Chánh Ngữ

CHÁNH NGỮ

Ngôn Ngữ - Một phương tiện và công cụ tốt để chuyển hóa tâm thức. Biết dùng đúng thì gọi là Chánh Ngữ

Chúng ta sống trong hai thế giới. Bên ngoài và bên trong.

Nếu cầm một quả táo và hỏi một đám người, từng người một: "Đây là quả gì?" Chắc là đa số sẽ trả lời là quả táo. Ít người sẽ nhìn quả táo bảo là quả cam. Bởi vì ở thế giới bên ngoài, ta dựa vào giác quan để nhận biết vật chất và dễ dàng đi tới nhận biết giống nhau.

Thế nhưng nếu ta thử thay câu hỏi đó bằng "Hạnh phúc là gì?" thì chúng ta chắc sẽ nhận được câu trả lời khác biệt với từng người. Bởi vì ở thế giới bên trong, nhận biết của chúng ta được định hình bởi một không gian khác, chịu sự ảnh hưởng của truyền thống, văn hóa, giáo dục, đời sống gia đình, quá trình trưởng thành của từng người.

Ngôn ngữ là kính nội soi

Ngay cả ở thế giới bên ngoài, sự nhận biết cũng chịu sự ảnh hưởng lớn từ thế giới bên trong. Một ví dụ khá kì quái được phát hiện ra khi nghiên cứu dân tộc Himba ở Namibia. Dân tộc này trong ngôn ngữ của họ có 1 từ chỉ màu xanh dương (blue) nhưng có tới 14 từ chỉ màu xanh lá (green). Khi cho họ tìm màu xanh dương trong một mớ hình mẫu nhiều màu, họ mất khá lâu để chỉ ra màu xanh dương, nhưng nếu cho họ một mớ màu xanh lá mà sự đậm nhạt chỉ khác nhau một chút thôi thì hỏi màu xanh lá nào là họ chỉ ra ngay màu xanh lá đó. Như vậy có thể thấy ngôn ngữ của họ thể hiện luôn cả cảm nhận của họ về thế giới bên ngoài. Còn người dân tộc Tahiti sống cuộc sống rất là an vui tới mức mà ngôn ngữ của họ không có cả từ riêng cho trạng thái "buồn", họ chỉ có một từ dùng chung cho buồn và khi bị cúm thôi.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Vì thế, nghiên cứu về ngôn ngữ, nguồn gốc của từ, chiết tự v.v.. giúp ta hiểu được khá nhiều về nội tâm, tình thái bên trong của người xưa.

Ngôn ngữ là xiềng xích

Truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc v.v. được truyền từ đời này qua đời khác là nhờ có ngôn ngữ, dù dưới dạng viết hay nói. Vì thế, nói cho vuông thì truyền thống, bản sắc dân tộc chẳng qua là ngôn ngữ của người đã chết. (Sự thực là những cái gọi là truyền thống kia vốn được tạo ra và truyền lại. Khi đến đời ta thì những người khởi tạo ra truyền thống đó đã chết từ lâu lắm rồi, mục xương rồi).

Vậy mà chính những thứ đó lại là hàng rào, là nhà tù giam giữ thế giới bên trong của chúng ta. Ví dụ như bố mẹ ta, thầy cô ta, lúc ta còn nhỏ thường cấm ta không được "nói bậy". Vì thế những từ văng tục hay liên quan tới các bộ phận sinh dục tự nhiên trở thành một sự đánh giá về văn hóa, học thức của một người trong khi về mặt giá trị nội tại thì ít có liên quan.

Tương tự như thế giá trị của một người trong mắt của người khác hay dưới sự đánh giá của xã hội nói chung chịu rất nhiều sự ảnh hưởng của ngôn ngữ. Hầu như chúng ta đều bị giam giữ và trói buộc ở trong đó.

Ngôn ngữ là áp bức.

Khá nhiều từ ngữ chúng ta sử dụng có sợi dây cột chặt với tình thái, cảm xúc bên trong. Ví dụ khi ta vui ít khi ta văng tục chửi bậy, khi ta bực, giận thì ta dễ nói ra những từ đó hơn. Vì thế, lúc đang không có gì mà dùng những từ đó, ta tự đặt cảm xúc bên trong vào chiều hướng đi tới giận dữ, bực tức và chuẩn bị cho nội tâm ta sẵn sàng đi vào tình thái đó.

Buổi sáng gặp thằng bạn, nó hỏi: "dạo này thế nào?" Trả lời: "dạo này bận lắm". Một từ "bận" được nói ra, tuy có thể đang không bận gì cả, nhưng ngay lập tức từ này đem tới một áp lực ở bên trong. Bởi vì từ "bận" liên quan tới một trạng thái áp lực của công việc, từ này khi được nói ra lập tức gây ngay một áp bức tới nội tâm ta và dù không bận, ta tự nhiên lại phải chịu một áp bức vô hình hiển hiện ngay.

Ngôn ngữ là phương tiện chuyển hóa

Ngôn ngữ có thể xiềng xích, trói buộc ta, điều khiển ta đi tới tình thái khác nhau. Vậy nếu ta có thể thay đổi ngôn ngữ, ta hoàn toàn có thể phá vỡ xiềng xích, cởi bỏ trói buộc, giải phóng bản thân. Đây chính là một công cụ chuyển hóa rất tốt. Các thiền sư, cha đạo rất hay dùng thơ văn, thánh ca, kệ chú, tụng niệm... để dạy. Chúng ta làm theo mà không biết là chính chúng ta đang dùng ngôn ngữ để cải biến nội tâm, chuyển hóa bên trong và nhờ đó mà giải phóng bản thân, đạt được nhiều niềm vui, hạnh phúc, hoan hỉ, an lạc.

Như thế Chánh ngữ không chỉ bao gồm 4 giới hạnh như đạo Phật dạy: Không vọng ngôn, không ỷ ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu. Chánh ngữ nên được hiểu rộng hơn là sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động và tỉnh thức để chuyển hóa nội tâm cho mình và cho người, khơi thông dòng năng lượng tích cực để tiến hóa lên mức cao hơn của tâm thức.

Nhất Không

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh