Tinh Hoa Giáo Dục. Chương 18: Thành Tín Thành Thật Thành Người

TINH HOA GIÁO DỤC. CHƯƠNG 18: THÀNH TÍN THÀNH THẬT THÀNH NGƯỜI

Cuộc sống hiện nay nhiều người dành phần lớn thời gian để đào tạo ra đứa trẻ xuất chúng, với các phẩm chất ưu việt. Nhưng một trong những phẩm chất định hình giá trị bản thân chính là sự “thành Tín”, lại bị rất nhiều phụ huynh coi nhẹ, nhiều người thậm chí không có khái niệm gì về phẩm chất đạo đức này để bồi dưỡng cho con nhỏ.

Trong kinh doanh, đối với người Do Thái, họ luôn đặt chữ Tín lên hàng đầu. Họ bảo vệ nó như một thứ tài sản vô giá và nếu có ai vô tình hay cố ý vi phạm nguyên tắc này dù chỉ một lần, họ sẽ bị loại bỏ ra khỏi thế giới của những người kinh doanh.

William Shakespeare nói: “Không di sản nào quý bằng lòng trung thực.”

Năm 2000, ở Mỹ xuất bản cuốn sách “Trí Tuệ của nhà tỷ phú”. Cuốn sách dẫn dụ về cuộc điều tra trưng cầu đối với 300 doanh nghiệp thành công. Trong đó nêu ra một câu hỏi cốt lõi “Tại sao bạn lại dành được thành công?”, và câu trả lời phổ biến nhất: “Nhân tố đứng đầu của sự thành công là thành Tín.”

Chung Ju Yung trước khi sáng lập ra tập đoàn Hyundai từng là nhân viên phân phối gạo lẻ cho cửa hàng gạo Phục hưng Thương hội. Sau bốn năm làm việc tại đây, ông Chung được ông chủ tin tưởng giao cho cửa hàng gạo cũng nhờ vào sự Thành Tín.

Khi Chung Ju Yung cùng người bạn cũ của mình muốn hợp vốn nhằm mua lại nhà máy sửa chữa ô tô Ando Serviec ở dốc phường Ahuyn đang có ý định chuyển nhượng. Nhưng gặp vấn đề lớn khi không biết lấy đâu ra 3.500 won tiền chuyển nhượng, thế là Chung Ju Yang và người bạn cũ là Lee Ui Hak tìm đến ông chủ lò xay gạo tên là Oh Yun Kun.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Ông ta là người từng bán gạo chịu cho Yung hồi còn làm ở cửa hàng gạo, hiện ông đang cho vay nặng lãi. Nhờ vào uy tín luôn trả tiền gạo đúng hẹn mà Yung tạo được trước đây, ông ta vui vẻ cho vay 3.000 won. Được thêm một số người bạn khác cho vay và cộng với số tiền hiện có khi Chung bán cửa hàng gạo, trong tay tất cả được 5.000 won và ký hợp đồng với Ado Service.

Ngày 1 tháng 2 năm 1940, Chung mở cửa nhà máy hoạt động thuận lợi. Chàng thanh niên Chung Ju Yung trên đường trở thành một nhà doanh nghiệp lớn. Nhưng vào một sáng, khoảng 25 ngày sau khi nhà máy đi vào hoạt động, một thanh niên sơ ý để dầu bén lửa trong khi rửa tay đã khiến cả nhà máy bốc cháy, trong đó có những chiếc xe của khách hàng đã đặt mua xong. Chung phải bồi thường cho khách hàng, nợ lại càng chồng chất, chẳng có con đường nào khác, Chung lại tìm đến ông Oh Yun Kun, người đã cho Chung vay 3.000 won nhờ uy tín, nhưng lần này ông lại tìm đến không phải trả nợ mà để vay thêm tiền.

Oh Yun Kun luôn tự hào là người cho vay chưa bao giờ cần thế chấp, nhưng chưa bao giờ bị người khác lừa, ông ta nói: “Được, tôi không muốn mang tiếng là nhìn sai người, cho vay mà không lấy lại được tiền nên cho anh vay tiếp”. Thế là Chung lại được vay thêm 3.500 won nữa. Tháng 1 năm 1950, Chung Ju Yung khởi đầu công ty xây dựng HYUNDAI.

Sự tin cậy của mọi người dành cho Chung và cả uy tín có được không phải một sớm một chiều và tự nhiên mà đến được. Đó là kết quả tất yếu sau bốn năm tích lũy xây dựng thương hiệu bản thân của Chung, được xây dựng từ cách ứng xử trong những việc nhỏ nhặt nhất.

Mua đá năng lượng:

Chung kể rằng: “Khi làm việc ở cửa hàng gạo được bốn ngày, ông chủ bảo tôi chuyển một bao gạo và một thúng đậu về nhà ông ở Wangshipri. Tôi còn nhớ hôm vào xin việc, ông chủ hỏi tôi có biết làm việc phải đi xe đạp hay không, tôi trả lời là: “Tuy đi không giỏi nhưng con cũng biết đi”. Ngày hôm đó trời mưa tầm tã, sau khi chất bao gạo lên xe, tôi mới biết năng lực của mình còn chưa đủ, nhưng không thể nói là không làm được, xe nghiêng bên này sang bên kia. Đến gần chợ Hwawon đường đất dính quá, tôi vẹo tay lái, gạo và đậu đổ cùng với đất dính đen thui, lúc đó tôi chỉ muốn khóc, tôi mang cả bao gạo dính cả bùn đất về nhà, nào ngờ bà chủ phá lên cười và bảo rằng tôi đã rất cố gắng.

Uy tín và niềm tin ở Chung đã xây dựng từ những điều nhỏ như vậy đấy.

Người biết giữ chữ Tín, còn đáng giá hơn mang một tấm bằng đại học.

Thành Tín là một đức tính quan trọng để trở thành người quang minh, chính trực và đáng tin cậy. Thế nhưng ngày nay vì một số nguyên nhân mà nhiều người chưa xây dựng được đức tính này cho trẻ em, chưa hiểu hết ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của thành Tín, đánh giá thấp năng lực học hỏi, quan sát vấn đề và khả năng ghi nhớ của trẻ, từ đó hay nói lời mà không giữ lời, hứa nhưng không thực hiện, coi nhẹ những tình tiết nhỏ. Hơn hết bản thân họ cũng không phải là người thành thật, chưa phải là một tấm gương tốt cho trẻ về thành Tín.

Chẳng hạn nhiều người vì muốn con học tốt, nên đã chủ động hứa hẹn một điều kiện gì đó. Nhưng khi con hoàn thành yêu cầu, họ lại chối bỏ lời hứa và đưa ra nhiều lý do để không đáp ứng. Hoặc trong lúc dẫn con đi chơi, con khóc đòi quà nhưng họ không cho. Trẻ khóc, mè nheo không biết giải quyết thế nào cho ổn, họ liền hứa sẽ mua. Khi về nhà trẻ nhắc lại chuyện bố/mẹ đã hứa hẹn với chúng, nhưng họ lại chối bỏ như chưa có chuyện gì xảy ra. Thật đáng tiếc vì một hành động nhỏ, vô tình đã phá vỡ đi một đức tính quan trọng của con người.

Thế nên để trẻ biết cách giữ lời ngay từ nhỏ, không có gì đơn giản hơn và cũng không có gì khó khăn hơn đó là bản thân bạn hãy là người thành Tín, dám nói dám làm, một khi đã hứa với con điều gì thì nên cố gắng làm cho được. Tuy nhiên, theo tôi thấy cách tốt nhất để thực hiện một lời hứa là bạn đừng nên hứa điều gì. Vì hứa thì dễ nhưng đôi khi lại không làm được, làm không hết hoặc vì một lý do khách quan nào đó mà bạn không thực hiện, nhưng làm sao trẻ hiểu được, nên cho rằng bố mẹ nuốt lời thì thật không nên. Nếu bản thân của bạn không coi trọng lời nói hay lời hứa của chính mình, có nghĩa là bạn đã không coi trọng chính bản thân, tự hạ thấp lời nói. Thì không có lý do gì người khác có thể coi trọng bản thân bạn, và con cái cũng vì thế mà bị ảnh hưởng bởi hình mẫu tiêu cực.

Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

Lúc thiếu thời Mạnh Tử thấy nhà hàng xóm giết lợn về hỏi mẹ: “Người ta giết lợn làm gì thế?”

Bà mẹ nói đùa: “Để cho con ăn đấy.”

Nói xong bà mới nghĩ lại: “Ta nói lỡ miệng rồi. Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó thì chẳng ra ta dạy nói dối hay sao?”

Rồi bà đi mua thịt lợn về cho con ăn thật.

Nhờ công lao giáo dục của người mẹ mà có Mạnh Tử vang danh thiên hạ, ngoài ra thông qua câu chuyện trên có thể thấy rằng nếu bạn là một tấm gương sáng về thành Tín, biết giữ lời hứa thì chắc rằng đứa trẻ cũng sẽ nhanh chóng học được điều này thông qua bắt chước.

Nhưng nếu bạn không phải tấm gương tốt, thì rất có thể con bạn cũng sẽ học cách bất Tín, nói lời mà không giữ lấy lời như bạn. Lúc này bạn cần làm gì đó để thay đổi suy nghĩ của con, dẫn con đến một chiều hướng tốt đẹp hơn. Tất nhiên, trước hết bạn cần thay đổi và chỉnh sửa hành vi của mình, sau đó mới có thể vận dụng sức mạnh ám thị tích cực để tạo nên “vết khắc” mới cho con.

Chẳng hạn, bạn có thể chủ động hứa hẹn với trẻ một điều gì đó như tối bố sẽ dẫn con đi chơi. Đến tối, bạn tới chỗ con nói: “Lúc trưa bố có hứa sẽ dẫn con đi chơi, nên giờ bố sẽ thực hiện lời hứa của mình”. Hoặc hứa với con là vào thứ bảy, bố sẽ cho con mượn điện thoại chơi game hai mươi phút. Đến ngày như đã nói, bạn đưa điện thoại cho con chơi. Hành động này thay cho lời khẳng định, nói lời hãy giữ lấy lời.

Đồng thời, tạo ra những tình huống để con thấy được hình ảnh mới của bản thân bằng cách tạo nhiều cơ hội để con thực hiện những gì mình đã nói. Cụ thể, trước khi đưa điện thoại cho con chơi, giao kèo với trẻ sau hai mươi phút phải trả lại. Thời gian trôi qua con trả điện thoại, bạn khẳng định con bằng một lời khen tích cực: “Mặc dù bố thấy có vẻ con còn muốn chơi tiếp, nhưng con biết giữ lời hứa của mình. Con đã trả lại điện thoại sau khi hết thời gian.”

Cũng có thể bạn tạo ra một tình huống khác: “Bố sẽ cho con gói bánh này, với điều kiện là hai ngày sau con mới được ăn. Con có hứa với bố không?”. Nếu con đồng ý và thực hiện được lời hứa, bạn cần thực hiện lời khẳng định hình ảnh mới về bản thân cho trẻ: “Có lẽ, con đã rất muốn ăn bánh ngay sau khi nhận được, nhưng đến tận ngày hôm nay con mới ăn, con rất biết giữ lời hứa. Như một phần thưởng khác cho thử thách lần này con đã vượt qua, bố cho con thêm 1 đôla để tiêu vặt”. Lặp đi lặp lại những điều này thường xuyên, sẽ tạo “vết khắc” đủ sâu để thay đổi được hình ảnh cá nhân mới cho trẻ.

La Hầu La là con ruột của một người cha nhân từ là thái tử Tất-đạtđa, tính thường hay nói dối, bông đùa nhằm mua vui. Để giúp con sửa tật này, một hôm người cha ấy bảo con mang cho ông một chậu nước để rửa chân. Rửa chân xong, ông hỏi:

Nước này có thể uống được không?

Không, thưa cha.

Vì sao?

Vì nó đã trở nên rất bẩn, không thể uống được.

Ông nói nước đã bị ô uế thì không dùng được, không giữ gìn lời nói, lòng tràn đầy ô uế thì người đó giống như nước trong chậu này vậy. Không dùng được!

Sau đó ông đổ nước đi, nhưng vẫn còn giữ lại một ít nước trong chậu. Rồi ông nhìn con, hỏi:

Này La Hầu La, nước trong chậu nhiều hay ít?

Thưa, nước trong chậu còn ít.

Con nên biết đó, La Hầu La, những người nói dối thì căn lành không còn lại bao nhiêu, ít như nước trong chậu này. La Hầu La nín thinh. Ông lại đổ hết nước trong chậu đi và hỏi:

La Hầu La, con có thấy ta đổ hết nước trong chậu đi rồi không?

Con có thấy.

Đối với người tiếp tục nói dối, thì thiện căn sẽ mất hết như chiếc chậu không có nước này. Ông lật úp chậu lại. Người hỏi:

La Hầu La, con có thấy chiếc chậu bị úp lại không?

Thưa cha, con có thấy.

Nếu ta không tu tập chánh ngữ, nhân cách ta cũng bị đảo ngược như cái chậu này.

Ông nói:

La Hầu La, con không nên nói dối, cho dù chỉ là đùa cợt. Con có biết tấm gương dùng để làm gì không?

Thưa, tấm gương dùng để soi mặt mình.

Cũng vậy đó La Hầu La, con phải quan sát hành động, tư tưởng và lời nói của con như người soi gương vậy.

Người bố nhân từ đấy còn là người đầy sáng suốt và trí tuệ, ông còn cho chúng ta biết rằng, con người gây nghiệp hay làm những điều không tốt qua ba con đường chính là Thân Khẩu Ý. Để hóa giải những điều này người đã đưa ra “mười điều lành” để giúp con người có cuộc sống tốt đẹp hơn và bốn trong số mười điều này có liên quan đến Khẩu nghiệp.

Không nói dối mà hãy nói lời chân thực.

Không nên nói lời thêu dệt mà có gì thì nói đúng như vậy.

Không nói lời lật lọng, đổi trắng thay đen mà nên nói lời hòa giải, chính xác.

Không nên nói lời hung ác mà nên nói lời nên nói, lời êm dịu, ôn tồn.

Người luôn nói những lời chân thực, có trách nhiệm với những gì mình đã nói sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng, tín nhiệm, được người khác nghe theo, tự nhiên tiếng thơm cũng được lan xa.

Thành ngữ Trung Quốc: “Nhất ngôn cửu đỉnh, tứ mã nan truy.”

Nếu muốn mua sách giấy các bạn có thể đặt hàng tại đây:

https://tiki.vn/tinh-hoa-giao-duc-di-san-cho-muon-doi-sau-p116565377.html

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh