Ảo Cảm: Một Vấn Đề Của Thế Giới

ẢO CẢM: MỘT VẤN ĐỀ CỦA THẾ GIỚI

Sách của tác giả Alice A. Bailey

−−−−−****−−−−−

Điểm Đạo trong Nhân Loại và Thái dương hệ Tham thiền Huyền Môn

Tâm thức của Nguyên Tử Luận về Lửa Vũ Trụ

Ánh sáng của Linh Hồn Linh hồn và các Thể

Từ Trí tuệ đến Trực giác Luận về Huyền Linh Thuật Từ Bethlehem đến Calvary

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Đường Đạo trong Kỷ Nguyên Mới − Tập I Đường Đạo trong Kỷ Nguyên Mới − Tập II Những Vấn Đề của Nhân Loại

Sự Tái Lâm của Đức Christ Vận mệnh các Quốc Gia

Ảo cảm: Một Vấn Đề Thế Giới Thần giao cách cảm và thể dĩ thái Tự truyện chưa hoàn tất

Giáo dục trong Kỷ Nguyên Mới Sự hiển lộ của Thánh Đoàn Luận về Bảy Cung:

Tập I - Tâm Lý học Nội môn Tập II - Tâm Lý học Nội môn

Tập III - Chiêm Tinh học Nội môn Tập IV - Khoa Trị liệu Nội môn

Tập V - Các Cung và Các Cuộc Điểm Đạo

Trích Phát Biểu của Chân Sư Tây Tạng.

−−−***−−−

Bảo rằng tôi là một đệ tử Tây Tạng ở một trình độ nào đó, thì điều này không giúp cho bạn biết gì nhiều, vì lẽ mọi người đều là đệ tử, từ người tìm đạo thấp thỏi nhất trở đi và lên trên chính Đức Christ nữa. Tôi sinh hoạt trong một thể xác (còn mang xác phàm) giống như bao người khác, trên các biên giới Tây Tạng, và đôi khi (theo quan điểm ngoại môn) điều khiển một nhóm lớn các Lạt Ma Tây Tạng khi ít vướng bận vào các nhiệm vụ. Chính sự việc này khiến người ta đồn đãi rằng tôi là Tu Viện trưởng của Lạt Ma Viện đặc biệt này. Những ai có hợp tác với tôi trong công việc của Thánh Đoàn (tất cả các đệ tử đích thực đều hợp tác trong công việc này) còn biết tôi bằng một danh xưng và chức vị khác. A.A.B. biết rõ tôi là ai và nhận ra tôi theo hai danh xưng của tôi.

Tôi là một huynh đệ của các bạn, kẻ đã bước trên Thánh Đạo xa hơn là đạo sinh bậc trung một ít và do đó đã gánh vác các trách nhiệm lớn lao hơn. Tôi là kẻ đã đấu tranh và mở đường tiến vào một phạm vi ánh sáng rộng lớn hơn là người tìm đạo, tức là kẻ sẽ đọc được đoạn này, và do đó, tôi phải hành động như là kẻ truyền đạt ánh sáng, dù với giá nào. Tôi không phải là kẻ luống tuổi theo số tuổi thường thấy nơi số các huấn sư, tuy nhiên tôi không non trẻ hay thiếu kinh nghiệm. Công việc của tôi là giảng dạy và truyền bá tri thức của Minh Triết Muôn Thuở nơi nào mà tôi có thể tìm được sự đáp ứng, tôi đã đang làm việc này từ nhiều năm qua. Tôi cũng đã tìm cách để giúp Chân Sư M. và Chân Sư K.H. khi có cơ hội, vì từ lâu, tôi đã liên kết với các Ngài và với công việc của các Ngài. Qua các điều nêu trên, tôi đã nói với bạn nhiều điều, tuy nhiên, đồng thời tôi không nói với bạn điều gì cả, để có thể đưa bạn đến chỗ nghe theo tôi một cách mù quáng và tôn sùng cuồng nhiệt mà người tìm đạo giàu tình cảm bày tỏ với vị Gu ru và Chân Sư, Đấng mà cho đến nay, y chưa có thể giao tiếp được. Người tìm đạo cũng sẽ không tạo được sự tiếp xúc theo mong ước cho đến khi nào y chuyển lòng tôn sùng do tình cảm thành việc phụng sự không ích kỷ cho nhân loại - chớ không phải cho Đức Thầy.

Các sách do tôi viết, được đưa ra mà không đòi hỏi được chấp nhận. Chúng có thể đúng hoặc không đúng - hữu ích hoặc không hữu ích. Chính bạn mới có thể xác nhận sự chính xác của chúng do thực hành đúng và do luyện được trực giác. Cả tôi lẫn A.A.B. đều không quan tâm bao nhiêu đến việc xem các sách đó như là các tác phẩm tạo ra do linh hứng, hoặc được người nào đó nói đến chúng (một cách háo hức) như là công trình của một trong các Đức Thầy. Nếu các sách này trình bày chân lý theo cách nào mà chân lý đó lại theo đúng trình tự đã được đưa ra trong các giáo lý trên thế giới, nếu điều trình bày trong các sách đó nâng cao được đạo tâm và ý chí phụng sự từ cõi tình cảm lên cõi trí (là cõi mà các Chân Sư có thể hoạt động) thì bấy giờ chúng đã đạt được mục tiêu. Nếu giáo huấn này tạo được sự đáp ứng nơi các thể trí giác ngộ của kẻ hành đạo trên thế gian và giúp cho trực giác của y lóe sáng, thì bấy giờ hãy chấp nhận giáo lý đó. Bằng không thì thôi. Nếu các phát biểu này đáp ứng với bằng chứng sau rốt hay là được cho rằng đúng dưới sự thử thách của Định Luật Tương Ứng, bấy giờ chúng mới có giá trị. Nhưng nếu không được như thế thì đạo sinh đừng chấp nhận những gì đã được đưa ra.

THÁNG 8 - 1934

ĐẠI KHẤN NGUYỆN

−−−−***−−−−

Từ điểm Linh Quang trong Thiên Trí Cầu xin ánh sáng tràn ngập trí người

Cầu xin Linh Quang giáng xuống Dương Trần

* * *

Từ điểm Bác Ái trong Thiên Tâm Cầu xin bác ái tràn ngập tâm người

Mong sao Đấng Christ trở lại Trần Gian.

* * *

Từ trung tâm mà Thiên Ý được thấu triệt Mong cho Thiên Ý hướng dẫn tiểu chí con người

Thiên ý mà Chân Sư biết rõ và phụng hành.

* * *

Từ trung tâm chúng ta gọi là nhân loại

Cầu xin Thiên Cơ Bác Ái và Linh Quang khởi động Mong cho Thiên Cơ đóng kín tà môn

* * *

Cầu xin Linh Quang, Bác Ái và Quyền Năng phục hồi Thiên Cơ ở chốn Trần Hoàn.

“Khấn nguyện trên không thuộc về người nào hoặc nhóm nào mà thuộc về tất cả nhân loại. Cái đẹp và sức mạnh của Bài Khấn Nguyện này nằm trong tính chất giản dị của nó và trong việc biểu lộ một số chân lý trụ cột mà mọi người, theo lẽ tự nhiên và bình thường, đều chấp nhận - chân lý về sự hiện hữu của một Đấng Thông Tuệ cơ bản, Đấng mà chúng ta gán cho tên gọi một cách mơ hồ là Thượng Đế (God); chân lý đó cho rằng ẩn sau mọi biểu hiện bên ngoài. Có một mãnh lực thúc đẩy của vũ trụ là Tình Thương; chân lý đó cho rằng có một Đấng Cao Cả đã đến cõi trần, người Cơ Đốc giáo gọi là Đức Christ và là hiện thân của tình thương đó để cho chúng ta có thể hiểu được; chân lý đó cho rằng cả tình thương lẫn sự thông tuệ đều là thành quả của Thiên Ý. Và sau rốt, cái chân lý tự nó hiển nhiên cho thấy rằng, chỉ do chính con người mà Thiên Cơ mới có thể được khởi động”.

ALICE A. BAILEY

MỤC LỤC

Trang VÀI MINH GIẢI MỞ ĐẦU... 13

I. − BẢN CHẤT CỦA ẢO CẢM. 43

1. Ảo cảm trên Cõi Trí − Ảo Tưởng... 74

2. Ảo cảm trên Cõi Cảm Dục − Ảo Cảm. 91

3. Ảo cảm trên các Cõi Phụ Dĩ Thái - Ảo Lực... 109

4. Ảo cảm trên cõi Thượng Trí - Tổng Quả Báo... 117

II. − CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA ẢO CẢM.. 121

1. Sự tăng trưởng ảo cảm của nhân loại và cá nhân... 121

2. Các nguyên nhân tạo ra ảo cảm thế gian.. 133

3. Tương phản giữa ảo cảm cao với ảo cảm thấp. 155

  • a. Ảo tưởng và trực giác.. 159
  • b. Ảo cảm và giác ngộ... 172
  • c. Ảo lực và linh hứng... 183
  • d. Kẻ chận Ngõ và Thiên Thần của Bản Lai Diện Mục.. 187

III. − CHẤM DỨT ẢO CẢM.. 198

1. Vạch ra phương pháp của Bản Lai Diện Mục... 211

  • a. Trực giác xua đuổi Ảo tưởng cá nhân.. 217
  • b. Trực giác của nhóm xua đuổi Ảo tưởng thế gian. 225

2. Vạch ra phương pháp của Ánh Sáng... 232

  • a. Ảo cảm cá nhân. 261
  • b. Ảo cảm của nhóm và Ảo cảm thế gian. 267

3. Vạch ra phương pháp điềm nhiên. 289

  • a. Phân phối và vận dụng mãnh lực trên cõi dĩ thái... 296
  • b. Sử dụng Môn học Khí vận... 304
  • c. Phương pháp điềm nhiên.. 312

IV. − PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP... 319

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

−−− * * * −−−

Trong bộ “Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới”, quyển I và II, có một số giáo huấn riêng cho từng người do Chân Sư Tây Tạng ban cho một nhóm các đệ tử, đã được quảng bá. Các giáo huấn này cùng với một số giáo lý huyền môn, lần đầu tiên được Alice A. Bailey in ra năm 1944, với sự đồng ý của các đệ tử có liên hệ.

Các bản thảo chưa được in có chứa thêm các huấn thị và giáo lý huyền môn được Bà Bailey hoàn tất hiện đang có sẵn. Bản văn này thỉnh thoảng được viết qua một thời kỳ 9 năm từ 1935 đến 1944.

Nhiều nơi trong quyển “Ảo cảm: Một vấn đề của thế gian” cũng có các tham khảo cho cùng nhóm đệ tử.

Trong quyển sách hiện nay có bao gồm một số hình thức công việc tham thiền của nhóm vì giá trị về mặt thông tin của chúng và vì chúng minh họa giá trị thực tiễn của giáo huấn được đưa ra. Tuy nhiên, độc giả nên nhận thức rằng các cách tham thiền thích hợp cho các mục tiêu đặc biệt của nhóm, nói chung, đều không có hiệu quả như khi được dùng cho một cá nhân.

Sức mạnh của một nhóm kết hợp gồm nhiều đệ tử có cái nhìn chung và mục tiêu được thiết lập của nhóm rất to tát và có thể là việc phụng sự đích thực cho nhân loại. Các phương pháp mới hơn trong kỷ nguyên Bảo Bình bao gồm các nỗ lực như thế của nhóm. Các tác phẩm được xuất bản của Chân Sư Tây Tạng và Alice A. Bailey cung cấp một thông tin cho việc thực nghiệm khôn ngoan và hữu ích trong công việc của nhóm vốn được đảm trách như là việc phụng sự tâm linh cho thế gian, chớ không phải như là phương tiện khai mở tâm linh cho người tìm đạo cá biệt.

Hành động như thế của nhóm, diễn ra một cách tự nguyện, khi không bị chế ngự bởi một sự kiềm chế do sự lãnh đạo độc đoán và nếu được đảm trách với sự khiêm tốn và thận trọng thích đáng thì đáng được mong ước vào lúc này. Hành động như thế sẽ được nhận biết như là các mạo hiểm thực nghiệm đi đầu.

Các nhóm thuộc loại này đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới và có thể đóng góp có hiệu quả cho sự thành công trong công việc của Nhóm Người Mới Phụng Sự Thế Gian. Chi tiết về nhóm người phụng sự khắp thế giới này được đưa ra trong bộ “Luận Về Huyền Linh Thuật” (A Treatise on White Magic) và trong bộ “ Luận về Bảy Cung”, Quyển II (A Treatise on the Seven Rays, Vol. II)

Tháng 7 - 1950 FOSTER BAILEY

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh