Ta Là Cái Đó: Chương 57. Sự Toàn Hảo - Vận Mệnh Chung

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 57. SỰ TOÀN HẢO - VẬN MỆNH CHUNG

Hỏi: Khi được hỏi về phương tiện để giác ngộ chính mình, ông luôn luôn nhấn mạnh sự quan trọng của việc đặt tâm vào ý thức “Ta hiện hữu.” Đâu là yếu tố nhân quả? Tại sao ý nghĩ đặc thù này đưa đến sự giác ngộ chính mình? Suy tư về “Ta hiện hữu” tác động đến tôi như thế nào?

Maharaj: Chính thực tế sự quan sát thay đổi người quan sát và cái được quan sát. Xét cho cùng, cái ngăn che sự thấy biết rõ ràng bản tính chơn thật của mỗi người là sự nhu nhược và trì trệ của tâm, và khuynh hướng của tâm là bỏ qua cái tế mà chỉ chú ý đến cái thô. Khi hành theo sự chỉ dẫn của Ta và tìm cách chỉ đặt tâm vào ý niệm “Ta hiện hữu” thì ông sẽ hoàn toàn biết rõ tâm và những giao động thất thường của nó. Tánh biết - là sự hài hòa trong sáng trong hành động - làm tan biến sự u tối và bất an của tâm, và sẽ từ từ nhưng chắc chắn thay đổi bản chất của tâm. Sự thay đổi này không nhất thiết gây chú ý và có thể rất khó nhận ra, nhưng là một sự chuyển hóa sâu sắc và căn bản từ tối sang sáng, từ không biết sang biết.

H: Bắt buộc phải là công thức “Ta hiện hữu”? Bất cứ câu nào khác không được hay sao? Nếu tôi tập trung vào câu “có một cái bàn” - There is a table - thì không phải cũng có cùng một mục đích?

M: Nếu để thực hành sự tập trung - thì đúng. Nhưng sự thực hành đó không đưa ông ra khỏi ý nghĩ về cái bàn. Ông không cần biết về cái bàn, mà ông muốn biết chính ông. Muốn vậy, phải luôn luôn giữ trong tiêu điểm của ý thức sự gợi ý duy nhất mà ông có: Tính chắc chắn về sự hiện hữu của ông. Hãy ở với nó, vui đùa với nó, tư duy về nó, tìm hiểu nó thật sâu xa, cho đến khi lớp vỏ vô minh bật mở, và ông thể nhập cảnh giới của thực tại.

H: Có quan hệ nhân quả nào giữa sự chú ý của tôi vào cái “Ta hiện hữu” và sự khai mở cái vỏ vô minh?

M: Sự thôi thúc tìm ra chính mình là một dấu hiệu cho biết ông sẵn sàng. Động lực luôn luôn khởi động từ bên trong. Nếu chưa đến lúc thì ông không thể có được ước muốn và sức mạnh để hết lòng dấn thân cho sự tìm hiểu chính mình.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

H: Thế không phải phong thái của Đạo sư đã khiến cho chúng tôi ước muốn và mong được thỏa mãn ước muốn đó? Không phải vẻ mặt sáng ngời của Đạo sư đã thu hút chúng tôi và lôi chúng tôi ra khỏi vũng lầy đau khổ?

M: Chính vị Đạo sư bên trong đưa ông đến với Đạo sư bên ngoài, như một bà mẹ dẫn con đến gặp ông thầy. Hãy tin tưởng và quy thuận Đạo sư, vì Đạo sư là sứ giả của cái Ta chơn thật của ông. H: Làm sao tôi có thể tìm được một Đạo sư khả tín?

M: Chính trái tim của ông sẽ cho ông biết. Tìm một Đạo sư không khó vì vị ấy lúc nào cũng sẵn sàng, còn ông thì không. Ông phải sẵn sàng tiếp thu, nếu không thì khi gặp Đạo sư ông có thể bỏ lỡ cơ hội vì sự lơ đễnh và cố chấp. Như trường hợp Ta, trong Ta chẳng có gì hứa hẹn lắm, nhưng khi gặp Đạo sư, Ta lắng nghe, tin tưởng và quy thuận.

H: Thế không phải tôi cần cẩn thận tìm hiểu một Đạo sư trước khi hoàn toàn giao trọn tôi cho vị ấy?

M: Bằng mọi cách hãy tìm hiểu! Nhưng liệu ông có thể tìm ra được gì? Ông chỉ có thể tìm ra những gì mà Đạo sư xuất hiện đối với ông trên bình diện của ông.

H: Tôi sẽ quan sát xem vị ấy có nhất quán, cuộc sống và giáo pháp của vị ấy có tương ứng với nhau không?

M: Nếu ông tìm ra rất nhiều sự bất tương ứng thì sao? Nó chẳng chứng minh được điều gì. Chỉ dụng tâm mới quan trọng. Làm sao ông biết được sự dụng tâm của vị ấy?

H: Ít ra, tôi mong đợi vị ấy là một người biết tự chế, có một cuộc sống ngay thawngr.

M: Những người như thế thì rất nhiều, nhưng chẳng ích lợi gì cho ông. Đạo sư là người có thể chỉ cho ông con đường về nhà, con đường trở về với cái Ta chơn thật của chính ông. Sự chỉ dẫn này có liên quan gì đến cá tính, tính tình của con người mà vị Đạo sư có vẻ như thế? Thế không phải Đạo sư đã nói thẳng với ông là vị ấy không phải là một con người? Cách duy nhất mà ông có thể nhận xét là sự thay đổi trong chính ông khi ông thân cận với vị ấy. Nếu ông cảm thấy an lạc hơn, nếu ông hiểu chính ông rõ ràng và sâu sắc hơn bình thường, thì có nghĩa là ông đã gặp đúng Đạo sư. Ông không cần phải vội vàng, nhưng một khi đã quyết định tin tưởng vị ấy thì hãy tin tưởng tuyệt đối, và hoàn toàn tuân theo mọi chỉ dẫn với tất cả tín tâm. Nếu ông không nhận vị ấy làm Đạo sư, mà chỉ thỏa mãn với sự kề cận với vị ấy, thì điều đó cũng chẳng quan trọng. Chỉ riêng Satsang cũng có thể đưa ông đến đích, miễn là nó không bị cấu nhiễm và nhiễu loạn. Nhưng một khi đã chấp nhận một người làm Đạo sư thì hãy lắng nghe, ghi nhớ, và quy thuận. Lừng chừng là một chướng ngại nghiêm trọng, và là nguyên nhân của mọi đau khổ do chính mình gây ra. Đạo sư thì không bao giờ sai lầm, sai lầm luôn luôn do sự u mê và ngoan cố của người môn đồ gây ra.

H: Khi đó Đạo sư có xua đuổi, hay khai trừ người môn đồ?

M: Người làm như thế thì không phải là một Đạo sư! Vị Đạo sư vẫn kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi người môn đồ trở nên kiềm chế, trấn tĩnh, và trở lại với một trạng thái sẵn sàng tiếp thu.

H: Động cơ là vật lý? Vì sao Đạo sư lại chuốc lấy phiền nhiễu như thế?

M: Đau khổ và chấm dứt đau khổ. Đạo sư thấy con người đau khổ trong chiêm bao, và muốn họ thức tỉnh. Tình yêu không dung thứ đau đớn và đau khổ. Lòng kiên nhẫn của Đạo sư thì vô hạn, và, do đó lòng kiên nhẫn đó không thể bị thất bại. Đạo sư không bao giờ thất bại.

H: Liệu Đạo sư đầu tiên cũng là Đạo sư cuối cùng, hay tôi phải theo đuổi hết Đạo sư này đến Đạo sư khác?

M: Toàn thể vũ trụ là Đạo sư của ông. Nếu tỉnh thức và thông minh, ông có thể học từ bất cứ gì. Nếu tâm ông trong và lòng ông sạch, ông có thể học ở bất cứ ai đi qua. Chính vì ông lười biếng hoặc bất an nên cái Ta bên trong ông thị hiện thành vị Đạo sư bên ngoài, khiến ông tin tưởng và quy thuận.

H: Liệu cần thiết phải có một Đạo sư?

M: Câu ông hỏi cũng giống như “Liệu cần thiết phải có một

bà mẹ?” Để thăng tiến từ phương vị này đến phương vị khác trong ý thức, ông cần sự trợ giúp. Sự trợ giúp không luôn luôn phải mang hình tướng của một con người, mà có thể là một sự hiện diện vi tế, hay một thoáng trực giác - nhưng chắc chắn sự trợ giúp sẽ đến. Cái Ta bên trong theo dõi và chờ đợi đứa con trở về với cha của nó. Vào đúng lúc, cái Ta sẽ sắp đặt mọi chuyện một cách ân cần và hữu hiệu. Khi cần đến một sứ giả hay người hướng dẫn, cái Ta sẽ phái vị Đạo sư để giải quyết những điều cần thiết.

H: Có một điều tôi không nắm bắt được. Ông nói cái Ta bên trong khôn ngoan, tốt đẹp và toàn hảo về mọi mặt, và con người chỉ là một ảnh phản chiếu, mà tự thân không có thực thể. Ấy thế mà ông lại chuốc lấy đủ thứ phiền nhiễu để giúp con người nhận ra chính mình. Nếu con người quả thật tầm thường như thế thì cần gì phải bận tâm đến sự an sinh của nó? Cần gì phải đếm xỉa đến một cái bóng?

M: Ông vừa đưa nhị nguyên đối đãi vào chỗ không có. Có thân và có cái Ta. Giữa hai cái là tâm, trong tâm cái Ta được phản chiếu thành “Ta hiện hữu.” Chính vì những sai sót, tính thô thiển và bồn chồn, sự thiếu vắng nhận thức sâu sắc và trong sáng của tâm, nên tâm nhận lầm chính nó là thân xác, thay vì cái Ta. Tất cả những gì cần thiết là làm cho tâm trở nên trong sáng để tâm có thể nhận ra sự đồng nhất của nó với cái Ta. Khi tâm hội nhập với cái Ta, thân xác không gây ra một trở ngại nào. Thân xác vẫn như nó là: một công cụ nhận thức và hành động, một phương tiện và sự thể hiện của ngọn lửa sáng tạo bên trong. Giá trị tối hậu của thân xác là phục vụ cho sự khám phá thân vũ trụ, tức là vũ trụ trong tổng thể viên mãn của nó. Khi nhận ra chính ông trong sự thị hiện, ông sẽ tiếp tục khám phá rằng ông còn hơn cả những gì mà chính ông đã tưởng tượng.

H: Sự khám khá chính mình không bao giờ kết thúc?

M: Vì không có sự khởi đầu nên không có sự kết thúc. Nhờ ân đức của Tôn sư, Ta đã khám phá ra rằng: Tất cả những gì có thể chỉ vào được đều không phải là Ta; Ta không là “cái này” hay “cái kia.” Đây là một sự thật tuyệt đối.

H: Như vậy vượt ra khỏi chính mình để vào những giai tầng mới xảy ra khi nào trong sự khám phá không bao giờ kết thúc này?

M: Tất cả đều thuộc về phạm trù của sự thị hiện; nó ở ngay trong cơ cấu của vũ trụ - chỉ có thể đạt được cái cao hơn khi đã thoát ra khỏi cái thấp hơn.

H: Cái gì là cao hơn và cái gì là thấp hơn?

M: Hãy nhìn sự việc theo tánh biết. Ý thức sâu hơn và rộng hơn thì cao hơn. Tất cả mọi sự sống đều hành động cho sự bảo vệ, duy trì và mở rộng ý thức. Đây chính là ý nghĩa và mục đích duy nhất của thế giới. Đây chính là cốt tủy của Yoga - không ngừng nâng cao trình độ của ý thức, khám phá những giai tầng mới, cùng với những đặc tính, phẩm chất và năng lượng của những giai tầng đó. Trong ý nghĩa này, toàn thể vũ trụ trở thành - Yogakshetra - trường Yoga.

H: Liệu sự toàn hảo có phải là vệnh mệnh chung của toàn thể nhân loại?

M: Của tất cả chúng sinh - tối hậu là như thế. Khả năng sẽ trở thành tất định một khi ý niệm về giác ngộ xuất hiện trong tâm. Khi đã nghe và hiểu được rằng sự giải thoát ở ngay trong tầm với thì một người sẽ không thể quên được, vì đó là thông điệp đầu tiên từ bên trong. Nó sẽ bám rễ, mọc lên và vào đúng lúc sẽ mang lấy hình tướng của Đạo sư.

H: Như vậy, tất cả những gì mà chúng ta quan tâm là khôi phục lại tâm?

M: Còn gì khác? Tâm đi lạc, tâm trở về nhà. Ngay cả từ “lạc” cũng không chuẩn. Tâm phải biết chính nó trong từng trạng huống.

Chẳng có gì là sai lầm, miễn là không tái phạm.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh