Ta Là Cái Đó: Chương 55. Ý Thức Sinh Khởi, Thế Giới Sinh Khởi

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 55. Ý THỨC SINH KHỞI, THẾ GIỚI SINH KHỞI

Hỏi: Chuyện gì xảy ra khi một người bình thường chết đi?

Maharaj: Mọi chuyện sẽ xảy ra theo những gì người đó tin tưởng. Cuộc đời trước khi chết chỉ là tưởng tượng thì cuộc đời sau khi chết cũng vậy. Giấc chiêm bao vẫn tiếp tục.

H: Thế còn Gnani - bậc giác ngộ?

M: Gnani không chết vì chưa bao giờ được sinh ra.

H: Đối với người khác, Gnani có vẻ cũng như thế.

M: Nhưng với chính Gnani thì không. Trong chính mình, người giác ngộ tự do với tất cả - vật lý cũng như tâm lý.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

H: Nhưng ông vẫn phải biết trạng thái của một người chết. Ít ra là từ những tiền kiếp của ông.

M: Trước khi gặp Tôn sư, Ta biết rất nhiều thứ. Bây giờ Ta không biết gì cả, vì tất cả kiến thức chỉ có trong chiêm bao và chẳng có giá trị. Ta biết chính Ta, Ta không tìm thấy sinh hay tử trong Ta, mà chỉ có hiện hữu thuần túy - không phải hiện hữu thế này hay thế nọ, mà chỉ hiện hữu. Nhưng ngay khi tâm, lôi ra từ kho ký ức, và bắt đầu tưởng tượng thì nó đem các vật thể vào không gian, và các sự kiện vào thời gian. Ngay cả kiếp này Ta còn không biết thì làm sao Ta có thể biết được các kiếp trước? Chính tâm, vì động thấy mọi thứ đều động, và vì tạo ra thời gian, nên nó lo âu về quá khứ và tương lai. Toàn thể vũ trụ được đặt trong chiếc nôi của ý thức - Maha Tattva, nó xuất hiện khi có sự ổn định và hài hòa tuyệt đối - Maha Sattva. Cũng như tất cả sóng đều ở trong biển thì tất cả mọi thứ - vật lý và tâm lý - đều ở trong tánh biết. Vì thế tự thân tánh biết - không phải nội dung của nó - quan trọng hơn tất cả. Hãy đào sâu và khơi rộng sự thấy biết về chính ông thì mọi công đức sẽ tuôn trào. Ông không cần phải tìm kiếm, tất cả sẽ đến với ông một cách tự nhiên nhất và dễ dàng nhất. Năm giác quan, bốn chức năng của tâm: ký ức, tư duy, hiểu và ý thức về cái Ta; ngũ đại: đất, nước, gió, lửa và không; và hai phương diện của sáng tạo: Vật chất và tinh thần - tất cả đều ở trong tánh biết.

H: Nhưng ông phải tin rằng có tiền kiếp.

M: Kinh điển thì nói như thế, nhưng Ta không biết gì về điều đó. Ta biết chính Ta như Ta là, vì trong kinh nghiệm của Ta không hề có Ta đã xuất hiện hay Ta sẽ xuất hiện. Không phải vì Ta không nhớ, mà thật ra không có gì để nhớ. Luân hồi hàm ý một cái Ta đi luân hồi. Không hề có chuyện như thế. Một mớ ký ức và hy vọng, được gọi là “Ta”, tưởng tượng chính nó tồn tại mãi mãi, và tạo ra thời gian để dung chứa sự trường tồn hư giả của nó. Để hiện hữu, Ta không cần quá khứ hay tương lai. Tất cả kinh nghiệm đều do tưởng tượng mà có; Ta không tưởng tượng nên sinh và tử không xảy ra đối với Ta. Chỉ những ai nghĩ rằng mình được sinh ra mới nghĩ mình được tái sinh. Ông buộc tội Ta đã được sinh ra. Ta tự biện hộ: vô tội!

Mua đá năng lượng:

Tất cả đều tồn tại trong tánh biết và tánh biết không chết mà cũng chẳng tái sinh. Nó chính là thực tại bất biến.

Toàn thể vũ trụ của kinh nghiệm được sinh ra với thân xác và sẽ chết đi cùng với thân xác; nó có sự khởi đầu và chấm dứt trong tánh biết, nhưng tánh biết thì không biết đến sự khởi đầu hay chấm dứt. Nếu suy nghĩ đến nơi đến chốn, và nghiền ngẫm thật lâu, ông sẽ nhận ra ánh sáng của tánh biết với tất cả sự trong sáng của nó, và thế giới sẽ mờ dần và biến mất trong tầm nhìn của ông. Cũng như nhìn một cây nhang đang cháy, ông thấy cây nhang và khói trước; khi để ý kỹ đốm lửa ông sẽ nhận ra nó có năng lực đốt hết hàng núi cây nhang và tỏa đầy khói vào vũ trụ. Cái Ta hiện thực hóa tự thân bất kể mọi tác động của thời gian, mà không hề cạn kiệt những khả năng vô biên của nó. Trong trường hợp cây nhang đang cháy, cây nhang là thân xác, và khói là tâm. Chừng nào tâm còn bận rộn với những uốn lượn thì nó không nhận ra nguồn gốc của chính nó. Vị Đạo sư xuất hiện và xoay sự chú ý của ông vào đốm sáng bên trong. Do bản chất của nó, tâm luôn luôn hướng ngoại, tâm có khuynh hướng tìm kiếm nguồn gốc của sự vật trong chính sự vật. Khi được bảo tìm kiếm nguồn gốc bên trong có nghĩa là: Bằng một cách nào đó, bắt đầu một cuộc sống mới. Tánh biết thay chỗ cho ý thức; trong ý thức có cái “Ta” - là người ý thức, còn tánh biết thì không phân chia: tánh biết biết chính nó. Cái “Ta hiện hữu” là một ý nghĩ, còn tánh biết không phải là một ý nghĩ; không hề có “Ta biết” trong tánh biết. Ý thức là một thuộc tính còn tánh biết thì không; một người có thể biết mình đang ý thức, nhưng không ý thức được tánh biết. Thượng đế là tổng thể của ý thức, còn tánh biết thì siêu vượt tất cả - hiện hữu lẫn phi hiện hữu.

H: Tôi bắt đầu với câu hỏi về trạng thái của một người sau khi chết. Khi thân xác hư hoại, chuyện gì xảy ra với ý thức của người đó? Liệu người đó mang theo hay để lại các thức như nhãn thức, nhĩ thức, vân vân? Và, nếu người chết không còn các thức kia thì ý thức của người đó trở thành cái gì?

M: Các thức chỉ là những hình thái của nhận thức. Khi những hình thái thô biến mất, những trạng thái vi tế hơn của ý thức xuất hiện.

H: Không có sự chuyển tiếp sang tánh biết sau khi chết?

M: Không thể có sự chuyển tiếp từ ý thức sang tánh biết, vì tánh biết không phải là một hình thái của ý thức. Ý thức chỉ có thể trở nên vi tế và tinh lọc hơn, đó là những gì xảy ra sau khi chết. Khi các phương tiện thể hiện của người chết hư hoại dần thì các hình thái của ý thức do chúng tạo ra cũng từ từ mờ nhạt.

H: Cho đến khi chỉ còn lại vô thức?

M: Hãy nhìn chính ông đang nói về vô thức như một cái gì đến và đi! Ai ở đó để biết vô thức? Bao giờ cửa sổ còn mở thì còn có ánh sáng trong phòng. Khi cửa sổ đóng lại, mặt trời vẫn còn đó, nhưng liệu mặt trời có thấy bóng tối trong căn phòng? Có cái gì như là bóng tối đối với mặt trời? Không hề có cái như vô thức, vì vô thức thì không thể kinh nghiệm được. Chúng ta phỏng đoán về vô thức khi có sự ngắt quãng trong ký ức hay truyền đạt. Nếu Ta ngưng phản ứng, ông sẽ cho rằng Ta vô thức. Trong thực tế, có thể Ta ý thức rất bén nhạy vào lúc đó nhưng chỉ không thể truyền đạt hay nhớ.

H: Tôi hỏi một câu rất đơn giản: Có vào khoảng bốn tỉ người trên thế giới [vào thời điểm đối thoại] và tất cả chắc chắn sẽ chết đi. Trạng thái của họ như thế nào sau khi chết - không phải vật lý, mà là tâm lý? Liệu ý thức của họ sẽ tiếp tục? Nếu tiếp tục, thì dưới hình thức nào? Đừng bảo là tôi đặt sai câu hỏi, hay ông không biết câu trả lời, hay là trong thế giới của ông câu hỏi của tôi vô nghĩa. Ngay khi nói rằng thế giới của ông và thế giới của tôi hoàn toàn khác biệt, không tương hợp thì ông dựng lên một bức tường giữa ông và tôi. Hoặc là chúng ta sống trong một thế giới, hoặc là kinh nghiệm của ông chẳng ích lợi gì cho chúng tôi.

M: Dĩ nhiên ông và Ta sống trong một thế giới. Chỉ có điều Ta thấy nó như nó là, còn ông thì không. Ông thấy chính ông trong thế giới, còn Ta thấy thế giới trong chính Ta. Với ông, ông được sinh ra và chết đi, còn với Ta thế giới xuất hiện và biến mất. Thế giới của chúng ta là thật, nhưng cái nhìn của ông về thế giới thì không đúng thật. Chẳng có bức tường nào giữa ông và Ta, ngoại trừ bức tường được ông dựng lên. Không có gì sai với các nhận thức, chỉ có sự tưởng tượng của ông mới làm cho ông sai lầm. Sự mê lầm của ông ngăn che thế giới như chính nó là bằng cái mà ông tưởng tượng nó là - một cái gì đó tồn tại độc lập với ông nhưng lại rặp khuôn những mô thức được thừa hưởng, hay thụ đắc của ông. Có một sự mâu thuẫn sâu sắc trong thái độ của ông mà ông không thấy, và đó chính là nguyên nhân của phiền não. Ông khăng khăng với ý tưởng là ông được sinh vào một thế giới của đau khổ và phiền não. Ta biết rằng thế giới là một đứa trẻ của tình yêu, có sự khởi đầu của nó, trưởng thành và thỏa mãn trong tình yêu. Nhưng Ta còn ở ngoài tình yêu.

H: Nếu ông tạo ra thế giới bằng tình yêu, tại sao nó lại đầy đau khổ?

M: Ông nói đúng - từ cái nhìn của thân xác. Nhưng ông không phải thân xác. Ông là sự bao la vô tận của ý thức. Đừng thừa nhận những gì không thật thì ông sẽ thấy sự vật như Ta thấy chúng. Đau khổ và lạc thú, tốt và xấu, đúng và sai chỉ là những điều kiện tương đối và không thể được xem như tuyệt đối. Chúng đều hữu hạn và vô thường.

H: Trong truyền thống đạo Phật, một Nirvani, tức một vị Phật giác ngộ, hoàn toàn tự do đối với vũ trụ. Bậc giác ngộ có thể biết và chứng nghiệm tất cả những gì tồn tại. Bậc giác ngộ có thể điều khiển, can thiệp vào thiên nhiên, vào chuỗi tương quan nhân quả, thay đổi trình tự các diễn tiến, và thậm chí có thể hóa giải quá khứ! Thế giới vẫn có với bậc giác ngộ nhưng bậc giác ngộ hoàn toàn tự do trong thế giới.

M: Những gì ông mô tả là Thượng đế. Dĩ nhiên, khi nào có thế giới thì đều có cái đối ứng với nó, tức là Thượng đế. Nhưng Ta siêu vượt cả hai. Có một vương quốc nọ đi tìm một vị vua. Họ tìm ra đúng người và phong làm vua. Người được phong vương đó không thể nào đã thay đổi. Người đó đơn thuần chỉ được ban cho một tước vị, uy quyền và trách nhiệm của một ông vua. Bản chất của người đó không hề bị ảnh hưởng, mà chỉ có hành động. Tương tự như thế với người giác ngộ, nội dung ý thức của người đó trải qua một sự chuyển hóa tận căn bản. Nhưng người giác ngộ không lầm lẫn. Người ấy biết rõ cái bất biến.

H: Cái không thay đổi thì không thể ý thức. Ý thức luôn luôn thuộc về thay đổi. Cái không thay đổi không lưu lại dấu vết nào trong ý thức.

M: Có và không. Tờ giấy không phải là chữ viết nhưng nó chứa đựng chữ viết. Mực không phải là bản văn được viết ra, và bản văn không phải là tâm của người đọc - nhưng tất cả đều làm cho bản văn khả hữu.

H: Ý thức xuất phát từ thực tại hay là một thuộc tính của vật chất?

M: Ý thức như thế là một đối ứng vi tế của vật chất. Cũng như quán tính - tức là lực ì - và năng lượng là những thuộc tính của vật chất, thì sự hài hòa thể hiện chính nó thành ý thức. Ông có thể xem nó như là một hình thức năng lượng vô cùng vi tế. Bất cứ nơi nào vật chất tự tổ chức thành một cơ thể ổn định thì ý thức tự xuất hiện một cách tự sinh khởi. Khi cơ thể hủy hoại thì ý thức biến mất.

H: Thế cái gì còn lại?

M: Cái mà vật chất và ý thức là những phương diện của nó, còn lại. Nó bất sinh bất diệt.

H: Nếu nó ở ngoài cả ý thức lẫn vật chất thì làm sao nó có thể được kinh nghiệm?

M: Nó có thể được biết qua những tác động của nó lên cả hai; hãy tìm nó trong cái đẹp và trong hạnh phúc chơn thật. Nhưng ông chỉ có thể hiểu được thân xác và ý thức là gì khi nào ông vượt ra ngoài cả hai.

H: Vui lòng cho chúng tôi biết một cách huỵch toẹt: Ông có ý thức hay vô thức?

M: Người giác ngộ không ý thức mà cũng chẳng vô thức. Nhưng tất cả đều được dung chứa trong sự giác ngộ của người đó. Tánh biết dung chứa mọi kinh nghiệm. Nhưng người biết ở ngoài mọi kinh nghiệm. Người đó ở ngoài cả tánh biết.

H: Có một nền tảng của kinh nghiệm, gọi đó là vật. Có người kinh nghiệm, gọi đó là tâm. Cái gì là cầu nối giữa vật và tâm?

M: Chính khoảng trống giữa hai cái là cầu nối. Cái - một đầu trông như vật, và một đầu giống như tâm - là cây cầu trong chính nó. Đừng phân chia thực tại thành tâm và thân thì chẳng cần đến cầu.

Ý thức sinh khởi thì thế giới sinh khởi. Khi chiêm ngưỡng trí tuệ và cái đẹp của thế giới, ông gọi đó là Thượng đế. Khi biết nguồn gốc của tất cả - ở ngay trong chính ông - ông sẽ nhận ra mọi câu hỏi của ông đều đã được giải đáp.

H: Người thấy và cái bị thấy là hai hay một?

M: Chỉ có sự thấy; cả người thấy và cái bị thấy đều ở trong nó. Đừng tạo ra khác biệt thì không có khác biệt.

H: Tôi bắt đầu với câu hỏi về một người khi chết. Ông bảo rằng kinh nghiệm của người đó sẽ hình thành chính nó tùy theo sự mong đợi hay tin tưởng của người đó.

M: Trước khi được sinh ra, ông mong đợi sẽ sống theo một phương án nào đó mà ông đã lập ra. Ý chí của ông chính là xương sống định mệnh của ông.

H: Nhưng chắc chắn nghiệp xen vào.

M: Nghiệp tạo ra cảnh ngộ, còn thái độ là của chính ông. Xét cho cùng, cá tính của ông định hình cuộc đời ông, và chỉ ông mới có thể định hình cá tính của ông.

H: Một người định hình cá tính của mình như thế nào?

M: Bằng cách thấy nó như nó là, và bằng sự thành khẩn hối lỗi. Sự thấy biết cảm thọ đồng nhất này có thể làm được những phép lạ. Cũng như đúc một ảnh tượng bằng đồng; chỉ riêng kim loại hay lửa thì vẫn chưa đủ, mà ngay cả khuôn đúc cũng vô dụng. Ông phải nấu chảy kim loại trong sức nóng của lửa rồi đổ vô khuôn.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh