Đối Thoại Với Thượng Đế Quyển 10: Chương 13

ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ QUYỂN 10: CHƯƠNG 13

Thượng Đế: Ta thấy rằng con đã có một sự tiếp thu sâu sắc với những điều mà con ghi nhớ. Giờ thì con hiểu rõ ràng rồi đấy thôi.

Neale: Cảm ơn Ngài. Con nghĩ là con hiểu rồi. Con nghĩ rằng mình cuối cùng cũng nắm được và thật sự hiểu được, chân lý.

Cẩn thận nhé. Ý con là chân lý của con đúng không? CHÂN LÝ không hề tồn tại như một hiện thực khách quan đâu nhé.

Lập trường tạo ra nhận thức, và nhận thức thì tạo ra trải nghiệm. Cái trải nghiệm mà do chính nhận thức tạo ra cho con là điều mà con gọi là CHÂN LÝ.

Chân lý của con là những điều con thật sự trải nghiệm. Còn những thứ khác đó là cái mà người khác đã trải nghiệm - và người ta đã nói cho con nghe mà thôi.

Chuyện này chẳng liên quan gì đến con hết.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Chẳng có chứ gì gọi hiện thực khách quan sao?

Không hề. Hiện thực khách quan chỉ là một phép ngịch hợp.

Ngài đang nói rằng không có thứ gì giống như cái mà nó xuất hiện à?

Ta đang nói rằng đó chỉ là sự đối lập. Mọi thứ vốn như là thứ mà nó xuất hiện. Và những sự xuất hiện dựa trên những nhận thức. Và những nhận thức dựa trên những lập trường, và những lập trường thì không phải là khách quan. Chúng là chủ quan. Đó không phải là những điều mà con trải nghiệm, chúng là những điều mà con chọn.

Ngài chỉ vừa nói điều này mới nãy mà thôi. Rồi thì điều đó đã gây khó cho con, và giờ nó đang gây khó cho con. Con chọn để có những lập trường mà con có sao?

Thật vậy, con làm vậy đấy.

Đó là quá trình mà chính con tạo ra. Con khó mà tin được chuyện này.

Thì con sẽ không tin vào điều đó.

Vậy kết quả là -

Con sẽ không trải nghiệm nó.

Vậy thì nếu như con không tin rằng con được chọn bất kỳ lập trường nào mà con muốn, vậy thì con không thể có bất kỳ lập trường nào mà con muốn.

Là vậy.

Bởi vì đó là lập trường của con sao?

Bởi vì đó chính là lập trường của con.

Và nó sẽ thay đổi nhận thức của con, cái mà sẽ thay đổi trải nghiệm của con - và trải nghiệm sẽ cũng cố lập trường của con.

Nhưng con có thể cãi rằng con không chọn nhận thức đó. Chỉ đơn giản là cái con quan sát, một cách khách quan.

Nó là cái mà con quan sát, nó tạo ra cho con lập trường. Con chẳng nhìn thứ gì một cách khách quan cả.

Nhìn nhận khách quan là việc không thể.

Một phép nghịch hợp khác. “Quan sát khách quan” là một phép nghịch hợp.

Ừ.

Chẳng có thứ gì được quan sát mà lại không bị ảnh hưởng bởi người quan sát nó cả.

Con chắc rằng cái điều này với nhiều người thì nó nghe giống như là một quyển nhật ký tâm linh thời đại mới lắm.

Nó thú vị mà bởi vì nó là khoa học thuần túy đấy chứ.

Khoa học?

Nó là vật lý học cơ bản. Cứ đọc bất kỳ quyển sách nào về cơ chế lượng tử đi.

Vậy thì Ngài cho rằng con tác động lên cái mà con thấy bởi chính cái cách mà con quan sát nó?

Dù rằng con có quan sát nó hay không. Đó chính xác là điều mà ta đang nói. Đó chính xác là trường hợp này.

Chà, tới đây chúng ta chắc chắn là đi chệch khỏi đường ray nữa rồi. Chúng ta lại chìm dần vào vũng lầy của học thuyết nhận thức và vật lý lượng tử!

Tất cả chỉ là để dẫn con quay lại với chân lý của con mà thôi. Con không thể khám phá lại chân lý của mình, con không thể nhớ ra chân lý của mình, con không thể về bên chân lý của mình cho đến khi con nhớ ra được làm sao mà con đến được đó.

Cái mà chúng ta đang nói đến ở đây là làm sao mà con đến được nơi ấy.

Cuộc trò chuyện này đang mang con tới nơi mà con luôn luôn muốn đến: NHÀ. Nếu con có thể về được nơi ấy trước khi con chết thì con sẽ không bao giờ phải lo lắng về cái chết một lần nào nữa. Con sẽ không bao giờ thấy sợ chết nữa đâu.

Đó không phải là điều mà con mong mình có thể đạt được thông qua cuộc đối thoại này hay sao? Cho bản thân con và cho những người khác sao?

Vâng.

Vậy thì cuộc thảo luận của chúng ta về học thuyết nhận thức và vật lý lượng tử không phải là ta đã đi chệch hướng rồi đâu - giờ đây có lẽ là con hiểu tại sao chúng ta đang tiếp cận cuộc sống và đời sống sau cái chết từ lập trường này.

À, vậy thì giờ đây Ngài đang khẳng định rằng ở đó có “cuộc sống sau cái chết”.

Không hề.

Không sao?

Không. Chẳng hề có cuộc sống sau cái chết.

Không có cuộc sống sau cái chết sao?

Không. Thật sự thì chẳng có thứ gì gọi là “chết” cả. Và nó là...

HỔI TƯỞNG THỨ BẢY

Không hề tồn tại cái chết.

Nhưng ta biết con nghĩ rằng cái chết tồn tại, và vì vậy với con nó hoàn toàn có thật.

Đó là cái mà chúng ta đang nói ở đây.

Chúng ta đang nói về những nhận thức, về những lập trường mà mà từ đó chúng hiện ra.

Hmm, vậy thì chúng ta đang đi đúng một vòng.

Toàn bộ cuộc trò chuyện này là một vòng mà. Nếu con chưa nhận ra được thì con sẽ thấy.

Cuộc trò chuyện này không phải là một đường thẳng. Ở đây chúng ta đang đi theo một vòng xoáy, rất nhiều lần ta xoáy ngược lại về những điểm quan trọng. Không chỉ là hai, mà có lẽ là ba hay bốn lần gì đó. Con sẽ thấy rõ điều này khi chúng ta tiếp tục nói chuyện. Điều này không phải là ngẫu nhiên. Mà nó là sự tính toán có thừa cả đấy.

Cái đang được ta bàn đến ở đây chẳng ít hơn vũ trụ học của vũ trụ đâu. Bí ẩn của mọi sự sống. Đây là những cuộc viễn chinh của linh hồn sau cái chết. Sự tự nhiên của thời gian và không gian. Và ít nhất có hai ý tưởng sẽ khuấy động con tàu vũ trụ học. Và thỉnh thoảng con buộc phải nghe những điều ấy hơn một lần để con thực sự có thể tiếp thu được chúng. Vậy nào ta cùng đi tiếp nào. Chúng ta có rất nhiều điều cần bao quát. Sẵn sàng chưa?

Sẵn sàng rồi.

Vậy để ta lặp lại lần nữa, để cho nó rõ ràng, đó là lập trường của con

  • đó là con quan sát một vật theo cách như thế nào - tạo ra nhận thức của

con trong suốt kiếp này và kể cả kiếp sau nữa.

Vậy thì nếu con không hề nghĩ rằng có cuộc sống sau cái chết, thì sẽ chẳng có nó đúng chứ?

Ồ, thì nó cũng có một cái chứ, vì chắc chắn là thế. Con không thể thay đổi Sự thực tối thượng được. Nhưng con có thể thay đổi trải nghiệm của con về nó. Đó là lý do tại sao mà ta từng nói...

Không thể sống hay chết mà vắng bóng Thượng Đế, nhưng cũng không phải là không có quyền được nghĩ rằng mình chẳng có ông Thượng Đế nào cả.

Nếu con nghĩ rằng con đang sống hay chết chẳng hề có bóng dáng

của Thượng Đế, thì con sẽ trải nghiệm điều đó.

Con có thể trải nghiệm điều này tới chừng nào mà con thích. Con có thể kết thúc nó bất cứ khi nào mà con muốn.

Toàn bộ điều này dẫn chúng ta đến...

HỒI TƯỞNG THỨ TÁM

Bạn không thể thay đổi sự thực tối thượng,

nhưng bạn có thể thay đổi trải nghiệm của bạn về nó.

Con đang cố gắng để hiểu một cách chính xác là nó hoạt động như thế nào, và nó mang ý nghĩa gì. Con đang nhìn vào bên trong những trải nghiệm cá nhân của mình để xem nếu con có thể ý thức được nó dựa trên những gì con đã đi qua trong chính cuộc đời con.

Tốt. Đó là một việc làm rất tốt. Đó là một cách tuyệt vời để khởi động.

Chỉ là đừng bao giờ để bản thân con bị kẹt lại ở đó.

Điều đó có nghĩa là gì?

Nó có nghĩa là luôn để cho tâm trí mình cởi mở với cả những điều mà chính bản thân con có lẽ cũng chưa từng trải nghiệm qua.

Được rồi. Con luôn để tâm trí mình cởi mở.

Trong trường hợp này, hãy quay về với những điều mà con có thể lôi lên từ ký ức của mình. Ta nói về những việc của con “trải qua cuộc sống” này - con đã bao giờ đi ra ngoài khi trời vừa bắt đầu đổ mưa chưa?

Dĩ nhiên. Đâu phải chỉ một lần.

Tốt. Giờ thì con đã trải nghiệm qua khoảnh khắc ấy, hiện thực của cơn mưa, là một điều phiền toái hay là một chuyện phiền phức, hoặc là đó là một điều tuyệt vời và diệu kì?

Chà, thật sự là con có thể nhớ là mình trải nghiệm cả hai. Con nhớ có một lần khi điều này xảy đến thì con rõ ràng cảm nhận được nó chính là một sự phiền phức. Con đã tức giận vì trời đổ mưa. Con đã chạy đi tìm chỗ trú mưa nhanh nhất mà con có thể nhưng chả ích gì. Con bị ướt nhem.

Và một lần khác, con nhớ mình đang đi dạo với một cô bạn trẻ trung của mình vào một ngày hè và trời đổ mưa. Chúng con đang ở trong bãi đổ xe với nhiều chỗ để trú mưa lắm chứ và rồi cô nàng kia bất

ngờ xé hết áo quần và nhảy nhót dưới cơn mưa. Cô nàng nhảy múa và nhảy cẫng lên vì vui sướng còn con thì đứng đó chết lặng, tóc tai thì ướt nhem phủ cả trước trán.

Cô ấy cười lớn vì dáng vẻ của con và cô ấy thách con tham gia nhảy nhót cùng mình. Vì vậy mà con cũng làm luôn, và rồi chúng con nhảy lòng vòng quanh cái bãi đỗ xe đó chừng hơn 5 phút trước khi cảnh sát ập đến. Mà viên cảnh sát cũng tử tế - một nữ cảnh sát, thật ra thì - người cảnh sát này chỉ nhẹ nhàng nói với tụi con là 2 người nên mặc đồ vào đi vì cô ấy cũng không muốn bắt giữ 2 đứa con vì tội khoe thân hay là nổi điên giữa chốn công cộng. Cả ba người tụi con cười vang, tụi con làm theo lời cô ấy, nhưng đó là một khoảnh khắc trong đời mà con sẽ không bao giờ quên được. Đó là sự sảng khoái hào hứng tột cùng. Một trò ngịch ngợm vui vẻ.

Và dĩ nhiên là ta biết về thời khắc ấy - đó là lý do tại sao ta lại sử dụng ví dụ đặc biệt này. Vậy giờ để cho ta hỏi con một câu nhé. Cơn mưa thì có cái gì khác nhau?

Con xin lỗi?

Bằng cách nào mà cơn mưa ở sự việc đầu tiên lại khác với cơn mưa ở sự kiện thứ hai? Nó ướt át hơn à? Hay nó mưa to hơn? Hay là những giọt mưa lạnh hơn và nặng hạt hơn?

Không. Thật ra thì hai cơn mưa đều như nhau cả thôi. Chẳng có mưa to hơn hay giông tố nhiều hơn giữa cơn mưa đầu và cơn mưa thứ hai. Cả hai đều là những cơn mưa rào tuyệt vời trong mùa hè.

Vậy thì cái gì mới LÀ sự khác biệt giữa hai trải nghiệm trên?

Cái cách mà con nhìn vào chúng. Lập trường của con. Chẳng hạn với cái thứ nhất, con đang đóng trên mình một bộ vest và đang trên đường đến một cuộc họp quan trọng, thế là đứng trên lập trường của con thì cơn mưa này là một sự phiền toái. Còn hơn cả một sự phiền toái nữa ấy chứ. Nó là kẻ ngáng đường kế hoạch của con. Nó là một khó khăn trên đường đi của con. Còn cơn mưa thứ hai, con ăn mặc khá bình thường và chẳng có thời gian gì đặc biệt mà con cần đi tới đâu cả. Cơn mưa nó có thể “giống như là” một niềm vui vậy đó.

Ừ. Và ai đã tạo ra những lập trường kia?

Dĩ nhiên là con.

Con đã có thể tự mình cho rằng cuộc họp đó chẳng có gì quan trọng cả, hoặc là khi con đến nơi có nhếch nhác một chút cũng là điều dễ thông cảm và nó chẳng là vấn đề gì hết, đúng chứ? Con đã có thể “nhìn nó theo

cách đó”, đúng chứ?

Vâng ạ.

Vậy thì giờ con cứ cho rằng cơn mưa chính là sự thật tối thượng. Con không thể thay đổi thực tế rằng trời đã đổ mưa nhưng con có thể thay đổi trải nghiệm của con về cơn mưa bằng việc thay đổi cách nhìn của con về nó. Con không thể thay đổi Sự thật tối thượng, nhưng con có thể trải nghiệm Sự thật Tối thượng này theo bất cứ cách nào mà con muốn.

Đây là bí mật lớn nhất của sự sống.

Nhưng đâu phải lúc nào nó cũng dễ dàng đâu.

Nó luôn luôn rất dễ đấy chứ.

Nhưng nếu như con thay đổi cách nhìn về những việc nhất định, thì mọi kịch tính sẽ không còn nữa.

À, giờ chúng ta đang dần đi vào nó rồi đây...

Chẳng hạn, hồi tưởng thứ bảy - Không hề tồn tại cái chết. Trời đất ơi, nếu như cả thế gian này thật sự nắm chắc nó như một chân lý thì tất cả các kịch tính sẽ đi đâu? Làm sao mà chúng con còn giận giữ, đau buồn hay thương tiếc cho sự mất mát của những người mình yêu thương? Người Ý sẽ biết làm gì đây?

Thật là rất buồn cười.

Ngài có nghĩ là những người Ý sẽ nghĩ vậy không?

Dĩ nhiên là họ sẽ nghĩ vậy chứ. Họ sẽ là những người cười to nhất.

Được rồi. Nhưng nghiêm túc mà nói thì - cái này có thể biến thành thật chứ? Nói mà có cuộc sống đằng sau cái chết là một chuyện, nhưng nói cái chết không hề tồn tại lại là một chuyện khác. Ngài vừa nói đến một điều gì đó quan trọng cực kì to lớn ở đây.

Con nói nghe như chuyện này là cái điều gì đó mới lắm vậy.

Vào mỗi chỗ ta đều đặt một câu trích dẫn đó thôi - dù cho là tôn giáo nào, dù cho là nền văn hóa nào, dù cho là thời gian của hoàn cảnh nào - ta đã mô tả đúng khi tuyên bố rằng cái chết không hề tồn tại - không phải theo cái cách như hầu hết các con nghĩ, cái mà nó như là kết thúc của mọi sự sống đâu. Chẳng có thứ gì như là “kết thúc sự sống” đâu.

Vậy thì “cái chết” theo như trải nghiệm của con người không tồn tại.

Ừ, đó là sự kết thúc của sự tồn tại về mặt thể chất mà thôi. Trải nghiệm đó kết thúc vào thời điểm con chết, nhưng tự chính bản thân sự sống thì không.

Nếu con có một đức tin vào Thượng Đế thì con phải có đức tin vào cuộc sống vĩnh hằng bởi vì Thượng Đế của mọi tôn giáo đều tuyên bố điều ấy.

Nếu như con không tin vào Thượng Đế thì sao?

Chuyện đó có thể thay đổi điều mà con trải nghiệm, nhưng nó sẽ không thay đổi cái vốn là như vậy đâu. Cái mà con sẽ trải nghiệm là cái mà con tin vào, và cái mà con tin vào thì phụ thuộc vào lập trường của con.

Vậy không có chuyện “dọn sẵn đường” mà nó vậy à? Không có một điều gì mà xảy ra với tất cả mọi người à?

Có nhiều thứ xảy ra được “sắp đặt” sẵn rồi - nhưng con có thể không biết được rằng chúng đang xảy ra.

Mọi thứ bắt đầu trở nên rối tung rồi đây.

Xin lỗi, nhưng sự thật là vào thời điểm của cái chết, con sẽ trải nghiệm cái điều mà con tin và đức tin của con sẽ được dựa trên cái mà con nhận thức, và nhận thức của con sẽ được dựa trên lập trường của con.

Và không có cơ may nào để nhận thức của con thay đổi à?

Hiển nhiên là có chứ. Cũng như là trong cuộc sống của con trước cái chết, nhận thức của con cũng có thể thay đổi trong cuộc sống của con sau cái chết.

Cái gì có thể hoặc là sẽ làm được điều đó? Một sự thay đổi trong lập trường của con. Nhìn mọi việc theo một cách mới.

Nhìn mọi việc theo một cách mới.

Nhưng cái gì có thể tạo ra điều đó?

Rất nhiều thứ - bao gồm cả quyết định của con ngay tại những lúc sau khi con chết đi rằng cái cách mà hiện tại con đang nhìn mọi việc là không có hiệu quả. Là rằng nó đã không mang đến cho con cái trải nghiệm mà con đã chọn để có được nó. Một quyết định như vậy sẽ lập tức thay đổi trải nghiệm của con.

Được rồi, được rồi cứ cho là chúng ta vừa... mà có cách nào để con có thể hỏi chuyện Người mô tả chính xác cái xảy ra vào lúc khoảnh khắc cái chết, và tiếp tục đi từ đó được không?

Ta rất sẵn lòng nói với con về những con đường đó nhưng như ta đã nói rồi đấy thôi, với mỗi người nó rất khác nhau.

Vậy thì chỉ cho con vài con đường.

Con đang hỏi một câu hỏi thật lớn. Giờ con thật sự muốn đi vào ngay vấn đề này sao?

Vâng. Con đợi đủ lâu rồi. Con muốn biết chuyện gì xảy ra sau khi người ta qua đời. Chúng ta cần làm rõ với nhau. Địa ngục không hề tồn tại.

Chỉ đơn giản là không có cái nơi như vậy.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

TỦ SÁCH TINH HOA:

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh