồi thấy mình có trình độ cao để khỏi tu học nữa! Con ơi, người đạo là người tu học, không tu học thì không còn là người đạo! Cho nên phải tu, phải học, phải cải sửa đời đời. Người nào ngưng tu học là có khuynh hướng tự huỷ diệt mình. Vì vậy, đạo phải học đời đời, vô cùng, vô tận, vô biên, Cha nhắc nhở chúng con đấy!

Cho nên, cái hạ trí nó hay phân tách danh từ, hay thích lý luận, thì trong cái mặt phân tách cũng là để tìm hiểu, nhưng con phải coi chừng nó đi loanh quanh rồi nó lạc. Cha có nghe nói chúng con cũng phân tách, đâu ngày hôm qua gì đó, có dịp phân tách “đạo tâm” “tâm đạo”. Vậy T. T. nói Cha nghe, theo con, đạo tâm, tâm đạo ra sao? Theo cái lập trường mà con phân tách.

  1. T.: “Tâm đạo” là người tự dưng đã có một sự học hỏi, một khuynh hướng muốn trau dồi tâm mình trở nên người đạo. Còn “đạo tâm” là người trên con đường tu học cố gắng đi về con đường đạo. Tâm đạo là có căn bản về đạo đức rồi. Ví dụ, tâm đạo cũng như vàng y, vàng khối, còn

đạo tâm là những món nữ trang. Những người đạo tâm tức là những món nữ trang đã có rồi, còn tâm đạo là vàng y rồi thì không sợ méo mó hư hỏng, muốn dùng chỗ nào cũng được, và tùy theo tay thợ muốn sử dụng sao cũng được.

Cha: Theo T. N. thì đạo tâm, tâm đạo ra sao con? Theo lập trường mà con đã phát biểu.

  1. N: Thưa Cha, theo con nghĩ như hôm qua con đã phát biểu thì đạo tâm cũng như tâm đạo, hai cái đó là một mà thôi vì nó không có xa cách bao nhiêu. Vì T. T. vừa nói người có tâm đạo là người có nền tảng thì con ví cho người đó là một ông Phật đi. Đạo tâm là người chưa có nền tảng, người đang đi tìm nền tảng, thì con cho người đó là một con người bình thường còn nặng trược. Con thấy rằng giữa hai cái đó không xa cách như Cha với Thiêng Liêng đã dạy nhiều rồi, nếu vị Phật không chịu rèn luyện, không chịu tinh tấn thì vị Phật đó không khác gì đạo tâm. Còn đạo tâm mà luôn luôn cố gắng, luôn luôn quyết

tiến để có được nền tảng thì không bao lâu vị đạo tâm đó sẽ trở nên người có tâm đạo, bản thể trở về với bản thể thì Phật, Ma là một. Vì trong giây phút sáng suốt mình là Phật, nhưng sau giây phút sáng suốt đó mình trở nên ngu muội thì trở thành Ma. Đạo tâm với tâm đạo vốn dĩ không xa cách mấy, nó cũng từ chỗ tâm mà ra. Xin hết.

Cha: Bây giờ, đại khái là hai cái lập trường biểu quyết, Cha hỏi T. T. con đã chứng nghiệm trạng thái tâm đạo chưa con?

  1. T.: Dạ thưa Cha, hiện tại thì con có một phần nào rất mỏng manh trạng thái tâm đạo thôi.

Cha: Tức là con chưa thực chứng nghiệm! Đấy! Chưa thực chứng nghiệm thì tại sao con biết nó khác? Trạng thái tâm đạo con chưa biết rõ thế nào tại sao con biết chất này nó khác với chất kia. Con phải thật biết nó con mới thấy nó khác với cái kia. Rồi bây giờ, Cha hỏi T. N. con có thực chứng nghiệm trạng thái tâm đạo chưa con?

  1. N.: Đối với con thì con chưa đạt trạng thái tâm đạo.

Cha: Con chưa đạt trạng thái tâm đạo tức là con chưa biết. Chưa biết nó, vậy chớ con dựa trên cơ sở nào để con nói hai chất là một? Không có cơ sở vững chắc, cả hai chúng con đều không có cơ sở vững chắc để nói lên chỗ này. T. T., T. N. cũng dựa trên lý thuyết, ngôn từ, chưa có chứng nghiệm, chưa có cơ sở vững chắc để nói. Cho nên đứa này nói nó khác, nó phải là hai, còn đứa kia nói nó vốn dĩ một, thì Cha không chê cái này sai cũng không cho cái kia đúng, vì chúng con không dựa trên cơ sở vững chắc để nói, chưa đạt tới trạng thái chứng nghiệm tâm đạo thì làm sao biết tâm đạo là gì? Chưa biết tâm đạo là gì sao biết nó khác với đạo tâm? Còn đứa này nói nó là một, chưa biết tâm đạo là gì, sao biết nó giống với đạo tâm?

Cho nên con ơi, tìm tâm đạo, muốn hiểu tâm đạo hay đạo tâm mà dùng ngôn từ lý luận để phân tách, thì chúng con sẽ lạc vào rừng lý luận của ngôn từ, sẽ bị kẹt vào ngôn từ, lạc vào rừng lý luận câu chấp của ngôn từ mà thôi và rồi đi loanh quanh mãi, rốt cuộc chúng con cũng không thực sự hiểu tâm đạo, đạo tâm. Muốn hiểu nó chúng con phải chứng nghiệm mới thật hiểu và làm gì để chứng nghiệm? Con muốn chứng nghiệm nó thì con phải ngồi lại lắng động tâm hồn để cho cái hạ trí, cái Vía nó hết lải nhải. Con muốn chứng nghiệm, muốn hiểu chữ tâm đạo, đạo tâm không phải lý luận bằng ngôn từ! Tất cả những nghĩa lý mà chúng con hiểu đấy chỉ dựa vào một số quan niệm ở trần thế mà thôi, quan niệm chung chung để con lý luận chứ con chưa thật hiểu. Muốn chứng nghiệm nó con phải ngồi lại cho đến lúc nào linh hồn con im vắng, cái hạ trí ngưng lý luận, cái vía không cón lải nhải nữa, và trong trạng thái im vắng hoàn toàn đó, thì cái chất đạo nó mới bừng sáng, nó mới sống dậy, nó bừng lên để cho con thưởng thức nó, cho con nhâm nhi nó, cho con nếm nó, để con biết thế nào là “men đạo”, thế nào là thưởng thức đạo, để con say sưa với nó, rồi một lần, hai lần, nhiều lần; có nhiều lần im vắng như vậy rồi đạo nó mới biểu hiện từ từ, bữa nay nó biểu hiện màu đỏ, con hiểu nó màu đỏ; rồi ngày mai nó màu vàng, con chợt hiểu té ra bên cạnh màu đỏ còn có màu vàng; rồi hôm sau màu cam nó xuất hiện, con được chứng nghiệm dài dài và con thấy rằng con được chứng nghiệm để hiểu nó từ từ. Con à, không thể dùng cái lý thuyết suông, dùng những định nghĩa, từ ngữ để giải thích tâm đạo, đạo tâm, mà phải trải qua một quá trình hiểu, chứng nghiệm thực tiễn thì chúng con mới thấy cái thực chất, cái chỗ hiểu nó mới có thực chất, mới có nền tảng vững chắc, mới có chất lượng. Cho nên T. T. cũng như T. N. đều sai, đúng thì cũng có đúng nhưng mà cũng sai luôn. Nói tâm đạo, đạo tâm nó là hai đấy, cũng được, ở trên lập trường phân tách thì cũng được, nhưng mà phải biết nó rồi mới phân tách nó được, còn chưa biết nó mà con phân tách nó thì phải sai thôi! Cho nên, Cha nói nó là hai, rồi nhìn qua T. N. Cha nói nó là một, hai cũng đúng mà một cũng đúng, từ một nó ra hai rồi ra vạn triệu. Cho nên không phải một, cũng không phải hai, mà cũng là hai, cũng là một luôn. Đạo đó con, cho nên biết rồi đạo tâm không khác tâm đạo, chơn lý nó có hết con, nói nó khác là con giới hạn nó, cái chỗ biết đó không có căn bản.

Cho nên, Cha nói chúng con phải chứng nghiệm, phải hành mới thật hiểu nó, chứ còn chúng con sôi bọt mồm bọt miệng để mà phân tách để mà lý luận, rốt cuộc nó không đi tới đâu, cái chỗ hiểu đó chỉ là ngoài da thôi, ở ngoài thôi con! Không đi vào tủy chất! Cho nên chúng con phải học bằng cách thực tiễn, bằng chứng nghiệm, phải hành, phải sống với đạo, phanh lần dò mối ra để tìm định nghĩa nó. Chúng con chưa có trình độ để định nghĩa nó đâu! Ngồi bàn cãi lý luận, Cha phải cười thôi con vì Cha thấy nó đi lòng vòng không tới đâu hết, không đi vào tủy chất. Nhưng mà thôi, vậy cũng được, vậy cũng có cơ hội để lý luận để học hỏi, nhưng Cha dạy chúng con cái phương cách để học hỏi nhanh lên, mình đi vào tủy chất, chứ đi lòng vòng rồi lạc lối. Chúng con phân tách, lý luận rồi rốt cuộc cái chỗ biết của chúng con là ảo giác, ảo tưởng, cái thấy chỗ này là ảo ảnh mà thôi! Cho nên con ơi, đừng ngồi đó để lý luận bàn cãi đạo tâm, tâm đạo, con sống với nó đi, đạt được trạng thái đó rồi tự nhiên biết tâm đạo, đạo tâm thôi con. Cha nói vậy đó.

Trở lại mấy hôm nay chúng con cũng có dịp đón các đạo hữu bạn đến học hỏi ở đằng đạo gia. Cha cũng nói vấn đề này rồi ở lần dạy trước, nhưng hôm nay Cha cũng nhấn mạnh lại, đây là dịp chúng con biểu hiện cái chất Thiên Khai Huỳnh Đạo, nó không phải biểu hiện bằng lý thuyết suông, bằng những ngôn từ lý luận cao siêu, nó phải được thể hiện bằng thực chất trong hành vi, cử chỉ, lời nói, tư tưởng! Các con phải gây một không khí tình thương đạo đức, một không khí hòa ái, cởi mở, phóng khoáng, cái không khí đó mới quy người. Cho nên, Cha muốn nó được thể hiện bằng thực chất, chứ chúng con đừng ngồi đó ôm sẵn một mớ lý thuyết về T.K.H.Đ. để ai hỏi tới là vọt ra liền, lý luận cho hay nhưng mà hành động chưa có chất lượng T.K.H.Đ. thì cũng chẳng đến đâu. Cha cũng muốn chúng con phải thể hiện tinh thần phục vụ cao độ, đầy nhiệt tình, vui vẻ phục vụ, ai đến để tìm hiểu học hỏi, mình phải dự trù mọi phản ứng không thuận tiện, người ta chê chấp, phê phán, phải dự trù và phải tiếp thu để học hỏi, để cải sửa, để tiến bộ, bởi vì thực chất mình chưa tốt thì người ta chê thôi. Hôm trước Cha có nói đến “người mạnh khỏe, người yếu bịnh”; thức ăn con chưa ngon rồi chúng con mời người ta tới ăn, người ta chê là phải rồi. Cha nói người mạnh khỏe thì không chấp, mạnh về tâm linh đó, chỗ nào người ta hòa cũng được, người ta sẵn sàng ngồi với mình, người ta biết mình dở người ta cũng ngồi để học hỏi. Còn người yếu, người bịnh thì hay chấp hay chê đồ ăn, người ta kén, có chớ con, thì phải dự trù chỗ này để lo vun bồi cải sửa, rèn luyện lại nghệ thuật nấu ăn của mình, cách dọn ăn, cách mời ăn, nấu nướng; Cha nói là nói ý nghĩa tinh thần đó chứ không phải chuyện ăn uống thường tình! Cũng như người mạnh, người yếu là mạnh yếu về tâm linh!

Nhưng phải thấy chỗ này, đừng tưởng hễ người ta chê mình rồi cho rằng loại người này là loại người còn yếu chưa có trình độ nên hay chê chấp, chắc là loại người bịnh đấy! Nhưng các con phải biết cảnh giác rằng đồ ăn mình có thể chưa ngon, vả như đồ ăn mình thực ngon thì lại phải dự trù người ta bịnh, người ta chê. Nhưng rồi bên cạnh người bịnh hay chê chấp đó cũng có một hạng người khác, nó chê không phải vì nó bịnh mà nó là hạng người sành ăn con ơi, nó biết cái nghệ thuật nấu nướng cao, nó nếm nó thấy dở nên chê đấy! Thì phải thấy để học hỏi, cho nên chúng con phải dọn mình sửa sai một cách tích cực, một cách sốt sắng, nồng nhiệt, mỗi đứa phải lo quét rác, mỗi cá nhân ở đạo gia phải lo quét rác, lo quét rác cho sạch sẽ hơn thì đạo gia mới sạch hơn, từ chỗ quét rác mỗi cá nhân cho sạch thì mới ra cái bộ mặt của đạo gia, Cha không nói tới trung ương nữa mà Cha nói đạo gia thôi, khi nó sạch sẽ hơn thì cái không khí lành mạnh đó mới kéo người ta tới, các nơi người ta mới về với mình.

Phải có chất lượng điển quang, mà điển quang muốn có thì phải nhờ chỗ nào? Nhờ chỗ các con lo cải sửa, vun bồi nó, thì cái chất sáng mới biểu hiện, mới phát triển mới bừng dậy.

Con à con! Cha nhắc chúng con phải lo quét, rửa, lau luôn luôn! Một mặt thì đừng vọng động nhiều bên ngoài, giữ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Thiền định thì phải giữ như vậy nó mới hiệu quả, còn chúng con cứ đem rác rưới vô nhiều quá mà quét ra thì ít, lại còn lười quét, cho nên “cái nhà bản thể” phải dơ thôi. Cha cho rõ, bế rồi mà cũng dơ nghe con! Cái nhà này con thấy không? Đóng cửa bít bùng hết, cửa cái, cửa sổ đều đóng hết, mà mỗi ngày phải làm ménage. Đấy, hỏi chú này thì biết đấy, cho nên ngày nào không làm thì bụi bám nhện giăng, đấy là đóng cửa bít đấy con. C. nó hỏi: “Cha ơi sao kỳ quá, nhà này đóng cửa bít hết, cửa cái, cửa sổ, lại ở

xa đường không có xe cộ chạy mà sao cũng có bụi, ngày nào con cũng lau bàn, mới hồi sáng tới trưa trưa một chút lại thấy một lớp bụi nó bám.“ Đó, đó con, ý là bế cửa đó con, bế cửa đấy, bế hết đấy, mà nó cũng có rác, có bụi, huống gì mở hết các cửa mà biểu rác rưới đừng xâm nhập sao được! Nên nhớ bế cửa hết, con vẫn phải lo quét dọn mỗi ngày, ngưng quét dọn một ngày là rác rưới, là nhện giăng, bụi bám, huống chi “cái nhà bản thể” của chúng con, rác rưới nó tích tụ từ bao nhiêu tiền kiếp cho tới bây giờ, chưa kể kiếp này chúng con đem vô một mớ nữa, mà rồi ý thức quét ra thì được một chút thôi là than mệt quá, rồi lười, vậy mà bảo nó đừng hôi thúi, đừng có trược, đừng dơ, đừng bụi bám nhện giăng sao được! Phải không con?

Cho nên phải quét, quét luôn luôn mới được con! Cha nói chuyện ở ngoài để chúng con suy

“cái nhà bản thể” của các con, vì Cha nhìn vô Cha thấy nó dơ quá, còn dơ lắm con ơi! Cũng có quét, cũng có cải sửa, nhưng mà mới vài cú chổi, những cú chổi ấy còn uể oải, chưa tích cực, thiếu dũng để quét, thấy nó dơ quá rồi thây kệ nó, quét nhiều mệt quá. Cho nên một mặt đừng vọng động để bớt đem rác rưới vô, rồi một mặt phải quét, quét luôn luôn chứ không phải nói mình bế rồi khỏi quét, rác rưới nó tích tụ mỗi ngày mỗi bữa, mỗi phút, mỗi giây. Phải ý thức điều đó, phải làm ménage luôn luôn thì chúng con mới tiến bộ, cái điển nó mới bừng dậy, mới sáng đựơc, chứ chúng con quơ vài cú chổi cho lấy có mỗi ngày thì không tới đâu, vì rác rưới nó tích tụ từ tiền kiếp, ứ đọng nhiều quá, lâu ngày quá rồi, muốn tẩy rửa cũng phải hùng tâm dũng chí đấy. Cha cũng biết lâu quét, lâu rửa quá bây giờ quét dọn phải cực thôi, nhưng cái cực này cần thiết, không chịu cực chỗ này thì khỏi mong về được nghe con! Cho nên phải cực, Cha biết, nhưng mà có cực mới có sướng chứ con!

Cho nên mấy năm qua Cha cũng chuyển, mặt vô vi thì điển quang Cha trợ, Cha nhắc nhở, mặt hữu vi thì Cha cũng nhắc nhở, trợ lực, dạy dỗ, phê phán để chi? Để dẫn tiến các con cả vô vi lẫn hữu vi, có khi Cha nhắc nhở dìu dắt chúng con mặt vô vi bằng cách chuyển điển quang để nhắc nho nhỏ trong linh hồn, ảnh hưởng phần tư tưởng của chúng con lo tu tiến, lo cải sửa, và cũng có đôi khi bằng nhiều cách khác, không phải chỉ bằng cách đó thôi, chẳng hạn Cha còn moi rác ra cho nó dấy lên để có bài học cho các con! Vì chúng con biết cũng như thấy cái cống rác rưới hôi thúi quá, rồi các con giải quyết bằng cách kiếm cái nắp đậy cho thiệt kín để bớt nghe mùi, chúng con vậy không hà! Đó, nghĩa là cũng biết mình trược dơ, bây giờ mình tu mình ém nó xuống, đấy, ai chọc giận tôi, tôi ém giận xuống, tôi đè nén, tôi dằn xuống, nhưng mà dằn xuống là dồn cục đấy! Con không chịu đem ra thì có lúc phải nghẹt. Nghẹt rồi thì làm sao? Thì cũng như cái cống nghẹt mình phải dở nắp cống ra, móc rác lên, xúc ba cái đồ nghẹt đem đi đổ! Chứ ém nó khuất mắt rồi quên đi, tưởng đã sạch rồi nhưng mà không ngờ là nó dồn cục xuống chứ nó chưa mất đi đâu hết, mà mình lại quên nó đi!

Cho nên, cũng đôi khi Cha chuyển cái điển quang moi rác rưới chúng con ra, Cha cho cái phàm ngã nó dậy lên, nó tác loạn, cho bản ngã nó nổi dậy.

Vì vậy, ở đằng kia nhiều khi có hiện tượng các con nóng nảy rồi cãi vã gây lộn nọ kia rùm beng hoặc biểu hiện những chất trược như kiêu ngạo, đố kỵ, tỵ hiềm v.v... đó con! Cha cho cái bản ngã nó dậy lên để chi? Cha moi nó lên để tất cả chúng con có dịp thấy cái bản ngã của mình nó cũng còn dữ lắm. Đấy, Cha moi nó lên cho chúng con thấy, nhưng thấy rồi chúng con để vậy sao? Moi ra thì nó phải xông mùi hôi đủ thứ rồi chúng con để vậy sao? Bây giờ phải lo dẹp nó, hốt nó đem đổ chứ để vậy làm sao chịu nổi. Con ơi, Cha chịu không nổi chúng con, nói chịu không nổi chứ cũng rán chịu con. Nói thiệt là cái điển của Cha chịu nhốt trong mình chúng con đầy trọng trược, thật tội nghiệp những cái thằng Thượng Đế trong chúng con.

Vậy bây giờ moi ra, thấy rồi phải lo dọn hốt nó đi đổ, lo quét nó đi. Cho nên đạo gia chúng con muốn làm đạo sự phải sửa sai trước, cải sửa một cách tích cực, sửa mình trước rồi muốn làm gì thì làm. Phải có nền tảng vững chắc, chứ đừng làm đạo theo kiểu dựng nhà mà không có nền rồi sụp đổ hết thôi con, đổ vỡ hết, không đi tới đâu, nói làm đạo sự để mà nói chơi thôi, lý luận đạo chơi cho vui chứ không làm được việc gì cho Cha đâu, dẫu rằng nói đạo có cao, lý luận đạo có giỏi cũng không cứu rỗi linh hồn các con được, không hữu ích gì cho chính chúng con nếu chúng con không sống với nó.

Cho nên, mấy hôm nay có dịp người ta đến, đó là dịp cho chúng con học hỏi, để sửa mình và nhắc nhở mình thể hiện tinh thần phục vụ, sốt sắng, đầy thiện chí, đầy thành tâm, thể hiện một tinh thần của một Tinh Quân sứ mạng bỏ qua những chấp nê đố kỵ, tỵ hiềm. Phải luôn luôn có tư tưởng hòa đồng, người ta không đồng ý với mình, người ta chấp, người ta chê mình, mình cũng phải dự trù chỗ này để học hỏi sửa sai và đồng thời dọn mình để kéo người ta tiến với mình.

À, Cha có nghe T. N. nói T. K. có kể nó nghe một câu chuyện mà ông viên ngoại nào đó bố thí cho người ăn mày... bây giờ con kể Cha nghe coi.

  1. K.: Thưa Cha, có anh chàng nhà quê đang lâm vào cảnh khổ và cần một món đồ − không rõ món gì nhưng rất quý đối với anh ta, sẽ cứu anh ta khỏi cảnh khổ. Ông viên ngoại có món đó và biết anh nhà quê cần mới kêu tới cho. Sau khi cho rồi, anh nhà quê mừng quá lật đật quỳ lạy và nói hết sức cám ơn ông viên ngoại. Thì bị ông viên ngoại tức giận chạy vào nhà kiếm cây chổi đập anh nhà quê túi bụi và nói: “đồ vong ân bội nghĩa, tao mới vừa cho mầy, mầy đã vội quên ơn.“ Anh nhà quê không hiểu gì cả, một lúc sau mới nói: “Ông không cho tôi cám ơn ở kiếp này thì tôi xin ông kiếp sau cho tôi đầu thai làm cha ông đi.“ Dạ, chuyện tới đó hết.

Cha (cưi và nói): Câu chuyện đó rút tỉa nhiều cái ý hay để học hỏi. Vậy đại khái con nói một, hai ý gì đó con có tiếp thu cho Cha nghe. (Cha chỉ H. H. N. và hỏi.)

  1. H. N.: Thưa Cha, nãy giờ con phân tâm con không nghe rõ câu chuyện.

Cha: Vậy T. T. ngồi gần đó nói Cha nghe.

  1. T.: Cái anh nhà quê phải cám ơn ông viên ngoại mà ông không cho, gặp ông viên ngoại này không phải người thường, nếu người thường thì đã nhận lời cám ơn, mà có lẽ ông viên ngoại này thuộc bậc đã giác ngộ, cho nên không muốn anh nhà quê tỏ dấu hiệu cám ơn mình mà muốn nhắc anh nhà quê nhớ giúp đỡ mọi người khác cũng như ông viên ngoại vậy.

Cha: Được, con ngồi xuống, tới T. C., bữa nay Cha con mình có dịp luận bàn, đàm thoại hả con? T. C. thì sao.

  1. C.: Theo con hiểu ông viên ngoại này có sự hiểu biết về đạo nên thi ân bất cầu báo, trái lại anh nhà quê này cũng có một sự biết ơn thì phải tìm mọi cách để trả ơn, kẹt ông viên ngoại không chịu nhận. Trong tình thế đó, anh nhà quê phải nguyện kiếp sau sẽ làm cha. Làm cha ở đây không phải là ngôi vị cao mà chỉ trong cương vị người cha trong gia đình mới lo lắng, thương yêu các con để đền đáp ơn này. Bởi vậy, trong gia đình chúng con thấy tình cha nó còn lớn lao như vậy thì lòng thương vô biên vô lượng của Cha Trời quá lớn lao đối với các con. Xin hết.
  2. H. L.: Thưa Cha, anh nhà quê nguyện kiếp sau làm cha vì thấy ở đời này ai đi chợ, cha hay mẹ cũng

vậy, đi chợ mua sắm cái gì cũng đều nghĩ tôi mua cái này về cho con tôi, chứ ít ai nghĩ cái này cho cha tôi hết, cho nên anh này nguyện làm cha như vậy bởi vì chỉ có cha mới lo cho con, mới đền ân được thôi.

  1. H. T. T.: Thưa Cha, con nhận thấy rằng chắc có lẽ hai bậc giác ngộ đã gặp nhau mới có những ngôn từ như vậy chứ ngoài đời khó ai có nhận xét như vậy. Theo con nghĩ vậy.
  2. H. N.: Thưa kính bạch Cha, theo con, con cũng nhận xét hai vị đó cũng có trình độ tâm linh cao và người nào cũng không muốn phải còn luân hồi để trả nợ cho nhau nữa mà muốn dứt nợ để giải thoát trong một kiếp nhưng không được nên cuối cùng anh nhà quê đành ước muốn là kiếp sau làm cha mới thể hiện được trọn vẹn tình thương vô biên của người cha đối với các con. Từ đó con nhận thấy tình thương của đấng Cha Trời đối với chúng con thật vô cùng to lớn. Xin hết.
  3. : Con cũng nhận thấy anh nông dân đòi kiếp sau đầu thai làm cha vì trách nhiệm làm cha rất nặng nề lo cho con cái thì con cũng nghĩ đến vị trí của Cha lo cho chúng con cũng rất là to lớn.
  4. T. T.: Thưa Cha, nãy giờ các huynh tỷ nói hết trơn rồi nên con cũng đồng ý như vậy.
  5. H. K.: Theo con thấy anh nông dân nghĩ là không có cách gì đền ơn bằng cách đòi làm cha mới lo được. Con thấy Đấng Cha Trời cũng thương tụi con như vậy.
  1. H. N.: Thưa Cha, nãy giờ con qua lại nên nghe không được. Con nghe các bạn nói con cũng hiểu như vậy.
  2. K.: Thưa Cha, con còn câu chót con quên, lúc đó ông viên ngoại mới đứng dậy ngã ngửa ra nhìn anh nông dân và nói rằng: À, vậy mới phải chớ.
  3. TH.: Ông viên ngoại đã cho món đồ cho anh nông dân. Anh nông dân thấy ơn đó quá trọng đại mới đền đáp xứng đáng, mới biểu lộ được lòng muốn trả ơn ông viên ngoại đó.
  4. S.: Nếu đứng cương vị người làm con, không lẽ để người cha lo hết thì lúc đó người con cũng phải có cái gì, cũng chan hòa đâu còn ân nghĩa gì nữa, đâu có gì đền đáp vì người con cũng còn phải trả hiếu nữa.
  5. Đ.: (nói nghe không rõ... )
  6. N.: Thưa Cha, có lẽ con cũng học cái dũng của chị H. nhưng cô ấy trình độ phải cao lắm, còn con trình độ thấp nên con xin trình bày. Theo con thì ông viên ngoại đó ổng tham quá, tham vô cùng. Tại vì cám ơn chưa thấy đủ, trả ơn kiếp này không chịu đòi kiếp sau mới được, nhưng tham quá hóa ngu. Dạ xin hết.
  7. K.: Theo con thấy người thi ân không cần được đền trả cũng như người thọ ơn mừng quá đã vội trả, cám ơn tức là đã trả ơn. Được vật đó chưa đem về đã vội trả ơn. Đến khi người nông dân xin kiếp sau được làm cha của ông viên

ngoại đã bố thí cho mình thì con thấy rằng “con là nợ”, vì thế nên người cha cũng như Cha ở đây thương tụi con lo hết tất cả, từ quét rác rưới cho đến dọn nhà, dọn cửa, trả nợ không biết bao nhiêu mà kể, hết kiếp này đến kiếp kia cũng không hết, cho nên ơn đó lớn vô cùng đối với chúng con. Còn hồi nãy hiền huynh T. S. có nói người con lo cho cha khi già yếu, công đó đâu có thấm gì so với công của người cha lo cho đứa con.

Cha: Xuyên qua những lời phát biểu của chúng con, Cha thấy chúng con cũng có nói lên phần nào một số ý của câu chuyện. Câu chuyện vừa qua có rất nhiều ý để chúng con học hỏi. Cha thấy chúng con cũng phát biểu được cái ý nói về tình Cha thương con, muốn trả ơn không cách gì khác chỉ bằng cách làm Cha mới trả được. Nói chung, các con có phát biểu ý này ý kia. Cha không chê ý nào hết, tùy theo chỗ hiểu của chúng con để nhìn và hiểu câu chuyện, nhưng có cái ý này, cái minh triết này mà chưa có đứa nào rút tỉa ra để nói rõ! Cái ý mà Cha muốn các con học hỏi hôm nay, chưa có đứa nào thể hiện rõ, cũng có nói phơn phớt qua thôi, đó là cái ý gì vậy con? Cái thằng nông dân nó thấy ông viên ngoại không chịu nhận lời nó cám ơn, vậy chỉ còn trả nợ cho ông viên ngoại bằng cách nguyện kiếp sau làm cha của ông viên ngoại, cái đó nói lên cái gì vậy con? Là khi con muốn làm cha là phải thấy được cái chỗ lo trả nợ chứ không phải làm cha để được thấy con cái nó tôn xưng, nó kêu mình là cha đâu. Cho nên, muốn làm cha là phải trả nợ. Và rồi trên cái quá trình tiến hóa của các con, các con muốn trở về nguồn cội. Trở về nguồn cội là gì? Là trở lại ngôi Cha thì tức là phải lo trả nợ.

Học làm Cha thì phải học trả nợ. Đó là cái ý của Cha muốn dạy cho chúng con đó, nhiều ý lắm nhưng mà cái ý Cha muốn dạy hôm nay là học làm Cha thì phải học trả nợ, vì sao? Vì từ khi xuống thế cho đến lúc trở về, linh hồn con thọ hưởng biết bao nhiêu, từ vật chất cho đến tinh thần, trải qua bao tiền kiếp cho tới kiếp này thọ một câu nói minh triết cũng là vay. Cho nên, con đường trở về nguồn cội là con đường trả nợ, là con đường phục vụ. Con đường học làm Cha là con đường phải lo phục vụ, phải học trả nợ, chứ đừng thấy trở về ngôi Cha để được tôn xưng mà phải thấy luôn cái chỗ trả nợ đó con! Cha muốn dạy chúng con cái ý đó.

Vậy học trả nợ bằng cách nào? Bằng cách phục vụ quần sinh, chỉ có cách phục vụ quần sinh, phục vụ lại mọi người thì mới trả được cái nợ mình đã vay biết bao nhiêu kiếp. Phải phục vụ, phục vụ là trả nợ, chứ các con đừng tưởng khi các con đang phục vụ một vài cái gì đó cho ai, làm được một vài cái gì đó đã thấy rằng mình đang làm nghĩa, mình đang thi ân, làm được việc thiện là nghĩ rằng mình bố thí hoặc thi ân bố đức cho ai, không đâu con, trả nợ đó con (cười...

). Con đường đi về là con đường trả nợ. Con đường đi về tức là con đường học làm cha, là con đường học trả nợ, học phục vụ. Phải thấy vậy, chứ đừng nghĩ rằng tôi làm được một việc gì cho tha nhân là tôi đang làm việc nghĩa, tôi đang thi ân bố đức, tôi làm việc thiện, bố thí... Và khi con đã ý thc được vic phc vtha nhân là con trnthì không xuê xoa, không thào, mình không thy thi ân vi ai hết mà mình thy mình phi phc vụ để trncho tròn vi cái nghĩa mình đã vay mượn biết bao nhiêu kiếp cho ti ngày nay.

Đấy, cái ý mà Cha muốn dạy chúng con là làm “dâu trăm họ”, là phục vụ quần sinh, đấy là con đường trở về. Con đường đi xung là con đường vay mượn, con đường trvlà con đường trn, mình phải lo trả nợ, chỗ trả nợ này cần thiết phải có theo quy luật.

Cho nên, những con nào đã lập đại nguyện trong tâm rằng tôi sẽ phải trở về nguồn cội, trở về với Cha, phản bổn hườn nguyên là cái gì? Là nguyện trả nợ con ơi! Đấy là ý mà Cha muốn dạy các con hôm nay, cái ý này nãy giờ chưa có con nào nói thì Cha nói, nói để khi phục vụ tha nhân các con phải ý thức rằng mình đang trả nợ chứ không phải mình đang cứu độ, đang làm điều đại nghĩa để thi ân bố đức cho người khác đâu con! Nên nhớ, con có thực thi cho tròn đại nghĩa cũng là để thực thi cho tròn cái lời đại nguyện trả nợ của các con đặng về tới nơi, làm được điều đại nghĩa là trả tròn nợ thì mới nhẹ mà về.

Thôi thì tạm vậy, bữa nay cũng có cơ hội Cha với chúng con nói chuyện trao đổi, mở trí, những gì Cha nhắc nhở chúng con phải có dịp sống với nó bằng thực chất. Đấy, Cha muốn chúng con hành, hành đạo hơn là nói đạo. Phải thực hiện ngay công việc sửa mình, lập hạnh, chứ các con cứ ngồi đó biện thuyết về Tam Công Tứ Lượng mà trong khi trình độ chất lượng còn lơ mơ chưa tới đâu thì những lời biện thuyết của con không có căn bản. Thôi thì cũng tạm vậy cho những lời nhắc nhở chúng con hôm nay.

À, còn điều này, vì có quá nhiều việc để nói với các con cho nên Cha cũng quên. Bây giờ Cha nói lại để nhắc nhở các con. Trước khi Cha ban huấn từ thì có phần phát biểu của các tinh quân, nhân kỳ Đệ Tam Chu Niên Cha về quy ẩn. Trong phần này, khi T. Đ. T. Q. phát biểu Cha cười, các con biết vì sao Cha cười không con? Cha gởi về con nụ cười minh triết của Cha đó con. Cha cười và hỏi con rằng, này con ơi, con nói rằng con đi đó đi đây, đi khắp nơi, đi ta bà để lo ngươn cơ, lo đạo sự cho Thầy Mẹ, việc đó đối với Cha cũng tốt vì nhân khi con đi đó đi đây cũng là dịp có bài cho con học, nhưng này, Cha hỏi con, con đi ta bà lo đạo sự cho Thầy Mẹ chớ con có nhớ lo cái đạo sự trong con chưa con? Vì cái đạo sự trong con cũng là cái đạo sự của Thầy Mẹ đó con, con đi ta bà lo đạo sự cho Thầy Mẹ ở bên ngoài, mà con quên cái đạo sự của Thầy Mẹ ở bên trong con, con quên lo chăm sóc, vun bồi, cái chất đạo trong con. Con quên cái chất đạo đó, con quên làm cho nó phát triển, nó thăng hoa, nó sáng lên, thì cái việc con đi ta bà lo đạo sự bên ngoài chắc nó cũng không đi tới đâu, đâu con, bởi vì cái chất đạo trong con có sáng lên thì Thầy Mẹ mới nhờ con được, con mới lo được việc cho Thầy Mẹ. Cái chất đạo trong con càng sáng thì con càng làm được việc cho Thầy Mẹ và nếu không sáng được thì dẫu con có nghĩ con đi ta bà lo đạo sự, thì cái việc con lo đó cũng chỉ là đi loanh quanh không đi tới đâu! Cái đạo sự trong con không tiến triển, thì cái đạo sự bên ngoài con lo không tới đâu, con cũng không làm cho nó tiến triển được đâu con! Đấy là những điều Cha muốn nhắn nhủ con và nụ cười của Cha là nụ cười nhắc nhở cảnh giác con đó! Và rồi T. T. cũng có phát biểu rằng các con ở đây Cha không chuyển các con đi ta bà, không chuyển đi đó đi đây, chỉ ở đây thôi mà làm cũng không xong, con có biết vì sao nó không xong không con? Bởi vì cái xác của con nó không đi ta bà không đi đó đi đây nhưng cái tư tưởng, cái ý, cái tâm của con nó lại đi ta bà, đi đó đi đây đó con!

Con không lo trụ nó lại, con thiếu sự quang chiếu nội tâm, cái phần hồi quang phản chiếu quá yếu ớt nên cái chất đạo trong con nó cũng không sáng lên được, cái đạo sự trong con không tiến bộ được, do đó mà việc đạo sự bên ngoài của Cha giao nó không xong đó con! Đấy, cho nên con cũng phải ghi nhớ điều này để rán lo trụ lại thần, siêng năng tinh tấn lo việc hồi quang phản chiếu, quán chiếu nội tâm để cho chất đạo trong con phát triển, nó sáng lên chừng nào thì lo được việc cho Cha chừng nấy, càng sáng càng được việc, chúng con có sáng thì mới mong được việc cho Cha, thì mới mong việc của Cha có thành quả tốt.

Đấy là điều Cha muốn nhắc nhở thêm cho tất cả chúng con.

Thôi thì Cha nói thêm điều đó để chúng con suy nghĩ.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh