Tinh Hoa Giáo Dục. Chương 21: Ngừng So Sánh, Để Con Vượt Lên Chính Mình

TINH HOA GIÁO DỤC. CHƯƠNG 21: NGỪNG SO SÁNH, ĐỂ CON VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH

I. AI AI CŨNG CÓ NĂNG TÀI, NĂNG KHIẾU

Ngoài xã hội người ta so sánh Minh Khang còn nhỏ mà cái gì cũng biết, giỏi ăn nói, thông minh lanh lợi, còn thằng em thì chẳng được lấy một góc của anh.

Ở trường giáo viên dạy Văn so sánh: “Chi lanh lợi và linh hoạt trong giao tiếp còn bạn Tí chậm chạp, không biết cách ứng xử, lại chẳng chịu nói chuyện với ai”. Giáo viên Ngoại Ngữ so sánh: “Chi không học giỏi tiếng Anh như Nhật Nam”. Giáo viên Mỹ Thuật so sánh: “Chi và Nhật Nam thì không giỏi vẽ như Tí.”

Về nhà bố mẹ lại so sánh: “Con thấy bạn Bách nhà bên cạnh không, học giỏi Toán còn con thì kém tệ”. Mẹ Bách bên cạnh cũng so sánh: “Con có thấy bạn Bon hàng xóm không, lúc nào cũng năng động khỏe mạnh, giỏi thể thao, còn con chẳng bằng một góc”. Hoặc khi hai đứa trẻ cùng xử lý một việc bạn lại so sánh: “Em làm xong rồi, con giờ vẫn chưa được gì.”

Nếu để tiếp tục kể về những việc so sánh của người lớn nói chung và của mỗi phụ huynh dành cho con em mình nói riêng, thì khó lòng mà kể hết, có rất nhiều và cũng rất phong phú. Mỗi phụ huynh luôn mang trong mình thật nhiều “cây thước” đo để ướm lên người con họ. Những cây thước đó được phụ huynh tự thiết kế theo hình mẫu mà họ xem là lý tưởng về nhiều mảng như học tập, thể thao, kỹ năng, hay nếp sống.

Nghe thì bạn cảm thấy có vẻ lạ, thuở giờ chỉ có thước đo chiều cao, thước kẻ học sinh, hay những loại thước đại loại có sẵn các đơn vị đo đã được toàn thể thế giới lấy làm tiêu chuẩn, có ích trong cuộc sống, gọi chung là thước đo lường. Còn những loại thước tôi kể trên bạn cảm thấy lạ chăng?

Xin thưa với bạn rằng, bạn đã dùng loại thước đó còn sớm hơn những loại thước đo lường trên nữa kìa. Làm sao mà bạn nhìn ra trong khi nó vô hình, và đặc biệt luôn biến thiên thay đổi tùy vào sự đánh giá của phụ huynh với đối tượng vinh dự được lấy làm chuẩn. Nghe thôi đã thấy khôi hài rồi phải không? Ấy thế mà người người, nhà nhà, cả xã hội đang từng giây từng giờ tự “sản xuất” ra những loại thước như thế, chẳng những không có lợi gì mà còn vô cùng tai hại. Hành vi đó của người lớn chẳng khác nào việc họ đưa một chiếc gương có hình thù và đặc tính sẵn, bảo trẻ nhỏ phải tập tành, thay đổi để giống nhân vật trong gương. Nghe cứ như lễ hội hóa trang ấy nhỉ! Bạn có thấy vai trò của chiếc gương đã bị dùng sai cách rồi không? Sẽ ra sao nếu tất cả quý phụ huynh đều dùng một chiếc gương, mang tên hoàn hảo đặt trước mặt con mình?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mong cho con mình trở nên tốt đẹp hơn ai mà không muốn, bất kỳ người làm bố làm mẹ nào cũng muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho đứa con mình dứt ruột sinh ra, dù mình có hy sinh bao nhiêu đi chăng nữa cũng không nề hà. Tình yêu thương của bố mẹ dành cho con cái là tình cảm thiêng liêng và quý báu không gì sánh bằng. Nhưng mọi người ạ! Hãy nghe tiếng lòng của con trẻ. Vứt bỏ cái gương che khuất nhau đi, để con đường từ trái tim đến trái tim giữa bạn và đứa con thân yêu không còn nhiều rào cản nữa.

Bạn biết không? Việc so sánh là bước đầu tiên để con em mình đi lệch. Bạn nhìn con người khác vậy thấy rất thích, thì cũng muốn rèn được cho con mình như thế, mà quên coi lại con mình và con họ là hai đứa trẻ khác nhau. Vì mỗi người là hoàn toàn khác nhau về tính cách, thế mạnh, khả năng, đến cả tâm tư tình cảm của trẻ nữa. Phải làm sao khi nó nhìn một người thông minh hơn và mang trong mình một niềm tin rằng, mình là đồ bỏ đi hay chỉ là một kẻ ngu dốt.

Dạy cho trẻ cứ mải miết tập trung vào người khác mà quên mất đi đường đua của bản thân, thì cho đến khi nào nó mới sống cuộc đời của chính nó được đây? Bạn mang một sinh linh đến với thế gian này đã là điều rất cao cả và vĩ đại rồi, thực sự không nên biến điều đó thành một gánh nặng. Khi bạn đang ra sức đẩy một đứa trẻ đáng yêu trở thành cỗ máy robot trưởng thành, mà điều đau lòng nhất là có thể bạn cũng không tự ý thức được tác hại của việc đó ra sao.

Những đánh giá, so sánh theo cách ở trên liệu có chính xác, khách quan, nên hay không nên và vì sao?

Phương châm giáo dục của dân tộc Do Thái: “Mọi đứa trẻ sinh ra đều có một giá trị riêng, một ý nghĩa và một tài năng khác nhau, không đứa trẻ nào là vô dụng cả, nhiệm vụ của giáo dục là giúp các em tìm kiếm và phát huy tài năng đó.”

Albert Einstein nói rằng: “Mỗi con người đều là thiên tài. Nhưng bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống cả đời với ý nghĩ rằng mình thật ngu ngốc.”

Trong cuốn sách của tiến sĩ Thomas Armas đã mô tả con người có ít nhất 7 loại hình thông minh như sau:

Trí thông minh logic: Đây là loại thông minh liên quan tới con số (toán học) và mối quan hệ logic giữa các sự vật. Những người có trí thông minh này thường làm việc trong lĩnh vực liên quan tới con số như toán, vật lý, hóa học, ngân hàng, tài chính,…

Trí thông minh ngôn ngữ: Đây là loại trí thông minh liên quan tới năng lực sử dụng ngôn ngữ. Những người có trí thông minh này thường là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội,…

Trí thông minh không gian: Những người có trí thông minh này thường làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật như kiến trúc, hội họa, điêu khắc, địa chất, vật lý thiên văn,…

Trí thông minh cơ thể: Đây là loại trí thông minh liên quan tới vận động của thân thể thường có ở những vận động viên thể thao, nghệ sĩ múa,…

Trí thông minh âm nhạc: Loại trí thông minh này thể hiện ở khả năng nghe nhạc, ghi nhớ nhanh giai điệu, sáng tạo ra các bản nhạc,…

Trí thông minh về nội tâm: Thể hiện ở khả năng khám phá chiều sâu của bản thân, trực giác,…

Trí thông minh tương tác cá nhân: Những người có năng lực quan hệ với mọi người, nắm bắt được suy nghĩ của người khác, giỏi hợp tác, tập hợp mọi người, lãnh đạo,…

Thông điệp của tác giả gửi đến là có nhiều loại hình thông minh, tùy vào đặc tính mỗi người mà mang một hoặc cùng một lúc nhiều loại hình thông minh khác nhau. Việc xác định được bản thân có trí thông minh nào giúp bạn không bỏ phí thời gian, sức lực và tinh thần, lao vào những thứ “mình không thuộc về”, để rồi bị cô lập trong chính cái kỳ vọng mà mình đã tin sai ngay từ đầu. Khi xác định đúng loại trí thông minh của mình bạn sẽ hiểu được giá trị của bản thân, đầu tư có chủ đích hơn và đặc biệt có niềm tin mãnh liệt hơn với những gì mình đang dấn thân. Tôi nói như trên không có nghĩa mỗi người chỉ nên chuyên tâm vào những gì trong phạm vi trí thông minh của mình và bỏ lơ đi những điều khác. Cũng sẽ có những trường hợp ngoại lệ, sự chăm chỉ quyết định trí thông minh là không thể phủ nhận. Nhưng khoan hãy bàn tới. Việc tôi muốn nhấn mạnh ở đây là bạn đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân, đừng tự cô lập và gắn mác chính mình, đó là điều ngu xuẩn. Cũng đừng ngưng tìm tòi và khám phá bản thân, rồi đến một ngày bạn sẽ là thần tượng của chính mình. Hãy tin tôi!

Có một cô gái đi học không bao giờ muốn ghi bài, cô ta chỉ “vẽ bài”. Khi nghe thầy cô giảng cô không chép ra thành chữ như bao nhiêu học sinh khác, cô ấy chuyển ngôn ngữ nghe được thành “hình vẽ - hình ảnh”. Điều đó làm thầy cô trách phạt và đuổi cô ra khỏi lớp, vì khi nhìn xuống cuốn tập mà chỉ có toàn là hình vẽ. Họ cho rằng cô gái này xao lãng, không tập trung chú ý nghe giảng, chép bài mà lại vẽ lung tung. Cô gái đó lớn lên trở thành một họa sĩ, sau này cô kể lại rằng: “Ngày xưa cô ấy bị phạt và đuổi ra khỏi lớp không biết bao nhiêu lần. Nhưng cách tiếp nhận thông tin và cách ghi nhớ của cô ấy bằng hình ảnh. Khi nhìn lại hình đó, cô ấy kể lại được hết tất cả các câu chuyện và bài giảng của thầy cô mà không gặp khó khăn gì.”

Rồi cô ấy có một đứa cháu cũng giống như mình. Nghe bài và chép bài bằng hình ảnh. Điều tương tự cũng lặp lại, cô cháu gái cũng bị trách phạt như bà, thậm chí còn bị đưa lên phòng hiệu trưởng. Nhưng lúc này cô bé nói: “Không. Em nghe giảng rất kỹ và em chép bài bằng hình ảnh, chứ không phải là không chép bài. Bây giờ để em nói cho thầy nghe là trong các bức vẽ đó có cái gì. Thế là cô bé chỉ vào những cái hình mà mình đã vẽ và chuyển lại thành ngôn ngữ cho thầy nghe, đây là nhân vật gì, con đang ghi chú cái gì, đây là giai đoạn lịch sử nào, nhân vật này làm cái gì, đóng vai nào.”

Sau khi nghe cô bé mô tả như vậy, thầy mới hiểu rằng: “Có những con người có lối tư duy, cách xử lý thông tin, phương cách tiếp thu và cách hiểu khác với số đông. Khi những con người đó được tôn trọng và nhìn nhận đúng cách thì những năng tài, năng khiếu đó sẽ được tự do phát triển.”

Hoàng Yến là cô gái sinh ra ở cuối những năm 80, với nhãn quang của người bình thường thì thấy cô ấy chẳng có gì đặc biệt, không nổi bật, Hoàng Yến bị đánh giá thấp, xem thường và cũng không được trân trọng đúng mức. Nhưng ẩn đằng sau vỏ bọc có vẻ bình thường đó là một năng lực và trí tuệ tâm linh đặc biệt. Hoàng Yến có thể kết nối được với vạn vật, trò chuyện, thấu hiểu, an ủi chúng, giúp mọi loài tiến hóa. Cô ấy kết nối được với bên trong con người bạn và trong tôi, để biết nó đang có vấn đề gì, cần giúp đỡ ra sao - sự hỗ trợ đến từ vô hình (vô vi). Cô ấy giúp người khác chữa lành những tổn thương trong trái tim tâm hồn bằng tình yêu thương của mình, hỗ trợ người khác chuyển đổi năng lượng từ tiêu cực sang tích cực, từ đó có thể làm thay đổi cách nhìn, tâm thức, nhận thức của một con người - tác động ra hữu hình (hữu vi).

Trí tuệ, thế mạnh của Hoàng Yến vượt ngoài hiểu biết và những nhận thức thông thường. Không chỉ với Hoàng Yến, mà những đứa trẻ được sinh ra từ sau năm 2012 với một chiều kích năng lượng hoàn toàn mới. Chúng ta sẽ không dự đoán được lớp thế hệ này lớn lên sẽ sản sinh ra thêm năng tài, những loại năng khiếu mới lạ, sáng tạo độc đáo và tư duy mang tính đột phá ra sao. Chúng ta thực sự cần lắng tai, lắng lòng, mở rộng tâm thức, mở mắt linh hồn. Để có thể khiêm nhường hơn, kiên trì, tỉnh táo quan sát nhằm kịp thời thích ứng với những đứa trẻ của thời đại mới. Có như vậy mới nhận diện được những tài năng và điểm sáng ẩn sau bên trong mỗi đứa trẻ mà chúng ta có thể chưa từng biết trước đây.

Tất cả những bằng chứng kể trên đưa đến một kết luận rõ ràng rằng: “Ai tồn tại trên cuộc đời này cũng sở hữu một vài năng tài, năng khiếu nào đó. Nếu bạn nhìn vào một người mà không thể thấy bất kỳ phẩm chất sáng giá nào của người đó, rất có thể bạn có cái nhìn quá thành kiến đối với người kia, nhìn vấn đề một cách hạn hẹp và hơn hết sự thiếu hiểu biết đã che mờ tầm nhìn, cách tốt nhất nên tiếp tục tìm kiếm và thay đổi cách nhìn khác. Bởi vì thậm chí một khuyết điểm, nếu biết linh hoạt vận dụng cũng có thể trở thành ưu điểm, điểm sáng có thể sử dụng được. Trong trời đất không vật nào là bỏ đi cả, đều có một ý nghĩa thiêng liêng, chỉ vì bạn không biết dùng hoặc do thành kiến mà phí uổng không biết bao nhiêu nhân tài của đất nước.” chiếu chung cho tất cả các học sinh, dạy mọi em đều như nhau, cho chúng một giáo trình nhất định. Vậy là những học sinh nào không thuộc hệ quy chiếu, khuôn khổ đó sẽ bị đánh giá ngu dốt, không có năng tài, năng khiếu, không có tương lai. Như chúng ta đã biết, hầu hết mọi đứa trẻ đều đi học. Rất nhiều trẻ em phải đến trường hằng ngày dù muốn hay không. Thế là những sản phẩm lành lặn ngay từ ban đầu, sau một quá trình người ta gọi là giáo dục, họ biến các em thành sản phẩm lỗi.

Bao thế hệ đã trôi qua, trong một khoảng thời gian dài, nhiều người đã được thuyết phục và hoàn toàn tin tưởng rằng mình không có bất kỳ phẩm chất đặc biệt nào cả, thậm chí là một người dưới mức bình thường. Nếu bạn không ý thức được những trải nghiệm nhàm chán của bản thân, các niềm tin đã đặt sai chỗ, tiềm thức bị nhào nặn trong khuôn mẫu tiêu cực. Bạn sẽ lại mang những trải nghiệm và niềm tin sai lầm đó, gieo mầm vào trong tâm trí trẻ em, tạo nên sản phẩm lỗi cho thế hệ tiếp theo.

Có thể hiểu giáo dục nhà trường như một đoàn tàu xuất phát và đưa tất cả đi từ điểm A đến Z, nhưng mỗi người lại có mỗi điểm đến khác nhau. Mỗi người cần biết điểm dừng, điểm cần xuống của riêng mình, không ai giống ai hết. Giáo dục nhà trường, lẽ ra nên giúp các em làm được điều này, nhưng chưa được. Vậy nên, chỉ có thể trông chờ vào cá nhân mỗi ông bố bà mẹ, để giúp con em mình tìm ra hướng đi, để tới bến đỗ thích hợp nhất.

Vậy nên, nếu có ai nói với con bạn rằng, hay chính bạn cũng thấy nó không phù hợp với bến đỗ Z, C, K,… thì rất có thể những bến đỗ L, H, D, Y, sẽ phù hợp với con bạn. Phủ nhận một đứa trẻ không có năng tài, năng khiếu không chỉ thể hiện năng lực chuyên môn yếu kém, sự hiểu biết hạn hẹp về con người, mà còn mang tội ác hủy diệt mầm non tương lai của nhân loại.

Do đó các bậc bố mẹ cần chủ động trong việc gửi con đến trường, lựa chọn kiểu giáo dục phù hợp với đứa trẻ. Nên biết rằng nhà trường chỉ có thể giảng dạy những kiến thức cơ bản, chương trình học ở trường cũng chỉ cung cấp cho con bạn một phần rất nhỏ bé trong rất nhiều những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, còn có hạn chế nhất định chưa thể khỏa lấp được. Nhưng điều đặc biệt hơn, bạn cần biết rằng mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt. Hãy tỉnh táo nhận biết những đặc trưng riêng để giúp đứa trẻ phát triển, có khả năng tự giáo dục chính mình theo cách của bạn mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào trường học, cơ quan, tổ chức, hay bất kỳ ai cả.

II. TẠI SAO KHÔNG NÊN SO SÁNH NGƯỜI NÀY VỚI NGƯỜI KHÁC

Nói như vậy, bạn có thể so sánh những đứa trẻ cùng năng tài, năng khiếu với nhau để chúng có thể lấy đó làm động lực, nấc thang phấn đấu được không, cụ thể như:

So với những đứa trẻ cùng tuổi nhưng Cam lại có vốn từ ngữ nhiều hơn các trẻ khác rất nhiều.

Trong lớp học tiếng Anh, Nơ là đứa trẻ có học lực tốt nhất.

Những đứa trẻ cùng tuổi với Thục Chi, thường không ai có sự am hiểu nhiều như cô ấy.

Tốc độ chạy của Anna là nhanh nhất so với các bạn trong nhóm.

Trong lớp học vẽ, bức tranh của Kim Ngân là sáng tạo và đẹp nhất.

Mỗi đứa trẻ sinh ra sẽ có một thời kỳ bùng nổ và phát triển khác nhau, có em sớm, em muộn, thậm chí rất muộn mới đơm hoa kết trái. Như việc bạn trồng cây giá vậy, một tuần là ăn được, bạn trồng lúa sáu tháng gặt hái, măng tre trước khi đâm lên mặt đất phải mất chục năm thai nghén dưới mặt đất, cây gỗ lim cần trăm năm, cây đại thụ thì cần đến cả ngàn năm. Con người cũng vậy, dù có năng tài, năng khiếu giống nhau đi nữa, nhưng trong cùng một thời gian, trẻ lĩnh hội và tiếp thu một vấn đề không như nhau được. Sự khác nhau về thành tích, kết quả, không có nghĩa đứa trẻ này giỏi hơn đứa trẻ kia, cũng không có nghĩa sau này cũng thế, so sánh như vậy không ích gì.

Về ảnh hưởng đến tư tưởng, ước vọng được nhìn nhận chắc chắn là một trong những mãnh lực ràng buộc quan trọng nhất của xã hội, trong mối cảm xúc phức hợp này, hai lực lượng xây dựng và phá hủy luôn nằm kề cận bên nhau. Ước mong được tán thành và nhìn nhận là một động cơ lành mạnh. Nhưng quá khao khát được người khác thừa nhận rằng ta là một cá nhân giỏi hơn, mạnh hơn và khôn ngoan hơn những cá nhân khác cũng rất dễ dẫn đến tâm lý vị kỷ thái quá, có thể làm tổn thương đến chính cá nhân đó và cả cộng đồng xung quanh.

Phải chăng đây chỉ là lời nhận xét mang tính ước lượng, bóng gió, chủ quan, và chỉ là một quan điểm mang tính cá nhân? Chắc chắn là không, hãy cùng nhau suy ngẫm thật kỹ lời Lão Tử nói: “Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình”. Dù câu nói ấy đã xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, nhưng hiện trạng ngày nay khi con người ta chỉ lo thắng người mà không lo thắng mình, đã nảy sinh ra vô số vấn đề những phân tích dưới đây sẽ làm sáng rõ.

Với một hệ thống không ngừng kiểm tra, chấm điểm, xếp hạng và so sánh trẻ em, học sinh. Bạn đã vô tình bóp méo hệ thống cảm xúc của con người về niềm kiêu hãnh và nỗi hổ thẹn để thúc đẩy trẻ học tập. Nếu đứa trẻ nào học kém hơn bạn bè, sẽ bị làm cho phải xấu hổ, còn đứa nào học giỏi hơn thì sẽ được hãnh diện.

Về mặt tâm lý, sự hổ thẹn sẽ khiến một số trẻ từ bỏ mọi cố gắng, đối với bất kỳ một ai khi bị đưa ra so sánh thua thiệt sẽ cảm thấy tự ti, khiếm khuyết về chính mình. Liên tục bị lặp đi lặp lại những ám thị tiêu cực, đứa trẻ đó sẽ mất đi niềm tin ở bản thân. Khi bị so sánh, đứa trẻ nghĩ nguyên nhân của sự tủi nhục, xấu hổ này là chính bởi đối tượng kia. Thay vì ngưỡng mộ, quý mến, đứa trẻ đâm ra thù ghét, oán hờn. Những đứa trẻ có điểm số cao, thành tích tốt, được so sánh hơn thì cảm thấy tự hào thái quá, dẫn đến ngạo mạn và khinh bỉ số đông là những đứa trẻ có điểm thấp hơn, dẫn đến coi thường luôn những giá trị và tiến trình dân chủ, can thiệp vào sự phát triển khả năng hợp tác.

Bạn cấy vào trong tâm trí đứa trẻ việc đề cao chiến thắng người khác chứ không phải đánh giá cao nỗ lực, chiến thắng chính mình. Ở đây thành công thường được đánh giá quá cao, bởi rất nhiều người coi thành công nghĩa là mình đã vượt lên và trở nên ưu việt hơn người khác. Nhìn trên khía cạnh ấy, thành công chẳng khác nào cuộc đua và hầu hết mọi người đều muốn chơi mà phần lớn là thua cuộc. Khi đó, cuộc chơi sẽ có quá ít người thắng, nhưng không ai muốn cảm giác ngược lại. Vậy phần còn lại làm sao để xoa dịu nỗi đau, làm sao để tìm cho mình chút cảm giác được hơn người khác, để cảm nhận được chút hương vị của người chiến thắng?

Hệ lụy của tư tưởng này khiến người ta “di căn” thêm một kiểu phản ứng khác, là vô thức thích tập trung vào những khuyết điểm, mặt tiêu cực, mặt xấu của người khác và của xã hội hơn là những khía cạnh tích cực, việc tốt, mặt tốt. Bởi vì, khi bàn luận tới “mặt tối” của một ai đó, họ cảm thấy như mình đứng ở trên, mình vẫn là người tốt, có cảm giác của người chiến thắng. Và chính cách nhìn nhận cuộc sống như vậy, luôn chú ý đến những điều tiêu cực, dần dần cơ thể sẽ tích tụ lại thành một khối năng lượng tiêu cực, tần số thấp nhưng vô hình chung họ lại không hề ý thức được. Rồi họ lại vô thức lan tỏa năng lượng tiêu cực ra gia đình, với những đứa con mình. Họ toàn nói những lời tiêu cực, hành động tiêu cực, giáo dục con cũng theo cách tiêu cực.

Cuộc sống không phải là cuộc chiến cạnh tranh với những người khác. Mà là cuộc chạy đua trường kỳ với chính bản thân mình.

Hoàng Yến

So sánh được đề cao bởi hơn người chứ không phải thắng mình, nhiều người vì lòng tham, sĩ diện, hào quang chiến thắng, sự ích kỷ có thể tìm đủ mọi cách, mọi thủ đoạn để giành lấy vinh quang. Lúc này mọi chuẩn mực đạo đức, phẩm chất của con người đều có thể bị lung lay, phá vỡ. Điều này đã thực sự xảy ra khi đạo đức xã hội mỗi ngày trượt dốc, có những người không việc xấu nào không dám làm để giành phần hơn.

Vì thế, ngày một nhiều các chế tài, quy định, luật lệ, pháp luật được đặt ra với mức độ chặt chẽ hơn. Nhưng những tệ nạn này không hề có biểu hiện suy giảm, thậm chí ngày càng tinh vi hơn. Đó là bởi vì những điều ấy chỉ ràng buộc hành vi của con người, còn lương tâm mới là yếu tố ràng buộc tâm tính của một con người.

Nhưng nếu chủ thể biết nhìn nhận chiến thắng cuối cùng của cuộc đua là vượt lên chính mình, thì mọi chuyện lại khác. Khi đó chiến thắng có thể dành cho tất cả mọi người hoặc không ai hết. Lúc này những yếu tố người nhất của một con người sẽ được hình thành chính là lương tâm, lòng tự trọng của bản thân (không phải theo chủ nghĩa vị kỷ chỉ biết đến bản thân) và sự tôn trọng người khác. Ở nơi đó, trong mỗi người sẽ có một tòa án lương tâm để phán xét bản thân, còn đanh thép và day dứt hơn tòa án nhà nước, pháp luật, dư luận, những chế tài, nên mọi giá trị đạo đức sẽ luôn được đề cao. Tự anh ta/cô ấy sẽ định hình việc thể hiện bản thân mình ra sao mà không cần bất kỳ sự tác động của ngoại lực. Anh ta/cô ấy thực hiện hành động dựa trên quyết định bởi lương tâm. Đó cũng là bước khởi đầu cho công cuộc khám phá những điều vĩ đại nhất bên trong chính mình.

Khi so sánh người này với người kia, bạn sẽ có xu hướng tỏ ra không ưa, ghét bỏ, coi đối thủ là thù địch. Bạn sẽ giảm đi năng lực tương tác, mất khả năng đồng cảm với đối phương. Điều này không chỉ làm lỡ mất việc thấu hiểu cảm xúc của người kia, mà còn ngăn chặn chính bản thân bạn đưa ra những nhận định sáng suốt về suy nghĩ hay ý tưởng của họ. Thậm chí ngay cả khi những ý tưởng đó thật sự xuất sắc mà cá nhân bạn cũng chẳng thể nghĩ ra. Thật khó để luôn nhìn nhận và đánh giá bản thân một cách sáng suốt, để vượt lên chính mình với một nhận thức rõ rệt về tầm quan trọng của “chiến thắng bản thân”, đủ can đảm và bản lĩnh để nghiêm khắc với chính mình. Con người sẽ tự động nhìn nhận lại bản thân một cách sâu sắc, biết nhìn vào mặt tốt của mình. Họ sẽ dẹp bỏ rào cản cá nhân, biết cách dung hòa và hỗ trợ nhau hiệu quả. Từ đó cùng nhau tiến đến những mục tiêu cao hơn mà một cá nhân khó lòng gánh vác nổi.

Chúng ta một loài sống tập thể, tồn tại trong một xã hội văn minh - hiện đại so với những loài khác, sinh ra là để cùng sát cánh bên nhau. Trẻ em luôn muốn giúp đỡ bạn bè một cách tự nhiên, cả khi ở trường hay ở nhà, chúng cũng vậy. Thử hỏi nếu không còn đánh giá, chấm điểm, phân loại hay so sánh, thì những đứa trẻ có còn đố kị, còn xa cách nhau không, hay bởi vậy mà chúng xích gần tới nhau hơn? Khi đó chúng mới có thể yêu thương nhiều hơn, trở nên thánh thiện hơn, như thế những hạt mầm tốt đẹp nhất trong mỗi người sẽ có cơ hội phát triển.

Giảm sự ganh đua tăng sự kết nối.

Nếu xem Tây du ký bạn sẽ thấy có một việc khá lạ là tại sao Đường Tăng là người học rộng, tài cao và đức độ, nhưng mỗi khi gặp chuyện gì lại thường chỉ tin vào Trư Bát Giới mà không phải là Tôn Ngộ Không - có khả năng nhìn đâu biết đó, nhìn thấu tâm can mọi việc. Chẳng hạn, khi mình dự định dậy lúc năm giờ để đi tập thể dục, dù biết là vậy nhưng khi chuông đồng hồ reo lên, lại nghe bên tai một đứa trong mình bảo rằng: “Thôi nằm ngủ chút nữa đi cho sướng, thế là mình lại nghe và làm theo nó”. Chẳng phải đó là nghe theo Bát Giới hay sao? Sau khi giật mình tỉnh giấc thì thôi rồi, thời gian đã qua và việc mình muốn làm và cảm thấy tốt cho bản thân lại chưa làm được.

Con người cũng như vậy, luôn luôn có hai luồng suy nghĩ trái chiều: một bên là não người làm chủ là sự chọn lựa có ý thức như sự cố gắng, kiên trì, sự hy sinh, nỗ lực, tính kỷ luật, ý chí, đòi hỏi nhiều thời gian, tốn nhiều năng lượng và hoàn toàn không dễ đạt được ví như Ngộ Không; Bên kia là não bò sát làm chủ với phản ứng hoàn toàn bản năng, luôn bị điều khiển bởi nguyên lý thỏa mãn, tức là luôn đi tìm kiếm sự dễ chịu, thoải mái ngay tức khắc, đáp ứng mọi khao khát, ham muốn, nhục dục, đi đến những quyết định nhanh chóng, dễ dàng. Nó rất cám dỗ, ví như Bát Giới vậy. Chính sự khác biệt này tạo ra một cuộc chiến không cân sức kéo dài triền miên trong tâm trí mỗi người, trong từng ngày, từng giờ, từng phút, trong mọi việc, mọi hành động, chọn lựa.

Đề cao chiến thắng người khác thực chất chỉ là sự phỉnh lừa bản thân, nhằm ngụy tạo và che đậy sự hèn yếu trong việc chạy trốn và đối đầu với đối thủ thực sự là chính mình. Chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên cái xấu, cái không tốt, cái tầm thường, cái nhục dục thấp hèn để khơi dậy những giá trị linh thiêng, vĩ đại bên trong mỗi con người.

Đó là cuộc đấu tranh đầy khó khăn, bởi đối tượng đấu tranh thật không dễ nhận diện. Bạn có thể tự nhận diện đối tượng ấy trong tâm trí bạn, chúng không hiện hữu và phân định rạch ròi. Ranh giới của chúng hết sức mong manh giữa thiên thần và ác quỷ, phần con và phần người, sự vĩ đại và sự tầm thường, luôn luôn không ổn định. Đây là cuộc chiến lâu dài bền bỉ và bạn có niềm tin mình sẽ làm được hay không, câu hỏi này chỉ chính bạn mới có thể giải quyết khi hướng vào bên trong. Lấy chính mình làm cột mốc cho sự đấu tranh, tập trung vào phát triển những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người, sự thay đổi sẽ diễn ra.

Thắng người rất dễ, vượt lên trên chính mình rất khó.

Nếu tư tưởng chiến thắng của một người được định hình bằng cách vượt qua người khác, thì đó sẽ là khởi điểm cho những suy đồi về các giá trị bên trong, là mầm mống cho sự bất ổn và hỗn loạn. Ngược lại, khi chúng ta quay về với những giá trị mà phương Đông đã từng soi đường dẫn lối, sẽ có một hướng theo đuổi khác ít cạnh tranh và bền vững hơn: “Thành công không phải chiến thắng người khác, mà là chiến thắng chính mình.”

Tục ngữ Ấn Độ cũng có câu nói tương tự: “Tỏ ra mình hơn người khác chưa phải là hay. Cái chân giá trị, có thể tỏ ra rằng hôm nay mình đã hơn chính ngày hôm qua.”

Triết gia Aristotle cũng từng có một câu nói bất hủ, nhắn nhủ học trò cưng Alexander đại đế: “Thế giới mà con cần chinh phục, chính là thế giới ở bên trong con.”

Tóm lại, những bậc thầy minh triết cho rằng: “Thắng người vạn lần không bằng thắng mình một lần.”

III. CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI NHẤT LÀ VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH

Việc so sánh chỉ thực sự có ý nghĩa và đúng đắn khi lấy chính mình làm tâm điểm. Người thực sự tiến bộ là khi họ tiến lên vượt qua được cái ngưỡng của chính mình, đó là thành tích, năng lực, nhận thức của mình ngày hôm nay so với hôm qua. Nên lấy đây làm kim chỉ nam, từ đó thay đổi cách định hướng cho trẻ “thành công không phải chiến thắng người khác, mà vượt lên chính mình.”

Trở ngại cuối cùng, rõ ràng khi ngừng so sánh bản thân với người khác, mọi đối thủ sẽ biến mất, chỉ còn một kẻ duy nhất tồn tại bên trong mỗi người, đó cũng là đối thủ mạnh nhất và khó đánh bại nhất. Vậy làm thế nào để giúp trẻ đối mặt và có thể vượt qua những cám dỗ, cái ngưỡng của chính mình. Ngay từ nhỏ hãy giúp trẻ vực lên được ý chí, nền tảng nội lực dồi dào, bằng cách giúp trẻ giành lấy những chiến thắng nhỏ đầu tiên cho các em.

Thông thường khi chạy được đoạn đường ngắn thì cơ thể sẽ reo lên hồi chuông báo đuối sức, một cách bản năng con người sẽ muốn dừng lại ngay lúc đó. Nhưng đứa trẻ đã dừng lại hay cố gắng chạy tiếp. Bạn đã làm gì để khích lệ con vượt qua được cái ngưỡng đầu tiên của nó?

Bạn muốn tạo nhịp điệu sống lành mạnh trong sinh hoạt hằng ngày để con có một cơ thể thể chất khỏe mạnh. Nên mỗi ngày, vào lúc 6 giờ 30 phút sáng bạn lặp đi lặp lại việc đánh thức con dậy để tập thể dục. Con bạn có làm được không và bạn sẽ làm gì để giúp con vui vẻ dậy sớm?

Khi cầm điện thoại lên, bản năng thôi thúc khiến trẻ không muốn dừng lại, nhưng lý trí nói vậy đủ rồi. Con bạn có dừng lại được không?

Bạn làm gì để giúp tâm trí con tự chủ cảm xúc bản thân?

Cầm trên tay hộp bánh yêu thích, một cách bản năng trẻ muốn ăn sạch một lần, nhưng ý thức khuyên nên chia ra nhiều phần, trẻ đã làm được chưa? Con bạn đã chia ra nhiều phần nhỏ để ăn hay là ăn hết một lần. Bạn động viên thế nào để con có thể vượt qua cám dỗ?

Lúc làm việc nào đó không thích, phản ứng một cách bản năng nó sẽ tỏ thái độ bực bội, làm cho qua chuyện. Nhưng ý thức không như vậy. Nó quyết tâm làm cho thật tốt. Con bạn đã làm được như thế chưa? Bạn khích lệ ra sao để giúp con điều chỉnh hành vi tốt hơn?

Khi ai đó làm được như vậy, họ mới hiểu và cảm nhận được sâu sắc điều Lão Tử nói: “Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường.”

Cố gắng vượt qua cái ngưỡng của sự bỏ cuộc, chán nản, vượt qua cảm giác đó khi làm bất cứ điều gì. “Cố gắng thêm một chút nữa”, câu nói này thực sự rất quan trọng! Kẻ chiến thắng hay người thất bại, vĩ đại hay trở nên bình thường, một vận động viên chuyên nghiệp hay không chuyên, người hạnh phúc hay trở nên bất hạnh. Sự khác biệt này cũng chỉ ở một câu thần chú rằng có đủ ý chí để có thể: “Cố gắng thêm một chút nữa” hay không. Hãy lặp đi lặp lại, bằng cả lời nói lẫn bằng hành động để trẻ nhớ và thực hiện, đến một lúc nào đó câu nói này sẽ trở thành kim chỉ nam, tính cách của đứa trẻ.

Khi tâm trí điều khiển thân, sẽ không biết đâu là giới hạn sức mạnh cho chính mình.

Thời gian đầu từ 0 đến 14 tuổi, trẻ em chưa thể tự dùng lý trí, kỷ luật, ý chí cá nhân để tự chủ thân tâm trí của mình được. Nên đứa trẻ phụ thuộc rất nhiều vào người lớn giúp đỡ, động viên, khích lệ để các em có thể vượt qua được cái ngưỡng đầu tiên như những gợi ý ở trên. Cứ như thế lâu dần thứ chi phối khả năng con người không có gì khác chính là ý chí, nghị lực. Nó trở thành một phần ăn sâu vào trong đứa trẻ, tạo nên nội lực vô hạn, làm tiền đề cho công cuộc khám phá những giới hạn thực sự với chính mình, từ đó có được định nghĩa riêng về thành công cho bản thân.

Mọi sự so sánh người này với người khác, dưới bất kỳ hình thức nào đều là khập khiễng. So sánh bản thân ngày hôm nay có vượt lên trên ngày hôm qua hay không, mới là minh triết.

Nếu muốn mua sách giấy các bạn có thể đặt hàng tại đây:

https://tiki.vn/tinh-hoa-giao-duc-di-san-cho-muon-doi-sau-p116565377.html

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh