Đối Thoại Của Thánh Catarina Sienna: Chương 1. Chúa Cha Thương Xót Catarina

ĐỐI THOẠI CỦA THÁNH CATARINA SIENNA: CHƯƠNG 1. CHÚA CHA THƯƠNG XÓT CATARINA

Ban ơn thông hiểu

Sự thao thức gia tăng, khi linh hồn nói trên được Thiên Chúa cho biết nỗi nguy khốn của thế giới.

  1. Sự thao thức nói trên của linh hồn thật lớn lao và liên tục, nhất là khi Đấng Chân Lý tối cao cho nó biết những nhu cầu của thế giới, cùng nhìn thấy một thế giới lâm nguy, vì không thôi xúc phạm đến Thiên Chúa. Hơn nữa, linh hồn ấy nhớ đến một bức thư, nhận được từ Cha linh hướng. Trong thư, vị linh hướng bày tỏ nỗi lòng đau xót lo lắng về biết bao tội xúc phạm đến Thiên Chúa, về những linh hồn sa hoả ngục và sự bách hại chống phá Hội Thánh. Tất cả những điều ấy khơi dậy nơi tâm hồn nó một ngọn lửa khao khát thánh thiện, vừa ưu sầu vì những xúc phạm, vừa hân hoan trong hy vọng, mà nó trông đợi Chúa sẽ thương ban cách nào, để giải trừ những sự dữ lớn lao dường ấy.

Và bởi vì mỗi khi được rước Mình Thánh Chúa, nó thấy mình được kết hợp với Thiên Chúa một cách êm ái, hiểu biết hơn về Đấng Chân Lý của Ngài, vì khi ấy, nó ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong nó, tựa như cá ở trong biển khơi và biển khơi ở trong cá.

Giờ Thánh Lễ đã đến, nó quỳ xuống đầy lòng sốt sắng và khao khát. Nó nhận biết sâu sắc về bản thân nó yếu đuối và tội lỗi, những tội đã gây nên mọi sự dữ trong thế gian. Sự nhận biết này gợi cho nó một sự gớm ghét chính bản thân nó; nó xin đức công minh của Thiên Chúa rửa sạch nó khỏi mọi vết nhơ tội lỗi nó xét thấy, bằng những lời cầu như sau: “Lạy Chúa Cha hằng hữu, con xin xưng thú tội lỗi trước Thánh Nhan Cha, xin Cha sửa phạt con ngay ở đời này. Bởi vì tội lỗi con đã làm cớ gây ra mọi khốn khổ cho mọi người chung quanh con, con xin Cha cứ đánh phạt con đi, vì những tội lỗi của con, thưa Cha, con nài van Cha”.

Việc lành của con người ở đời này, không đủ để được xoá tội và lãnh ân thưởng, nếu không vì lòng mến Thiên Chúa.

  1. Thế rồi Đấng Chân Lý vĩnh cửu nhận lấy tấm lòng khao khát của linh hồn ấy, và kéo nó lại với Ngài cách mạnh mẽ hơn. Cũng như thời cựu ước, khi người dân dâng tiến lễ vật hy sinh lên Đức Chúa, thì một ngọn lửa ập xuống, thiêu đốt vật hy lễ làm đẹp lòng Đấng Tối Cao, xin Ngài nhận lấy. Thiên Chúa cũng làm thế đối với linh hồn này. Ngài gửi đến ngọn lửa thương xót của Chúa Thánh Thần và nhận lấy lễ vật hy sinh, là tấm lòng khao khát mà linh hồn dâng lên. Chúa Cha phán: Hỡi con Cha, con có biết không? Tất cả mọi sự khổ đau mà linh hồn phải chịu đựng, hoặc có thể chịu đựng được ở đời này, không đủ đền bù cho một tội nhẹ nhất? Vì sự xúc phạm đến Cha là Đấng Tốt Lành vô cùng đòi một sự đền bù cũng phải vô cùng.

Vì thế, Cha muốn con biết rằng: mọi đau khổ ở đời này không phải để chuộc tội, nhưng để sửa dạy. Chúng được gửi đến để người Cha giáo dục con cái, khi chúng sai lỗi. Sự thành thật ghét tội và hối hận ăn năn mới làm con người được sạch tội. Muốn được tha thứ mọi tội lỗi và cả hình phạt đáng phải chịu nữa, thì phải có lòng ước nguyện vô biên của một tâm hồn tan nát dày vò, tức ăn năn hối cải cách trọn vẹn.

Cha là Đấng Vô Biên, Cha muốn một tình yêu vô biên, một lòng sám hối trọn vẹn. Cha đòi như thế, là vì tạo vật đã xúc phạm đến Đấng Tạo Hoá, và vì tội xúc phạm đến anh em mình, là tội kể như xúc phạm đến Cha. Ai là người có lòng ước nguyện vô biên? Là những kẻ kết hợp với Cha bằng tình yêu mến. Chính vì tình yêu này mà họ cay đắng và than khóc khi xúc phạm đến Cha, hoặc nhìn thấy Cha bị xúc phạm. Nhờ sự kết hợp và lòng ao ước vô biên này, mà mọi nỗi thống khổ, tinh thần hay thể xác, bất kể từ đâu đến, đều có giá trị vô cùng, chuộc được tội mình đáng chịu phạt vô cùng, cho dù những việc lành ấy giới hạn, thực hiện trong thời gian hữu hạn. Đó là giá trị của lòng ước nguyện chấp nhận đau khổ với Chúa Kitô khổ nạn, của lòng ăn năn sám hối. Tình yêu hay đức mến có giá trị như vậy.

Phaolô, vị tông đồ vinh hiển, cũng đã dạy như thế, khi ngài quả quyết rằng: “Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người và của các Thiên thần; giả như tôi được ơn nói tiên tri, và biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non; giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi mà chịu thiêu đốt, mà tôi không có đức mến, thì tất cả cũng như không” (1Cr 13, 1-3). Lời của vị tông đồ cho biết mọi việc lành hữu hạn không đủ để được tha tội, cũng chẳng làm nên công trạng gì, nếu không phối hiệp với đức mến.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Vì sao lòng ước ao và sự ăn năn hối cải chuộc được tội và được tha hình phạt cho mình và cho kẻ khác; nhưng có khi chỉ chuộc tội mà không được tha hình phạt?

  1. Cha đã dạy con, hỡi con yêu dấu, tội lỗi không đơn giản được tha thứ bởi chịu đau khổ ở đời này, nhưng là đau khổ phối hiệp với lòng ước nguyện, yêu mến và đau xót; đau xót không vì chịu khổ, nhưng do tinh thần sám hối. Đó là lòng ước nguyện sống theo Con Một của Cha, Chúa Kitô khổ nạn, trong Ngài mà linh hồn được yêu thương và đi theo vết chân Ngài, chỉ có cách ấy, con đường ấy, sự đau khổ ở đời này mới có giá trị. Chúng xoá được tội lỗi, bởi lòng yêu mến tha thiết phát sinh từ sự hiểu biết lòng nhân hậu của Cha; và vị sự đắng cay dày vò của lòng thống hối, linh hồn sẽ hiểu biết về mình, và nhận ra tội lỗi

của mình. Sự hiểu biết ấy còn tạo ra mối hận và khinh chê mọi tội lỗi, tính ích kỷ. Từ đấy, linh hồn sẽ nhận thấy mình chỉ đáng trừng phạt, chứ không đáng công trạng gì.

Con cầu xin cha cho con được chịu đau khổ, để đền tội thay cho các kẻ xúc phạm đến Cha; con còn xin được sự hiểu biết và lòng yêu mến cha, là Đấng Chân Lý tối cao. Vậy con nghe đây, nếu con muốn biết đầy đủ và được hoan hỉ trong Cha là sự sống vĩnh cửu, thì đừng bao giờ rời bỏ căn phòng biết mình, hãy đặt mình dưới đáy khiêm nhường. Khi ấy con sẽ biết Cha trong con, và từ sự hiểu biết này con sẽ nhận được tất cả những gì con cần và thiếu.

Hỡi con yêu dấu, không có nhân đức nào có được ở ngoài đức mến và lòng khiêm nhường, lòng khiêm nhường nuôi đức mến. Con sẽ tìm được đức khiêm nhường trong sự hiểu biết về mình, khi con nhận ra con chẳng là cái gì, ngay sự hiện có của con cũng là do Cha, vì Cha yêu thương con cũng như mọi thụ tạo khác, trước khi con được tạo thành. Và vì tình yêu vô biên của Cha dành cho con, muốn tái tạo con trong ân sủng, thanh tẩy con và tái sinh con trong Máu Con Một của Cha, đã đổ ra bởi Tình yêu nồng cháy. Máu Thánh này nói lên một chân lý: Chỉ những ai biết mình là thứ gì, mới đánh tan được đám mây mù dày đặc của tình yêu ích kỷ. Không có cách nào khác.

Khi đã hiểu biết tình thương của Cha, linh hồn bừng lên một tình yêu tuyệt vời với lòng đau xót khôn nguôi, sự đau xót trong niềm hy vọng được tha thứ. Nó hiểu biết Đấng Chân Lý và nhận ra sự yếu hèn của mình; sự bội bạc và cố chấp của những người chung quanh cũng làm nó đau khổ nặng nề. Thế nhưng, điều ấy lại làm cho nó xác tín rằng, nếu nó đau khổ, là vì nó yêu mến Cha; nếu nó không yêu mến, thì nó đã không đau khổ. Khi con và các tôi tớ của Cha hiểu biết Đấng Chân Lý của Cha, các con hãy mau mắn tiến trên con đường này, là chấp nhận đến chết mọi nỗi khổ tâm bởi những sỉ vả, nhục nhã vì danh Cha.

Hỡi các con và các tôi tớ Cha, các con hãy chịu đau khổ cách nhẫn nhục, với lòng sám hối ăn năn và yêu mến nhân đức vì danh Cha. Nếu chúng con sống như vậy, Cha sẽ xoá bỏ các tội lỗi của chúng con và của các tôi tớ khác nữa của Cha. Những đau khổ các con chịu, kết hợp với đức mến, sẽ tẩy xoá mọi tội lỗi cho con và cho các tôi tớ khác của Cha. Vì sức mạnh của đức mến, những đau khổ chúng con chịu đủ để xoá tội lỗi và đem lại ân thưởng cho các con và cho kẻ khác nữa. Phần các con sẽ tiếp nhận hoa trái của sự sống; những vết tích ngu xuẩn sẽ được xoá bỏ, và Cha sẽ quên đi mọi tội lỗi xúc phạm đến Cha.

Đối với kẻ khác, Cha sẽ chiếu theo tình bác ái và lòng mến của chúng con, mà ban cho họ nhiều ơn lành, tuỳ theo như họ dọn lòng lãnh nhận. Đặc biệt những ai dọn lòng mình cách khiêm tốn, và kính cẩn theo lời dạy bảo của các tôi tớ Cha, nghĩa là họ cũng theo con đường nhận thức về mình và ăn năn sám hối, Cha sẽ thương tha thứ tội phạm và giảm nhẹ hình phạt. Như vậy, nhờ lời cầu nguyện và lòng ước nguyện của các tôi tớ Cha, họ biết khiêm tốn hạ mình, sẽ nhận lãnh hoa trái ân sủng, nhiều hay ít, là tuỳ sự xứng đáng của lòng họ. Đúng vậy, vì ước nguyện của chúng con mà họ được tha thứ và được ơn ích, trừ phi họ cố chấp, chối bỏ tình thương của Cha, khinh chê Máu Con Một của Cha đã đổ ra để cứu chuộc họ.

Những người này sẽ nhận được hoa trái gì? Vì lời cầu nguyện tha thiết của các tôi tớ Cha, Cha chờ đợi họ và ban cho họ một luồng ánh sáng đánh thức lương tâm họ, cho họ cảm nhận hương thơm nhân đức, và nhìn thấy sự hoan lạc tình bằng hữu nơi các tôi tớ của Cha. Có thể Cha cho họ nhìn ra chân tướng thế gian và hiểu được sự phù phiếm của đam mê, để họ hướng về quê hương thật, là đời sống vĩnh cửu. Mắt không thấy được, tai không hề nghe, trái tim không lường được hàng ngàn vạn kế hoạch và đường lối Cha dẫn họ về với ân sủng. Cha bị ràng buộc vào việc này, bởi cùng một tình yêu vô biên mà Cha đã tạo dựng nên họ, cũng như nhờ lời cầu nguyện, lòng ước nguyện và những đau khổ của chúng con là tôi tớ Cha. Cha chạnh lòng thương vì những giọt nước mắt, những giọt mồ hôi, những lời cầu khẩn khiêm tốn; tất cả đều đẹp lòng Cha. Chính Cha khơi dậy nơi chúng con lòng yêu thương các linh hồn, và sự đau xót khi thấy những linh hồn này hư đi.

Thường các kẻ ấy chỉ được Cha dung tha tội phạm, mà không xá miễn hình phạt. Vì họ phần đông không sẵn lòng đáp lại lòng thương xót của Cha, nhưng họ ngoan cố. Đó là những kẻ có bàn tay lựa chọn, nhưng lòng dạ chai đá, cứng như kim cương, không thể tan chảy ra được, ngoại trừ bởi máu. Lại nữa, Cha nói cho con nghe, cho dù họ ngoan cố trong khi còn thời giờ tự do chọn lựa, hãy để họ tìm đến Máu Con Cha, Máu ấy sẽ làm tan trái tim cứng như kim cương, để họ nhìn thấy hiệu quả của Máu Thánh đã đổ ra cứu chuộc họ. Nhưng nếu họ chậm trễ, thời gian không còn nữa, thì sẽ chẳng có phương cách nào khác, để lôi kéo họ về với “Đấng sẽ làm cho họ trở nên công chính, thánh hoá và cứu chuộc họ” (1Cr 1:30). Bởi Cha đã ban cho họ trí nhớ để ghi lại các hồng ân của Cha, trí tuệ để biết chân lý, và ý muốn để yêu mến Cha là Chân Lý tối cao.

Đấy, con xem hồng ân Cha ban cho tất cả các con, và Cha mong đợi nơi các con một sự đền đáp. Nếu chúng con đem bán đi, giao ước với ma quỷ, thì ma quỷ sẽ đem đi hết, làm một với tất cả những gì các con thu hoạch ở đời này. Ma quỷ rất giàu trí nhớ, nó sẽ gợi lại những hành vi vô luân, ham danh vọng, tham tiền của, sống ích kỷ, hận thù và khinh khi người khác. Giữa những khốn khổ ấy, tâm trí sẽ ra rối loạn, tối tăm, tưởng mình mất khả năng sám hối, để khỏi hình phạt muôn đời.

Như vậy, con thấy rõ tội lỗi không được tha thứ vì sự đau khổ ở đời này, nhưng do sự tan nát dày vò của tâm hồn. Các kẻ ăn năn hối cải cách trọn vẹn, như Cha đã nói, sẽ được tha hết mọi tội nặng nhẹ với hình phạt, và lãnh nhận ân sủng. Nhưng nếu sự sám hối và lòng mến không đủ để được tha hình phạt, thì họ sẽ phải chịu ở Luyện ngục. Con thấy đó, lòng ước ao của một linh hồn kết hợp với Cha là Đấng Tốt Lành vô cùng, sẽ đền được tội mình, ít hay nhiều là tuỳ ở nhiệt độ tình yêu nơi người ước nguyện cầu xin, và mức thiện chí của kẻ nhận lãnh. Lòng nhân hậu của Cha cứ thế mà đong lường (Lc 6:38).

Vậy, con hãy ấp ủ mồi lửa ước nguyện, và không thôi khóc thương những con người ấy, bằng lời khiêm tốn và tha thiết cầu xin Cha. Như vậy, là Cha đã dạy con và vị linh hướng của con; chúng con hãy hành động xứng bậc nam nhi, và chết đi đối với tính tự ái và ích kỷ.

Ước nguyện chịu đau khổ vì phần rỗi các linh hồn là điều đẹp lòng Thiên Chúa.

  1. Con Cha yêu dấu, lòng ao ước chịu đau khổ và lao nhọc cho đến chết vì ơn cứu độ các linh hồn là điều rất đẹp lòng Càng đau khổ vì Cha, con càng chứng tỏ lòng yêu mến Cha; càng yêu mến Cha, con càng hiểu biết sự thật về Cha; càng hiểu biết Cha, con càng buồn sầu đau đớn khi thấy Cha bị xúc phạm. Con xin cho được chịu đau khổ, chịu hình phạt thay cho tội nhân, mà không nhận ra rằng: điều con xin chính là tình yêu, là ánh sáng, là hiểu biết sự thật. Cha đã nói với con: Tình yêu càng lớn, đau đớn và lao nhọc càng tăng; sự đau khổ gia tăng theo mức độ tình yêu. Vì vậy, Cha đã nói với con: Hãy xin, thì sẽ được (Xc Mc 11:24), vì Cha không hề từ chối các kẻ xin Cha điều chính đáng. Con đừng quên rằng: khi linh hồn yêu mến Thiên Chúa, tình yêu thần linh, kết hợp chặt chẽ với nó một cách nhẫn nại hoàn hảo, đến độ không thể tách rời nhau. Cũng thế, linh hồn muốn yêu mến Cha, thì nó cũng phải vì Cha mà chịu đựng mọi đau khổ do Cha gửi đến, bất kể đau khổ nào và từ đâu đến. Sự nhẫn nại chỉ chứng tỏ bằng đau khổ, và sự nhẫn nại, như đã nói, là một với lòng mến.

Vậy, chúng con hãy chịu đựng như bậc nam nhi. Không cách nào khác để chúng con trở thành bạn hữu của Đấng Chân Lý, và làm con cái yêu dấu của Cha. Các con hãy luôn thao thức tìm vinh quang Danh Thánh Cha, và cứu vớt các linh hồn.

Mọi nhân đức cũng như mọi tật xấu đều có mặt tha nhân làm nhân chứng,

như thế nào?

  1. Cha muốn con biết rằng: không một nhân đức hay một nết xấu nào lại thiếu mặt tha nhân. Kẻ chối từ Cha, nó sẽ tác hại cho tha nhân và cho mình nó là tha nhân chính. Sự tác hại này có thể ở trường hợp thông thường hay khác thường. Thông thường, là vì chúng con buộc phải “yêu thương tha nhân như chính mình” (Mc 12:33); tình yêu này đòi chúng con phải giúp đỡ người thân cận bằng lời cầu nguyện, bằng khuyên bảo, bằng an ủi và nâng đỡ cả tinh thần lẫn vật chất, theo như họ cần và thiếu. Nếu chúng con không làm được, vì thiếu khả năng hay phương tiện, tối thiểu chúng con hãy có lòng ao ước làm.

Nhưng nếu người ta không yêu mến Cha, thì cũng chẳng yêu thương tha nhân. Không yêu thương tha nhân, thì người ta cũng chẳng cứu giúp họ, đồng thời gây tổn hại cho chính mình. Người ta đánh mất ân sủng của Cha chính cái lúc bỏ rơi tha nhân, không cầu nguyện, không ước nguyện dâng lên Cha cho họ. Mọi giúp đỡ tha nhân phải phát sinh từ lòng yêu thương, mà sự yêu thương ấy phải vì lòng yêu mến Cha.

Cũng thế, có thể nói: không một tật xấu nào mà không đụng tới tha nhân; bởi vì nếu không yêu mến Cha, thì người ta cũng chẳng thiết gì đến tha nhân, mà động tình thương buộc phải có. Tất cả mọi sự dữ đều đến từ một linh hồn thiếu lòng yêu mến Cha và yêu thương tha nhân. Không làm việc lành, người ta sẽ làm điều ác. Làm điều ác cho ai? Cho chính mình trước hết, rồi cho tha nhân. Không phải cho Cha, vì sự ác không hại được Cha, nhưng hại tha nhân, mà Cha coi như hại chính Cha vậy (Xc Mt 2:40).

Người ta gây hại cho chính mình, vì tội lỗi làm mất ân sủng, là điều tệ hại nhất. Gây hại cho tha nhân, vì không trả cho họ một món nợ là niềm vui tình bác ái, bằng lời cầu xin và ước nguyện dâng lên Cha cho họ. Đó là việc lành phải làm nói chung, đối với mọi thụ tạo có lý trí; còn trường hợp đặc biệt mà chúng con phải làm đối với người kế cận, trước tầm mắt chúng con, đó là chúng con phải nâng đỡ nhau bằng lời nói, bằng giảng dạy, bằng gương sáng việc lành; và trong mọi trường hợp chúng con gặp, hãy đem lời an ủi, khích lệ, như thể chúng con làm cho chính mình. Kẻ không có lòng yêu thương đồng loại sẽ không làm như vậy, họ từ chối việc tương thân, tương trợ, mà còn làm hại nhau

Tội, có thể là trong tư tưởng hay hành động. Người ta phạm tội trong tư tưởng, khi vui thích điều xấu xa gian ác và chối từ nhân đức, khi buông theo lòng ích kỷ, giết chết lòng yêu mến Cha và tình yêu thương tha nhân, như Cha đã nói trên đây. Sự vui thích điều xấu xa gian ác thai nghén trong lòng sẽ sinh ra nhiều tội ác khác, bất kể tha nhân, miễn sao thoả mãn tâm ý bất chính và xấu xa của mình. Tâm địa gian ác ấy sinh ra ở trường hợp thông thường, đôi khi khác thường, nghĩa là gây mối nguy cho cả cộng đồng thế giới.

Sự độc ác của chúng đối với mọi người, là khi thấy chính mình hoặc tha nhân sống trên bờ vực thẳm của cái chết muôn đời, bởi thiếu ân sủng, và khi chúng không nhận thức được sự cần cứu giúp tha nhân hoặc chính mình, bằng sự yêu mến nhân đức và chê ghét nết xấu. Sự độc ác còn sâu đậm hơn, khi chúng không những chối bỏ gương lành phúc đức, lại còn cấu kết với ma quỷ trong việc lôi cuốn nhiều người xa lìa con đường nhân đức, dẫn họ vào vòng tội lỗi. Độc ác chừng nào, khi chúng tiếp tay với ma quỷ làm tha nhân mất sự sống muôn đời.

Sự độc ác của chúng còn đụng tới thân xác tha nhân, bằng sự giant ham. Đã không cứu giúp tha nhân, chúng còn ức hiếp, bóc lột người nghèo, chúng cậy quyền thế, lừa gạt, chứng gian, để tước đoạt của cải người thân cận, có khi lại là người thân ruột thịt. Sự độc ác này còn thốt ra những lời độc địa, thường kết thúc bằng tội sát nhân. Có khi làm sỉ nhục thân xác tha nhân, biến con người thành súc vật. Và không phải một hay hai người hư đi, nhưng bất cứ ai đến gần chúng, bất cứ ai giao thiệp với chúng, đều ra ô uế.

Cũng vậy, ai là người hứng chịu những hậu quả của kẻ kiêu căng nếu không phải là tha nhân? Chỉ tha nhân thôi. Để làm cho mình là người có giá trị, kẻ kiêu ngạo khinh dể người khác, đặt mình hơn họ, và từ đó làm nhục họ. Và nếu có quyền thế nữa trong tay, chúng sẽ làm những điều bất công và gian ác, trở thành kẻ buôn bán xương thịt người.

Hỡi con yêu dấu, hãy đau xót vì Cha bị xúc phạm, hãy khóc thương những thây chết này, để lời cầu nguyện thắng được sự chết của chúng. Lúc này, con thấy khắp nơi, mọi tầng lớp xã hội, đầy những tội lỗi chống lại tha nhân, hoặc xúc phạm tha nhân. Ngoài ra, không có tội gì mà người ta không phạm, hoặc kín đáo, hoặc công khai. Kín đáo, là người ta không cứu giúp tha nhân, khi phải làm. Công khai, là khi người ta sản sinh ra tật xấu, như Cha vừa nói với con. Mọi sự xúc phạm đến Cha, là vì không yêu thương tha nhân.

Nhân đức được điêu luyện bằng bàn tay của tha nhân như thế nào? Vì sao có nhiều nhân đức khác nhau?

  1. Cha đã nói cho con hay những lý do, tại sao mọi tội phạm đều hại đến tha nhân, khi họ phải mất đi tình yêu thương là lẽ sống của họ. Và như vậy, tình yêu ích kỷ cũng gọi là ái kỷ, là đầu mối và là căn nguyên của mọi tội ác, vì nó làm tiêu tan tình bác ái tha nhân. Gương xấu, hận thù, độc ác, mọi giống tội đều bởi nguồn mạch xấu xa này: Sự ái kỷ đầu độc thế giới và làm suy yếu Nhiệm thể của Hội Thánh và Kitô giáo toàn cầu. Vì thế, Cha đã nói với con: mọi nhân đức đều có mặt tha nhân, làm mục tiêu Cha còn khẳng định: đức ái là linh hồn của các nhân đức, nghĩa là không tìm ra một nhân đức phi đức ái; chỉ có lòng yêu mến Cha mới tạo nên nhân đức. Đó là chân lý.

Quả thật, khi linh hồn biết rõ về mình, như Cha đã nói trên đây, nó sẽ hạ mình xuống và chê ghét tính dục của nó, nhận ra luật hư tà đã in vào nhục thể luôn luôn khởi chiến chống thần khí. Linh hồn đứng lên cương quyết chống lại tính dục hư tà ấy, bắt nó phải quy phục lý trí. Hơn nữa, vì những hồng ân Cha ban, nó nhận biết Cha là Đấng Nhân Hậu vô cùng. Từ sự hiểu biết này, nó hạ mình nhìn lên Cha, là Đấng đã đem nó ra khỏi bóng tối, đưa vào ánh sáng Chân Lý đích thực. Một khi nhận biết lòng nhân hậu của Cha, nó yêu mến Cha dù có hay không có hậu ý. Cha muốn nói: yêu mến không có hậu ý, là yêu mến không nhằm kiếm lời hay vụ lợi, nhưng yêu vì biết rõ: không yêu mến Cha thì không đẹp lòng Cha và không tạo được nhân đức; và không ai đẹp lòng Cha, lại không chê ghét tội lỗi và yêu mến nhân đức. Một khi linh hồn có nhân đức bởi đức ái, nó sẽ sinh hoa trái cho tha nhân; ngay lúc nó yêu mến Cha trong sự thật, là lúc nó phục vụ mọi người cách chân thành. Không thể khác được, bởi vì tình yêu mến Cha và tình thương tha nhân chỉ là một, và vì tình yêu thương tha nhân bắt nguồn từ nơi cha, càng mến Cha càng thương tha nhân.

Đấy chính là con đường Cha đã vạch ra cho các con, để chúng con tập luyện và cảm nghiệm nhân đức ở nơi các con. Cũng là chứng cớ Cha ở trong chúng con với ân sủng, và lúc các con yêu mến, muốn làm vinh danh Cha, và khao khát ơn cứu độ các linh hồn, là lúc chúng con thu được nhiều hoa trái của lời cầu nguyện. Những hoa trái ấy chẳng phải vì ích lợi gì cho Cha, nhưng cho các kẻ chúng con phục vụ.

Vì vậy, linh hồn sống theo chân lý và yêu mến Cha không bao giờ hết lợi ích cho mọi người và cho từng người. Ít hay nhiều, là tuỳ sự xứng đáng của kẻ lãnh nhận, và lòng ước nguyện nồng nhiệt của người cầu xin, như Cha đã giải thích cho con trên đây rằng: sự đau khổ mà thiếu lửa ước nguyện, không đủ để tẩy xoá tội lỗi (Xc số 4). Một khi linh hồn được hồng phúc tình yêu hiệp nhất với Cha, nó sống không phải là nó sống mà là Cha sống trong nó (Xc Gl 2:20), nó sẽ đáp ứng nhu cầu của thế giới bằng tình yêu thương, nó còn quan tâm đến nhu cầu của tha nhân từng người, tuỳ theo đặc sủng Cha ban, để nó thi hành mục vụ tông đồ (Xc 1Cr 12, 4-6). Có người được ơn giảng dạy bằng lời nói, kẻ khác bằng gương sáng việc lành, đời sống thánh thiện, điều mà ai cũng phải làm, vì mỗi người phải xây dựng cho anh em mình bằng đời sống đức độ và đạo hạnh.

Những nhân đức ấy - và nhiều nhân đức khác không kể hết được - đều bởi lòng yêu thương tha nhân. Cha không ban các nhân đức cho mỗi người như nhau, nhân đức này cho người này, nhân đức kia cho người khác; nhưng có điều chắc chắn, là không ai có một nhân đức lại thiếu các nhân đức khác, bởi vì mọi nhân đức liên kết với nhau, Cha ban cho họ theo nhiều đường lối khác nhau, để thế một nhân đức như đã có, làm cột trụ cho các nhân đức khác. Người này đức bác ái, người kia đức công chính, người khác đức khiêm nhường, người khác nữa đức tin mạnh mẽ, nhiều người được sự khôn ngoan, tiết độ, hoặc nhẫn nại, có người được sự can đảm với ý chí anh hùng. Những nhân đức này, Cha ban cho các linh hồn theo mức độ khác nhau. Cho dù chỉ có một nhân đức là chủ yếu, linh hồn vẫn có cơ hội để tập luyện nhân đức này nọ, nhằm tạo được mọi nhân đức, bởi vì như đã nói, các nhân đức liên kết với nhau trong đức ái.

Cũng thế, khi nói về các hồng ân và ân sủng, cùng những quà tặng tinh thần hay vật chất. Về vật chất, vì nhu cầu của người trần, Cha ban cho họ không như nhau. Cha không muốn cho mọi người đầy đủ mọi cần thiết, để vì nhu cầu của cuộc sống, con người phải thực thi bác ái với nhau. Cha có thể ban cho con người mọi nhu cầu thể chất và thiêng liêng, nhưng Cha muốn họ cần lẫn nhau, và muốn họ làm thừa tác viên của Cha, đi phân phát ân sủng và tặng phẩm mà họ đã lãnh nhận bởi tay Cha. Muốn hay không muốn, con người không thể bỏ trốn cái luật buộc phải làm việc bác ái; cũng đừng quên, khi làm việc bác ái vẫn phải vì yêu mến Cha, nếu không, công việc ấy không có giá trị siêu nhiên.

Con thấy chưa? Chính vì để con người thực thi đức bác ái, theo như Cha đặt họ làm những thừa tác viên của Cha, Cha xếp họ vào địa vị khác nhau, với những điều kiện không như nhau. Cũng là điều khi nói rằng: “Nhà cha có nhiều chỗ ở” (Ga 14:2), nhưng chỉ có một, chính là tình yêu thương tha nhân, và ai “yêu thương tha nhân là chu toàn mọi lề luật” (Mt 22:37-40). Con người chỉ trở thành người hữu ích, là khi phục vụ tha nhân theo khả năng và địa vị mình.

Các nhân đức chịu thử thách và nên vững mạnh bởi những nghịch cảnh.

  1. Cha đã chỉ cho con, thế nào là phục vụ tha nhân, và làm thế nào để sự phục vụ này chứng tỏ con yêu mến Cha. Bây giờ, Cha nói cách chi tiết hơn. Chính vì tha nhân mà con người được điêu luyện đức nhẫn nại, khi bị tha nhân làm nhục. Đức khiêm nhường được được thử thách bởi người kiêu ngạo, đức tin bởi kẻ vô tín ngưỡng, đức cậy bởi người thất vọng, đức công chính bởi kẻ bất công, đức thương xót bởi kẻ độc ác, đức hiền lành và nhân hậu bởi người hay cáu giận. Mọi nhân đức đều được tập luyện từ tha nhân, cũng từ tha nhân con người biểu lộ lòng xấu xa của mình.

Nhưng hãy ghi rõ điều này, là người khiêm nhường tuy bị thử thách, nhưng sẽ thắng kẻ kiêu ngạo. Trước hết, kẻ kiêu ngạo không làm gì hại được người khiêm nhường; kẻ độc ác cũng thế, chúng không yêu mến Cha, không trông cậy Cha, không hiệp thông với các tôi trung của Cha, chúng không tác hại được đức tin, đức cậy của người khiêm nhường; trái lại, chúng còn làm họ thêm vững vàng trong tình yêu thương tha nhân; bởi vì khi các tôi tớ trung thành của Cha nhìn biết những kẻ nào không trông cậy vào họ và vào Cha, thì họ vẫn yêu thương chúng, và tha thiết cầu xin hơn cho chúng được cứu độ. Những ai không yêu mến Cha, thì cũng không tin cậy Cha; chúng tin cậy vào dục vọng ích kỷ của chúng, là thứ chúng mê thích, chúng cũng chẳng tin cậy vào các tôi tớ của Cha. Tuy vậy, cho dù chúng không yêu mến Cha, không tin cậy và tìm ơn cứu độ nơi Cha, “người tôi trung” của Cha vẫn không bỏ chúng (Xc Is 42:3). Con thấy chưa, chính sự bất trung tín và thiếu đức cậy của kẻ ác đã tôi luyện lòng tin cậy của các tôi tớ Cha. Vì đấy là những cơ hội để các nhân đức được nảy sinh và gia tăng.

Đức công chính cũng vậy, không giảm sút nhưng được thử thách bởi hành động bất công của kẻ gian ác; chính những bất công làm người công chính nắm vững được đức công binh bằng sự nhẫn nại; và khi thái độ giận dữ tấn công đức hiền lành và nhân hậu, là lúc những nhân đức này thêm rực rỡ; đến lượt sự ghen ghét, hận thù, ác cảm cũng làm gia tăng lòng yêu thương tha nhân và sự khao khát phần rỗi các linh hồn.

Sự lấy đức trả oán không những làm cho nhân đức trở nên vững chắc, mà nhiều khi còn mang theo những cục than lửa bác ái làm cháy rụi hận thù và ghen ghét của kẻ dữ, cũng như có sức biến dữ ra lành. Đó là sức mạnh lạ lùng của đức ái và đức nhẫn nại hoàn thiện, của những người muốn gánh lấy tội lỗi thay cho kẻ gian ác, và chịu đựng sự phẫn nộ của chúng (Xc Rm 12:17-21).

Sự can đảm và kiên nhẫn là lương thực bồi dưỡng linh hồn, khi phải đối phó với những thử thách lâu dài, như sỉ nhục, bách hại, vu khống, hoặc những quyến rũ muốn lôi mình ra khỏi con đường Chân Lý. Nếu đức can đảm có thật ở mặt nội tâm, linh hồn sẽ chống trả can trường, và chứng tỏ nó là trang anh dũng trước mặt mọi người. Ngược lại, nếu nó không chứng minh được, sự can đảm ấy không có nền tảng chân lý.

Vì sao con người không nên quá quan tâm vào việc hành xác đền tội bên ngoài, nhưng phải chú tâm vào việc tập tành các nhân đức. Ơn thông hiểu bắt nguồn từ lòng khiêm tốn, và dạy của ai trả cho người ấy.

  1. Đấy, những việc tốt đẹp và lành thánh, Cha đòi phải có nơi các tôi tớ Cha, để biết các nhân đức nội tâm của linh hồn phải chịu thử thách, theo đường lối như cha đã nói. Đối với Cha, những hoạt động bên ngoài cũng như việc hành xác chỉ là cách tập tành các nhân đức, bởi vì những hành vi ấy không phải là nhân đức, và không mấy đẹp lòng Ví dụ, nếu linh hồn thực thi những việc hãm mình mà thiếu sự phân biệt hay thông hiểu, mà chỉ để ý hãm mình đền tội, nó sẽ sai lầm trên con đường trọn lành.

Cha chỉ muốn tình yêu thôi, với một lòng chê ghét tính ích kỷ, cùng đức khiêm nhường chân thật, đức nhẫn nại kiên cường, lòng khao khát làm rạng rỡ danh Cha và ơn cứu độ các linh hồn. Các nhân đức này là dấu chỉ đã diệt được ý riêng, cũng như đã hãm dẹp được tính dục. Cần phải hiểu rõ mục đích của việc hãm mình đền tội, hãy yêu mến nhân đức hơn hãm mình hành xác, là điều chỉ giúp cho việc tập tành các nhân đức, tuỳ mức nhu cầu và điều kiện của mỗi người.

Lấy việc hành xác đền tội làm chủ yếu và làm nền tảng đời sống thiêng liêng, sẽ làm cản trở con đường nên hoàn thiện. Bởi vì, nó sẽ làm quên đi hoặc xa rời sự biết mình và biết lòng nhân hậu của Cha. Nó cũng chẳng biết yêu mến những gì Cha yêu mến nhất, và chê ghét những gì Cha chê ghét nhất. Ơn thông hiểu không gì khác, là sự biết phân biệt linh hồn cần phải có, để nhận thức đúng về mình và về Cha; chính nhờ sự nhận thức này mà linh hồn biết được nguồn gốc của mình. Đó là cái mầm non được ghép vào đức ái, và sản sinh ra nhiều mầm non khác, tựa như một cây đang phát triển nhiều cành lá. Nhưng sự sống của thân và cành cây là gốc rễ, được trồng dưới đất khiêm nhường, là mẹ nuôi đức ái, nơi mầm sống được ghép vào, trở thành cây thông hiểu hay phân biệt.

Ơn thông hiểu hay phân biệt không phải là nhân đức, cũng không sinh hoa trái sự sống, nếu nó không được trồng dưới đất khiêm nhường, bởi vì đức khiêm nhường xuất phát từ sự nhận thức đúng về mình và về Cha là Đấng Nhân Lành vô cùng, và là sự hiểu biết rất rõ của ai phải trả cho chủ ấy cho thật công minh.

Trước hết, có ơn thông hiểu và phân biệt, linh hồn sẽ trả cho Cha những gì thuộc về Cha, đó là tôn vinh danh Cha, là kể lại những hồng ân và những quà tặng Cha ban; chỉ dành cho mình những gì đúng là của mình, nếu là sự tốt lành thì cũng biết đó là những hồng ân bởi Đấng Nhân Lành ban cho, kể cả cái thực thể hiện có của nó cũng bởi Cha. Nó còn lãnh nhận nhiều ơn khác không phải cho nó, nhưng để đem phân phát cho anh em mình. Nó đáng phải trừng phạt nặng nề, nếu nó vô ơn và không biết sử dụng ngày giờ và các ân huệ ấy. Chính vì vậy, nó phải hối hận và ăn năn sám hối.

Đấy, hiệu quả của ơn thông hiểu và phân biệt, xây trên nền tảng biết về mình, tức khiêm nhường. Không có đức khiêm nhường, linh hồn sẽ không biết gì cả. Không ơn thông hiểu, nó sẽ sinh ra kiêu ngạo, còn như có ơn này, nó sống khiêm nhường. Linh hồn thiếu ơn này, nó sẽ như tên trộm cướp đoạt danh Cha, và làm sáng danh mình; và mỗi khi điều gì không vừa ý xảy ra cho nó, nó đổ lỗi cho Cha, nó kêu ca lẩm bẩm, nó giận dữ về ý định mầu nhiệm của Cha đối với nó và đối với các tạo vật khác, nó bất mãn với Cha và với mọi người

Thái độ của những ai có ơn thông hiểu cũng khác nhau. Sau khi đã trả cho Cha và cho mình những gì phải trả, như Cha đã nói, họ sẽ phải trả cho tha nhân nữa. Trả cái gì? Trả tình thương mến phát sinh từ đức ái, trả lời cầu nguyện khiêm tốn và liên lỉ, là điều mọi người phải làm cho nhau. Rồi còn phải trả cái nợ đối với tha nhân, ấy là cái nợ ban lời giảng dạy và an ủi, gương lành thánh thiện, và tất cả những gì lợi ích cho ơn cứu độ các linh hồn. Con người dù ở bất cứ địa vị nào, ông hoàng, giáo sĩ hay thứ dân, nếu có nhân đức này, thì tất cả những gì họ làm cho tha nhân, họ làm một cách hiểu biết và bác ái. Bởi vì hai điều này không thể tách rời nhau: chúng cùng sống trên đất khiêm nhường là nhân đức đi từ sự hiểu biết đúng về mình mà ra.

Ý nghĩa về sự liên hệ giữa đức ái, đức khiêm nhường và ơn thông hiểu, và linh hồn phải sống theo ý nghĩa này.

  1. Con có biết ba nhân đức nói trên liên hệ với nhau như thế nào không? Con hãy hình dung một vòng tròn trên mặt đất, ở giữa vòng tròn là một cây có cái mầm non ghép vào. Cây được nuôi sống bởi đất trong chu vi vòng tròn, nếu không được trồng xuống đất, nó sẽ khô héo, không sinh hoa trái.

Bây giờ con hãy ví linh hồn là cây đó, được sinh ra để yêu và nó không thể sống ngoài tình yêu. Nếu linh hồn không có tình yêu hoàn thiện của Thiên Chúa, nó không sinh hoa trái sự sống, nhưng sự chết. Như vậy, gốc rễ của cây này, nghĩa là tình yêu mến của linh hồn, phải cắm xuống đất, và được nuôi dưỡng trong phạm vi vòng tròn, là sự hiểu biết đúng đắn về mình. Sự hiểu biết về mình lại phải nối kết với Cha, là đấng không khởi đầu và cũng không tận cùng, giống như trong vòng tròn con quay đi trở lại, mà không hề thấy đâu là đầu, đâu là cuối, nhưng chỉ thấy mình bị nhốt trong đó.

Linh hồn biết về mình và về Cha, sự thông hiểu đặt trên đất của đức khiêm nhường, mà diện tích của nó là kích thước của vòng tròn hiểu biết về Cha trong nó. Nếu không, vòng tròn sẽ có khởi đầu và có tận cùng. Có khởi đầu, đó là biết mình nhưng rồi tan biến vào hư vô, nếu nó tách rời khỏi Cha. Như vậy, cây đức ái phải được nuôi dưỡng trong đất khiêm nhường; cây này sinh ra một mầm non, đó là ơn thông hiểu. Cái tuỷ của cây đức ái trong linh hồn là đức nhẫn nại, nó là dấu chỉ sự hiện diện của Cha trong linh hồn và linh hồn ở trong Cha.

Cây này được trồng cách tốt đẹp như thế, nó sẽ trổ bông nhân đức, có hương thơm khác nhau, nó sinh trái ngon ngọt cho những ai ước ao theo chân các tôi tớ của Cha; thế nên nó tôn vinh và ca tụng danh Cha, là Đấng đã tạo dựng nên nó. Như vậy, nó đạt mục đích, nghĩa là chiếm hữu Cha là Thiên Chúa của nó, Đấng ban sự sống thật, và không ai lấy mất được, trừ phi nó muốn mất. Mọi hoa trái của cây này đều gắn bó với nhau, chúng đều đến từ ơn thông hiểu.

Việc xám hối ăn năn và những việc hành xác chỉ là phương thế đạt tới nhân đức, chứ đừng coi là điều chủ yếu.

  1. Đấy, con xem những hoa trái việc lành, mà Cha muốn thấy linh hồn phải thể hiện, để chứng tỏ mình có nhân đức trong những lúc phải thử thách. Cha đã nói với con, nếu con còn nhớ, khi con giao ước làm việc đền tội thật lớn lao, con có nói: “Con có thể làm gì để chịu đau khổ vì Cha, thưa Cha?”. Và Cha đã trả lời trong tâm hồn con bằng những lời đơn giản, như sau: “Cha là Đấng ưa người nói ít, làm nhiều”. Như vậy, là để con biết Cha không thích những tiếng la lối om sòm; “Lạy Chúa, con muốn làm một việc gì cho Chúa” (Xc Mt 7:21), giống như kẻ hành xác mình, nhưng lại không muốn từ bỏ ý riêng, rồi tưởng như vậy là đẹp lòng Điều Cha muốn là sống nhẫn nại và can đảm chịu đau khổ, cùng nhiều nhân đức nội tâm khác, nhờ sức mạnh của ân sủng. Tất cả những gì người ta làm

ngoài nguyên tắc này, Cha coi như là nói suông nói nhiều, và chỉ là việc làm có giá trị hữu hạn, trong khi Cha là Đấng Vô Biên, muốn việc lành và một tình yêu cũng vô biên.

Cha muốn con biết rằng: việc khổ chế đền tội và các hành vi khác, chỉ là con đường tiến đến nhân đức, chứ không phải là bản chất của nhân đức. Chúng chỉ là những việc làm có giá trị hữu hạn, giống như tiếng nói một khi xuất khỏi môi miệng là tan đi, vì nó không đến từ sự cảm thương của linh hồn, chỉ linh hồn mới cảm thụ và sinh ra nhân đức. Một tiếng nói phát ra từ lòng cảm mến sẽ đẹp lòng Cha, là vì không phải chỉ có tiếng nói, nhưng trong đó còn có sự hiểu biết. Ơn thông hiểu này thúc đẩy linh hồn thực thi việc lành bác ái, và coi các hành vi kia chỉ là phương thế để đạt tới đức ái.

Như vậy, không nên lấy việc hãm mình đền tội và những hoạt động bên ngoài khác làm mục tiêu chính phải nhắm tới trong đời sống thiêng liêng, vì như Cha đã nói với con, chúng là những việc lành có giá trị hữu hạn và thực hiện trong thời gian có hạn, đến độ đôi khi con nên ngưng làm, và buộc phải ngưng làm. Có thể vì hoàn cảnh hoặc lệnh của bề trên, mà cứ làm sẽ chẳng có công lênh gì, lại còn mắc tội. Con thấy chưa? Những việc lành hữu hạn là vậy, nên hãy coi chúng chỉ là phương tiện đạt tới nhân đức, chứ không phải là mục tiêu hay bản chất nhân đức. Lấy chúng làm mục tiêu, linh hồn sẽ trở nên trống rỗng mỗi khi buộc phải ngưng một thời gian.

Như Thánh Phaolô tông đồ, người hùng của Cha đã nói: anh em hãy kềm chế xác thịt, hãy giết chết ý riêng, khi chúng muốn nổi dậy chống tinh thần. Ý muốn của anh em phải trói nó lại, bắt nó suy phục ý muốn của Thiên Chúa. Phải thắng ý riêng bằng ơn thông hiểu, là ơn làm cho linh hồn chê ghét tội lỗi và đam mê xác thịt, cùng biết sự thật về mình. Đó là khí giới đem lại thắng lợi, là diệt được lòng tự ái và ích kỷ.

Sống như thế, là họ dâng lên Cha không những lời nói, mà còn nhiều việc lành, làm vui lòng Cha. Đấy, tại sao Cha nói với con rằng: Cha ưa thích nói ít mà làm nhiều. Cha nói “nhiều”, nhưng không nói con số, bởi vì sự thương cảm của linh hồn bắt nguồn từ đức ái là nhân đức ban sự sống cho các nhân đức khác và mọi việc lành. Về lời nói, không phải Cha muốn loại trừ nó, Cha chỉ muốn bảo rằng: Cha không ưa nhiều lời, bởi vì các việc lành bên ngoài chỉ có giá trị hữu hạn. Chúng chỉ đẹp lòng Cha, khi người ta coi chúng là đường đi, là phương tiện, để tập tành các nhân đức, chứ không phải là bản chất nhân đức.

Đừng lấy sự chịu khổ đền tội làm thước đo sự trọn lành trong đời sống thiêng liêng. Vì như Cha đã nói, nhân đức cũng như phần thưởng không hệ tại ở những việc làm ấy, vì có nhiều người, vì lý do chính đáng nào đó, không thể làm được thì sao? Nhân đức và công trạng là ở tại đức ái được soi sáng bởi ơn thông hiểu. Ơn này không làm luật lệ cho tình yêu của Cha, vì Cha là Đấng Chân Lý vĩnh cửu và tuyệt đối, nhưng nó đặt trật tự cho tình yêu đối với tha nhân. Đó là tình yêu dưới ánh sáng của ơn thông hiểu - là ơn xuất phát từ đức ái - nó sẽ hướng dẫn tình yêu tha nhân, để không bị nhầm lẫn, khi muốn làm việc xấu nhằm mưu ích cho tha nhân. Nếu người ta chỉ phạm một tội thôi để cứu cả thế giới khỏi hoả ngục, hay thực hiện một công trình to lớn, thì cũng không nên, vì đó là tình thương thiếu thông hiểu, và vì người ta không được phép làm sự dữ để đạt điều lành.

Ơn thông hiểu thánh hiện hướng dẫn mọi khả năng phục vụ Cha cách can đảm và đại lượng; nó dạy yêu thương tha nhân đến bỏ mạng vì ơn cứu độ các linh hồn, cả ngàn lần nếu có thể. Nó chấp nhận mọi đau khổ và khó nhọc vì đời sống ân sủng của tha nhân. Nó cũng không tiếc của cải vật chất trong việc chia sẻ với tha nhân. Đấy, hành động lớn lao của ơn thông hiểu, phát xuất từ đức ái.

Con thấy đó, mẫu mực do ơn thông hiểu vạch ra, nó cho biết bổn phận đối với tha nhân mà linh hồn phải tuân theo, nếu muốn được sống trong ơn thánh sủng. Nó phải yêu mến Cha một tình yêu vô bờ bến, không tính toán; đối với tha nhân nó cũng phải yêu mến, nhưng là tình yêu phải cân nhắc và có trật tự, như Cha đã nói, là không được làm điều xấu nhằm mưu lợi ích cho người khác. Đấy cũng là điều tông đồ Phaolô đã khuyến cáo khi nói rằng: tình yêu có trật tự là tình yêu bắt đầu từ chính mình. Làm cách khác, là không phục vụ tốt tha nhân. Bởi vì linh hồn không trọn lành, thì tất cả những điều nó có thể làm cho mình và cho người khác đều không trọn hảo. Để cứu một tạo vật hữu hạn, mà xúc phạm đến Cha, là Đấng Vĩnh Cửu và Vô Biên, là điều có nên hay không? Không nên, mà còn là trọng tội không thể đền bù được bởi việc lành nó làm ra; thế nên người ta đừng bao giờ phạm tội.

Đức ái chân thật hiểu rõ điều này, vì nó có ánh sáng của ơn thông hiểu. Ánh sáng đẩy lui tối tăm, tiêu diệt ngu dốt, tạo được nhân đức, và là yếu tố trợ lực cho đời sống thiêng liêng. Nó là đức khôn ngoan không thể lầm đường, là sức mạnh vô song, là sự kiên nhẫn tới cùng. Nó trải dài từ trời tới đất; nó đi từ sự hiểu biết về Cha đến sự hiểu biết về mình, từ tình yêu mến Cha đến tình yêu thương tha nhân.

Nhờ có đức khiêm nhường chân thật, linh hồn tránh được mọi cạm bẫy thế gian; nhờ có đức khôn ngoan, nó thoát được mọi quyến rũ của thế tục. Với đức nhẫn nại, linh hồn với tay không xua đuổi được ma quỷ, cũng như thắng được tính dục xác thịt, nhờ ơn thông hiểu soi sáng mà biết được sự yếu đuối của mình, đồng thời biết chê ghét cái gì đáng chê ghét. Chính vì vậy, mà linh hồn coi rẻ thế gian, khinh chê và đặt nó dưới chân, để linh hồn thành bá chủ.

Bởi vậy, mọi bạo lực trần gian không thể cự lại được nhân đức của một linh hồn; ngược lại, chỉ làm nó tăng lên và vững mạnh hơn. Vì nhân đức sinh ra bởi tình yêu, như đã nói, chịu thử thách khi gặp tha nhân, và gia tăng khi phải đối mặt với họ. Chính vì lý do này, linh hồn cần có cơ hội để xuất diện, để giãi sáng trước mặt mọi người mỗi khi chịu thử thách, để thiên hạ nhìn thấy sự thẳm sâu của linh hồn. Không có một nhân đức nào trọn hảo và sinh nhiều hoa trái, lại thiếu mặt tha nhân, làm trung gian và chứng nhân.

Linh hồn ví như một phụ nữ mang thai đứa con trai, nếu nàng không sinh nó ra, nếu nàng không cho người ta thấy đứa con ấy, chồng nàng không thể nói anh ta có một đứa con trai. Và Cha, Cha là Hôn Phu của linh hồn, nếu linh hồn không sinh ra đứa con, gọi là nhân đức, trong tình yêu thương tha nhân; nếu nó không tỏ ra nhân đức ấy khi người ta đòi hỏi nó, cách chung hay cách riêng, thì như Cha đã nói, và nói lại rằng: nó không có nhân đức. Cũng thế, khi nói về các nết xấu tội lỗi, tất cả đều lộ ra trước sự có mặt của tha nhân, làm trung gian và nhân chứng.

Nhắc lại một vài điều nói trên, Thiên Chúa an ủi các tôi tớ Ngài, cùng sự canh tân Giáo Hội bằng con đường chịu đau khổ, như thế nào?

  1. Cha là Đấng Chân Lý đã dạy con một giáo lý, để con đạt tới đức trọn lành và sống thánh thiện. Cha cũng đã giải thích cho con, phải làm thế nào để tẩy xoá tội lỗi và được tha hình phạt, khi nói rằng; đau khổ ở đời này nguyên nó không đủ để tẩy xoá tội lỗi và tha hình phạt, nếu nó không kết hợp với đức mến, với lòng thống hối ăn năn ghét tội thật tình, và đức mến cũng như lòng thống hối ăn năn ấy không vì lý do nào khác, ngoài lý do xúc phạm đến Cha, là Tình Yêu.

Cha giải thích điều này, theo như con đã xin Cha cho được chịu hy sinh: hy sinh thể chất lẫn tinh thần, tựa như dâng binh nước lên ông chủ. Người ta không thể dâng nước mà không có binh, và ông chủ không hài lòng khi nhận cái bình mà không có nước. Ấy vậy, Cha muốn nói; các con hãy dâng lên Cha cái bình đầy lao nhọc thân xác do Cha gửi đến, bất cứ từ đâu, lúc nào, và bao nhiêu, tất cả là tuỳ ý Cha. Nhưng bình này phải đầy, nghĩa là các con phải chịu đựng với tấm lòng yêu mến, nhẫn nại chấp nhận mọi lỗi lầm của tha nhân, với lòng chê ghét tội lỗi. Cái bình của chúng con khi ấy sẽ đầy nước ân sủng của Cha ban sự sống, và Cha sẽ vui nhận lễ vật hy sinh của các linh hồn trung thành trung tín dâng lên Cha. Cha đoái nhìn đến những lo âu, những ước nguyện, những giọt nước mắt, những thao thức, những nguyện cầu tha thiết của họ, tất cả đều là dấu chỉ của tình yêu, sẽ làm dịu đi cơn thịnh nộ của Cha đối với các kẻ thù địch Cha, những con người xấu xa phạm biết bao tội lỗi.

Ấy vậy, các con hãy chấp nhận đau khổ, và dũng cảm cho đến chết như bậc nam nhi, đó là dấu các con yêu mến Cha. “Một khi đã tra tay cầm cày, đừng nhìn lại đằng sau” (Lc 9:62), vì sợ hãi một tạo vật hay một khốn khổ nào. Trái lại, “còn tự hào khi gặp gian truân thử thách” (Rm 5:3); thế gian sẽ vui mừng vì những hành động bất công của nó (Xc Ga 16:20), còn các con hãy than khóc những việc nó làm khổ Cha, cũng là làm khổ chúng con, vì những gì làm khổ chúng con cũng là làm khổ Cha (Xc Ga 16:3), bởi Cha với chúng con đã nên một (Xc Ga 17:21-23).

Con biết rõ Cha đã sáng tạo các con theo hình ảnh và giống Cha (Xc St 1:27). Khi phạm tội, chúng con mất tất cả những ơn ấy; và để lấy lại sự sống ân sủng cho chúng con, Cha đã kết hợp bản tính của Cha với các con, mang lấy nhân tính của chúng con. Cha đã cấu tạo các con theo hình ảnh Cha, giờ đây Cha nhận lấy hình ảnh chúng con, để làm người. Như vậy, Cha làm một với các con bao lâu linh hồn không lìa bỏ Cha vì phạm tội trọng; bởi vì ai yêu mến Cha sẽ ở trong Cha và Cha ở trong nó (Xc Ga 14:23).

Đấy là lý do, tại sao thế gian ghét các con. Vì thế gian không có gì giống Cha, nên đã kết án Con Một của Cha và treo trên Thập Giá cách nhục nhã. Nó cũng đối xử với các con như vậy, nó bách hại các con và sẽ bách hại tới khi các con chết, vì lẽ nó không biết Cha, “nếu nó biết, nó đã yêu mến Cha và yêu thương các con” (Ga 15:18), nhưng các con đừng lo buồn, vì “nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui” (Ga 16:20) trên Nước Trời.

Cha nói thêm cho con, nhiệm thể của Hội Thánh càng chịu nhiều phiền muộn bây giờ, sẽ càng được vui mừng và an ủi sau này. Khi ấy, điều an ủi cho Hội Thánh là sự canh tân và đời sống thánh thiện của các chủ chăn tốt lành, làm vinh danh Cha, và luôn toả hương thơm các nhân đức. Chính hàng giáo phẩm và giáo sĩ trong Giáo Hội cần được canh tân, chứ không phải Giáo Hội, Hiền Thê của Con Cha, bởi vì sự trinh tiết của nàng không mắc tì ố hay bị huỷ hoại bởi tội lỗi nơi các tôi tớ của nàng.

Vậy hỡi con Cha cùng với các tôi tớ của Cha, các con hãy vui mừng trong mọi gian nan thử thách, vì Cha là Chân Lý vĩnh cửu, Cha hứa cho chúng con được an ủi và hân hoan, khi nhìn thấy Hội Thánh được canh tân, sau bao nỗi đắng cay sầu khổ chúng con dâng lên Cha cho sự canh tân này.

Được Thiên Chúa trả lời, linh hồn này cảm thấy sự sầu khổ lúc tăng lúc giảm. Và linh hồn cầu nguyện như thế nào cho Hội Thánh và cho mọi người.

  1. Khi ấy, linh hồn bốc cháy lửa ước nguyện trước tình thương bao la của Thiên Chúa, đã đoái nghe nó tha thiết nguyện cầu, và làm dịu đi sự cay đắng sầu khổ. Đó là sự sầu khổ đắng cay bởi tội lỗi xúc phạm đến Thiên Chúa, gây thảm hoạ cho Hội Thánh, và cùng lúc nhìn ra sự khốn nạn yếu hèn của mình. Nước mắt nó vơi đi, nhưng rồi lại giàn giụa trào ra, khi Thiên Chúa chỉ cho nó biết con đường hoàn thiện, những hình ảnh xúc phạm đến Ngài, cùng nhiều linh hồn liều mình hư đi.

Được soi sáng, linh hồn biết về mình và về Thiên Chúa nhiều hơn, bởi cảm nghiệm lòng nhân hậu của Thiên Chúa ở trong mình. Linh hồn nhìn thấy lòng nhân hậu ấy như nhìn trong tấm gương của Đấng Toàn Thiện, cùng lúc linh hồn chiêm ngắm phẩm giá của mình và sự thấp hèn của con người. Phẩm giá ấy đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, nhờ ân sủng chứ không bởi công trạng của nó. Thấp hèn, vì những nhuốc nha tội lỗi nó đã xúc phạm đến Thiên Chúa, nó nhìn thấy rõ trong gương toàn hảo của Ngài (Xc Ga 3:2 và Gc 1:24).

Càng được soi sáng, càng hiểu biết, sự đau đớn càng gia tăng; nhưng rồi lòng cậy trông vào Đấng Chân Lý tối cao đã làm giảm đi sự đau đớn ấy.

Ngọn lửa bốc lớn hơn khi được chất thêm củi; cũng thế, lửa cháy trong linh hồn này bùng lên, đến nỗi thân xác không chịu nổi. Phải chết mất, nếu linh hồn không được Đấng Quyền Năng tiếp sức cho. Được tẩy sạch vết nhơ bởi lửa tình yêu, mà linh hồn gặp được từ sự hiểu biết Thiên Chúa và về mình, đồng thời phát sinh sự khao khát ơn cứu độ cho các linh hồn, cùng sự canh tân Giáo Hội, đang khốn bởi phong cùi. Linh hồn tin cậy vào Thiên Chúa, và cầu nguyện như ông Môisen xưa (Xc Xh 32:11) rằng: Lạy Cha, xin Cha dủ lòng thương xót trên dân này, là nhiệm thể Giáo Hội của Cha. Xin Cha thương xót, để họ nhìn thấy lòng từ bi nhân hậu của Cha, là Đấng đã lôi kéo họ ra khỏi sự tối tăm tội lỗi và án phạt đời đời, họ sẽ ca ngợi Cha vinh hiển, hơn là chỉ mình con làm được, đứa khốn nạn đã từng xúc phạm đến Cha, và đã thành cớ sinh ra mọi sự dữ. Con nài xin Cha, Đấng Tình Yêu vô biên, xin cứ sát phạt con đi, nhưng mở tình thương cho dân này, dân riêng của Cha (Xc Xh 32:31-32). Con không rời khỏi tôn nhan Cha, bao lâu con chưa thấy Cha thương xót dân này.

Vì nào có nghĩa lý gì, nếu con được sống muôn đời, khi vận mạng dân này của Cha là sự chết, và khi tối tăm còn phủ lên Hiền Thê của Con Một Cha, nhất là vì tại tội lỗi của con, của con chứ không phải ai khác! Cha ơi! Con nài van Cha thương xót dân của Cha, nhân danh tình yêu mà Cha đã tác tạo con người theo hình ảnh và giống Cha, khi phán rằng: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh Chúng Ta, giống Chúng Ta (St 1:26). Và khi Cha thực hiện, Cha đã muốn con người được thông phần bản tính Thiên Chúa Ba Ngôi tối cao và vĩnh cửu. Cha cho nó trí nhớ, để nó luôn tưởng nhớ các hồng ân của Cha, nhờ đó nó được chia sẻ quyền năng Cha. Cha cho nó trí tuệ, để nó nhìn biết sự toàn thiện Cha, cùng được chia phần đức khôn ngoan của Con Một của Cha. Cha ban cho nó trái tim, để nó yêu mến những gì trí tuệ xem thấy và hiểu biết về Đấng Chân Lý dịu hiền, nhờ đấy nó được hưởng tình yêu của Thánh Thần.

Điều gì đã ép Cha nâng con người lên cao trọng dường ấy? Chính là tình yêu vô bờ bến của Cha, đã dành cho loài người Cha tạo dựng, Cha yêu thương nó quá đỗi; sáng tạo nó, cho nó cái hiện hữu, để nó được hưởng Cha, là Đấng Tốt Lành vô cùng. Con biết: khi phạm tội, con người mất phẩm giá mà Cha đã cho nó. Nó phản loạn chống lại lòng nhân hậu của Cha, và trở thành kẻ thù nghịch. Nhưng, cũng một tình yêu Cha tạo dựng nó, Cha đã muốn nâng nó dậy và cứu nó khỏi vực sâu thẳm nó đã trót sa vào. Thay vì lên án tội phản loạn, Cha muốn có sự hoà giải, khi Cha sai Ngô Lời Con Một của Cha, đến làm trung gian giữa Cha và chúng con. Chúa con đã trở nên sự công bình cho chúng con (Xc 1Cr 1:30), khi gánh lấy mọi bất công của chúng con. Ôi! Lạy Chúa Cha hằng hữu, Cha đã ban cho chúng con Ngôi Lời của Cha, Ngài đã mặc nhân tính và làm người như chúng con, để cứu chúng con.

Ôi, tình yêu bao la, tại sao trái tim không nổ tung ra, khi nhìn biết Đấng Cao Cả vô cùng hạ mình xuống mặc lấy bản tính thấp hèn của chúng con. Chúng con là hình ảnh Cha, này Con Cha lấy hình ảnh chúng con, che phủ bản tính thần linh, dưới đám mây đen khốn nạn nơi xác thịt hư hỏng của Ađam, chỉ vì để loài người được giao hoà với Cha! Ôi, vì sao vậy thưa Cha? Chỉ vì yêu thương, Thiên Chúa làm người để con người được trở nên thần thánh. Nhân danh tình yêu đã thôi thúc Cha, xin Cha thương xót các vật thụ tạo của Cha. Thea Cha, con nài van Cha.

Thiên Chúa than phiền về dân của Ngài, các riêng những bậc lãnh đạo, như thế nào? Những suy nghĩ về tình yêu Thánh Thể và về hồng ân Con Chúa giáng sinh.

  1. Thiên Chúa với cái nhìn thương xót linh hồn đang giàn giụa nước mắt, để chịu thua những ước nguyện nồng cháy và thánh thiện, Ngài nói: Hỡi con yêu

dấu của Cha, nước mắt của con đầy sức mạnh, vì nó kết hợp với tình yêu Cha, nó trào ra vì yêu mến Cha, Cha không cưỡng lại được, Cha bị cầm buộc bởi những tiếng than khóc của con. Nhưng con hãy nhìn xem hiền thê của con Cha, nàng không còn nhan sắc, nàng như người phong cùi, bởi tội tà dâm và tính ích kỷ của những kẻ sống trong tội, ngực nàng sưng phồng lên bởi tội tham lam tiền bạc và tính kiêu ngạo của cộng đồng Kitô Giáo toàn cầu, kể cả Nhiệm Thể của Giáo Hội, nghĩa là các thừa tác viên của Cha, chất chứa đầy tội lỗi. Thật vậy, các thừa tác viên của Cha là những người được nuôi dưỡng bởi sữa của nàng dâu Cha, đã không ý thức rằng mình phải chia sẻ cho mọi tín hữu, và cho những ai muốn từ bỏ sự tối tăm lầm lạc, để trở về với Hội Thánh. Con hãy nhìn coi họ phục vụ Cha một cách ngu xuẩn và vô ơn. Họ bất xứng như thế nào, khi dùng những bàn tay ô uế để phân phát sữa của nàng và Máu Thánh Con Cha! Sữa và Máu này đã từng ban cho họ sự sống, nay trở thành bản án cho họ chết muôn đời. Đó là Máu Châu Báu của Con Một của Cha đã tiêu diệt sự chết, đẩy lui tối tăm, giãi toả ánh sáng chân lý và làm cứng họng dối trá. Máu Thánh tình yêu này luôn luôn hoạt động cho ơn cứu độ, và cho sự hoàn thiện của con người có thiện chí.

Máu Thánh là nguồn mạch ơn lành; Máu Thánh cứu vớt và biến những người rước lấy trở nên thánh thiện, nhiều hay ít là tuỳ ở tâm tình xứng đáng của kẻ lãnh nhận; và cũng đem án phạt đến cho kẻ đón nhận cách bất xứng, nghĩa là trong khi mắc tội trọng (Xc 1Cr 11:27-29). Đó là sự chết chứ không phải sự sống, và lỗi của kẻ lãnh nhận chứ không bởi Máu Thánh hay bởi thừa tác viên, cho dù họ ở tình trạng tội lỗi. Bởi vì tội của thừa tác viên không làm hư hoại hay làm vẩn đục được Máu Thánh, không làm suy giảm hiệu quả ân sủng hay sức mạnh của Máu, cũng không làm hại được người làm nhiệm vụ ban phát, mà chỉ hại cho các kẻ phạm thêm tội, đáng phải uống chén thịnh nộ của Thiên Chúa.

Thật vô phúc cho kẻ rước lấy Máu Con Cha một cách bất xứng; nó làm ô uế cả hồn lẫn xác nó; nó độc ác với chính mình và với tha nhân; nó mất ân sủng; nó giày đạp dưới chân Hồng ân Máu Thánh đã ban cho nó khi chịu phép rửa tội, để được tha tội nguyên tổ mà nó mắc phải khi thụ thai trong dạ cha mẹ nó. Toàn thể nhân loại đã trở thành một khối bùn đất hư hoại; tất cả chúng con sinh ra từ khối bùn đất này, đều hư hoại, không còn tự cứu lấy mình, để được cuộc sống đời đời. Vì thế, con xem tại sao Cha đã ban Ngôi Lời, Con Một của Cha cho chúng con. Cha kết hợp Thiên tính cao trọng của Con Cha với sự thấp hèn của nhân tính chúng con (Xc Gl 4:4-5), để lập lại trong ân sủng những gì đã mất bởi tội. Cha không thể chịu đau khổ như là Thiên Chúa, trong khi đức công bình của Cha đòi hỏi phải có hình phạt cho tội phạm, nhưng con người không thể đền được tội cho cân xứng. Và cho dù nó có làm được việc gì đền tội cho nó, nhưng không có thể làm thay cho một tạo vật có lý trí nào khác được. Đàng khác, con người không thể nào đền được tội mình cho đầy đủ, bởi vì tội xúc phạm đến Cha là Đấng Công Minh vô cùng.

Ấy vậy, muốn vực dậy con người đã sa ngã, kẻ bất lực không thể cứu được mình như Cha đã nói, và cũng vì sự yếu hèn của nó, Cha đã sai Ngôi Hai, Con Một của Cha, mặc lấy nhân tính của chúng con, từ khối bùn đất hư hỏng Ađam, để Ngài cùng chịu khổ trong chính bản tính mà con người phạm tội; Ngài đã chịu đập đánh trên thân xác cho tới chết, chết nhục nhã trên Thập giá. Bằng tình yêu Thiên Chúa, Ngài đền tội thay cho con người, và đem nó trở lại vị trí nó đã được tạo dựng.

Ấy vậy, sự kết hiệp hai bản tính để đền tội thay cho cả nhân loại, không phải do đau khổ ở bản tính nhân loại hữu hạn, sinh ra từ khối bùn đất Ađam, mà bằng quyền năng của bản tính Thiên Chúa. Sự kết hợp hai bản tính làm Chúa Cha hài lòng hy lễ Máu Con Cha đã hợp với bản tính thần thánh, thành một tấm bánh nướng bởi lửa đức ái thần linh, làm sợi dây trói buộccùng đóng đinh Ngài vào Thập giá. Nhờ vậy, tội Ađam nguyên tổ được tẩy xoá, nhưng vết tích hãy còn. Đó là sự hướng chiều về điều dữ, sự yếu đuối của bản tính loài người, tựa như vết sẹo còn lại sau một thương tích được chữa lành.

Như vậy, sự sa ngã của Ađam đã gây cho các con một thương tích đau thương trầm trọng, nhưng thầy thuốc vĩ đại, Con Một của Cha, đã đến để chữa trị cho chúng con, băng bó thương tích ấy, tự uống lấy liều thuốc đắng cay, mà con người không thể uống nổi. Thầy thuốc làm như mẹ nuôi cháu bé, đã uống lấy liều thuốc trị bệnh thay cháu bé vì mẹ nuôi lớn và khoẻ, trong khi cháu bé còn quá non nớt không chịu được sự đắng cay của thuốc. Con Một của Cha là thầy thuốc của chúng con, và Con Cha đã kết hợp bản tính Thiên Chúa với bản tính của các con, để uống lấy liều thuốc cay đắng trong cái chết đầy khổ nhục trên Thập giá, để chữa trị thương tích và ban sự sống cho chúng con, là những đứa con bại liệt bởi tội lỗi.

Cha đã nói, tội nguyên tổ chúng con mắc phải ngay khi dựng thai trong lòng mẹ, vết tích của nó vẫn còn. Nó được tẩy xoá, tuy không hoàn toàn, nhờ phép Thánh tẩy là bí tích ban sự sống của ân sủng, do thần lực của Máu Thánh vinh hiển và châu báu của Con Cha. Ngay khi linh hồn chịu bí tích này, tội tổ tông được xoá bỏ và linh hồn được thông ban ân sủng. Cái xu hướng về sự dữ vẫn còn như một vết sẹo; tuy nhiên, xu hướng đó sẽ giảm đi khi linh hồn cố gắng kiềm hãm nó, nếu nó muốn. Như vậy, linh hồn sẵn sàng đón nhận và làm gia tăng ân sủng, nhiều hay ít, là tuỳ sự xứng đáng của lòng nó trong sự yêu mến và phụng sự Cha.

Ân sủng bí tích thánh tẩy còn để nó tự do chiều về sự dữ cũng như hướng về điều lành. Khi đến tuổi biết phân biệt, nó có thể tự do quyết định, làm điều ác hay việc thiện, như nó muốn. Quyền tự do của con người thật lớn lao, nó có sức mạnh vô song nhờ Máu Thánh châu báu, đến độ không thể bị ai khuất phục, dù là ma quỷ hay tạo vật nào, nếu nó không muốn. Nó đã được cứu thoát khỏi ách làm tôi, quyền tự do đã trả về cho nó, để nó thống trị tính dục, và đạt mục đích khi Cha sáng tạo nó. Hỡi tạo vật có lý trí ngu xuẩn, mi đã trở nên như súc vật, trầm mình trong bùn hôi thối, vờ quên đi ân sủng vô vàn lớn lao Cha đã ban cho. Hỏi còn gì trọng đại hơn, để trao ban cho một tạo vật khốn nạn đến như vậy.

Tội lỗi phải chịu trừng phạt nặng nề hơn kể từ khi Chúa Kitô chịu khổ nạn. Thiên Chúa hứa thương xót thế gian và Giáo Hội, nhờ lời cầu nguyện và sự chịu đau khổ của các tôi tớ Ngài.

  1. Hỡi con yêu dấu, Cha muốn con hiểu điều này: Cha đã tái tạo loài người trong Máu Con Một của Cha, và phục hồi chúng trong ân sủng, nhưng chúng vẫn khinh dể ơn Cha ban, chúng đi từ xấu xa đến tồi tệ hơn, từ tội này qua tội khác, và luôn đền trả Cha bằng sỉ nhục, trong khi Cha không ngừng làm ơn cho chúng. Những ơn huệ ấy chúng còn coi như việc Cha hành hạ chúng, trong khi Cha không muốn gì ngoài ý muốn thánh hoá chúng. Cha nói cho con hay, chúng sẽ phải gian nan hơn, và sẽ bị trừng phạt nặng nề hơn. Chúng sẽ bị trừng phạt một cách nghiêm khắc ngay từ bây giờ, khi mà chúng đã được cứu chuộc, bởi Máu Con của Cha. Giả như Con Cha không đến dạy bảo chúng, và không đổ Máu ra cứu chuộc chúng, thì chúng đỡ tội hơn, và còn có thể viện lẽ để chữa tội. Nhưng nay, chúng không thể chữa tội được (Xc Ga 15:22). Đúng như lời rằng: “Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12:48).

Loài người mắc nợ với Cha, vì Cha đã sáng tạo chúng theo hình ảnh Cha và nên giống Cha. Chính vì thế, lẽ ra chúng tìm vinh quang Cha, nhưng chúng đã cướp lấy để tôn vinh mình, chúng từ chối vâng phục Cha, nên đã trở thành kẻ thù với Cha. Và Cha, Cha dùng sự khiêm nhường bằng cách hạ mình xuống mặc lấy nhân tính của các con, để tiêu diệt lòng kiêu căng của chúng và kéo các con ra khỏi vòng làm tôi ma quỷ, Cha biến chúng con thành người tự do, Cha còn cho chúng con điều còn trọng hơn quyền tự do nữa. Con thấy không? Con người đã được làm Thiên Chúa, như Thiên Chúa làm người. Nhận lãnh cả một kho tàng Máu châu báu để được tái sinh trong ân sủng, há không phải là điều mắc nợ rất lớn sao?

Như vậy, con thấy rõ loài người mắc nợ ra hơn trước biết bao, kể từ khi được ơn cứu chuộc. Lúc này, chúng buộc phải ca ngợi và tôn vinh Cha, theo gương Ngôi Lời làm Người, Con Một của Cha. Thế nhưng, chúng không trả cái nợ này cho Cha, bằng yêu mến Cha và yêu thương tha nhân, không sống nhân đức chân thật và tích cực, như Cha đã nói ở trên, chúng thiếu sót bổn phận yêu mến Cha và yêu thương tha nhân, do đó chúng đã phạm một tội nặng nhất. Còn Cha, vì sự công bình Thiên Chúa đòi buộc, không thể không lên án phạt chúng chết đời đời. Người Kitô hữu chịu án phạt nặng hơn người ngoại đạo. Bởi luật công bình Thiên Chúa ban ra, chúng sẽ bị thiêu đốt bởi lửa không hề tắt (Xc Mc 9:43), nghĩa là phải chịu cực hình, mà cực hình lớn nhất lại là bị lương tâm giày vò. Lửa này không hề tắt, là vì kẻ bị án phạt dù phải thiêu đốt cùng cực, lâu dài bất tận nhưng cái thực thể của chúng tồn tại mãi. Cha nói cho con nghe, chúng xin được chết đi, nhưng không được, vì thực thể của chúng từ đấy sống mãi đời đời kiếp kiếp. Chúng mất ân sủng siêu nhiên bởi phạm tội, còn cái hiện hữu hay thực thể tự nhiên, Cha không cho mất đi được.

Ấy vậy, tội bị trừng phạt nặng hơn kể từ khi có ơn cứu chuộc bởi Máu, vì chưng loài người đã được lãnh nhận nhiều hơn. Chúng không ý thức điều ấy, lương tâm cũng chẳng nhận ra sự xấu xa của tội lỗi. Chúng thù ghét Cha, là Đấng đã thương cho chúng được hoà giải nhờ Máu Con Cha. Tuy nhiên, còn một phương cách, để làm dịu cơn thịnh nộ của Cha, đó là các tôi tớ của Cha, khi họ nhiệt tình lấy nước mắt làm áp lực buộc Cha theo ước nguyện của họ. Con xem những sợi dây nào con dùng để cầm buộc Cha; những sợi dây này chính Cha đã trao cho con, đó là lòng thương xót thế gian. Đúng, sự đói khát và ao ước làm sáng danh Cha và ơn cứu độ cho các linh hồn, chính Cha đã gợi hứng cho các tôi tớ Cha, làm Cha chịu thua nước mắt họ, mà giảm đi cơn thịnh nộ đức công bình của Cha.

Vậy thì con hãy lấy mồ hôi nước mắt của con, hãy múc lấy từ nguồn suối tình yêu Thiên Chúa, cùng với mồ hôi nước mắt ở nơi những tôi tớ khác của Cha, để lau mặt Hiền Thê của Con Cha. Cha hứa với con, phương cách này sẽ lấy lại nhan sắc cho nàng. Không phải gươm đao, chiến tranh hay bạo lực sẽ làm được điều ấy, nhưng là hoà bình, cầu nguyện khiêm tốn và chuyên chăm, mồ hôi và nước mắt đổ ra với ước nguyện nồng nàn của các tôi tớ Cha. Như vậy, con sẽ thực hiện điều con mong ước, là được chịu đau khổ nhiều vì Cha; các con sẽ giãi sáng đức nhẫn nại trên tối tăm của các kẻ xấu ở thế gian này. Và các con đừng sợ hãi, nếu thế gian này bách hại các con, Cha sẽ ở với các con, và không có trường hợp nào các con phải vắng bóng Cha, Đấng Quan Phòng (Xc Is43:1-5 và Ga16:33).

Nhận biết Thiên Chúa nhân hậu từ bi, linh hồn này không chỉ cầu nguyện cho người Kitô giáo, nhưng cho cả thế giới.

  1. Được hiểu biết nhiều hơn, linh hồn này đứng dậy, tràn đầy hân hoan và sức mạnh. Nó đứng thẳng trước Nhan Thánh uy nghi, với niềm cậy trông vào lòng thương xót của tình yêu bao la như đại dương. Linh hồn này tin cậy vào lòng thương xót của Thiên Chúa, và tình yêu cho nó hiểu Ngài muốn tha thứ cho thế gian, mặc những xúc phạm đến Ngài. Chính Ngài đã chỉ bảo các tôi tớ Ngài cách thế làm áp lực lòng nhân hậu của Ngài, nhằm làm dịu đi cơn thịnh nộ. Điều này làm nó vui mừng, và hết sợ hãi trước những bách hại của thế gian, nắm chắc Thiên Chúa luôn ủng hộ mình. Ngọn lửa thánh thiện lên cao, đến độ nó không chỉ bằng lòng với những ân huệ nó nhận được từ Thiên Chúa, nhưng còn ao ước cho cả thế giới được lòng thương xót của Ngài nữa.

Trong lời ước nguyện thứ hai hướng về sự canh tân Giáo Hội, đã chứa đầy lợi ích và tốt lành cho người Kitô giáo và ngoài Kitô giáo. Tuy nhiên, như kẻ đói khát, nó còn cầu nguyện cho cả cộng đồng thế giới, như Thiên Chúa đã khơi lên cho nó lời nguyện rằng: Lạy Thiên Chúa, Đấng Hằng Hữu, xin thương xót các chiên nhỏ bé của Ngài, hỡi Vị Chủ Chăn nhân lành! Xin đừng trì hoãn, xin đừng, nhưng đoái thương cả thế giới, vì thế nào đi nữa, thế giới kiệt quệ rồi! Rõ ràng người ta mất hết lòng yêu mến Cha và tình thương tha nhân. Con người không còn yêu thương nhau, bằng tình yêu thương đặt trên nền Đấng Chân Lý vĩnh cửu.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh