Yoga Là Gì

YOGA LÀ GÌ

Nghĩa nguyên thủy của từ Yoga là Union - hợp nhất, nó ám chỉ trạng thái tìm thấy sự hợp nhất giữa linh hồn con người và vũ trụ, con người trở nên hòa hợp cùng nhịp với cuộc sống.

Những thứ chúng ta thường tiếp xúc và nhận biết về Yoga hiện nay là những kiến thức khái niệm đã bị phân mảnh rất nhỏ và biến đổi theo mục đích sử dụng theo thời gian.

Nếu lần về khái niệm Yoga nguyên thủy trong nền văn hóa ấn cổ đại đã tồn tại từ 2000 - 3000 năm trước công nguyên thì có thể xem yoga là những chỉ dẫn để tìm về sự hợp nhất, nó được ghi nhận trong kinh veda, được tổng kết trong Upanishad, được nhắc tới trong các trường ca Mahabharata và Ramayana cùng nhiều kinh sách khác sau này.

Một cách tổng quát nhất, con người sinh ra bình thường cảm nhận được 3 thể: cơ thể, suy nghĩ và cảm xúc, tương ứng với nó là 3 con đường tìm về sự hợp nhất: Karma Yoga, Jnana Yoga (Dhyan Yoga) và Bhakti Yoga.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Karma Yoga là yoga của cơ thể gắn với hành động. Bản chất của nó là khi làm điều gì yêu thích theo thôi thúc bên trong (thuận theo sự trồi lên của nghiệp cũ) và không có mục đích (không sinh nghiệp mới), chủ thể bị hút hoàn toàn vào hành động đến mức cái tôi tan biến, khi làm như vậy nghiệp cũ được giải tỏa mà nghiệp mới không sinh ra dần dần đưa đến sự giải thoát. Nhưng rất khó để biết mình yêu thích gì và phi mục đích, nên phải có dẫn lối bởi các phương pháp, ban đầu có dẫn dắt và mục đích để đúng hướng rồi bỏ dần nó trong quá trình phát triển. Trong xã hội hiện đại, Karma Yoga là yoga chúng ta hay gặp nhất, nó là các nhánh luyện tập các động tác và hơi thở như hatha yoga, Vinyasa yoga…

Khi thực hiện Karma Yoga con người thấy mình cân bằng hòa hợp với cuộc sống do đó sức khỏe và tâm lý được cải thiện, đó là lý do tại sao yoga muôn hoa đua nở đến vậy trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên cũng như mọi thứ pháp khác chỉ là hình thức, nếu nắm được bản chất vấn đề bạn không cần đến một lớp yoga nào vẫn có thể thực hành karma yoga hàng ngày, nếu thích vẽ hãy vẽ, thích chạy hãy chạy, thích nhẩy hãy nhẩy nhót, thích đạp xe hãy đạp xe và dồn toàn bộ năng lượng của mình vào hành động đến mức bản ngã bốc hơi, chỉ còn lại sự tận hưởng hành động, ko còn cảm giác hay suy nghĩ nào khác

Mua đá năng lượng:

Jnana Yoga là Yoga của suy nghĩ, của trí thông minh, người ta quan sát mọi sự ghi nhận nó một cách trung thực và nhận biết ngày càng sắc bén về cuộc sống. Thiền chính là hình thức phổ biến nhất của Jnana Yoga, khi người ta dần trở nên biết về những điều thực sự xảy ra với mình và những thứ nào chỉ là ảo ảnh gây nhiễu thì kết quả sẽ đến sự tìm về với linh hồn và hòa nhập cùng vũ trụ

Bhakti Yoga là con đường của tình yêu của sùng kính, nó là con đường tự nhiên nhất nhưng không thể được dậy chỉ là trải nghiệm lúc nó đến ; Khi yêu và sùng kính dẫn đến trạng thái muốn dâng hiến và bốc hơi toàn bộ bản ngã và đến đích không cần một nỗ lực tìm kiếm nào. Trong kinh sách cổ thường khuyên con người nên đi theo đường này vì nó nhẹ nhàng nhất, các tôn giáo lớn đều hướng về con đường này, nhưng đó là khi xưa, trí tuệ con người ít phát triển hơn nên dễ yêu và sùng kính hơn. Trải qua mấy ngàn năm con người đã khác xưa, trí tuệ phát triển, khoa học phát triển ai có thể tin tưởng toàn bộ vào thượng để hay tình yêu đây ? Do đó rất dễ từ bỏ con đường này giữa chừng ngay cả với những kẻ được nếm vị ngọt tình yêu, vì bất cứ sự yêu, sùng kính không toàn bộ nào cũng đưa con người vào thất vọng và đau đớn vô cùng. Nhưng phần thưởng của việc đạt đến bốc hơi toàn bộ là việc hưởng phúc lạc bất tận ngay lập tức, không cần học hành hay cố gắng gì.

Vào khoảng 200 - 500 năm trước công nguyên, Patanjali tổng kết Yoga sutra đưa ra 8 nhánh của việc thực hành yoga. Nhánh 1 và 2 là sự chuẩn bị chung bên trong mỗi con người do điều kiện tích lũy trong kiếp này và các kiếp trước đã chín muồi, nhánh 3 và 4 là Karma yoga, liên quan đến hành động nếu đạt đến bị hấp thụ toàn bộ sẽ lên thẳng Samadhi. Nhánh từ 5 đến 7 tương ứng với Jnana Yoga là con đường nhận biết bên trong và bước cuối cùng để đến samadhi là Dhyana, chính là làm mình tan biến bị hút vào trạng thái thiền sau và thường được đánh giá là bước khó nhất vì trí tuệ càng lớn buông bỏ càng khó, vì vậy nhánh mật tông mới phát triển tình thầy trò tin cậy tuyệt đối, hoặc tantra để hỗ trợ bước nhảy cuối cùng này. Bhakti Yoga là việc điên lên vì yêu và sùng kính , bốc hơi toàn bộ rơi thẳng vào giữa bước 7 và 8, nói chung không có phương pháp thực hành.

Nếu cuộc sống là một con tầu đang chạy và cần khám phá đích đến của nó thì Karma yoga là chạy theo cùng vận tốc song song với nó, Jnana yoga nhìn thật kỹ chăm chủ để biết nó đi đến đâu, còn Bhakti Yoga thì biến thành cục nam châm dính luôn vào con tầu, rồi không cần quan tâm đi đâu làm gì vì họ đã trở thành một phần của con tầu đó

Nhưng con người là tổng hòa của cả cơ thể, trí tuệ và cảm xúc nên việc kết hợp ở chừng mực nào đó là có thể. Hãy nghe ngóng nhu cầu nội tại làm điều bạn thích thôi ko gắn với mục đích đó là đang thực hành karma yoga, quan sát tâm xem ý nghĩ, cảm xúc khởi lên mất đi ra sao là Jnana yoga, và hãy yêu, đừng ngại ngần, điều tưởng chừng rất bình thường đó có một sức mạnh ma thuật sẽ đưa con người đến thẳng trái tim của cuộc sống

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh