Đối Thoại Của Thánh Catarina Sienna: Chương 2. Ơn Trở Nên Giống Chúa Kitô P3

ĐỐI THOẠI CỦA THÁNH CATARINA SIENNA: CHƯƠNG 2. ƠN TRỞ NÊN GIỐNG CHÚA KITÔ P3

Các tạo vật có lý trí phải dùng phương tiện nào để thoát khỏi con sông và đi trên cầu.

  1. Bây giờ, Cha muốn trở lại với ba bậc của cây cầu mà các con phải qua, nếu các con muốn qua sông mà không chết đuối, để đến tới mạch nước hằng sống, nơi các con được gọi tới uống. Và nếu các con muốn Cha ở giữa các con trong cuộc lữ hành trần thế, Cha sẽ ở giữa các con bằng ân sủng. Cha biến linh hồn các con thành nhà Cha ở.

Trước hết, nếu chúng con muốn hoàn thành cuộc lữ hành, thì điều kiện thứ nhất là phải khát, chỉ những ai khát mới được mời gọi. Ngài nói: “Hỡi những ai khát hãy đến mà uống”. Ai không khát sẽ không bền vững trong cuộc hành trình này: mỏi mệt một chút cũng sẽ làm nó dừng lại, vui sướng một chút sẽ làm nó sao lãng. Nó sẽ không nghĩ đến phải sắm một cái bình để kín nước, cũng chẳng lo cho có bạn đồng hành cần thiết. Nó không thể đi một mình; vì sự bách hại sẽ làm nó hoảng sợ, và nếu nó hoảng sợ nó sẽ trở lui. Nó sợ vì nó đi một mình. Nếu có bạn đồng hành, nó sẽ bớt sợ. Nếu trèo lên được cả ba bậc, nó sẽ thấy an toàn, vì khi ấy nó không ở một mình nữa.

Thế nên các con phải khát, phải liên kết với nhau, hoặc hai, hoặc ba người, hoặc nhiều hơn, như Cha đã nói với con. Tại sao hoặc hai, hoặc ba? Bởi vì không bao giờ có hai mà thiếu ba, cũng như không bao giờ ba mà thiếu hai, không bao giờ có hai, có ba mà không có nhiều hơn. Kẻ ở một mình, Cha không thể ở giữa nó, vì nó không có bạn đồng hành để Cha ở giữa. Hơn nữa, nó chẳng là gì hết: kẻ ở một mình là kẻ tự đóng kín trong ích kỷ, chỉ biết mình nó. Tại sao nó cô đơn? Bởi vì nó không có ân sủng của Cha, và không có đức ái đối với người đồng loại. Vì tội lỗi, nó tách khỏi tay Cha, và quay về hư vô, bởi vì chỉ mình Cha là hiện hữu. Vậy kẻ cô đơn, nghĩa là kẻ nhốt mình trong tình yêu vị kỷ, thì kể là hư vô đối với Cha. Nó bị đẩy ra khỏi Cha. Bởi thế, mới có lời rằng: “Khi có hai, hoặc ba hoặc nhiều hơn tụ họp lại nhân danh Thầy, Thầy sẽ ở giữa họ” (Mt 18:20).

Cha đã nói với con: không bao giờ có hai mà thiếu ba, và không hề có ba mà thiếu hai, thật đúng như vậy. Con biết các giới răn của Luật được quy về hai điều mà thôi, và nếu không tuân giữ hai điều này, thì không giới răn nào được tuân giữ. Phải yêu mến Cha trên hết mọi sự, và thương yêu tha nhân như bản thân mình; đấy là phần đầu, cũng là phần giữa và là phần cuối của các điều truyền của Luật.

Hai điều răn này không thể hợp lại với nhau nhân danh Cha, nếu không có sự hợp nhất của ba tài năng linh hồn là trí nhớ, trí tuệ và ý muốn. Trí nhớ phải ghi lại những hồng ân của Cha và nhớ mãi kỉ niệm lòng nhân lành của Cha. Trí tuệ phải dán mắt vào tình yêu vô biên mà Cha đã tỏ ra đối với các con nơi Con Một của Cha. Ngài là đối tượng Cha đề ra cho trí tuệ nhìn ngắm, để trí tuệ các con chiêm ngưỡng nơi Ngài là lửa đức ái của Cha. Ý muốn các con phải kết hợp với trí nhớ và trí tuệ để yêu mến và ước ao Cha, vì Cha là cùng đích của nó.

Khi ba tài năng này của linh hồn phối hiệp với nhau cách thánh thiện như thế, thì Cha ở giữa chúng bằng ân sủng. Và bởi vì khi đó con người được đầy lòng mến yêu Cha và thương yêu tha nhân, cho nên nó được thêm nhiều nhân đức vững chắc. Trong trạng thái đó, linh hồn cảm thấy khát: khát nhân đức, khát vinh hiển của Cha, khát ơn cứu độ cho các linh hồn; bất cứ sự khao khát nào khác đều đã tắt hết và không còn có trong linh hồn này. Nó bước đi vững vàng, không chút sợ hãi như tôi tớ, nó bước lên bậc thứ nhất của tâm tình, vì tâm tình của nó đã được lột bỏ tự ái, đã được nâng lên khỏi bản thân nó và vượt khỏi mọi sự thế gian. Linh hồn không còn yêu mến hay tha thiết với chúng nữa, hoặc chỉ yêu mến chúng theo mức độ ở trong Cha, chứ không ở ngoài Cha, nghĩa là với một sự kính sợ thánh thiện và lòng yêu mến nhân đức.

Khi linh hồn lên đến bậc thứ hai, là nơi nhờ ánh sáng của trí tuệ, linh hồn sẽ chiêm ngưỡng tình thương sâu xa mà Cha đã dành cho các con trong Chúa Kitô chịu đóng đinh. Đó là nơi linh hồn tìm được bình an và nghỉ ngơi, vì từ nay, trí nhớ không còn trống rỗng nữa, nhưng tràn đầy đức ái của Cha. Con biết chiếc bình rỗng thì kêu khi người ta gõ vào nó, và nó không kêu khi nó đầy đặc. Vậy khi trí nhớ mà đầy ánh sáng của trí tuệ và đầy tình yêu của tâm tình, nó sẽ không còn cảm động, hay xúc động bởi những gian truân hoặc vui thú thế gian nữa, không còn vang lên tiếng vui cười nham nhở, lời giận giữ hay thô bỉ nữa, bởi vì nó đầy Cha là Đấng Toàn Thiện rồi.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Như vậy, khi linh hồn tới bậc thứ ba, sự kết hợp sẽ trọn vẹn. Lý trí đã đạt được ba bậc, đã nắm được cả ba tài năng của linh hồn, và đã quy tụ chúng lại nhân danh Cha. Sau khi đã kết hợp hai điều, là lòng mến yêu Thiên Chúa và sự yêu thương tha nhân, rồi phối hiệp ba tài năng, là trí nhớ để lưu giữ, trí tuệ để nhìn xem, ý muốn để yêu mến, linh hồn sẽ thấy mình ở với Cha là sức mạnh và là sự an toàn của nó, đồng thời thấy mình sống giữa các người nhân đức. Nó sẽ cảm thấy an vui và vững tâm, vì Cha ở giữa họ đang xum họp với nhau.

Khi đó linh hồn tiến bước, vì nó bị thúc đẩy bởi khát vọng, nó vững tâm đi theo con đường Chân Lý dẫn tới mạch nước hằng sống. Sự khát khao vinh quang của Cha, đói khát ơn cứu độ cho mình nó và cho tha nhân, khiến nó ước ao con đường này. Không có con đường nào khác để có thể đạt tới đích, nó bước đi, mang theo cái bình của trái tim trống rỗng mọi quyến luyến và mọi yêu mến hỗn độn của thế gian. Nhưng vừa khi trống rỗng, nó liền được đổ đầy, vì không có gì ở thế trống rỗng mãi: khi người ta đổ ra hết các chất đựng trong cái bình, thì bình được khí trời tràn vào đầy ngay.

Trái tim con người là một cái bình nhỏ, nó không thể ở thế trống rỗng. Khi người ta loại ra khỏi nó những sự phù phiếm, thì lập tức nó được đổ đầy khí trời, là tình yêu Thiên Chúa rất dịu dàng, dẫn tới mạch suối ân sủng. Tới đó, linh hồn bước qua cửa Chúa Kitôchịu đóng đinh, được nếm nước hằng sống, được uống no thoả trong Cha vì Cha là đại dương của bình an.

Lược lại một số điều đã nói.

  1. Trên đây, Cha đã tỏ bày cho con thấy, nói chung, các thụ tạo có lý trí phải hành xử như thế nào, để thoát ra khỏi dòng sông thế gian, tránh đắm đuối trong đó, và khỏi diệt Cha đã giải thích cho con về ba bậc, chính là ba tài năng của linh hồn, và không ai có thể leo lên một bậc mà không leo những bậc kia.

Cha đã giải nghĩa cho con về chân lý này của Con Cha: “Khi họ có hai, hoặc ba, hoặc nhiều nugời họp nhau nhân danh Thầy…”, Cha cũng nói cho con hay, sự hội họp này chính là sự hiệp nhất của ba bậc, tức ba tài năng của linh hồn, ăn khớp với hai điều răn chính của Luật, liên quan đến sự kính mến Cha và thương yêu tha nhân: luật yêu mến Cha trên hết mọi sự và thương yêu tha nhân như chính mình.

Sau khi vượt qua các bậc này, và các quan năng của linh hồn tập hợp lại nhân danh Cha, linh hồn liền cảm thấy khát nước hằng sống. Nó bắt đầu tiến lên và đi qua cầu bằng cách tuân giữ giáo lý dịu hiền của Đấng Chân Lý Cha, là cây cầu này. Nó chạy đến theo tiếng nói, cũng chính là tiếng nói ở trong đền thờ, tiếng mời gọi các con: “Ai khát hãy đến với Thầy mà uống. Thầy là mạch nước hằng sống”.

Cha đã giải nghĩa cho con về lời nói này, và phải hiểu thế nào, để con thấy rõ hơn tình yêu dào dạt của Cha, và sự ngu muội của các kẻ ưa theo con đường của ma quỷ: nó gọi chúng đến uống nước của sự chết.

Con hỏi Cha những phương thế để tránh khỏi chết đuối, thì Cha đã trả lời con, con đã thấy và biết phải làm gì. Cha đã nói với con: phải đi trên cầu, bằng cách tập trung các tài năng của mình và kết hợp lại với nhau trong tình yêu thương tha nhân, phải mang tới Cha trái tim và tâm tình của mình, như một cái bình, trong đó Cha sẽ đổ nước vào để mà uống. Người ta phải đi con đường này của Chúa Kitô chịu đóng đinh một cách bền vững, cho đến chết. Điều kiện này của ơn cứu độ được đặt ra cho mọi người và từng người ở bất cứ bậc sống nào.

Không bậc sống nào có thể lấy cớ chữa mình để miễn chước cho mình. Tất cả mọi thụ tạo có lý trí đều có thể và phải quy phục điều kiện này. Không ai có thể lẩn tránh bằng cách nói rằng: Tôi ở trong hoàn cảnh thế này thế kia, tôi có con cái, tôi vướng trăm ngàn công chuyện ở đời, tôi không thể đi theo con đường đó. Họ không thể vịn cớ những khó khăn của cuộc sống, bởi vì Cha đã nói với con, tất cả mọi bậc sống đều được Cha chấp nhận, tất cả mọi bậc sống đều có công phúc, miễn là người ta theo con đường Chúa Kitô với ý chí tốt lành và thánh thiện. Tất cả những gì hiện hữu đều do Cha tạo thành, mà Cha là Đấng Tốt Lành vô cùng. Với danh nghĩa này, mọi sự đều tốt lành và tuyệt hảo, và Cha đã ban chúng cho các con, không phải để các con gặp phải sự chết, nhưng là để tìm đến sự sống.

Sự thật, đây là một điều bắt buộc êm đẹp. Còn gì ngọt ngào và vui sướng hơn tình yêu! Mà tình yêu Cha nói đây là gì? Đó là mến yêu Cha và thương yêu tha nhân. Bổn phận yêu mến này, con người có thể chu toàn bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào, ở bất cứ bậc sống nào, bằng cách yêu mến Cha và quy mọi sự vào việc tôn vinh Thánh Danh.

Nhưng Cha đã nói với con, và con cũng biết sự sai lầm sâu xa của những kẻ không để cho mình được ánh sáng này dẫn đưa. Chúng khép kín trong sự yêu chuộng mình cách ích kỷ, chúng yêu chiều và chiếm hữu các sự vật bên ngoài Cha, và chúng trải qua cuộc đời trong đau khổ do chúng tự tạo ra cho mình. Nếu chúng không thay đổi đường lối mình, chúng sẽ đi thẳng xuống chốn diệt vong. Như vậy, Cha đã cho con biết hết mọi người, không trừ một ai, phải sống làm sao.

Chúa cho biết ba bậc của cây cầu là ba trạng thái của linh hồn. Chúa cũng bảo linh hồn này hãy vươn lên khỏi mình, để nhìn thấy Đấng Chân Lý.

  1. Cha đã dạy con biết những kẻ ở trong đức ái chung phải sống thế nào, đó là những người thực thi các điều răn và chỉ giữ các lời khuyên trong tinh thần thôi. Bây giờ, Cha muốn nói với con về những người đã bắt đầu leo lên bậc thang, và đã dấn thân vào con đường trọn lành bằng cách thực thi trong hành động các giới răn và lời khuyên, theo ba tình trạng mà Cha sẽ tỏ cho thấy, và sẽ giải nghĩa từng chi tiết.

Ba bậc mà Cha đã trình bày cho con, như Cha nói là tượng trưng cho ba quan năng của linh hồn, thì cũng dùng để mô tả ba tình trạng của linh hồn: bậc thứ nhất là bất toàn, bậc thứ hai là trọn lành, bậc thứ ba là rất trọn lành. Nơi bậc thứ nhất, con người là một kẻ làm thuê đối với Cha; nơi bậc thứ hai, nó là một tôi tớ trung thành; nơi bậc thứ ba, nó là một người con yêu dấu của Cha, nó quên mình, nghĩa là nó không nghĩ gì đến bản thân nữa. Ba tình trạng này có thể thấy cách riêng rẽ nơi nhiều người khác nhau, nhưng đôi khi có thể gặp thấy nơi một người mà thôi. Chúng ở trong cùng một người, khi người đó tiến bước không ngừng trên đường nhân đức, từ tình trạng nô lệ lên tình trạng con người tự do, và từ tình trạng một người tự do lên tình trạng một người con.

Con hãy vươn lên khỏi chính mình, con hãy mở mắt trí tuệ ra mà nhìn xem những khách bộ hành đang bước đi kia. Có những kẻ bước đi một cách bất toàn trên đường các giới răn, nhiều người tiến bước một cách trọn hảo, một vài người tự luyện mình trên đường thực thi lời khuyên trong hành động. Con sẽ thấy sự bất toàn bởi đâu mà đến, và sự trọn lành bởi đâu mà ra. Và con sẽ hiểu linh hồn mắc phải một ảo tưởng, khi nó không nhổ đến sợi rễ cuối cùng của tính tự ái. Dù sống ở bậc nào, con người cũng phải giết chết tính tự ái của mình.

Nhìn vào tấm gương thần linh, linh hồn thấy các tạo vật bước đi nhiều cách khác nhau.

  1. Khi đó, linh hồn này xao xuyến bởi một ước nguyện thánh thiện, nhìn vào tấm gương thần linh, ở trong đó các tạo vật bước đi nhiều cách nhiều ý khác nhau, để đạt tới cùng đích của mình. Rất nhiều kẻ khởi sự bước lên thang, vì bị thúc đẩy bởi một sự sợ hãi nô lệ: sợ hình phạt. Nhiều kẻ thắng được sự sợ hãi này và leo lên bậc thang thứ hai, đã đạt được sự trọn lành. Rất ít người đạt được bậc thứ ba là bậc rất trọn lành.

Sự kính sợ kiểu nô lệ không đủ để đạt tới sự sống đời đời. Luật sợ hãi và luật mến yêu liên kết với nhau bằng cách nào.

  1. Khi đó, Đấng Nhân Lành muốn thoả mãn những ước nguyện của linh hồn này, đã nói với nó rằng: con có thấy không, những kẻ tìm cách thoát ra khỏi bùn nhơ của tội trọng, chỉ vì sợ hãi cách nô lệ? Nếu sau này, những nỗ lực của chúng không được hứng khởi bởi lòng mến yêu các nhân đức, thì sự sợ hãi nô lệ sẽ không đủ để dẫn chúng đạt tới đời sống vĩnh cửu. Phải có lòng mến kết hợp với sự sợ hãi, bởi vì Luật được đặt trên lòng yêu mến và sự kính sợ thánh thiện.

Luật kính sợ là luật cũ Cha ban cho Môisen: luật này chỉ thiết lập trên sự sợ hãi. Theo luật này, bất cứ lỗi phạm nào đều có hình phạt theo sau. Còn luật yêu mến là luật mới, do Ngôi Lời Con Một Cha ban ra, luật này thiết lập trên tình yêu. Tuy nhiên, luật mới không phá huỷ luật cũ, nhưng kiện toàn nó. Đó là điều Đấng Chân Lý Cha đã nói: “Thầy không đến để phá huỷ lề luật, nhưng để kiện toàn nó” (Mt 5:17). Ngài đã liên kết luật sợ hãi với luật yêu mến, và lòng mến đã cất đi sự sợ hãi hình phạt khỏi sự bất toàn của nó: sự bất toàn, chính là vì sợ hình phạt. Khi đó chỉ còn lại sự kính sợ thánh thiện, nghĩa là không lo thiệt hại cho bản thân mà chỉ sợ làm mất lòng Cha, là Đấng Tốt Lành tuyệt đối. Như vậy, luật cũ đã được kiện toàn và trở nên hoàn thiện bởi luật yêu mến.

Con Một của Cha đã đến như một cỗ xe lửa, toả xuống trên loài người những ngọn lửa tình thương của Cha, và tràn đầy lòng thương xót. Tình thương này đã huỷ bỏ cái hình phạt vốn trừng trị tội lỗi. Sự công minh của Cha không còn phạt ngay ở đời này nữa, nghĩa là không phạt tức khắc các kẻ xúc phạm đến Cha, như đã định trong luật Môisen; Luật Môisen đã ấn định: mỗi khi có lỗi phạm là có hình phạt ngay. Từ nay không còn như thế nữa, không còn sự sợ hãi cách nô lệ nữa. Không phải là tội lỗi sẽ không bị trừng phạt, nhưng hình phạt được hoãn về sau, cho tới đời sau, khi linh hồn lìa khỏi xác, nên các kẻ có tội hãy tự phạt mình ở đời này, bằng một sự thống hối ăn năn cách trọn vẹn.

Như vậy, sự sống đời này là thời gian của lòng thương xót, sau khi chết sẽ là kỷ nguyên của đức công minh. Vậy, phải ra khỏi sự sợ hãi nô lệ, để đi tới lòng yêu mến và sự kính sợ thánh thiện đối với Cha. Không có cách nào khác, để con người khỏi lại rớt xuống sông, nơi bị cuốn đi bởi sóng gió gian truân, phải vùi dập trong khoái lạc xác thịt, vốn là những gai nhọn xé rách linh hồn các kẻ yêu chuộng chúng, và hưởng dùng một cách vô độ (Xc Lc 8:14).

Qua sự sợ hãi nô lệ, tượng trưng cho bậc thứ nhất của cây cầu, người ta lên bậc thứ hai.

  1. Cha đã nói với con rằng: không ai có thể qua cầu, cũng như thoát khỏi dòng sông, mà không lên ba bậc của cầu. Có những người lên ba bậc này cách bất toàn, có những người lên cách hoàn hảo, chỉ ít người lên cách rất hoàn hảo. Những kẻ được thúc đẩy bởi sự sợ hãi nô lệ cũng leo lên, nhưng chỉ tập trung các quan năng của mình cách bất toàn.

Linh hồn nhìn thấy hình phạt đi theo tội lỗi; nó trỗi dậy, tập hợp các tài năng của mình lại: trí nhớ gợi lại những tội lỗi của nó; trí tuệ nhìn thấy hình phạt dành cho nó; ý muốn thì sợ hãi và tránh xa hình phạt. Dầu đây là bước đi đầu tiên, sự tập hợp đầu tiên các tài năng, người ta cũng phải chu toàn công việc này dưới ánh sáng của trí tuệ, bằng cái nhìn nội tâm hướng về Luật rất thánh. Linh hồn sẽ không chỉ nhìn vào hình phạt, nhưng còn phải nhìn vào phần thưởng của nhân đức, để có thể thực hiện việc đi lên này bằng lòng yêu mến, đã gạt bỏ được sự sợ hãi nô lệ.

Làm như vậy, người ta sẽ không còn là tên nô lệ để trở thành tôi tớ trung thành, phục vụ vì lòng mến chứ không vì lo sợ nữa. Và người ta sẽ đạt tới mức đó, nếu ra sức chê ghét và nhổ tận rễ tính tự ái, và nếu hành động với đức khôn ngoan, cách vững tâm bền chí

Nhưng rất nhiều người bắt tay vào việc đi lên cách thờ ơ chậm chạp, họ phụng sự Cha cách lãnh đạm, lười biếng và ngu muội, đến nỗi bỗng chốc họ mất nhuệ khí. Một cơn gió ngược thổi nhẹ vào cánh buồm của họ, đủ khiến họ thối lui. Còn quá nhiều dính bén khi bước lên bậc thứ nhất của Chúa Kitô chịu đóng đinh, nên họ đã không đạt tới bậc thứ hai là Trái tim Ngài.

Về sự bất toàn của những kẻ yêu mến và phụng sự Thiên Chúa, vì lợi ích riêng và vì niềm an ủi.

  1. Trong số những người trở thành tôi tớ tin cẩn của Cha, có những kẻ phụng sự Cha trong niềm tin, không vì sợ hãi nô lệ, nhưng vì yêu mến muốn phục vụ Tuy nhiên, lòng mến này còn bất toàn, vì trong việc phục vụ này chúng tìm kiếm lợi ích cho riêng mình: sự thoả mãn và niềm vui mà chúng gặp được nơi Cha. Sự bất toàn này, cũng có ở nơi lòng thương yêu của chúng đối với tha nhân. Con biết điều gì chứng minh sự bất toàn này không? Vừa khi chúng mất đi những an ủi nơi Cha, lòng mến này khó đứng vững. Nó yếu đi và mỗi ngày thêm nguội lạnh đối với Cha. Còn Cha, để luyện tập chúng trong đàng nhân đức và gỡ chúng ra khỏi chỗ bất toàn, Cha rút đi những sự an ủi thiêng liêng và gửi đến cho chúng những thử thách và chiến đấu. Cha làm thế, là để dẫn đưa chúng lên bậc trọn lành, dạy chúng biết mình và ý thức rằng: chúng không là gì cả, và tự bản thân, chúng không có ân sủng nào hết. Những thử thách phải có hiệu quả, là bắt chúng đi tìm nơi trú ẩn trong Cha, nhận ra Cha là ân nhân của chúng, và gắn bó với Cha trong sự khiêm nhường thành thật. Chính vì mục đích ấy, lại lần nữa Cha rút đi không phải ân sủng của Cha, nhưng những an ủi mà Cha ban cho chúng.

Còn chúng, trong cơn thử thách này, chúng đã trở nên nguội lạnh và thối lui với một thứ giận dữ thiêng liêng. Nhiều khi viện cớ khác nhau chúng bỏ việc đạo đức, cho rằng: các việc đạo đức này chỉ là việc làm tự nhiên chẳng lợi ích gì, vì chúng đã không tìm được trong đó những an ủi thiêng liêng cho linh hồn chúng.

Nếu một linh hồn hành động như thế, thì nó tỏ ra bất toàn, vì vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn cái màn tự ái, vẫn che phủ con ngươi mắt đức tin rất thánh. Nếu nó gạt ra một bên cái màn này, nó sẽ thấy rõ mọi sự đều bởi Cha mà ra, và không một chiếc lá cây rụng xuống mà không có lệnh của sự quan phòng của Cha (Xc Mt 6:28, 10:29, Lc 12:27). Nó phải biết: những gì Cha hứa và gửi đến cho nó, đều chỉ nhằm thánh hoá nó, nghĩa là để nó đạt được sự thiện và cùng đích mà Cha đã tạo thành nó.

Đó là điều các tôi tớ Cha phải hiểu biết: Cha không muốn sự gì khác ngoài sự thánh thiện của chúng, nhờ Máu Con Độc Nhất của Cha, là Máu đã rửa sạch chúng khỏi muôn vàn tội lỗi. Trong Máu này, chúng có thể nhận biết chân lý của Cha, và chân lý đó là chúng được sống vĩnh cửu. Cha đã tạo thành chúng giống hình ảnh Cha, và Cha đã tái tạo chúng trong Máu của Con Cha, để chúng trở thành những nghĩa tử của Cha. Nhưng vì chúng còn bất toàn, nên chỉ tìm lợi ích riêng trong việc phụng sự Cha, và yêu thương tha nhân một cách lạnh nhạt. Có những kẻ nản chí, vì sợ những đau khổ sẽ phải trải qua; những kẻ khác thì thờ ơ và trễ nải trong việc phục vụ tha nhân, đức ái của chúng quy về bản thân chúng, bởi vì chúng không còn thấy sự thoả mãn và những an ủi mà trước kia chúng thường có được. Điều này do lòng mến yêu của chúng chưa được thanh tẩy đủ. Chúng yêu thương tha nhân cũng một cách bất toàn như chúng yêu mến Cha: chúng tìm kiếm lợi ích cho mình trong tình thương này. Nếu chúng không nhận ra sự bất toàn của mình, và ước ao trở nên trọn lành, chắc chắn chúng sẽ thối lui.

Vậy điều cần thiết là: ai muốn đạt tới sự sống vĩnh cửu, thì phải yêu mến một cách không tính toán. Xa lánh tội lỗi vì sợ hình phạt là không đủ, yêu mến nhân đức vì lợi ích bản thân cũng chưa đủ. Không, không đủ để được sống đời đời. Phải tránh xa tội lỗi vì làm mất lòng Cha, và phải yêu nhân đức vì lòng kính mến Cha.

Sự sợ hãi thường là bước đầu để kẻ tội lỗi đến với Cha, vì linh hồn bắt đầu bất toàn trước khi trở nên trọn hảo, nhưng nó phải thoát khỏi sự bất toàn, để tiến tới sự toàn thiện: hoặc trong cuộc sống, bằng cách sống trong đàng nhân đức, với một trái tim được thanh tẩy và yêu mến Cha, mà không nghĩ gì đến bản thân mình; hoặc trong giờ chết, bằng cách nhìn nhận sự bất toàn của mình và quyết chí, nếu có thời gian, nếu có thời gian, sẽ phụng sự Cha mà không ngó đến lợi ích cho mình.

Tông đồ Phêrô đã yêu mến Chúa Giêsu hiền hậu và nhân lành, Con Một Cha, bằng thứ yêu mến bất toàn này, khi Phêrô cảm khoái sự ngọt ngào của tình thân hữu với Ngài. Nhưng khi lúc nguy cơ tới, Phêrô đã mất hết can đảm. Ông không còn sức chịu đau khổ vì Ngài, nguyên sự đe doạ đầu tiên, một sự sợ rất nô lệ, đã thắng được lòng trung thành của ông: ông đã chối bỏ Ngài và thề không quen biết Ngài bao giờ (Xc Mt 26:74).

Nhiều linh hồn ngã quỵ khi leo lên các bậc này với tâm tình sợ hãi nô lệ, hoặc với một lòng mến yêu của kẻ làm thuê. Vậy, các tôi tớ của Cha phải thoát ra khỏi những tâm tình này để trở thành những người con đích thực và phụng sự Cha vô vị lợi. Cha thưởng công mọi cực nhọc, Cha trả cho mỗi người tuỳ theo tấm lòng và công việc của họ. Vậy, nếu họ không bỏ rơi việc cầu nguyện và các việc lành phúc đức, nếu họ luôn kiên nhẫn, tiến bộ trên đàng nhân đức, họ sẽ đạt tới sự yêu mến đó của những người con. Và Cha, Cha sẽ yêu thương họ nhưng người ta yêu thương con cái, bởi vì Cha luôn luôn đáp lại tình yêu của con người bằng cùng một tình yêu thương ấy. Nếu có ai yêu mến Cha như một đầy tớ yêu mến chủ nó, Cha sẽ thưởng nó, như một ông chủ trả công cho nó theo công lao của nó, và Cha sẽ không tỏ mình Cha ra cho nó. Người ta chỉ tỏ ra những bí mật cho bạn hữu của mình thôi (Xc Ga 15:15), vì người ta là một với bạn hữu của mình, chứ không là một với đầy tớ.

Thật ra, người đầy tớ có thể tăng thêm về nhân đức, trở nên thân thiết vói chủ bằng tình mến yêu, và sau cùng trở thành người bạn thân ái của chủ. Các tôi tớ của Cha cũng thế. Nhưng bao lâu họ còn bằng lòng với tình mến yêu của kẻ làm thuê, Cha sẽ không tỏ mình Cha ra cho họ. Nhưng nếu họ xấu hổ vì sự bất toàn của mình, nếu họ đi vào con đường mến yêu nhân đức, nếu họ ra sức nhổ tận rễ cái tính tự ái thiêng liêng, và toà án lương tâm họ đã làm chứng họ đã gạt bỏ được sự sợ hãi nô lệ, và không còn tình yêu của kẻ làm thuê nữa, nhờ ánh sáng đức tin rất thánh, thì Cha nói thật với con: họ hành động rất đẹp lòng Cha. Họ sẽ có lối mở vào Trái tim Cha. Cha sẽ tỏ mình ra cho họ, đúng như Đấng Chân Lý đã nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy…Cha của Thầy và Thầy sẽ ở lại với người ấy” (Ga 14:21, 23).

Đó là sự hiệp nhất giữa hai người bạn chí thân: họ là hai thân xác nhưng là một linh hồn mà thôi, do tình thương yêu, bởi vì tình yêu biến đổi người ta thành sự người ta yêu mến. Nếu hai người đã trở thành một linh hồn, thì từ nay không còn gì là bí mật giữa họ nữa. Bởi vậy, Đấng Chân Lý của Cha đã nói: “Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở trong người ấy”.

Thiên Chúa tỏ mình ra cho linh hồn Ngài yêu thương.

  1. Con biết Cha tỏ mình ra cho linh hồn yêu mến Cha trong sự thật, nghĩa là trong giáo lý của Ngôi Lời Con yêu dấu của Cha, như thế nào không? Cha tỏ bày Đấng Chân Lý của Cha cho linh hồn ấy bằng nhiều cách, tuỳ theo lòng ước ao của nó, nhưng sau đây là ba biểu cách chính yếu:
  2. Trước hết, Cha tỏ bày tình yêu và đức ái của Cha trong linh hồn, nghĩa là qua trung gian Ngôi lời, Con của Cha; tình yêu này, đức ái này bùng lên cháy bởi lửa tình yêu thương mãnh liệt khi Máu Thánh đổ Và đức ái này được bày tỏ bằng hai cách: một là cách thông thường, với tất cả những ai ở trong đức mến chung. Đối với những người này, Cha tỏ mình ra qua việc chứng tỏ đức ái của Cha cách rõ ràng, qua nhiều hồng ân khác nhau mà họ nhận được từ nơi Cha.

Một cách nữa, đặc biệt hơn, dành cho những ai đã trở thành bạn hữu của Cha. Ngoài sự tỏ mình ra cách thông thường, họ còn được hưởng nếm và cảm nghiệm đức ái của Cha, bằng kinh nghiệm nơi đáy lòng.

  1. Đức ái của Cha diễn ra trong thâm tâm các linh hồn cách không đồng đều, đây là sự tỏ bày cách thứ hai. Không phải Cha thiên vị, Cha nhìn vào sự ước nguyện thánh thiện của linh hồn, Cha tỏ mình ra cho nó cùng với một sự trọn hảo như nó muốn tìm kiếm nơi Kiểu cách bày tỏ thứ hai này, đôi khi Cha ban cho nó thần khí của ơn tiên tri, Cha vén mở cho nó thấy những điều tương lai và nhiều điều khác, tuỳ theo nhu cầu của linh hồn này hoặc của những tạo vật khác.
  2. Nhiều khi khác, đây là kiểu cách tỏ bày thứ ba, Cha tạo sự hiện diện Đấng Chân Lý dịu hiền của Cha, Con Một của Cha, trong tâm trí các tôi tớ Cha, theo nhiều cách khác nhau, theo sự ước muốn của linh hồn. Có khi linh hồn tìm kiếm Cha trong lúc cầu nguyện, nó ước ao thấy quyền năng của Cha, và Cha thoả mãn nó bằng cách cho nó cảm nhận thần lực của Có khi nó tìm kiếm Cha trong sự khôn ngoan của Con Cha, và Cha nhận lời nó bằng cách đưa Ngài làm đối tượng cho sự nhìn ngắm của trí tuệ nó. Có khi nó tìm kiếm Cha trong sự khoan dung của Chúa Thánh Thần, và khi đó lòng nhân lành của Cha sẽ cho nó nếm thử Lửa Tình Yêu thần linh, là tình yêu phát sinh những nhân đức chân thật và vững vàng, được xây nền trên đức mến vô vị lợi đối với tha nhân.

Tại sao Chúa Kitô đã không nói: “Thầy sẽ tỏ bày Cha Thầy”, nhưng nói: “Thầy sẽ tỏ bày bản thân Thầy”?

  1. Con biết Đấng Chân Lý đã không lừa dối các con, khi Ngài nói: “Ai yêu mến Thầy, Thầy sẽ ở lại với người ấy”, vì khi tuân theo giáo lý của Ngài với lòng yêu mến, các con được phối hiệp với Ngài, và nhờ sự phối hiệp này, các con cũng phối hiệp với Cha, vì Chúng Ta là một; do đó, Cha cũng tỏ mình ra cho các con, vì Ngài và Cha là một. Vậy, Đấng Chân Lý của Cha đã dạy sự thật, khi Ngài nói:

“Thầy sẽ tỏ mình ra cho anh em”. Khi tỏ mình ra, Ngài đã tỏ Cha cho các con, và khi Ngài tỏ Cha cho các con, Ngài đã tỏ chính mình Ngài.

Nhưng tại sao Con Cha đã không nói: “Thầy sẽ tỏ Cha Thầy cho anh em”? Vì ba lý do đặc biệt:

Lý do thứ nhất, là vì Ngài muốn nói Cha không muốn rời khỏi Ngài, cũng như Ngài không hề lìa khỏi Cha. Bởi vậy, khi tông đồ Philliphê nói: “Xin Thầy cho chúng con thấy Cha, như thế chúng con được mãn nguyện”, Ngài đã trả lời: “Ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy…anh em không tin Thầy ở trong Chúa Cha sao?” (Ga 14:8-10). Ngài đã nói thế, vì Ngài và Cha là một; những gì Ngài có, Ngài đã nhận được từ nơi Cha, chứ Cha không nhận từ nơi Ngài. Bởi vậy, Ngài đã nói với người Do Thái rằng: “Giáo lý của Tôi không phải của Tôi, nhưng của Cha Tôi là Đấng đã sai Tôi” (Ga 7:17). Bởi vì Chúa Con bởi Cha mà ra, chứ không phải Cha bởi Ngài. Nhưng không vì thế mà Cha không là một với Ngài, và Ngài không là một với Cha. Cho nên, Ngài đã không nói Thầy sẽ tỏ Cha Thầy cho anh em, nhưng nói “Thầy sẽ tỏ mình Thầy”, vì Ngài muốn nói: Ngài với Cha là một.

Lý do thứ hai, là khi tỏ mình ra cho các con, Ngài đã không mặc khải gì, ngoài những điều Ngài nhận được từ nơi Cha, y như thể Ngài muốn nói: Cha Thầy đã tỏ mình ra hoàn toàn cho Thầy. Bởi vì Thầy và Ngài là một, cho nên khi Thầy tỏ mình ra cho anh em, Thầy đã cùng một lúc tỏ bày Thầy và Ngài (Xc Ga 14:21, 10:30).

Lý do thứ ba, vì Cha là Đấng Vô Hình, các con không thể xem thấy Cha bởi các con là loài hữu hình, bao lâu chưa tách rời khỏi thân xác. Phải đến khi ấy, các con mới được diện kiến Cha, Thiên Chúa của các con, mặt đối mặt; và Ngôi Lời, Con của Cha, các con chỉ thấy bằng trí tuệ cho đến ngày mọi người sẽ sống lại, khi đó bản tính nhân loại của các con sẽ trở nên giống và được vui hưởng trong nhân tính của Ngôi Lời, như Cha đã trình bày cho con về sự sống lại (Xc số 42).

Vậy hiện nay, các con không thể thấy Cha đúng như Cha là. Bởi vì Cha giấu kín bản tính thần linh của Cha dưới bức màn nhân loại của các con, nên các con không thể xem thấy Cha. Cha là Đấng Vô Hình, nhưng Cha đã trở nên gọi là hữu hình khi ban cho chúng con Ngôi Lời Con Cha, mặc tính phàm nhân. Bởi vậy, Ngài đã không nói: “Thầy sẽ tỏ Cha Thầy”, nhưng nói: “Thầy sẽ tỏ mình ra cho anh em”, y như thể nói rằng: Thầy tỏ mình ra cho anh em, theo như Cha Thầy đã ban cho Thầy.

Như vậy con thấy, trong sự tỏ mình ra như thế, Ngôi Lời khi tỏ mình ra, thì đồng thời cũng tỏ Cha ra. Và nay con đã hiểu tại sao Ngài không nói: Thầy sẽ tỏ Cha Thầy. Là bởi vì trong thân xác phải chết của các con, các con không thể xem thấy Cha, như đã giải thích cho con, và đàng khác Ngài là một với Cha.

Con người leo lên bậc thứ hai cách nào, sau khi đã lên bậc thứ nhất cây cầu.

  1. Từ nay, con đã hiểu sự tuyệt diệu của những người đã đạt tới tình yêu bạn hữu. Họ đã leo lên bằng hai chân của phần tâm tình và đã đạt tới bí mật của trái tim, nghĩa là tới bậc thứ hai trong ba bậc được hình dung nơi thân thể của Con Cha. Cha đã nói với con: ba bậc này tượng trưng cho ba tài năng của linh hồn; nay Cha áp dụng chúng để nói lên ba trạng thái của linh hồn. Nhưng trước khi dẫn con lên bậc thứ ba, Cha muốn tỏ cho con thấy, bằng cách nào người ta trở thành bạn hữu, và khi đã trở thành bạn hữu thì làm thế nào để trở nên con cái, nghĩa là vươn lên tới tình yêu con thảo. Sau đó, Cha sẽ nói cho con hay những gì người ta phải làm, khi đã trở thành bạn hữu, rồi Cha sẽ trình bày cho con biết, lấy dấu nào để nhận ra người bạn đích thực.

Trước hết, làm cách nào để trở thành bạn hữu? Đó là điều Cha sẽ nói ngay với con. Ban đầu linh hồn còn bất toàn, bị chi phối bởi sự sợ hãi nô lệ; nhưng với sự luyện tập và kiên trì, nó đạt tới sự yêu mến làm vui thoả và thấy có lợi, vì nó tìm được ở nơi Cha niềm vui và lợi ích cho nó. Đó là con đường, mà những ai muốn đạt tới lòng mến yêu trọn lành, tức tình mến yêu của bạn hữu và người con, phải bước theo.

Cha nói tình yêu của người con là lòng mến yêu trọn lành, bởi vì người con sẽ được thừa kế gia tài, gia tài của Cha là Chúa Cha hằng hữu. Vì lòng mến của người con giả thiết phải có lòng mến của người bạn, cho nên Cha đã nói với con chính bạn thân trở thành người con. Sự hoán cải đó diễn ra như thế nào? Như thế này đây. Tất cả sự trọn lành và mọi nhân đức đều phát sinh từ đức ái, mà đức ái lại được nuôi dưỡng bởi đức khiêm nhường. Đến lượt nó, đức khiêm nhường lại xuất phát từ sự biết mình và khinh chê bản thân. Một khi đã tới mức đó, phải kiên trì và tiếp tục ở trong phòng nhỏ của sự biết mình. Chính nơi đó, linh hồn sẽ học cho biết lòng thương xót của Cha, trong Máu Thánh Con Cha. Nó dùng lòng mến yêu của nó để lôi kéo đức ái thần linh của Cha xuống cho nó! Nó ra sức diệt trừ mọi ý muốn gian tà về đàng thiêng liêng cũng như về đàng thế tục! Nó ẩn mình cách khiêm tốn trong nội tâm, để khóc lóc như Phêrô và các môn đệ khác của Cha, sau đi đã bỏ chạy và phạm tội chối Con Cha (Xc Mt 26:75; Lc 22:62).

Tuy nhiên, sự đau đớn của Phêrô còn bất toàn, bất toàn trong bốn mươi ngày cho đến ngày thăng thiên. Nhưng khi Đấng Chân Lý của Cha trở về cùng Cha cùng với tính nhân loại của Ngài, Phêrô và các môn đệ khác đã rút lui vào trong nhà của họ, để chờ đợi Chúa Thánh Thần mà Đấng Chân Lý của Cha đã hứa với họ. Họ tự nhốt mình trong đó vì sợ, bởi vì bao lâu chưa đạt tới lòng mến đích thực, linh hồn vẫn còn sợ hãi. Nhưng trong khi kiên trì canh thức, cầu nguyện khiêm nhường và liên lỉ, họ được tràn đầy Chúa Thánh Thần. Từ nay, họ được giải thoát khỏi mọi sợ hãi, họ ra đi và rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh (Xc 1Ga 4:18).

Những linh hồn muốn nên trọn lành cũng phải làm như thế. Sau khi thoát ra khỏi tội trọng và nhận biết mình tội lỗi, họ bắt đầu khóc lóc vì sợ hình phạt. Rồi họ tiến đến chỗ suy nghĩ về lòng thương xót của Cha, và tìm thấy ở đây sự an vui và ích lợi. Nhưng họ còn bất toàn. Để đưa họ đến bậc trọn lành thì sau bốn mươi ngày, nghĩa là sau hai tình trạng kia, đôi khi Cha rút lui khỏi họ, không phải rút ân sủng, nhưng cất đi niềm vui của tâm tình.

Đó là điều Đấng Chân Lý của Cha đã dạy các con, khi Ngài nói với các môn đệ rằng: “Thầy sẽ ra đi và Thầy sẽ trở lại với anh em” (Ga 14:28). Những gì Ngài nói riêng với các môn đệ, cũng là cách nói chung cho mọi người hiện nay và mai sau. Với những kẻ sẽ đến sau này, Ngài cũng nói như thế: “Thầy sẽ ra đi và Thầy sẽ trở lại với anh em”. Và thật sự Ngài đã trở lại, khi Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chúa Thánh Thần đã không đến một mình; Ngài đã đến cùng với uy quyền của Cha và sự khôn ngoan của Con Cha. Con Cha và Cha là một cùng với sự khoan dung của Chúa Thánh Thần, là Đấng bởi Cha và và Con Cha mà ra.

Vậy, Cha nói với con, Cha cũng hành xử như thế. Để giúp linh hồn thoát ra khỏi sự bất toàn, Cha rút lui khỏi nó bằng cách cất đi khỏi nó những an ủi mà nó cảm nhận trước đó. Khi nó ở trong tình trạng tội trọng, nó đã tự lìa xa Cha, và Cha rút ân sủng ra khỏi nó vì tội lỗi, bởi vì nó đã đóng cửa lòng ước ao của nó. Mặt trời của ân sủng đã biến mất khỏi linh hồn đó, không phải do lỗi của mặt trời, nhưng vì tạo vật đã đóng lại cánh cửa lòng ước ao. Nhưng rồi, linh hồn nhận ra tình trạng của mình, nó ý thức về cảnh tối tăm, nó mở cửa đón ánh sáng, thải ra những xú uế của nó bằng việc xưng tội với lòng thống hối ăn năn. Khi đó, Cha trở lại với linh hồn ấy bằng ân sủng của Cha, nhưng chỉ mất niềm vui của ân sủng mà nó đã từng cảm nhận.

Cha làm như thế, là để nó luyện tập cho biết tìm kiếm Cha cách chân thật, Cha thử thách nó dưới ánh sáng đức tin và dạy nó đức khôn ngoan. Nếu nó yêu mến một cách vô vị lợi, yêu mến với một niềm tin mạnh mẽ, chê ghét bản thân mình, thì nó sẽ vui mừng trong chính lúc đau khổ, bởi vì nó tự nhận biết mình không xứng đáng với sự bình an và nghỉ ngơi của tâm hồn.

Trong ba điều kiện, Cha đã hứa giải thích cho con để đạt tới sự trọn lành, thì đấy là điều kiện thứ hai, điều mà linh hồn phải làm khi đã đạt tới bậc trọn lành. Tất cả cách cư xử của Cha đối với nó, là để nó biết: nếu Cha rút lui khỏi nó, nó không được quay lại đằng sau, nhưng phải vững vàng cách khiêm nhường trong các việc đạo đức, phải ở khép kín trong phòng biết mình và nhận biết Cha, để chờ đợi Chúa Thánh Thần đến, chờ đợi với một niềm tin mạnh mẽ, và đó là chờ đợi chính bản thân Cha, vì Cha là lò lửa yêu mến. Nó chờ đợi Cha, không phải trong sự an nhàn, nhưng trong cầu nguyện liên lỉ và tỉnh thức, không phải chỉ canh thức về phần xác, nhưng cả về phần trí tuệ nữa. Bởi vì trí tuệ phải mở to mắt đón nhận ánh sáng đức tin, để dùng sự chê ghét mà loại bỏ khỏi tâm hồn những tư tưởng phù phiếm, và tỉnh thức trong tâm tình mến yêu Cha để nhìn nhận rằng: Cha không muốn điều gì khác ngoài sự nên thánh của nó. Tất cả mọi sự này đều chắc chắn, tất cả mọi điều này đều được chứng thực bởi Máu Thánh Con Cha (Xc Rm 5:8).

Trong khi linh hồn canh thức như thế, trong sự tự nhận biết mình và nhận biết Cha, thì với một ý chí tốt lành và thánh thiện, nó sẽ chuyên chăm cầu nguyện. Sự cầu nguyện liên lỉ này sẽ không bị cản trở bởi việc cầu nguyện ngoài miệng, vào những giờ do luật Hội Thánh ấn định và truyền dạy. Đó là những gì linh hồn phải làm để gỡ mình ra khỏi sự bất toàn, hầu đạt tới sự trọn lành. Và chính vì để giúp nó đạt tới trọn lành, mà Cha rút lui khỏi nó, không rút ân sủng của Cha, nhưng rút đi sự an vui mà nó cảm nghiệm về ân sủng.

Cha cũng rút lui khỏi nó, để nó nhận biết tội lỗi của mình. Khi thấy mất đi sự an ủi, nó mới cảm thấy buồn, cảm thấy mình yếu đuối không vững vàng, dễ nản lòng, và kinh nghiệm này giúp nó khám phá ra cội rễ của tính tự ái thiêng liêng ở nơi nó. Đó là phương cách để nó tự biết mình, vươn lên khỏi bản thân, ngồi vào toà án lương tâm, để không bỏ qua tâm tình này mà không trách mắng và sửa chữa, bằng cách dùng con dao của sự chê ghét mà chặt bỏ tận gốc rễ lòng tự ái: chê ghét tính vị kỷ và mến yêu nhân đức.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh