Tinh Hoa Giáo Dục. Chương 2: Cối Lõi Của Giáo Dục, Là Đánh Thức Tình Yêu Thương

TINH HOA GIÁO DỤC. CHƯƠNG 2: CỐI LÕI CỦA GIÁO DỤC, LÀ ĐÁNH THỨC TÌNH YÊU THƯƠNG

I. TÌNH YÊU LÀ SỰ SỐNG

Ngoài kết cấu các bộ phận của chiếc xe, có hai loại chất lỏng quan trọng cho xe vận hành, đó là xăng và dầu nhớt. Xăng là nhiên liệu không thể thiếu để hoạt động, còn dầu nhớt là nguyên liệu thứ hai giữ vai trò rất quan trọng. Nhớt xe giúp bôi trơn cho các piston, máy vận hành trơn tru, làm mát các động cơ, chống hoen gỉ. Nếu xe hết xăng ai cũng biết xe sẽ ngừng chạy, nhưng đó cũng không phải chuyện to tát gì (nếu không quá xa chỗ cung cấp nhiên liệu), chỉ cần đổ xăng là có thể đi tiếp. Nhưng nếu xe khô nhớt hoặc nhớt xe bẩn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Chắc hẳn, không phải ai cũng biết những hậu quả mà nó mang lại. Vấn đề là nhớt xe bị khô sẽ không có biểu hiện rõ ràng, nhanh chóng và dễ dàng khắc phục như khi xe hết xăng. Nó âm thầm gây ra hư hại cho “ngựa sắt” của bạn, và khi vấn đề biểu hiện ra bên ngoài thì bạn sẽ thấy rằng guồng máy của xe nhanh chóng trở nên nóng hơn, những tiếng kêu bất thường kiểu như bạch bạch xuất hiện hoặc xe vẫn có thể vận hành được nhưng đột ngột chết máy. Khi phát hiện ra sự cố, bạn đi thay nhớt, liệu lúc đó xe có trở về đúng hiện trạng như ban đầu nữa không, lặp lại nhiều lần như vậy xe sẽ bị hỏng.

Con người cũng như vậy, nếu ví các bộ phận của xe máy như cơ quan kiến tạo nên cơ thể, xăng là thức ăn, đối với xe máy là nhớt, thì với con người đó chính là yêu thương. Hãy tưởng tượng xem, bạn không ăn bạn vẫn có thể sống, tồn tại được, với sự phát triển của khoa học như hiện nay, việc duy trì sự sống như vậy là chuyện dễ dàng. Nhưng nếu con người mất đi tình yêu thương, hãy nghĩ xem cá nhân đó sẽ như thế nào? Khoa học tiên tiến có cấy ghép được yêu thương cho họ? Chúng ta là con người, không phải như máy móc có thể lập trình vào một ứng dụng gọi là yêu thương.

Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Masaru Emoto, Chủ tịch Học viện Hội Hado Quốc tế (IHM), tác giả cuốn sách “Thông điệp của nước”. Đã lấy đối tượng là tinh thể nước dưới sự tác động của tình cảm tích cực và tiêu cực, sau đó đưa ra hàng loạt các kết quả thật đáng kinh ngạc ngoài những hiểu biết thường thức của chúng ta.

Các thí nghiệm về tinh thể nước của vị tiến sĩ người Nhật Bản diễn ra như sau:

Bước 1: Nước được đưa đi thực hiện các thí nghiệm (cho nước nghe hai bản nhạc tương phản về ý nghĩa, được xem hai từ có nội dung hoàn toàn khác nhau,...)

Bước 2: Sau đó nó được nhỏ vào 100 chiếc đĩa và để vào một máy ướp lạnh trong hai giờ đồng hồ.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Bước 3: Các tinh thể nước đóng băng được đặt dưới một kính hiển vi để chụp ảnh của nước đá với độ phóng đại từ 200 đến 500 lần.

Một trong các kết quả thí nghiệm được chụp lại với các hình ảnh sau:

1028-tinh-hoa-giao-duc-chuong-2-coi-loi-cua-giao-duc-la-danh-thuc-tinh-yeu-thuong-1.jpg

(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Khi nước được xem chữ tình yêu hay biết ơn tinh thể nước biến đổi rất đẹp. Phải chăng nước cảm nhận được ý nghĩa tích cực mà dòng chữ mang lại? “Thực sự là không có gì quan trọng hơn tình yêu và lòng biết ơn trên thế giới này. Bằng cách biểu lộ tình yêu và lòng biết ơn, nước ở quanh chúng ta và trong cơ thể chúng ta sẽ thay đổi rất đẹp. Chúng ta muốn áp dụng điều này trong cuộc sống hàng ngày, có phải vậy không?”, Tiến sĩ Emoto chia sẻ.

Kết quả ở trên đã cho chúng ta thấy rằng những tinh thể nước có kết cấu vô cùng tuyệt vời khi được “xem” những từ ngữ mang tình cảm yêu thương, sự quan tâm và ngược lại, kết cấu tinh thể trở nên xấu xí với những từ ngữ mang ý nghĩa chê bai, ghét bỏ. Bạn có cảm thấy bất ngờ vì những kết quả đó không? Kết quả đó vượt ra ngoài những suy nghĩ cố hữu của con người, rằng những sự vật khác đều là vô tri vô giác. Thế nhưng bất ngờ không chỉ dừng lại ở đó, điều đáng ngạc nhiên hơn nữa kết cấu tinh thể tệ đến mức không thể nhận ra hay nói cách khác sự hủy hoại, sức tàn phá đến nhanh hơn khi người ta bỏ mặc, làm lơ và không đả động gì đến chủ thể đó.

Con người cũng phản ứng tương tự, các nhà khoa học và chuyên gia tâm lý cho rằng trong tù hình thức biệt giam là đáng sợ nhất. Biệt giam là một hình thức tra tấn, bạo lực lên tinh thần, ở đó, người tù bị cô lập hoàn toàn với thế giới. Nhưng có sức hủy diệt tinh thần ghê gớm, lúc đầu nó làm người ta gặp ảo giác, hoang tưởng, dẫn đến khủng hoảng tinh thần, dần dần làm cho người đó phát điên. Cuối cùng, phạm nhân muốn được chết, mặc dù vẫn có chỗ ăn chỗ ngủ, được cung ứng thức ăn đầy đủ. Biệt giam hình thức tra tấn tâm lý mà ở đó người bị giam, bị bỏ mặc, không được quan tâm, bị cắt đi cầu nối giữa người với người, tước đoạt đi mọi cảm nhận về lý trí, tình yêu, sự tương tác. Chính vì thế mà nhà tâm lý học Terry Kuipers kết luận rằng biệt giam phá hủy “phần người” trong mỗi con người, ở khía cạnh nào đó điều này không giống như thí nghiệm của Tiến sĩ Masaru Emoto hay sao?

Chúng ta thường thấy, dù ở đâu hay làm gì, khi sắp về với cát bụi thì nguyện ước cuối cùng của bạn há chẳng phải là được về quê hương, về với cội nguồn để an giấc hay sao? Đó chẳng phải là sợ cảm giác lạnh lẽo nơi đất khách quê người. Về với quê hương, bạn chạm tới được những giọt mật cuối cùng của tình yêu thương, của sự sống, mong mỏi cuối cùng sau bao ngày khát khao vật chất. Còn với những người sinh thời vì một lý do nào đó phải đi bốn phương trời, làm ăn xa quê, dăm ba tháng hay vài năm cũng cố tìm về quê chốn cũ, thăm người thân họ hàng, bạn bè. Cũng chẳng phải chỉ để cảm nhận và đong đầy sự khô cạn của suối nguồn yêu thương sau những tháng năm vơi cạn, khi phải lăn lộn giữa dòng đời tìm cách mưu sinh.

Lại có những nơi trên trái đất con người đã và đang đạt đến sự cực thịnh của văn minh vật chất, nhờ có công nghệ khoa học kỹ thuật đưa họ vươn đến ngưỡng kỳ ảo, mà chúng ta cứ tưởng chỉ có trong những bộ phim viễn tưởng. Nhưng có một nền văn minh khác đang bị bỏ quên, dần đánh mất đi đó là nền văn minh tinh thần, mà trong đó hạt nhân cốt lõi là yêu thương, đang trên đà khủng hoảng, suy thoái, bị dìm xuống vực sâu chưa từng thấy. Không biết từ bao giờ ở đây đã xuất hiện những bức tường vô hình ngăn cách họ tương tác với nhau, những cặp mắt giữa người với người nhìn nhau hờ hững, vô hồn, nụ cười xã giao niềm nở nhưng lạnh tanh từ sâu bên trong. Dường như không ai thực sự cởi mở với nhau, không có sự chia sẻ, cảm xúc được giấu kín và ngụy trang một cách thật hoàn hảo, ở đây sự kết nối giữa các tâm hồn trở thành một thứ xa xỉ. Một cách vô tình hay cố ý họ đã tạo nên những bức tường vô hình tự biệt giam chính mình, họ đã thất bại trong việc liên kết và mở cửa trái tim. Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: “Khi không có ai lắng nghe và hiểu, bạn sẽ trở thành một quả bom sắp nổ.”

Con người ở những nơi đó, họ đã chọn cách ngừng kết nối bằng cách cắt đi sự tương tác thực sự giữa người với người, hạt giống yêu thương cũng vì thế không có cơ hội nảy nở. Vậy họ đã làm gì để tiếp tục tồn tại? Bạn hãy quan sát cách họ tương tác với thú cưng của mình. Cứ mỗi lần trông thấy chủ là thú cưng lại quẫy quẫy cái đuôi, chúng lao tới và như bổ nhào về phía họ, quấn quýt lấy họ, chúng luôn ở bên mỗi khi họ cần, sau cùng là có khả năng lắng nghe, chúng sẽ không cắt lời, cho dù chủ của chúng đã nói lan man nhiều giờ liền. Tất cả sự yêu thương và tình cảm mà thú cưng dành cho chủ, tạo ra cho họ cảm giác còn được sống, được hiện diện. Chúng bù đắp phần nào lỗ hổng trong tâm hồn và khỏa lấp phần nào yêu thương nơi người chủ mình. Những người nuôi thú cưng xem thú cưng như chó, mèo không khác gì một người bạn, cùng nhau đi chơi, trò chuyện, chăm sóc, gần gũi với chúng thật tuyệt vời.

Nhưng không thể làm thế với đồng loại của mình, có vẻ như họ đã chọn cách trốn tránh thay vì đối mặt và vượt qua chính mình.

Nhân vật Albus Dumbledore trong Harry Potter có nói: “Đừng xót thương kẻ chết. Nhưng hãy xót thương kẻ sống, trên nhất là những kẻ sống mà không yêu thương”. Đây không chỉ là câu nói hay về nội dung, còn là thông điệp tuyệt vời vượt lên trên cả một câu cách ngôn thông thường, xuất phát từ con người vô cùng uyên thâm, mạnh mẽ nhưng cũng hết sức dịu dàng.

II. TÌNH YÊU THƯƠNG CÓ ĐIỀU KIỆN

Tình yêu thương là một thứ phi thường và chỉ có yêu thương mới có thể làm nên tất cả, bản chất con người sống không thể tách rời khỏi yêu thương. Thật khó có thể dùng ngôn từ để diễn tả được sự vĩ đại và hào phóng trong tình yêu thương mà Tạo hóa ban rải cho nhân loại. Nhưng đáng tiếc thay con người ngày nay, lại mới đón nhận được một phần rất nhỏ trong sự giàu có vô tận ấy.

Cuộc sống cần lắm tình yêu thương, nhưng không phải tình yêu thương ngày nay phát triển trên căn bản lý trí, lý luận cá nhân và vì con người chưa kiểm soát được lòng tham, sự ích kỷ của bản ngã do đó các lý luận đều có tính phân biệt, chia rẽ. Thế nên tình yêu thương của họ chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ chật hẹp và gò bó. Bố mẹ chỉ muốn yêu thương con mình, ông bà chỉ muốn yêu thương cháu, vợ chỉ muốn yêu thương chồng, người ta chỉ muốn yêu thương bà con họ hàng, hàng xóm, đất nước, cùng chung giai cấp. Vì dựa trên ý niệm phân biệt những gì của tôi và không phải của tôi, nên tình yêu thương ở đây thay vì bao la rộng lớn, lại mang tính chất hẹp hòi, tình yêu thương của thứ bậc mang tâm niệm phân biệt rạch ròi. Bố mẹ có thể thương con cái hơn cả chính bản thân mình, họ có thể thương con trai nhiều hơn con gái hoặc ngược lại, ông bà thương cháu nội nhiều hơn cháu ngoại, cháu nào gần gũi, kề cận mình thì thương nhiều hơn những đứa cháu ở xa.

Tình yêu thương ấy là tình yêu thương có điều kiện, tình thương yêu trong sự trao đi đổi lại, ai thương mình thì mình thương lại, ai ghét mình thì mình ghét lại. Mà điều kiện dễ nhận thấy nhất nó phải là con mình, chỉ cần một hoài nghi hay vì một nguyên cớ nào đó xác nhận ADN đó không phải là con họ, hay giới tính nam nữ không rõ ràng, hoặc là đứa con không tốt, không phát triển thuận theo ý muốn, mong cầu của họ, ngay lập tức tình yêu thương đó sẽ bị lung lay tận gốc rễ. Như vậy tình yêu thương hiện nay là loại tình yêu có điều kiện, không phải thương người mà là vì dục vọng của bản thân, không phải tình yêu thương thực sự.

Trong tình yêu thương này không có sự thấu hiểu với chủ thể được yêu thương mà ở đó người yêu thương chỉ muốn người kia làm theo ý mình, không quan tâm đến nhu cầu và ước nguyện của người được yêu thương. Dựa trên ý niệm chiếm hữu cá nhân, toan tính để thỏa mãn ham muốn của bản thân và tạo ra sự ràng buộc. Đây là kiểu tình yêu thương thông thường của bản năng xuất phát từ sự ích kỷ bản ngã, không phải tình yêu thương chân thực, nó dễ dàng bị chuyển hóa sang trạng thái đối lập là ghét bất cứ lúc nào, khi không được đáp ứng, thỏa mãn. Người sẵn sàng chết vì bạn lúc trước có thể giết bạn sau đó. Người yêu thương bạn nhiều nhất, có thể chính là người đầu độc bạn sau này.

Tình yêu thương hiện nay xuất phát từ sự tham lam, ích kỷ, dựa trên khao khát được thỏa mãn nhu cầu, cảm xúc cá nhân của bản ngã. Nhưng được che đậy bởi khái niệm, những danh từ hoa mỹ, đó không phải tình yêu thương thực sự.

Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng keo lên hay chập chỏa vang tiếng. Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cũng biết đủ các sự mầu nhiệm, và mọi sự hay biết, dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, tôi chẳng ra gì. Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó cũng chẳng ích gì cho tôi. Sách I Côrinhtô 13: 1-3) trong Kinh Thánh.

III. TÌNH YÊU THƯƠNG BAO LA RỘNG LỚN

Cây đời có đơm hoa kết trái đều nhờ vào tình yêu thương. Nếu không có yêu thương chắc chắn không có sự sống. Yêu thương chính là phép màu, là món quà của Tạo hóa, tình yêu thương thuần khiết đến từ trái tim thuần khiết, tình yêu thương vĩ đại đến từ trí tuệ vĩ đại. Trí tuệ bạn càng nhiều thiện tính thì tình yêu thương của bạn càng lớn, muốn phát triển tình yêu hãy phát triển trí tuệ. Trí tuệ là thứ có sẵn trong bản thể mỗi người, trí tuệ là hiểu biết minh bạch và tường tận, là sự phát triển khách quan nên có tính đồng nhất. Có trí tuệ bạn sẽ có tình yêu minh triết, là bó đuốc soi đường giữa màn đêm u tối, hơi ấm làm tan chảy những trái tim băng giá vì đau đớn, tổn thương.

Quy luật nhất thể thần thánh luật tối cao mang tính chất tuyệt đối trong vũ trụ, tính chất của luật nhất thể thần thánh này chính là vạn vật đồng nhất thể, tất cả là Một, vì vạn vật đều được sinh ra từ một nguồn, chính là năng lượng nguyên thủy của Tạo hóa. Dù có tách biệt nhưng không hề khác biệt, sự khác biệt chỉ là những chuyển biến ngoại cảnh, những màn hư ảo che giấu sự thật về đời sống duy nhất, sự sống duy nhất, chân lý duy nhất.

Cổ học phương Đông có câu: “Nhất bản tán vạn thù, vạn thù quy nhất bản”. Lão tử viết: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật”. Sách Sáng thế (1,1) là sách mở đầu cho Kinh Thánh Cựu Ước chép lại: “Ban đầu Đức Chúa Trời tạo ra trời và đất, sau đó tất cả sinh loài có trên trái đất này”. Ngôn ngữ Đông Tây tuy thể hiện theo các cách khác nhau, nhưng cùng hướng về một ý nghĩa, ám chỉ tất cả đều xuất phát từ một nguồn duy nhất.

Trong Thánh kinh Bhagavad Gita, Đức Krishna cũng đã có một câu nói mang ẩn nghĩa như vậy: “Thượng đế ngự đồng đều trong vạn vật”. Đây là một kinh nghiệm rất khó khăn để quán triệt, vì nó ngụ ý một sự đồng ngự khắp nơi, từ vật tốt đẹp đến vật xấu xa, từ điều cao thượng đến việc thấp hèn, từ hạt bụi, tế bào, phân tử, nguyên tử đến các thái dương hệ, từ Ma quỷ đến Thần thánh, từ cái ngã của kẻ trụy lạc đến cái ngã của Thánh nhân. Đức Đạt Ma Sư Tổ là người đã chứng ngộ được sự thật này nên chửi: “Ông Trời là đống phân”. Lời thóa mạ này xuất phát từ hiểu biết vĩ đại vô cùng tận của Ông Trời, cái gì cũng là Ông Trời, đống phân cũng là Ông Trời, Ông Trời gồm thâu hết mọi thứ. Cho nên, sự lộng ngôn của Đức Đạt Ma thực ra chính là sự minh triết tất cả đều từ một nguồn, cũng là thể hiện lòng tôn kính tột bậc đối với Ông Trời.

Đây là bằng chứng hùng hồn rằng toàn thể vũ trụ đều là biểu hiện của Đấng tối cao mà tùy vào văn hóa, ngôn ngữ của mỗi dân tộc, họ gọi bằng những cái tên khác nhau như Thượng đế, Đức Chí Tôn, Đức Chúa Trời, Tạo hóa, Thần, Phật, Thầy (Đạo Cao Đài).

Vũ trụ nơi mà tất cả mọi thứ, vạn vật đều có sự liên kết và kết nối với nhau. Từng lời nói, tư tưởng, niềm tin, và hành động của mỗi chúng ta cũng ảnh hưởng đến mọi thứ và thế giới xung quanh.

Dù có là gì trong Vũ Trụ đi chăng nữa thì tất cả mọi thứ cũng đều là Một.

Dù có khác biệt về tuổi tác, nguồn gốc, màu da, tầng lớp xã hội, tôn giáo, nhận thức hay niềm tin, thì tất cả chúng ta vẫn mãi là Một.

Cái tốt đẹp của người khác cũng là cái tốt đẹp của chúng ta, cái xấu xa của người khác cũng là cái xấu xa của chính ta.

Khi bạn yêu thương người khác cũng chính là bạn yêu thương bản thân mình. Khi bạn giúp đỡ người khác, cũng chính là giúp đỡ bản thân bạn. Mọi điều bạn làm với người khác, cũng chính là điều bạn làm với bản thân mình.

Các bậc chân Sư nói rằng: “Nhân loại đau, ta cũng đau… ”, vì họ hiểu rằng tất cả là Một, vạn vật đều có kết nối với nhau như chân với tay vậy. Chân đau tay cũng đau, không thể sống trọn vẹn mà thiếu đi bất kỳ bộ phận nào.

Chúa Giê-su cũng hiểu được sự đồng nhất trong vạn vật nên dạy rằng: “Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi bạn.”

Trong kho tàng ca dao tục ngữ của người Việt Nam cũng khuyên: “Thương người như thể thương thân”, thể hiện cho tình yêu thương rộng khắp, không phân biệt màu da, chủng tộc, tôn giáo, đảng phái, đẳng cấp, xã hội.

Khi hiểu rõ tất cả chúng ta là Một, bạn sẽ hiểu lý do tại sao quy luật vàng của nhân loại luôn là: “Hãy đối xử với người khác như cách mà bạn muốn được đối xử.”

Đây là thứ tình yêu mà bạn cần đạt được nếu muốn đi xa trên hành trình trưởng thành tâm thức của mình. Tình yêu thương vô điều kiện là tình yêu của Tạo hóa. Tạo hóa ngự trong vạn vật và yêu thương vạn loài chúng sinh như nhau, không thiên vị, trong vũ trụ vạn vật tuyệt đối công bằng. Mỗi chúng sinh trong vũ trụ này đều thiêng liêng như nhau, không có ai giỏi hơn ai, cũng không có ai kém hơn ai, chỉ là kẻ đi trước, người đi sau. Thì tại sao chúng ta không giúp đỡ nhau để cùng đi lên, cùng tiến bộ hơn?

Vì vậy đặc điểm của người có trí tuệ, họ mang trong mình tình yêu thương vô điều kiện, không giới hạn yêu thương trong phạm vi gia đình, tổ chức, lãnh thổ, tôn giáo này tôn giáo nọ, pháp môn này pháp môn nọ, hay bất kỳ một cá nhân nào cả. Ở đây, người được yêu thương không chỉ là cha mẹ, anh chị em, họ hàng bạn bè, người trong cùng quốc gia mà đối với tất cả mọi người không phân biệt dòng giống, màu da, giai cấp, đất nước. Rộng hơn nữa, nó vượt qua được ranh giới giữa người với người và lan tỏa đến muôn loài, cỏ cây hoa lá. Một tình yêu thương vô điều kiện thực sự không bao giờ đòi hỏi sự đáp trả hay mong cầu, đối tượng được yêu thương là toàn thể loài người, đến muông thú cỏ cây, không giới hạn, không có ý niệm phân biệt giữa những sự vật, sự việc, người bạn thích bạn thương, tốt hay xấu.

“Yêu thương là chìa khóa mở cửa của Bạch Ngọc Kinh”, trích Bước đầu học đạo.

IV. KHÔNG HIỂU BIẾT, KHÔNG THỂ YÊU THƯƠNG

1. Yêu thương vô điều kiện

Thế nào là yêu thương vô điều kiện? Yêu thương vô điều kiện là yêu thương vạn vật dù cho nó có xấu xa, tệ hại, đê hèn đến mức nào đi chăng nữa. Yêu không mong cầu đáp trả, yêu đơn giản chỉ là yêu thôi, không cần lý do, không cần điều kiện, không phân biệt tốt xấu, đúng sai, sang hay hèn. Đó là sự cho đi một chiều, là những rung động thanh cao được tuôn trào khắp nơi một cách tự nhiên, như mặt trời tỏa nắng mà có bao giờ đòi hỏi chúng ta điều gì đâu.

Điển hình của tình yêu thương vô điều kiện là tình yêu tử cung, tình thương của người mẹ dành cho con. Người mẹ yêu con của mình xuất phát từ kết nối của tình mẫu tử thiêng liêng, dành hết sự quan tâm, chăm sóc cho con mình không ngại vất vả, cơ cực, vẫn luôn mong muốn con của mình được đủ đầy, được bằng bạn bằng bè, thỏa mãn các nhu cầu mà chúng đang khao khát.

2. Yêu thương trong minh triết

Yêu thương vô điều kiện thì đối nghịch với yêu thương có điều kiện, còn yêu thương trong minh triết nằm ở giữa (điểm cân bằng) nên nó bao trùm tất cả. Tình yêu thương này được kết hợp giữa yêu thương và trí tuệ. Tức là lúc thì chúng ta áp dụng vô điều kiện, lúc có điều kiện tùy vào trường hợp và hoàn cảnh, ứng biến vô cùng linh hoạt để mang lại hiệu quả cao nhất cho sự tiến hóa, phát triển của nhân sinh.

Khi thức tỉnh, bạn biết rằng chúng ta là nhất thể. Cơ thể chúng ta là phần tách ra từ nguồn, chúng ta là một phần của Tạo hóa (nhất bản tán vạn thù), và những người xung quanh chúng ta chính là anh em của chúng ta. Họ là những mảnh hồn khác của Đấng Sáng tạo có quan hệ rất gần với chúng ta. Khi có sự hiểu biết về điều này, bạn sẽ yêu thương họ như bạn yêu chính bản thân mình vậy. Nếu không có sự minh triết, bạn sẽ không thể phát triển được tình yêu lên vĩ đại. Cần nhớ rằng, tình yêu cũng có tình yêu lớn và tình yêu nhỏ, tình yêu vĩ đại và tình yêu vị kỷ.

Biết rằng cho đi chính là nhận lại, tuy nhiên nếu bạn yêu thương vô điều kiện thì chưa chắc điều bạn nhận lại là tình yêu thương, thậm chí bạn còn có thể phải nhận tiêu cực, trả quả cho tình yêu thương mà bạn đã cho đi. Thử nghĩ xem, nếu luôn cung cấp liên tục cho con, không cần biết là điều chúng muốn đang gây hại cho chúng hay có thể mang lại những hậu quả tiêu cực nào trong tương lai, thì bạn nhận lại điều gì? Con thích ăn kẹo và bạn đáp ứng cho chúng, thích xem tivi bật cho xem, thích chơi điện tử, hút thuốc lá, thích trải nghiệm những thứ chưa phù hợp với chúng... Đành rằng vạn sự đều là các bài học, nhưng liệu với tình yêu thương muốn gì cho nấy, sau này con bạn sẽ trở thành người như thế nào? Liệu chúng có thể trở thành người tuyệt vời?

Vậy tình yêu thương cần được đặt đúng chỗ và phải được phát triển từ sự hiểu biết. Khi bạn mới học yêu thương, hãy cứ yêu vô điều kiện, yêu thương chính là kết nối, là mở rộng trái tim. Khi bạn đã cho đi tình yêu thương và khiến người khác rung động, bạn đã thành công bước đầu. Bước hai, áp dụng sự hiểu biết của mình trong việc cho và nhận tình yêu thương. Vậy yêu thương sao cho minh triết?

  1. THẾ NÀO LÀ TÌNH YÊU THƯƠNG MINH TRIẾT?

1. Yêu lại chính mình

Yêu thương bản thân là bài học đầu tiên, xuyên suốt cuộc đời chúng ta. Không ngừng yêu thương chính mình mỗi phút giây chính là nền tảng của tình yêu thương. Vì nếu bạn không thể yêu thương chính mình, sao bạn có thể yêu thương con mình và người khác? Nếu bạn không có yêu thương, sao có thể cho đi yêu thương. Bạn không thể cho ai thứ bạn không có. Cho nên, trước tiên hãy học cách yêu thương bản thân.

Yêu thương thì dễ nhưng yêu thương bản thân trong minh triết lại khó. Rõ ràng cơ thể này có rất nhiều ham muốn, bạn càng đáp ứng những ham muốn ấy, chúng lại càng đòi hỏi nhiều hơn và sự đòi hỏi để được thỏa mãn đó dường như vô tận. Ví dụ, như khi bạn nhìn cô gái đẹp nào cũng thấy hấp dẫn và muốn được “yêu” họ, bạn sẽ khởi lên suy nghĩ, kế hoạch và hành động để đạt được điều mong muốn. Rõ ràng, rằng nếu cứ liên tục chiều chuộng cái tâm tham muốn của mình theo cách đó, hậu quả bạn sẽ phải gánh chịu là một chuỗi khổ đau, bất như ý kéo đến chỉ để thỏa mãn tâm đòi hỏi ban đầu. Gây ra khổ đau cho người thì bạn sẽ gây ra khổ đau cho mình, điều đó không minh triết chút nào. Vậy yêu thương bản thân sao cho minh triết, cũng đơn giản lắm bạn ạ.

  • Hãy lắng nghe nhu cầu bên trong và đáp ứng hợp lý những nhu cầu đó như ngủ đủ giấc, tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mệt thì nghỉ, buồn thì khóc, hay bất cứ nhu cầu nào cần được thỏa mãn mà không vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức. Làm những loại công việc khiến bạn cảm thấy thoải mái, nghĩ đến cảm giác vui vẻ về thể chất, tình cảm và tinh thần như đi dạo, nghe nhạc, viết nhật ký.
  • Thực tập Thiền, tập thể dục, hòa mình vào thiên nhiên là những phương pháp vô cùng hiệu quả để yêu thương chính mình. Có thể nhiều người chưa Thiền bao giờ nên không biết trạng thái mà cơ thể bạn khát khao, nó sẽ trở thành nhu cầu của thân thể này khi nó biết Thiền là cái gì.
  • Sinh hoạt theo nhịp điệu sống tự nhiên đều đặn như ngủ sớm dậy sớm, không bỏ bữa, ăn theo những khung giờ nhất định, với những thói quen tốt. Con người là loài “động vật” duy nhất trên địa cầu sống phá vỡ các nhịp điệu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể thể chất, tâm hồn, trí tuệ và cả trái tim yêu thương.
  • Bạn có thể biết rằng mọi thói quen được hình thành sau ba mươi ngày đều đặn thực hiện hành động nào đó, vào một khung giờ cố định mỗi ngày hay không? Học cách bỏ thói quen xấu, hình thành thói quen tốt chính là nền tảng để thay đổi những thói hư tật xấu của thân thể này và mang lại năng lượng tích cực cho cơ thể.
  • Tìm một vài suy nghĩ tích cực giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn và nhắc lại chúng mỗi ngày. Việc này ban đầu có vẻ hơi ủy mị và kỳ cục, nhưng khi thành thói quen, các suy nghĩ tích cực sẽ ngấm dần vào người, bạn sẽ tin chúng dù lúc trước không hề tin.
  • Thành thật biết nhận lỗi là sự chấp nhận cái bất toàn của bản thân. Có người cả đời không chấp nhận sự bất toàn đó, cũng có nghĩa là không chấp nhận được bản thân mình. Một điều lạ là khi bạn cố đổ lỗi cho người khác để bản thân trở nên tốt đẹp hơn, bạn càng đi xa cái tốt đẹp thực sự. Vậy mà mình cũng phải mất khá lâu mới nhận ra điều này. Chấp nhận mình sai, mình chưa tốt, chưa trọn vẹn, cũng là mở ra cho mình một cơ hội để tốt đẹp hơn. Chấp nhận cái bất toàn của bản thân và vui lòng đón nhận tất cả mọi thứ sẽ đến, chào đón nó như là một ơn điển dù nó có ra sao đi nữa.
  • Đó cũng đã là một sự tiến bộ trong tâm thức. Chấp nhận mọi sự đến với mình đều có nguyên nhân của nó, mà nguyên nhân lớn nhất là học hỏi, yêu thương, khiêm nhu để trưởng thành hơn. Thực sự chấp nhận bất toàn, biết xin lỗi và biết cảm ơn, đó đã là ân phúc. Còn chấp nhận được cái bất toàn của người khác, yêu thương được nó nữa, đó là sự giải thoát.
  • Yêu thương tâm hồn - mỗi chúng ta, ai ai cũng có những tổn thương ít nhiều bởi vô tình hay hữu ý mà bố mẹ, người thân yêu hoặc người ngoài mang tới cho bản thân. Tổn thương và tổn thương ăn sâu vào tiềm thức và con tim, nó dồn nén trong sâu thẳm. Theo dòng thời gian nỗi đau đó, tổn thương dày lên như lớp bụi che mờ con tim, làm con tim chúng ta khép lại và dần đóng băng.

Vì vậy, mỗi chúng ta cần được chữa lành tổn thương trong sâu thẳm trái tim tâm hồn. Muốn chữa lành tâm hồn, bạn cần thực sự chạm đến cốt lõi của trái tim, để một lần nữa nó được mở ra cho miền ký ức đau thương được khuấy lên, để được chữa lành. Chừng nào bạn chưa làm được điều đó thì cuộc sống, niềm vui, hạnh phúc, năng lượng, nụ cười của bạn sẽ không thực sự trọn vẹn và viên mãn. Và mọi thứ bạn làm chỉ là vẻ bề ngoài, đến những đứa con bạn, bạn sẽ chăm sóc, nuôi dạy con mình trong thân xác của một người lớn, nhưng từ sâu bên trong là tâm hồn của một đứa trẻ bị tổn thương, tổn thương nối tiếp tổn thương. Mối quan hệ với đứa trẻ bên trong của bạn không tốt, thì làm sao mối quan hệ, sự kết nối với những đứa trẻ bên ngoài, với con bạn có thể tốt đây? Như vậy, nếu không ý thức được vấn đề dù bạn cố gắng rất nhiều đi nữa, tâm huyết giáo dục bạn mang đến cho con cũng không có chất lượng, tình yêu thương bạn dành cho con sẽ không có minh triết.

Thông qua việc bố mẹ, thầy cô tương tác với đứa trẻ có thể nhận biết được tổn thương của họ trong quá khứ, để tìm cách chữa lành.

Cho nên muốn được chữa lành cần đến một vị thầy có thể “mở” trái tim cho bạn, chứ không phải một bác sĩ. Sẽ chẳng có bệnh viện, phòng khám, cũng chẳng có bác sĩ tim mạch nào tìm thấy bệnh và biết cách chữa lành cho bạn đâu (sẽ dần xuất hiện những bác sĩ có khả năng chữa lành cả trái tim vật lý và trái tim tâm hồn). Vì đây là nỗi đau vô hình, trái tim vô hình nhưng nó thực sự có hiện hữu và ẩn sâu bên trong mỗi người. Cuộc sống với bao mưu tính về vật chất làm con người dần mất đi giá trị cốt lõi của bản thân, vì bạn hướng ra ngoài còn nội tâm bị bỏ mặc, đóng băng, vô hình chung bạn phủ nhận sự hiện hữu của nó. Có quá nhiều người bị tổn thương, rất nhiều người cần được chữa lành nhưng không phải ai cũng may mắn nhận được sự hỗ trợ từ một người thầy cho riêng mình. Chính vì thế, trước khi nhận được sự giúp đỡ từ ai đó, hãy tự tìm đường đi cho bản thân và chữa lành cho chính mình.

Những hình ảnh, âm thanh hay sự vật, sự kiện nào ập đến, bạn thấy, nghĩ đến làm bạn xúc động, tim bạn nóng lên, đập mạnh hơn, nhói đau, như muốn vỡ ra ngoài, thì hãy thường xuyên tìm đến, để gợi lại kỷ niệm hay cảm giác trong quá khứ. Đây là việc khó làm, nhưng đấy chính là lúc bạn được chữa lành, lúc trái tim bạn bắt đầu mở, rung động trở lại, yêu thương bản thân nhiều hơn.

Điều gì có thể đánh thức trái tim bạn trở lại? Đó có thể là một bài hát đầy xúc động khiến bạn chảy nước mắt, một đoạn phim gây cảm động lòng người, hay một ký ức ùa về khi bạn cắn răng, gắng hết sức lực, nén nỗi đau vào trong, sinh đứa con đầu lòng mà không có người thân ở bên. Hoặc lúc mình bạn phải kiếm cơm từng bữa, chịu đựng người chồng phụ tình bạc nghĩa để chăm lo cho những đứa con. Luôn tỏ ra mình thật mạnh mẽ, mình vẫn ổn để các con yên lòng, mong chúng lớn lên thành người. Bạn hy sinh, đánh đổi, mệt mỏi, cô đơn, đuối sức, bạn muốn bỏ cuộc nhưng bạn không làm vậy, vì những đứa con thân yêu của mình.

Bạn chịu đựng tất cả những điều đó, chỉ một mình bạn. Không ai thực sự thấu hiểu và đủ niềm tin để bạn tin tưởng chia sẻ được, bạn giữ nó một mình và nó lắng sâu thật sâu trong lòng. Bạn thấy thương mình nhưng không hiểu vì sao lại trở nên tồi tệ như vậy.

Cũng có thể là lúc bạn nhìn thấy một đứa bé được ôm, được nâng niu, được mẹ nó trao đi những lời yêu thương, được chơi đùa cùng bố, được nói lời động viên. Khoảnh khắc ấy làm bao ký ức tưởng chừng như đã trở thành dĩ vãng lại lần nữa được khuấy lên, đứa trẻ bên trong bạn bật khóc. Đứa trẻ yêu thương mọi người nhưng cũng nhận đủ mọi nỗi đau từ nhỏ. Từ mẹ, từ bố, từ anh em, người xung quanh. Mỗi khi bị nhận sự la mắng từ người lớn, nó chạy trốn và tìm một góc để khóc và cũng không đủ can đảm để khóc to. Có những ngày nó khóc trong vô vọng, đau lặng tim, trí óc căng thẳng vì sợ hãi. Sợ và sợ… Từ những lời so sánh, chỉ trích, kỳ vọng của bố mẹ. Nó phải gồng lên để học cho thật tốt, để không thua kém bạn bè, để thỏa mãn dục vọng của người lớn. Cả hành trình nó trải qua là phải nghe lời bố mẹ, học và học… Dần dần đứa trẻ không còn được là nó, được mơ ước, được sống như nó muốn. Nó chẳng biết khi nào nó đã mất phương hướng về cuộc đời này. Có những ngày nó đi trong vô vọng, đi và đi và không muốn về nhà. Đứa trẻ bên trong bạn thiếu thốn rất nhiều, tình yêu lẫn tuổi thơ hồn nhiên trong sáng theo gió mây trời đã bị mất đi, bởi nhịp sống vội vã, cũng có thể do sai lầm của bố mẹ đối với việc nuôi dưỡng bạn. Điều đó có nghĩa là nơi sâu lắng nhất trong trái tim bạn được chạm đến, trái tim bạn trở nên nóng hơn, nó đập mạnh như trồi ra khỏi lồng ngực, nhưng đừng hiểu lầm là mình đang bị đau tim nhé. Đó là dấu hiệu của đứa trẻ bên trong của bạn được chữa lành, là khởi đầu cho một hành trình mới.

Bố mẹ, thầy cô chưa biết cách yêu chính mình, không hiểu chính mình, chưa chữa lành được tổn thương cho bản thân thì không giáo dục được ai cả.

Hoàng Yến

Lúc bạn chấp nhận yêu thương bản thân này, bạn đáp ứng những nhu cầu đúng cách trong tình yêu, tức là thân thể bạn liên tục được thỏa mãn và nó liên tục rung động trong yêu thương. Bạn biết tần số của tình yêu rồi đó, tần số của tình yêu rất cao, lên tới 500Hz.

Người với người sống để yêu nhau, bạn sẽ chẳng thể sống nếu thiếu đi tình yêu và chỉ có tình yêu mới có thể chữa lành cho vạn vật. Những thứ bên ngoài chỉ là niềm vui trong giây lát, tình yêu thực sự luôn đến từ bên trong. Quay vào tập trung học yêu bản thân trước, yêu được mình rồi mới biết cách yêu người, lúc đó thế giới của bạn sẽ tràn ngập tình yêu. Và cấp độ cao nhất của việc yêu thương chính mình là tích cực tu hành và sửa mình.

Yêu bản thân, yêu muôn người muôn loài.

Thì học gì chẳng xong, làm gì chẳng nổi...

Hoàng Yến

2. Mở rộng tình yêu thương trong trái tim mình

Chúng ta hãy cùng nghiền ngẫm lại thông điệp trong cuốn sách “Ngày xưa có một con bò” của tác giả Tiến sĩ Camilo Cruz.

Chuyện kể về một người thầy giáo khôn ngoan và giàu kinh nghiệm truyền đạt lại cho học trò của mình bí quyết về một cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng. Ông quyết định cùng học trò tìm đến căn lều nghèo nhất trong vùng và xin trọ lại. Gia đình nghèo này có tám người, nhưng thật đáng ngạc nhiên là trong hoàn cảnh ấy họ lại có một thứ tài sản bất thường đó chính là một con bò. Gia đình của họ sống nhờ vào việc chăm bò và bán sữa hàng ngày. Cuộc sống cứ như vậy xoay quanh con bò. Con bò giữ một vai trò quan trọng trong gia đình, mặc dù chút sữa bò ít ỏi do nó cung cấp chỉ đủ để họ sống qua ngày. Tuy nhiên, con bò có vẻ phục vụ mục đích lớn hơn. Nó là thứ duy nhất giúp họ khỏi rơi vào đường cùng. Ở một nơi mà mọi thứ khan hiếm, việc sở hữu một tài sản như vậy đã mang lại cho họ sự ngưỡng mộ, nếu như không muốn nói là sự ghen tị từ những người hàng xóm. Sáng hôm sau, hai thầy trò khởi hành sớm, nhưng trước khi rời khỏi, họ thả con bò của gia đình nghèo đó đi mất. Một năm sau, hai thầy trò quyết định tìm lại ngôi nhà năm xưa mà họ xin trọ để xem tình hình cuộc sống hiện tại của gia đình đó. Bất ngờ xảy ra, căn lều ngày xưa được thay bằng ngôi nhà mới xây khang trang, cuộc sống sung túc hơn rất nhiều. Con bò chính là sợi xích trói họ trong nghèo khổ.

Mất đi con bò không hề là dấu chấm hết dành cho họ, mà nó mở ra một cuộc sống mới với nhiều cơ hội tốt hơn. Con bò mà họ yêu quý như báu vật chính là sợi dây xích trói buộc cuộc đời họ với đói nghèo, cực khổ đã đinh ninh rằng con bò giúp họ thoát khỏi suy sụp. Nhưng phải đợi đến khi mất đi sự an toàn giả tạo đó thì họ mới bị buộc nhìn sang một hướng mới. Nói cách khác, con bò, con vật mà hàng xóm của họ coi như là ơn phước, đã cho họ cái cảm giác mình không phải đang sống trong sự bần cùng, nhưng thực ra cuộc sống của họ lại rất thảm hại.

Chúng ta ai cũng có những con bò trong đời mình. Mang trên mình gánh nặng của những niềm tin sai lầm, lời biện bạch, nỗi sợ và những định kiến. Bi đát thay, tất cả những hạn chế đó đặt ra cho mình, đã trói buộc chúng ta vào một cuộc sống tầm thường. Không chỉ có vậy, nhiều người ngoan cố giữ lại lý do họ không thể sống trong cuộc đời mà họ luôn mơ ước. Họ tạo nên những lời bào chữa hầu như rất đáng tin để biện hộ cho chính mình với người khác. Tiếp tục sống trong những xáo động nội tâm khi họ nhận ra rằng, những lý lẽ đó có thể đánh lừa được người khác chứ không lừa được bản thân mình.

Bò thì có rất nhiều loại, mỗi người đều mang trên mình một hoặc nhiều loại bò khác nhau, nhưng có một loại bò mà rất nhiều người ngày nay đang giữ, sống chết bám lấy nó, coi đó như một vị cứu tinh mang tên tình yêu thương hẹp hòi, vị kỷ. Đúng vậy, sự thật tình yêu thương mà nhân loại ngày nay biết đến, hiện hữu hằng ngày, coi như bình thường, thực ra nó lại không đẹp đến vậy “một loại bò khác” mà nhiều người đang ra sức bám giữ lấy. Chúng ta sẽ từ bỏ con bò này như thế nào đây để hướng đến sự giàu có trong tâm hồn, đến một tình yêu thương mà chúng ta xứng đáng được nhận lấy, đáng được hưởng và sống trong thế gian này. Vì vậy, yêu bản thân được rồi thì cần học cách từ bỏ “con bò” và phát triển tình yêu thương hẹp hòi, vị kỷ sang một tình yêu thương bao la rộng lớn.

Khi bạn đã học yêu chính mình thì năng lượng yêu thương luôn tuôn chảy trong huyết mạch, trong từng tế bào và giờ bạn học bài học cho đi tình yêu thương. Khi bạn có tình yêu thì bạn có thể chia sẻ tình yêu, khi cho đi cái gì thì bạn nhận lại cái đó. Thử ngẫm nghĩ mà xem, khi bạn yêu động vật, chăm sóc nó, dành sự quan tâm, yêu thương, vuốt ve, trò chuyện với nó, nó sẽ yêu bạn như bạn yêu nó, đó chính là cho đi và nhận lại. Bạn có nhớ cái cảm xúc khi bạn đang yêu không? Bạn nhìn cuộc đời qua lăng kính màu hồng từng cành cây, ngọn cỏ, bông hoa, cái lá, bút chì, cục tẩy,… bất cứ nơi nào bạn nhìn vào cũng là một màu hồng rực rỡ, các tế bào của bạn run rẩy vì năng lượng của yêu thương. Bạn nhớ chứ? Khi bạn có năng lượng của tình yêu thì hãy học cách cho đi và sẽ nhận về tình yêu, mà tình yêu thương thì bao nhiêu cũng thiếu, có nhiều đến thế nào cũng chẳng thừa. Cho đi rồi nhận lại, nhận lại rồi tiếp tục cho đi. Bạn là suối là nguồn, là người trung chuyển của tình yêu thương. Cứ như thế bạn mở rộng nó đến vô cùng, vô tận, đến khi bạn trở thành hiện thân của tình yêu thương.

Để mở rộng trái tim biết yêu thương (thả con bò đi) đối với người bình thường như chúng ta không có cách nào khác là thực hành, thực hành và hành động mỗi khi có thể trong cuộc sống hằng ngày. Sẽ đưa bạn trải nghiệm qua bốn cấp độ trưởng thành khác nhau, từ dễ đến khó, từ nhỏ tới lớn.

  • Trước tiên, hãy bắt đầu từ nơi mình ở, những người xung quanh. Học cách yêu thương ông bà, bố mẹ kết nối lại với những người thân trong gia đình, yêu vợ, thương con vô điều kiện. Học cách yêu hàng xóm, láng giềng, bạn bè gần xa. Học cách yêu ngôi nhà của bạn, yêu những đồ vật trong đó, yêu con đường đến nơi làm việc, quê hương, văn hóa, bản sắc dân tộc.

Đến ngay cả những người thân trong gia đình mình, người sinh thành mình, trao mình cơ thể này mà mình chưa kết nối được với họ, chưa động lòng trắc ẩn với họ, chưa tha thứ được, chưa cởi mở được thì bạn có thể yêu được ai đây, liệu những việc làm ngoài kia của bạn có thực sự mang lại giá trị cho người khác và bản thân bạn.

  • Khó khăn hơn, đòi hỏi nhiều lòng trắc ẩn hơn, bạn mở rộng trái tim yêu thương thêm nữa đến những người bạn ít yêu thương, người bạn không thân thiết cho lắm. Học cách yêu, giúp đỡ những người có hoàn cảnh đáng thương sa cơ, lỡ vận, những đứa trẻ không nơi nương tựa, người vô gia cư, thậm chí cả những người tù, những người còn khó, còn khổ, thiếu thốn “lá lành đùm lá rách.”
  • Cao hơn nữa, hãy mở rộng tình yêu thương, lòng trắc ẩn hướng đến tất cả mọi người, từ người lạ, người bạn không thích, thậm chí đến những người gây khó chịu, tổn thương, làm bạn đau khổ, người đã ganh ghét, thù hận bạn. Để tiến xa trên hành trình trưởng thành và mở rộng trái tim, đây thực sự là thử thách đầy cam go và là một bài học lớn cho mỗi người.

Bạn biết không, nhờ người mang đến cho bạn những nghịch cảnh như vậy, mà các nguồn năng lượng tiêu cực bị lắng sâu bên dưới sẽ được khuấy lên. Từ đó, bạn mới có thể nhận biết những năng lượng gây ra khổ đau cho bản thân và tìm cách chuyển hóa, để trong người chỉ còn lại là năng lượng tích cực, là tình yêu và ánh sáng. Họ đang giúp bạn chuyển hóa nghiệp lực, tiêu cực trong bạn qua nhiều kiếp sống. Như vậy, tại sao bạn không biết ơn người đã giúp đỡ mình?

Khi nhận ra rằng mình đang được bao bọc trong tình yêu thương khổng lồ từ các sinh mệnh anh chị em trong vũ trụ. Hiểu rằng tất cả những người tạo ra nghịch cảnh, khổ đau cho bạn đều là người thân yêu của mình. Cũng chỉ vì yêu thương bạn mà họ đã đến đây đóng vai một người ác, người xấu xa tệ hại, một vai diễn khó khăn để bạn học được bài học của chính mình, để tiến hóa và trưởng thành. Khi học được bài học này, lúc đó bạn sẽ khởi được tâm yêu thương với vạn vật, vạn sự.

  • Mức độ cao nhất mà tôi gọi đó là đẳng cấp Thần thánh, bạn tiếp tục cho đến khi tâm hồn mở rộng và ôm trọn cả thế giới. Học cách yêu vạn vật xung quanh, yêu thương bảo vệ thiên nhiên, môi trường, cây cối, thậm chí là rác thải. Đến cả con ruồi bên cạnh mâm cơm, con muỗi bên cạnh lúc bạn ngủ, đến ngay cả con vi trùng, vi khuẩn gây bệnh trong người bạn, yêu cả Satan lẫn Phật, sự sống lẫn cái chết.

Tóm lại, nhìn thấy cái gì yêu cái nấy, bất kể nó xấu, nó đẹp, nó hay nó dở ra sao hoặc dù cho nó ác với bạn như thế nào, hãy cứ yêu nó. Tình yêu có thể chữa lành mọi thứ, là phép tiên nhiệm màu, bí quyết để có sự sống trường tồn, bất tử và đó cũng là ý nghĩa thiêng liêng của sự sống. Hãy luôn yêu thương vô điều kiện với vạn vật chúng sinh và vạn vật chúng sinh sẽ yêu thương lại bạn.

Muốn thực sự có kết quả thì bạn nên lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm khẳng định niềm tin mới vào trong tiềm thức, và đây là những gì tôi hay tự nói với bản thân, để ám thị chính mình trong suốt thời gian dài: “Tôi yêu tất cả con người trên thế gian này, đến các loài vật, côn trùng, cây cỏ và hoa lá”. Hoặc bạn ghi hẳn niềm mong muốn, sự khẳng định của bản thân về niềm tin mới ra một mẩu giấy liên tục trong suốt ba mươi ngày. Đó là thời gian đủ để vũ trụ ghi nhận, cộng hưởng với bạn theo luật hấp dẫn, như thế bạn mới có thể cảm nhận được sự thay đổi.

Không ai ngăn cản bạn mở rộng tấm lòng, quan tâm, chăm sóc đến người khác, như sự quan tâm chăm sóc người trong gia đình. Nếu bạn niềm nở và tử tế với anh chị em mình như thế nào thì bạn cũng có thể làm điều đó với bất kỳ ai, nếu có đủ dũng khí vượt lên chính mình. Sẽ không ai làm gì, sẽ chẳng ai ngăn cấm bạn xót xa, rơi lệ trước những hoàn cảnh khó khăn của những đứa trẻ cơ nhỡ khác, quan tâm chúng giúp chúng ăn học, yêu thương chúng như với chính con của mình. Làm được như vậy tình yêu thương vị kỷ sẽ biến thành tình yêu thương rộng lớn, trái tim hẹp hòi sẽ biến thành trái tim quảng đại bao la, sẽ phá vỡ mọi rào cản, phân biệt, chia rẽ. Khi bạn đã học được bài học mở rộng tình yêu thương đến muôn người, muôn loài, đến từng vi tế bào trong cơ thể, là thời điểm bạn đánh thức được giá trị bên trong mình, sống đúng với bản chất mình, có một cuộc sống trọn vẹn và xứng đáng.

Tuy nhiên, dù đã nhận thức được vấn đề nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để dấn thân. Bởi vì từ rất lâu rồi, nó đã ăn vào trong vô thức mỗi người, ai cũng đã từng thương người khác với một tình yêu thương vị kỷ, phân biệt, nay lại hướng đến một tình yêu thương rộng lớn, đơn giản đó chỉ là sự cho đi, không mảy may dù chỉ là một sự tính toán nhỏ nhất, sẽ vẫn là một bài thực hành vô cùng khó khăn đối với bản ngã. Cho nên, nhiều người dù có cái tâm muốn thương, cái ý chí muốn thương cũng không thương được. Cái chân, cái tay, con mắt, cái miệng, cái tai, hay còn gọi là lục căn của người đó không tự động thương được, nó còn tính toán thiệt hơn, đánh giá lợi ích, nó còn phân biệt. Như vậy, thì không có cách nào khác cho lục căn tập cách thương yêu người khác, bằng những hành động trong đời sống hằng ngày như đã nói ở trên. Điều đó thực sự rất gian nan, chỉ có bạn mới thấu hiểu được, vì đó là quá trình diễn ra từ bên trong. Khi bạn quay vào đấu tranh với nó từng ngày, từng phút giây, trong từng ý nghĩ, bạn mới thực sự thấu hiểu chiến thắng con người bên trong mình khó khăn đến dường nào. Bước vào con đường đấu tranh với chính mình, kết quả dù thắng hay thua thì theo tôi nghĩ đó cũng là điều vĩ đại lắm rồi.

Nói thì dễ, làm mới khó. Khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành khác xa nhau rất nhiều. Khi đọc, hiểu lý thuyết rất đơn giản, bạn chưa thực sự ở trong đó, là người ngoài cuộc nói sao cũng được. Nhưng khi vào tình huống thực tế, là người trong cuộc bạn sẽ bị tác động đến thể cảm xúc của mình những mong cần, dính mắc, ràng buộc, chấp ta ngã mạn, thành kiến, bảo thủ, dục vọng,… sẽ nổi lên, chi phối tâm hồn, hành vi, lời nói, hành động của bạn, nên đó là một quá trình cam go, đấu tranh nội tâm vô cùng phức tạp không hề dễ dàng. Xin được kể cho mọi người nghe về bài học của chính mình, năm hai mươi mốt tuổi tôi sống ở Nhật Bản và đã đi học Kendo (Kiếm Đạo), tại một đạo trường nổi tiếng nằm ở thành phố Nagoya.

Ngày đầu tiên học Kiếm cũng là bước đầu tiên trong quá trình khai phá, đấu tranh với chính bản thân. Điều cảm nhận được khi ở Nhật nói chung và bước vào đạo trường nói riêng là sự ít cởi mở của người Nhật, họ khá lạnh lùng, thiếu sự giao thoa cảm xúc chân thành giữa con người với con người. Có thể nói tôi là người ngoại quốc duy nhất, gần như tất cả mọi người không ai để ý đến tôi, không nói chuyện, không chào hỏi, hay chỉ chào hỏi cho qua chuyện, chỉ đến tập luyện xong rồi về. Lúc đó tôi nghĩ giữa con người với nhau sao lại như thế, sao lại phải phân biệt, phải tỏ ra lạnh nhạt?

Không chấp nhận sự thật đó, cho nên tôi đã đưa ra một quyết định khó khăn, mình sẽ làm một điều gì ở đây, mang đến một thông điệp thật ý nghĩa trước khi rời khỏi đất nước này. Chí ít cũng đối với những người ở đạo trường. Để có lý do hành động, tôi tự ban cho mình một sứ mệnh, một nhiệm vụ, mình sẽ như là một thiên thần thực sự, ban rải và lan tỏa yêu thương, hơi ấm tình người đến tất cả mọi người. Nhưng bằng cách nào? Kể từ hôm đó, lúc nào lên đạo trường tôi cũng chào mọi người, mỉm cười với tất cả, nói chuyện hỏi thăm họ, dù là người lớn hay trẻ em. Trẻ em Nhật, khi gặp người lớn hơn (người Nhật) chúng luôn cúi đầu chào, khi gặp tôi chúng làm ngơ - tôi cũng là người lớn mà, rõ ràng chúng phân biệt đối xử. Lúc đó bản ngã chưa được tinh luyện nên khi bị miệt thị, bị khinh thường, lòng tự trọng, sĩ diện bị chà đạp, tôi đã cảm thấy tức giận, uất ức, nghẹn ngào. Thỉnh thoảng lại tự chất vấn bản thân: “Tại sao mình lại phải như thế này? Tại sao mình phải hạ mình như thế?”. Nhưng rồi tôi tự an ủi, thuyết phục bản thân rằng mình đang mang một sứ mệnh vĩ đại, nên không dễ dàng chịu khuất phục như vậy.

Khó tiếp xúc nhất là tụi nhỏ, tôi chào chúng thậm chí chúng không chào lại, cười với chúng, chúng cũng chẳng quan tâm, nói chuyện với chúng, chúng trả lời cho qua chuyện, hết ngày này qua ngày khác, rồi sang tuần, đến tháng khác, tôi làm suốt như vậy. Đến Trung Thu, Nôen, hay ngày lễ gì đều mua quà, nhớ sinh nhật từng đứa, viết thư tặng quà cho chúng, quà ít nhưng tấm lòng nhiều vô kể. Có cơ hội là tôi thể hiện sự quan tâm và luôn nhớ tên tất cả mọi người. Để gọi tên thật to, thật rõ ràng tất cả mỗi khi bắt gặp bọn trẻ, dù rằng gần như không ai đáp lại. Tóm lại, mọi cơ hội dù là nhỏ để có sự tương tác với chúng, tôi không bao giờ bỏ qua, mặc dù thời gian đầu điều tôi nhận được không gì khác là sự lạnh nhạt, coi thường, thậm chí chắc họ nghĩ tôi như thằng điên, kẻ dở hơi.

Nhưng thời gian trôi qua bức tường vô hình mà họ tạo ra với tôi cũng dần dần mất đi. Họ bắt đầu kết nối với tôi, họ nói chuyện, chào hỏi, cởi mở hơn, cười với tôi nhiều hơn. Kỷ niệm khó quên nhất có một nhóc khoảng chín tuổi, rất ít nói, tôi chào nó, hỏi thăm, cười với nó suốt hơn ba tháng trời, ấy vậy mà nó chẳng đoái hoài gì. Một hôm nọ, trong lúc đang mặc giáp phục nó chạy lại, quỳ xuống cười với tôi và nói: “Chào anh Toàn”. Lúc đó thực sự mà nói tôi muốn nhảy cẫng lên, ôm lấy nó và nói với nó một câu với biết bao cảm xúc uất ức, nghẹn ngào lẫn hạnh phúc: “Mày hành anh, thử thách anh mày vậy là đủ rồi hả thằng quỷ”, và với tất cả lòng trắc ẩn có được lúc đó tôi không làm như thế, chỉ dừng lại ở ý nghĩ thôi. Và cũng tự cho mình cái quyền tha lỗi cho nó vì tổn thương mà thằng nhóc đã vô ý gây ra cho tôi. Rồi tôi muốn khóc một trận, vỡ òa vì hạnh phúc, tôi cũng khóc thật nhưng để nước mắt chảy vào trong.

Từ đó trở đi tôi cảm thấy mình như đã được chấp nhận, trở thành người của đạo trường, một phần của nơi này. Ba năm sau khi chia tay với mọi người về nước, tôi cũng đã cảm nhận được ít nhiều tình cảm mà họ đã dành cho mình. Tin nhắn tôi nhận được từ một người bạn trong đạo trường viết: “Cậu là người được chúng tôi yêu mến”. Trải qua một khoảng thời gian dài ấm ức, với mọi cung bậc cảm xúc, đấu tranh nội tâm và cuối cùng cũng vượt qua được và hiểu ra một chân lý: “Cho đi chính là nhận lại, cho cái gì thì nhận về cái đó”. Mặc dù tôi không nghĩ đến việc mình sẽ nhận lại được gì, đơn giản bởi vì những gì tôi cho đi đó là sự đầy ắp, nó tràn ngập trong trái tim tôi. Và rút ra được một bài học yêu thương cho chính mình, là cách để đơn giản hóa nhất mọi chuyện phức tạp: “Yêu thương là vứt bỏ cái bản ngã của chính mình, vứt bỏ cái vỏ bọc bên ngoài mà bấy lâu nay mình vẫn giữ”. Giờ đây tôi như chim sổ lồng, như cá dưới nước, được bung lụa thỏa thích bày tỏ yêu thương với người mình yêu mến và hành trình từ bỏ “con bò”, mở rộng trái tim biết yêu thương của tôi cũng bắt đầu từ đấy.

Tình yêu thương hay nhịn nhục, tình yêu thương hay nhân từ, tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. Sách I Côrinhtô (13:4-7) trong Kinh Thánh.

Nếu bạn có thể bao bọc mọi ý nghĩ trong tình yêu, và nếu bạn có thể yêu thương mọi người thì cuộc sống của bạn sẽ thay đổi.

3. Khơi dậy tình yêu thương bao la rộng lớn cho con trẻ

Tình yêu như những con sóng cả, hết lớp này đến lớp khác, trào dâng, hội tụ rồi lan tỏa. Những con sóng của tình yêu thương chen nhau vỗ về, an ủi, chữa lành tổn thương cho những tâm hồn quằn quại vì tổn thương trong xã hội đầy mưu toan, lo lắng, quay cuồng trong vật chất như hiện nay.

Chúng ta đều thấy một hiện trạng của xã hội vật chất phát triển mà thiếu đi tình yêu thương làm gốc cho mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động. Xã hội ấy liệu có thể bền vững, trường tồn và thực sự hạnh phúc? Con người hiện nay đều phụ thuộc vào công nghệ, giao tiếp giữa người với người ngày một ít đi, bạn nghiện sống ảo, ôm lấy cái điện thoại và coi đó là cuộc sống của mình.

Hàng ngày bạn đi làm, tối về ôm điện thoại, đi cà phê cũng điện thoại, trẻ con điện thoại, người lớn điện thoại, ai ai cũng điện thoại. Một cuộc sống mà bạn biến thành nửa người nửa máy, thời gian bạn thao tác trên máy còn nhiều hơn thời gian bạn trò chuyện với người xung quanh. Nhưng tiếp xúc lâu ngày với máy móc, con người dần trở nên lạnh nhạt với nhau, tiêu cực khắp nơi khiến trái tim cứ khép dần, những cảm xúc bị lắng sâu vào trong và ta mất kết nối.

Cuộc sống cứ thế diễn ra từ ngày này qua ngày khác, bạn sống với vô số lớp mặt nạ để sử dụng ở nhà một cái, cơ quan một cái, làng xóm một cái, bạn bè một cái, mạng xã hội một cái... Cứ thế bạn che giấu cảm xúc thật và phơi bày một bộ mặt đa nhân cách chỉ để chứng minh với thế giới rằng tôi ổn, cuộc sống của tôi vẫn tốt đẹp, khiến trái tim bạn vốn đã khép kín nay còn thắt chặt hơn. Tình yêu hẹp hòi nay càng thu hẹp hơn, con người ngày càng thu mình lại.

Vâng, mọi kìm nén ấy chỉ là cái vỏ để bảo vệ bạn trước cuộc sống đảo điên này thôi, nó không giúp bạn hạnh phúc hơn, đó là một sự lừa dối trắng trợn, mọi tổn thương vẫn ở đó, nó âm ỉ, thôi thúc, vùng lên khi đủ điều kiện. Và thật tệ hại khi nó quay trở lại thì luôn được tiếp thêm sức mạnh để trở nên tiêu cực hơn, gây ra nhiều tổn thương và đau khổ hơn.

Vừa mới khởi đầu thời đại của máy móc, trí tuệ nhân tạo đã làm cho nhiều người đánh mất đi ý nghĩa cuộc sống. Với sự lạm dụng và sử dụng mất kiểm soát như hiện nay, trong tương lai không xa, máy móc và trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành hiểm họa cho phần đông nhân loại, thành vấn nạn thực sự đối với loài người. Tuy nhiên, đây là điều mà chưa được nhiều người nhận ra và phòng tránh đúng mức. Chỉ có sự minh triết làm ánh sáng dẫn đường, mới có thể nhận ra rằng sống giả tạo với nhau chẳng giúp bạn tốt hơn, ngược lại nó chỉ mang theo khổ đau chất chồng khi bạn phát hiện ra rằng mình đang bị lừa dối. Vậy hãy yêu thương nhau thật lòng đi, giúp đỡ nhau, giao lưu, chia sẻ, đoàn kết và thấu hiểu mới có thể giúp các mối quan hệ của bạn được sáng, đẹp, bền vững theo thời gian. Và hơn hết bạn cần nhận diện được vấn đề, cần có trách nhiệm hơn trong việc nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ mai sau vượt qua khỏi các cám dỗ, thử thách của thời đại. Để có được tình yêu thương chân chính, không còn cách nào khác con người cần được nuôi dưỡng bằng yêu thương, thông qua sự tương tác giữa người với người trong đời sống hằng ngày.

3.1 Nuôi dưỡng tình yêu thương từ bên ngoài

Mang thai.

Cây không có gốc liệu có vươn lên trời cao được chăng con người không có tình yêu cũng như vậy. Đối với trẻ em, tình yêu có thể được vun đắp ngay từ khi chúng còn chưa ra đời. Nhưng muốn nuôi dưỡng trái tim yêu thương cho con trong lúc này, nhất thiết cần thông qua người mẹ. Mọi cảm xúc của người mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới thai nhi, định hình tính cách, con người con. Tuy nhiên, cảm xúc của mẹ thường chịu ảnh hưởng đặc biệt từ người bố, cho nên kiến tạo tương lai cho con bắt đầu từ bố. Những gì một người chồng nên làm đó là quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, hỗ trợ, yêu thương người vợ như yêu thương chính bản thân mình.

Do đó, thời gian mang thai người chồng cần hết sức nhạy cảm với những nhu cầu của vợ, tạo không khí vui tươi, cảm xúc tích cực cho cô ấy. Biết cách nuông chiều, quan tâm vợ như những ngày chạy theo chinh phục, bằng những hành động như dẫn cô ấy đi chơi, du lịch, thỉnh thoảng thay vợ nấu cơm, dọn nhà, đôi khi dẫn vợ ra ngoài ăn, mua tặng vợ những thứ mà cô ấy thích. Dành thời gian nói chuyện, đi dạo, đi tập thể dục cùng nhau, mát xa chăm sóc cơ thể cho vợ, trò chuyện với thai nhi.

Tất cả những điều đó làm cho người vợ cảm thấy được trân trọng và yêu thương cô ấy sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Em bé cảm nhận được sự chăm sóc của bố, kết nối với bố từ trong bụng mẹ, được phát triển trái tim yêu thương ngay từ những ngày đầu hình thành nên sự sống. Vì thế khi ra đời, chúng mang một hạt mầm yêu thương bước vào thế giới mới.

Một sự giàu có bất tận được ươm mầm ngay từ trong bào thai.

Những tháng đầu sau sinh.

Khi em bé vừa đến với thế giới này chúng ta nên làm gì, chăm sóc em bé ra làm sao? Ngoài một số trường hợp cần chăm sóc y tế đặc biệt, khi em bé chào đời cần được cha mẹ ôm ấp ngay trong vòng tay chứ không nên để trong lồng kính. Hơi ấm lồng kính sẽ không bao giờ bằng hơi ấm của cha mẹ. Da chạm da, ánh mắt yêu thương của cha mẹ chạm đến đôi mắt long lanh của con, chứ không phải là ánh đèn. Ánh sáng đèn điện không bao giờ sánh bằng ánh mắt hiền dịu, trìu mến của người thân. Người mẹ nên ở bên cạnh chăm sóc, ôm ấp, nâng niu, trò chuyện với em bé, chứ không phải y tá hay một bác sĩ nào khác. Họ không thể thay thế cho tình yêu của mẹ dành cho con. Tình yêu và sự kết nối được bắt đầu như vậy đó. Nếu bạn không làm được như vậy, em bé sẽ thiếu đi dưỡng chất yêu thương. Những em bé như vậy cho dù lớn lên phát triển như thế nào đi nữa, cũng sẽ không bao giờ cảm thấy bình an, hạnh phúc và đủ đầy.

Người chồng cần biết rằng sau sinh, cơ thể người phụ nữ yếu như con rắn lột xác, mỏng manh như chim non mới nở, tâm hồn dễ bị vỡ tan như bong bóng xà phòng. Đây là khoảng thời gian đặc biệt nhạy cảm của họ. Người phụ nữ được hồi sinh lại hay chết đi, gia đình có hạnh phúc hay đổ vỡ, phụ thuộc rất lớn vào việc người chồng có dành thời gian bên cạnh, chăm sóc, hỗ trợ, động viên, nói những lời yêu thương và an ủi vợ hay không. Vì đối với người phụ nữ không có điều gì có thể tiếp thêm nhiều năng lượng, động lực, ý nghĩa hơn sự hiện diện, chăm sóc của người chồng, người mà mình yêu thương, tin tưởng.

Đến ba tuổi.

Sau khi ra đời bạn lại tiếp tục nuôi dưỡng hạt mầm yêu thương trong trái tim trẻ, để chúng nảy mầm và to lớn hơn. Từ không đến ba tuổi, giai đoạn nhất định cần phải có mẹ kề bên chăm sóc trẻ tuyệt đối. Người mẹ không được tham công tiếc việc, tham đắm vào vật chất mà bỏ rơi con, gửi con đi nhà trẻ, để cho một người khác chăm sóc, hoặc cho con xem tivi, điện thoại như một cách thay thế trông trẻ. Mọi hoạt động vui chơi, sinh hoạt trong đời sống hàng ngày với con như ăn uống, thay áo quần, tắm rửa, đọc truyện, động viên, trò chuyện, bố mẹ cần là người trực tiếp làm, kết nối với con mà không nên trông đợi vào ai cả.

Vào giai đoạn này cũng chưa nên tách trẻ ra ngủ riêng, đối với bé trai nên cho ngủ cùng bố mẹ đến tuổi lên ba, với bé gái có thể tách trễ hơn ở tuổi lên bốn. Để các bé có thể nhận được nguồn năng lượng yêu thương và sự cân bằng âm dương có từ cả bố lẫn mẹ.

Từ không đến ba, ba đến sáu, sáu đến chín, chín đến mười tháng tuổi, rồi từ ba đến năm tuổi. sẽ có những khoảng ốm vào từng giai đoạn, con mệt mỏi, có những chuyển biến tâm lý khác nhau như con khóc, mè nheo, lúc đó con cần gì nhất chứ? Đó là tình yêu của người mẹ, chăm sóc, yêu thương nhiều hơn nữa. Để làm được điều đó người mẹ cần có thời gian ở bên cạnh quan sát, thấu hiểu những ngôn ngữ không lời của con mà chỉ có thể nhận biết thông qua sự kết nối giữa hai mẹ con.

Giai đoạn này không ai có thể thay thế tình yêu thiêng liêng của bố mẹ dành cho con cái, đây là sợi dây gắn kết vô hình Tạo hóa đã đặc ân cho những bậc sinh thành. Nếu tách đứa trẻ ra, chúng sẽ bị mất kết nối với bố mẹ, mất kết nối với nguồn, mất đi sự cảm nhận yêu thương, những đứa trẻ như vậy bất ổn cảm xúc và trái tim chúng sẽ bị đóng lại. Khi lớn lên dễ có khả năng bị rối loạn cảm xúc và khó cảm nhận thế nào là yêu thương. Một khi con người không phát triển yêu thương, tất cả năng lượng sẽ được đẩy lên để phát triển trí não, lý trí. Điều đó dễ dẫn đến một xã hội vô cảm, mất đi tính người, tình người, xã hội như vậy sẽ chỉ có sự phân biệt, đấu tranh, đố kị, chia rẽ.

Hơn nữa, người mẹ cần nghỉ ngơi trong khoảng thời gian này để được phục hồi lại thể trạng ban đầu. Sau sinh, cơ thể mẹ sẽ bị tổn thương, cần mất khoảng ba năm để nghỉ ngơi, phục hồi, tập luyện mới về lại trạng thái ban đầu cả về tinh thần, thể chất lẫn ngoại hình. Đây là sự hy sinh to lớn, thầm lặng về mọi khía cạnh mà người mẹ đã chấp nhận để một em bé ra đời. Nên người chồng nói riêng và cả xã hội nói chung cần quan tâm, thấu hiểu và dành nhiều thời gian chăm sóc, yêu thương hơn nữa đối với những người phụ nữ sau sinh.

Tóm lại, mọi hoạt động trong giai đoạn này của người con đều cần gắn chặt với bố mẹ, như tay liền chân, như lá liền cành. Có tình yêu đứa trẻ sẽ có sức sống, yêu thương càng nhiều sức sống càng mãnh liệt.

Cuộc sống mà không có tình yêu thương của Mẹ, là cuộc sống thực sự vô nghĩa.

Từ tuổi lên ba trở đi, tình yêu thương lại càng được nuôi dưỡng thông qua những sinh hoạt bình thường trong đời sống hằng ngày của bố mẹ. Người chồng không chỉ đi làm, lo công việc bên ngoài mà còn là một phần của gia đình, có trách nhiệm với vợ, với con, cùng vợ giữ gìn gia đình và chăm sóc giáo dục con. Những hành động cụ thể như vợ lau nhà, chồng dọn đồ. Vợ giúp chồng bóp chân tay, chồng giúp vợ sấy tóc. Vợ nấu ăn, chồng phụ nhặt rau. Chồng ốm vợ chăm, vợ mệt chồng vỗ về với những lời yêu thương. Khi con sai quấy chồng dạy dỗ, uốn nắn, vợ bên cạnh quan sát học hỏi. Khi con bị tổn thương tâm lý, vợ vỗ về, an ủi, chồng bên cạnh học cách kết nối và sự dịu dàng. Lúc dẫn con đi chơi, vợ chồng đứng xa xa, vừa quan sát con vừa trò chuyện cùng nhau. Bằng những hành động đó, những sự tương tác như vậy, đứa trẻ lúc này sẽ vô thức quan sát và lưu vào trong tâm trí của mình. Chúng biết rằng bố mẹ chúng như thế, quan tâm, yêu thương nhau, song hành cùng nhau, con tim chúng sẽ rung động, những giá trị về chân thiện mỹ được hình thành như vậy đấy.

Đến năm 10 tuổi.

Từ 0 đến 10 tuổi, là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dưỡng trái tim biết yêu thương cho trẻ em và yêu thương chỉ có thể phát triển thông qua tương tác. Những hành động với con hàng ngày như trước khi ra khỏi nhà, hay lúc con đi chơi, đi học trở về, bạn có thể chào đón con bằng nụ cười, tiếng chào, một cái ôm, cái hôn má, những lúc vui hay buồn có thể ôm con vào lòng. Hay đơn giản chỉ là sự thể hiện tình cảm bất chợt mà trong khoảnh khắc nào đó, bạn đến trước mặt con, ôm con và nói “Bố mẹ rất yêu con!”. Hoặc nếu dành cho con nhiều thời gian hơn, bạn có thể viết những mẩu giấy nhỏ, thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình trong đó. Rồi trước khi con đi học, đi chơi, khi bạn để con ở nhà, đặt vào một nơi nào đó cho con thấy. Đừng ngại ôm con, đừng ngại khi thể hiện tình cảm với con, đừng do dự khi nói “Bố mẹ rất yêu con; con là tình yêu của bố mẹ.”

Văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng thường ít thể hiện cảm xúc như cách tôi nói ở trên, họ hay cất giữ cảm xúc thật của mình vào trong mà không thể hiện ra bên ngoài. Tôi cũng không ngoại lệ, khi bị ảnh hưởng bởi văn hóa mấy ngàn năm này. Lúc đầu, bản thân tôi cũng thế, thấy khó quá, cảm thấy ngượng, chỉ cần nghĩ đến việc thể hiện cảm xúc như đã nói ở trên tôi cảm thấy sao mà nó xa lạ đến thế. Từ nhỏ cho đến lớn xung quanh tôi có thấy người nào làm như vậy, thể hiện như thế với mình đâu. Nhưng khi biết người khác làm vậy có hiệu quả tốt cho việc phát triển con tim trẻ nhỏ, tôi gạt đi bản ngã của mình sang một bên và học cái mới cho bằng được. Cho dù xung quanh tôi chẳng có ai làm, nhưng tôi không quan tâm. Tôi biết điều tôi đang làm cần thiết thế là đủ, còn tôi không quan tâm người khác có làm hay không, hay họ cười nhạo, đàm tiếu về tôi. Rồi tôi thay đổi thói quen tương tác cũ với trẻ bằng một thói quen tương tác mới, được khoảng một năm thì niềm tin về ý thức mới đã thay đổi hoàn toàn cho tiềm thức cũ, thành một nếp sinh hoạt mới, rất tự nhiên.

Đến ngày hôm nay, cũng đã hơn một năm, bộc lộ cảm xúc nồng nhiệt với trẻ là một phần cuộc sống của tôi. Tôi hay tương tác bằng mắt với các em, là cách rất hay để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Có nghĩa là tôi hay nhìn đôi mắt long lanh, óng ánh của trẻ trong khoảng vài giây nhất định. Rất nhiều, rất thường xuyên và một cách có chủ đích, qua ánh mắt tôi gửi đến trẻ thật nhiều yêu thương, trân quý, tin tưởng và sự tự hào. Tôi ôm trẻ cũng rất nhiều, một cách khác để thể hiện cảm xúc và lan tỏa yêu thương của mình. Cái ôm đó như mặt trời tỏa nắng, hoa tỏa hương, cây lớn tỏa bóng mát và trẻ nhận được nhiều năng lượng tích cực mà tôi dành cho các em, tất cả bằng một cái ôm chỉ mất khoảng tám giây. Những lúc như vậy tôi hay thì thầm vào tai các em những câu nói yêu thương và lòng biết ơn: “Bố yêu con. Cảm ơn con đã ở đây, đã mang tình yêu đến cho bố. Con là tất cả, tất cả là tình yêu.”

Không có yêu thương, mọi thứ khác đều trở nên tầm thường.

3.2 Nuôi dưỡng tình yêu thương thông qua lời hát ru, qua các câu chuyện

Cùng lúc này, bạn chọn lọc những bài hát ru, câu chuyện phù hợp với từng độ tuổi khác nhau đọc, kể cho trẻ nghe. Nếu như đối với đứa trẻ cần có cơm ăn ngày ba bữa để nuôi dưỡng cơ thể vật lý này, thì việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thông qua những bài hát ru, những câu chuyện kể, để nuôi dưỡng tình yêu trong các em cũng có ý nghĩa tương tự như vậy

Với trẻ từ 0 đến 3 tuổi nên hát ru cho các em, đó là dưỡng chất tuyệt vời để phát triển trái tim tâm hồn của mọi đứa trẻ. Phương pháp này có lẽ sẽ rất lạ lẫm với người phương Tây, không phủ nhận họ có những cách nuôi dạy rất hiệu quả, nhưng nuôi dưỡng kết nối trái tim lại không phải là điểm mạnh của họ. Ở Việt Nam lại khác, những câu hát ru đã ăn sâu vào trong tiềm thức của bao thế hệ. Khi mẹ hát cho con nghe da chạm da, mắt chạm mắt, hơi ấm tình người cộng hưởng hơi ấm tình người, là sợi dây gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và con, là cách hiệu quả để nuôi dưỡng tình yêu thương trong trái tim con nhỏ và sự kết nối trái tim đến trái tim. Bài hát Mẹ Yêu Con tác giả Nguyễn Văn Tý là một trong vô số tác phẩm tiêu biểu như vậy.

MẸ YÊU CON

À ú ru hời ơ hời ru

Mẹ thương con con có hay chăng

Thương từ khi thai nghén trong lòng

Mấy nắng sớm chiều mưa ròng

Chín tháng so chín năm, gian khó tính khôn cùng

À ú ru hời ơ hời ru

Kháng chiến đã dành đất nước về cho đời

Bóng đất nước hình như bóng dáng con tôi

Ôm con ra mái hiên nhìn đàn chim rộn ràng hót

Giữa mùa xuân sẽ nhìn con sẽ góp phần

Tương lai con đẹp lắm

Mẹ hát muôn lần - A á ru hời ơ hời ru

-

Miệng con chúm chím xinh xinh

Như đài hoa đang hé trên cành

Khát nắng mới và sương lành

Lá thắm rung cánh tay ôm ấp lấy hòa bình

A á ru hời ơi hời ru

Nhớ những lúc mừng con lẫy rồi con ngồi

Thoáng thấy đó hình như bóng dáng bao người

Đang vươn lên đấu tranh ngày càng lớn ngày càng tiến

Bước càng nhanh mừng con biết đi rồi

Đi trên con đường mới

Mẹ ngắm con người - A á ru hời ơi hời ru

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi lúc này tâm thức đã lên cao hơn, nên bố mẹ có thể chuyển đổi hát ru sang những câu chuyện có nội dung ngắn, cốt truyện đơn giản, thể hiện tình yêu thương, như vậy mới phù hợp tâm hồn trẻ thơ. Những mẩu chuyện đó có thể nói về động vật, cỏ cây, hoa lá, nhằm phát triển tình yêu của các em rộng ra muôn loài. Những hạt mầm yêu thương lan tỏa đi muôn nơi, không giới hạn, các em sẽ biết rằng không chỉ con người mà bất kỳ sinh loài nào trên thế gian cũng cần và cũng muốn được yêu thương. Mẹ yêu con hơn cả là một trong số rất nhiều câu chuyện tiêu biểu, đáp ứng được những yếu tố kể trên và phù hợp với trẻ trong giai đoạn này.

MẸ YÊU CON HƠN CẢ

Hổ con thở dài hỏi: “Mẹ yêu con nhiều chừng nào?”

Hổ mẹ đáp: “Mẹ yêu con hơn tất cả mọi thứ!” Mẹ có yêu con nhiều hơn chuột yêu phô mai không?

Có chứ! Mẹ yêu con nhiều hơn cả.

Mẹ yêu con nhiều hơn gấu yêu mật ong không?

Có chứ! Mẹ yêu con nhiều hơn cả một chú thỏ bằng sô-cô-la.

Mẹ yêu con hơn chơi cầu trượt nước không?

Có chứ! Mẹ yêu con hơn cả một vòng tàu lượn.

Mẹ có yêu con nhiều hơn ông cướp biển yêu con tàu của ông ấy không?

Có chứ! Mẹ yêu con nhiều hơn cả chuyện lật bánh kếp.

Mẹ yêu con nhiều hơn gấu Bắc Cực yêu cái lạnh không?

Có chứ! Mẹ yêu con nhiều hơn cả yêu tinh yêu vàng.

Mẹ yêu con hơn sư tử thích gầm gừ không?

Có chứ! Mẹ yêu con nhiều hơn cả việc nhảy múa trên sàn.

Hổ con suy nghĩ một lúc rồi nở nụ cười hạnh phúc. Nếu mẹ yêu con nhiều hơn cả chơi cầu trượt nước, hơn cả ngồi một vòng tàu lượn. Nếu mẹ yêu con nhiều hơn cả sư tử thích gầm gừ. Và nhiều hơn cả việc nhảy múa trên sàn… Thì, ôi! Quá là nhiều luôn! Hổ con vừa nói vừa cười khúc khích. Mẹ “cù” Hổ con một cái, làm cậu ấy ngọ nguậy mãi!

Trẻ em từ 5 đến 7 tuổi, mẫu chuyện lúc này có thể dài hơn, phức tạp hơn một chút, nhưng nội dung vẫn xoay quanh về tình yêu thương. Đồng thời phát triển rộng ra hơn, khơi dậy trong tiềm thức đứa trẻ những phẩm chất tốt đẹp trong con người, để hướng đến chân thiện mỹ thông qua những câu chuyện. Hơn nữa, khi kể những câu chuyện có mang tính ẩn dụ về sự sống, tình cảm, tâm tư, sự linh thiêng có trong mỗi hòn đá, cỏ cây, động vật, trẻ không chỉ cảm nhận bằng các giác quan bên ngoài mà bằng cả những giác quan bên trong thông qua cảm xúc và trí tưởng tượng.

Vào giai đoạn này của tuổi thơ, mọi cảm nhận chạm đến tâm hồn tiềm thức của con sẽ dần thấm nhuần sự linh thiêng có trong vạn vật, làm tiền đề về sau cho con người nhìn xuyên qua thế giới vật chất thấy được nền tảng tâm linh thực sự trong đó. Đây là nói đến sử dụng những hình ảnh ngụ ngôn mà thế giới của cảm quan cung cấp, nhằm đánh thức cảm xúc đối với những bí ẩn của thế giới tâm linh. Sự tích hoa sen là một trong số rất nhiều câu chuyện phù hợp với tâm thức trẻ thơ lúc này.

SỰ TÍCH HOA SEN

Ngày xửa ngày xưa, có lẽ là lâu lắm rồi, khi mà trên nhân gian chưa có cả con người, cây cối hay chim muông. Mặt đất chỉ là một cõi âm u, hoang vắng, chỉ có những sa mạc và đầm lầy.

Ngọc Hoàng Thượng đế trên trời một hôm nhìn xuống thấy vậy thì vô cùng thương cảm, nên ngài bèn vào kho sự sống của Thiên đình lấy ra một rương đầy những hạt giống, rồi cưỡi mây đi rải khắp nhân gian. Từ những hạt giống đầu tiên, mầm xanh mới nảy nở sinh sôi thành hàng ngàn hàng vạn loài thực vật muôn màu muôn vẻ như bây giờ. Có loài nhỏ bé mong manh như hoa như cỏ. Nhưng cũng có loài gai góc hay to lớn vững chãi như xương rồng, cổ thụ.

Tất cả những hạt giống khi được Ngọc Hoàng rải xuống nhân gian thì đều cố sức chen chân nhau giành lấy một địa điểm sinh trưởng thật màu mỡ và xinh đẹp. Duy chỉ có một hạt giống nằm ở đáy rương nên rơi xuống trần gian sau cùng, khi mà những hạt giống khác đã chọn cho mình một nơi lý tưởng. Nó tủi thân lắm, cứ nương theo gió bay đi tìm, nhưng tìm mãi… mà chẳng có nơi nào cho nó dung thân. Đến một ngày kia, nó bay đến một cái đầm hiu hắt và buồn tẻ đến đáng sợ. Hạt giống chán nản định tiếp tục bay đi tìm nơi ở khác như mọi khi thì chợt nghe chiếc đầm gọi mình.

Hạt giống ơi, xuống đây ở với tôi cho vui. Tôi sẽ cố hết sức để giúp bạn nảy mầm sinh trưởng mà. Thế là hạt giống đánh liều đáp xuống chiếc đầm nọ. Ngay lập tức, nó chìm xuống đáy bùn sâu tăm tối, những loài cây cỏ khác xung quanh thấy vậy thì ra sức cười nhạo chế giễu hạt giống ấy. Nhưng rồi, mọi chuyện cũng trôi vào quên lãng, không ai còn nhớ gì đến hạt giống ngày nào nữa. Chỉ có chiếc đầm, âm thầm lặng lẽ từng ngày chắt chiu khoáng chất trong lớp bùn sâu, vun bón cho một loài thực vật kỳ lạ đã nảy mầm từ hạt giống chậm chân.

Mùa đông lạnh lẽo đi qua, mùa xuân ấm áp lại về cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, kết nụ đơm hoa mà loài cây kỳ lạ sinh ra từ hạt giống kia vẫn không có chút mảy may biến đổi gì.

Phải đến một buổi sớm tinh mơ mùa hè khá lâu sau đó, cây cối xung quanh đầm mới được một phen kinh ngạc sững sờ khi giờ đây, phủ kín mặt chiếc đầm quen thuộc của chúng là vô vàn đài hoa ngũ sắc rực rỡ nằm giữa những phiến lá tròn xanh thắm đang tỏa hương thơm ngào ngạt. Ai mà tin được khi mới hôm nào, nơi đó còn là đầm nước tanh bùn xấu xí đã mở lòng đón nhận một hạt giống chậm chân rơi rớt. Loài hoa ấy chính là hoa sen.

Cho tới một ngày kia, có một nàng tiên không biết từ đâu đến ngồi khóc bên đầm sen nọ. Các loại cây xúm xít cạnh nàng dò hỏi cớ sự. Thì ra, nàng tiên ấy chính là ngọc nữ hầu hạ Vương Mẫu nương nương trên trời, trong lúc ngồi dệt vải nhuộm áo cho Vương mẫu đã bất cẩn làm đổ hết số màu thuốc, sợ Vương Mẫu trách tội nên trốn xuống trần gian.

Mọi loài vật lấy làm ái ngại cho tình cảnh éo le của tiên nữ nhưng không biết phải làm gì để giúp được nàng. Giữa hồi rối trí ấy, bỗng nghe có giọng nói từ dưới đầm nước vọng lên. Là hoa sen đã lên tiếng: “Tiên nữ ơi, hãy lấy màu trên người của tôi đi này!”

Lấy màu của người ư? Ôi, ngũ sắc óng ánh thật là đẹp. Vương Mẫu mà thấy bộ áo của mình được nhuộm những màu như vậy chắc sẽ hài lòng và tha lỗi cho ta ngay. Nhưng… nàng tiên bỗng buồn bã cúi đầu. Lấy hết màu sắc thì ngươi sẽ xấu xí lắm, ta không nỡ làm vậy đâu.

Không sao, tiên nữ cứ lấy màu của tôi đi. Hoa sen ra sức thuyết phục nàng tiên. Cuối cùng ngọc nữ cũng xiêu lòng, lấy ngũ sắc của hoa sen rồi bay về trời, không quên tạ ơn rối rít. Thế là hoa sen của chúng ta chỉ còn lại một màu xám xịt xấu xí trông thật thảm hại. Nhưng nó không buồn nhiều vì biết mình vừa làm được một chuyện tốt.

Lại nói về ngọc nữ, sau khi trở về thì luôn day dứt băn khoăn vì tấm lòng cao thượng của hoa sen. Nàng quyết định đi tìm Vương mẫu để nói hết đầu đuôi sự thật và nhờ người giúp hoa sen có lại vẻ đẹp ngày nào. Vương Mẫu bày cho ngọc nữ một cách để trả ơn. Ngọc nữ nghe xong tức tốc hạ phàm tìm lại chiếc đầm nước nọ. Khi đến nơi, nàng rút chiếc kim thêu ra đâm vào đầu ngón tay cho chảy máu, dùng chính những giọt máu đỏ hồng ấm áp ấy nhỏ lên từng đóa hoa sen một.

Vậy là kể từ ngày ấy, tuy hoa sen chỉ còn một màu hồng phấn dịu dàng, không còn kiêu sa rực rỡ như lúc đầu. Nhưng màu hồng tinh khôi ấy mới chính là màu đẹp nhất dành cho hoa sen. Loài hoa đẹp nhất và có tấm lòng thanh cao trong sáng nhất trên đời.

Bằng trái tim biết yêu thương, có thể làm nên tất cả.

3.3 Tình yêu lớn lên nhờ sự cho đi

Tình yêu thương ban đầu được nuôi dưỡng và nảy nở trong gia đình, huyết thống, dòng tộc như vậy và đó là một loại tình mẫu tử nguyên thủy mang tính bản năng. Nhưng không dừng lại như vậy, bạn cần nuôi dưỡng hạt mầm yêu thương ngày một phát triển, lan tỏa rộng ra cũng chính từ trong ngôi nhà nhỏ bé này thông qua những hành động cụ thể.

Trong nhà khi con được 3 đến 4 tuổi trở lên, có thể cho con làm một số việc cùng bố mẹ tập sự cho quen, như cùng bố mẹ xếp chăn mền, áo quần, dọn dẹp nhà cửa, nhổ cỏ, quét sân… Những lúc bố mẹ mệt, ốm đau, cũng nên hướng dẫn con chăm sóc như đấm bóp, lấy nước, lấy thuốc giúp bố mẹ.

Tình yêu lớn lên từ một ngôi nhà nhỏ như vậy, dần dần được nuôi dưỡng phát triển rộng ra hơn nữa để giúp trẻ biết cách tương tác yêu thương. Lúc ông bà, hàng xóm, những người bạn của con bị đau ốm, trải qua mất mát đau thương, cần sự giúp đỡ. Bạn cũng nên khuyến khích con mua quà, đến thăm hỏi, hỗ trợ với những công việc nhỏ. Có nhiều người hay đi làm từ thiện, cứu trợ họ chủ đích mang con mình theo để các em thấy được những hình ảnh yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Đó cũng là cách hay để nuôi dưỡng yêu thương cho đứa trẻ.

Bố mẹ có thể tập cho trẻ thói quen có trách nhiệm với một chậu đất nhỏ, để trẻ có thể tự mình trồng trọt, chăm sóc một vài loài cây, loài hoa, hay với một chú thú cưng, nuôi một vài loài động vật như mèo, thỏ, chó, chuột. Khi trẻ còn nhỏ, trực giác rất phát triển, tâm hồn trong sáng, thuần khiết, khả năng kết nối vạn vật xung quanh rất mạnh. Cho nên, việc cho trẻ được chăm sóc các loài động vật, trồng các loài cây, để các em ngắm nhìn, trò chuyện, tương tác hằng ngày không chỉ nuôi dưỡng trái tim biết yêu thương trở nên bao la rộng lớn. Còn làm cho trẻ dễ dàng kết nối với hết thảy những cỏ cây, hoa lá, các loài vật xung quanh mình, làm bạn với chúng, xem chúng như một thực thể sống. Đây cũng là tiền đề cho sự phát triển tâm linh về sau. Một đứa trẻ mà đến cỏ cây, chim chóc cũng yêu thương, đối đãi tử tế, thì đối với con người tình yêu thương ấy sẽ càng khăng khít hơn.

Giáo dục con người giai đoạn từ 0 đến 7 tuổi sẽ quyết định đến 80% cuộc đời về sau. Và điều cốt lõi trong giai đoạn này là tập trung phát triển trái tim tâm hồn, bắt đầu bằng tình yêu thương của cả bố lẫn mẹ để tạo nên sự cân bằng và trọn vẹn. Khi trẻ thức tỉnh được trái tim biết yêu thương thì từ cái gốc ban đầu chúng có thể phát triển ra mọi mặt trí tuệ, tài năng, sáng tạo, khoa học tâm linh, mọi thứ mới thực sự bền vững. Ngược lại, nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ mà chỉ tập trung phát triển trí não, lý trí trước trái tim sẽ sinh ra những con người ngạo mạn, tư lợi, vô cảm, mưu mẹo, nguy hiểm. Sau cùng sẽ chỉ hình thành nên một xã hội phân biệt, chia rẽ, càng phát triển thì tính hủy diệt càng cao.

Giáo dục trước hết cần khởi phát yêu thương, những thứ khác sẽ được học sau.

Sự sống bắt đầu từ Nguồn, Nguồn chính là tình yêu. Chúng ta sinh ra trong tình yêu thì chắc chắn sẽ trở về với tình yêu. Con đường của tình yêu là con đường không có hồi kết, bởi mọi kết thúc hay bắt đầu đều là tình yêu. Chúng ta lao vào cõi vật chất không gì khác ngoài việc học về tình yêu thương. Bởi chỉ có yêu thương mới có thể dẫn dắt bạn trở về Nguồn, không có chi khác làm được điều này. Dù ta có trí tuệ siêu việt mà không nuôi dưỡng bởi tình yêu, thì ta vẫn mãi trôi lăn trong lục đạo luân hồi. Hãy nhìn Phật, nhìn Chúa họ đều đã giải thoát nhờ tình yêu vĩ đại của mình.

Người với người sống để yêu thương nhau, là bài học lớn nhất trong cuộc đời của chúng ta.

Nếu muốn mua sách giấy các bạn có thể đặt hàng tại đây:

https://tiki.vn/tinh-hoa-giao-duc-di-san-cho-muon-doi-sau-p116565377.html

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh