Thức Tỉnh: Chương 12. Bản Ngã Và Siêu Bản Ngã

THỨC TỈNH: CHƯƠNG 12. BẢN NGÃ VÀ SIÊU BẢN NGÃ

Bản ngã và siêu bản ngã có một điểm chung là chúng vận hành dựa trên những hệ niềm tin và định nghĩa vô thức hay tự động – đó là những niềm tin và định nghĩa mà một người không ý thức được sự hình thành và tồn tại của chúng ở trong mình và để chúng quyết định gần như mọi cảm xúc, suy nghĩ, hành động và hành vi của họ.

Bởi vì tư duy/bản ngã là hiện thân và là cơ chế để tạo ra sự tách biệt, nên tư duy/bản ngã sẽ tạo ra sợ hãi và chịu đựng: Tức giận, hụt hẫng, buồn bã, cô đơn, ghen tị, hận thù, ích kỉ,… Vậy nên, bất kì khi nào sự sợ hãi xuất hiện lên ở trong bạn thì đó là một cơ hội quý báu để bạn nhìn thấy những niềm tin và định nghĩa vô thức ở trong mình, và rồi để chấp nhận và gỡ bỏ chúng, để bạn mở rộng dần Nhận thức Linh hồn của mình. Nếu như trong cái lúc sự sợ hãi xuất hiện lên ở trong bạn, bạn hành động, phản ứng dựa trên những suy nghĩ và cảm xúc sợ hãi đó thì bạn đã lỡ mất cơ hội để nhìn thấy những niềm tin và định nghĩa vô thức ở trong mình, và như vậy mà vũ trụ (Đấng sáng tạo) sẽ đưa đến những tình huống đó thêm một lần nữa, và rồi một lần nữa, cho đến khi nào bạn nhìn thấy được những niềm tin và định nghĩa vô thức bên trong và gỡ bỏ chúng đi thì thôi.

Như thế, khi một ai đó hay một tình huống nào đó tạo ra sự sợ hãi ở trong bạn, thì bạn đừng hành động hay phản ứng dựa trên cảm xúc sợ hãi của mình mà hãy tự hỏi mình rằng: “Tôi muốn như thế nào ở người này/tình huống này?” và câu trả lời cho câu hỏi đó chính là niềm tin hay định nghĩa vô thức ở trong bạn. Ví dụ như việc bạn đi mua hàng và bạn thấy người bán hàng cân thiếu cho bạn, có thể bạn sẽ tức giận, nhắc nhở và/hay quát mắng họ, nhưng nếu như bạn có thể im lặng, không phản ứng và dò xét xem cái mong muốn ở bên trong mình là gì thì bạn sẽ thấy được niềm tin hay định nghĩa vô thức ở trong bạn: “Tôi muốn mọi người trong xã hội thì chân chính, nghiêm minh và công bằng. Và sống trong một xã hội như thế, thì tôi mới được là chính tôi”.

Như vậy, tất cả mọi sự sợ hãi xuất hiện lên ở trong bạn sẽ đều đưa về những mong muốn hay niềm tin, định nghĩa vô thức nhất định ở trong bạn, và nếu như những mong muốn đó được đáp ứng và hoàn thành, thì bạn nghĩ rằng bạn sẽ được là chính bạn trong môi trường xã hội đó. Và bởi vì đó là sự ảo tưởng về bản chất hay hình ảnh của bạn nên đau đớn và sự chịu đựng sẽ xuất hiện lên ở trong bạn. Và khi bạn nhận ra rằng, dù cho mọi người và xã hội xung quanh có ra sao đi chăng nữa, thì bạn vẫn sẽ là chính bạn – là Nhận thức tự do và vĩnh cửu ở trên tất cả mọi niềm tin, định nghĩa, suy nghĩ và sự tồn tại, và vậy mà sự sợ hãi ở trong bạn sẽ dần rụng tàn và tan biến dù cho bất kì ai hay bất kì điều gì bên ngoài xảy ra đến với bạn đi chăng nữa. Và đó chính là trạng thái chấp nhận, là trạng thái Tình yêu vô điều kiện mà bạn đang dần trở thành.

Như thế, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi mà bạn vẫn thường hỏi: “Tại sao điều đó, điều kia lại xảy ra đến với tôi?”. Rằng tình bạn tan vỡ để bạn có thể thấy được niềm tin vô thức: “Bạn bè là vui buồn, hoạn nạn có nhau, không nói xấu và đâm chọc sau lưng nhau. Như thế thì tôi mới được là tôi”. Rằng người khác đánh mất quà tặng của bạn để bạn có thể thấy được niềm tin vô thức: “Quà tôi đã tặng thì người khác phải được trân trọng và gìn giữ. Như thế thì tôi mới được là tôi”. Rằng gia đình tan vỡ để bạn có thể thấy được niềm tin: “Vợ chồng chung thủy, bạc đầu có nhau. Như thế thì tôi mới được là tôi”. Rằng tình yêu tan vỡ để bạn có thể thấy được niềm tin: “Họ phải như này như kia, phải làm thế này thế kia thì đó mới là tình yêu. Như thế thì tôi mới được là tôi”. Rằng sự nghiệp bấp bênh và lận đận để bạn có thể thấy được niềm tin: “Tôi phải có được vị trí đó, lương bổng đó và những vật chất đó. Như thế thì tôi mới được là tôi”. Rằng con cái trở nên “hư hỏng” để bạn có thể thấy được niềm tin: “Con cái phải nghe lời cha mẹ dẫn dắt, con cái phải ngoan ngoãn và thành đạt. Như thế thì tôi mới được là tôi”…

Nhận ra tư duy/bản ngã và chấp nhận, gỡ bỏ những niềm tin và định nghĩa vô thức như ở trên là một điều không khó đối với bạn vì bạn đã bắt đầu thức tỉnh và có thể ý thức được chính mình, nhưng nó sẽ còn khó đối với những ai vẫn còn đang sống trong vô thức với Nhận thức 3D mà sử dụng tư duy/bản ngã là chính, và đó là những người mà vẫn còn đang tham gia vào những trò chơi chính trị và xã hội, vẫn còn chìm sâu trong trò chơi tách biệt giữa những quốc gia, dân tộc và giới tính. Và bởi vì bạn đã thức tỉnh, bạn sẽ dần trở thành người quan sát bản thân cũng như thực tại bên ngoài và sẽ không còn tham gia vào những trò chơi tách biệt mà người khác vẫn đang chơi. Hơn nữa, bạn cũng đã tham gia rất nhiều vào những trò chơi tách biệt đó rồi và bây giờ là lúc bạn quyết định lựa chọn con đường thức tỉnh để trở lại là bản chất thực sự của mình. Như thế, bạn hãy cứ để người khác chơi những trò chơi của họ, vì rằng họ sẽ trở thành con người mà họ muốn trở thành dù cho có sự dẫn dắt, chỉ bảo hay phán xét của bạn hay không đi chăng nữa. Và hãy nhớ, khi bạn tức giận trước bất kì tin tức hay bình luận nào trên phương tiện thông tin đại chúng hay mạng xã hội đi chăng nữa, thì bạn cũng đã thua trận rồi, bởi vì mục đích duy nhất và cốt lõi của chúng là để tạo ra sự sợ hãi ở trong bạn, và khi số lượng và khối lượng sợ hãi được tạo ra đủ lớn thì bè lũ bóng tối sẽ có được thứ mà chúng muốn: Chiến tranh, chết chóc và hủy diệt. Rồi như thế mà sợ hãi tạo ra thêm sợ hãi, tách biệt tạo ra thêm tách biệt, một vòng tròn không bao giờ có điểm dừng.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Và bây giờ là tới phần khó đối với bạn, đó là công việc nhận ra và gỡ bỏ siêu bản ngã hay siêu tư duy – là những hệ niềm tin và định nghĩa vô thức cao cấp hơn. Không giống như bản ngã với những cảm xúc sợ hãi rõ ràng như tức giận, buồn bã, cô đơn, ghen tị, hụt hẫng,… mà siêu bản ngã sẽ tạo ra trong bạn sự hào hứng và hứng thú, hay đơn giản là cảm giác giống như sự tự tại, an nhiên và an bình, hay là Tình yêu có điều kiện.

Bạn hãy hình dung, khi bạn có một niềm tin hay định nghĩa vô thức ở trong bạn (để tạo ra hình ảnh thành công, no ấm, thành đạt, xứng đáng, đẹp đẽ,… mà bạn nghĩ bạn là), và khi mong muốn hay niềm tin, định nghĩa này không được hoàn thành và đáp ứng thì nỗi đau và chịu đựng sẽ được hình thành nên ở trong bạn. Rồi khi bạn tìm được một sự thật (thường là pháp giảng của tôn giáo, câu chữ hay lời nói của cao nhân nào đó) và sự thật này thì nói rằng thất bại hay mất mát của bạn là sự việc tốt hay là cơ hội tốt để bạn phát triển và hoàn thiện, thì trong bạn sẽ cảm thấy hào hứng và phấn khích. Và sự hào hứng và phấn khích ở đây thì không hề thật, không phải là từ bản chất đam mê và Tình yêu vô điều kiện trong bạn, mà là từ nỗi đau và chịu đựng từ những niềm tin hay định nghĩa vô thức kia ở trong bạn mà không được hoàn thành và đáp ứng. Như thế, sự hào hứng và phấn khích này vẫn chỉ là một hình thái của sự sợ hãi và tách biệt ở bên trong bạn mà thôi, và vậy mà bạn sẽ tập dần để nhận ra và nhìn thấy được những hình thái khác nhau của sự sợ hãi ở trong bạn.

Ví dụ như khi tớ viết những thông điệp này, khi tớ viết tới những dòng chữ: “Thực tại và sự tưởng tượng chỉ là một. Bạn không cần phải đi đến một nơi để thực sự trải nghiệm nơi đó” thì trong tớ xuất hiện một cảm giác hào hứng bên trong, và ngay đó mà tớ biết rằng đó là một hình thái của sự sợ hãi, rồi bằng việc dành thời gian trong yên lặng và dò xét bản thân mình mà tớ nhận ra được cái niềm tin vô thức rằng: “Cuộc sống là chu du, cuộc sống là đi nhiều nơi, biết nhiều người và trải nghiệm nhiều văn hóa khác nhau. Như thế tôi mới được là tôi ở trong xã hội này”. Và đó chính là niềm tin hay định nghĩa vô thức mà được hình thành dần qua cuộc sống hằng ngày, dưới sự ảnh hưởng bởi bạn bè, người thân, sách ảnh, giáo dục, văn hóa, giải trí và đặc biệt là quảng cáo, quảng bá du lịch.

Và nếu như tớ không ý thức được sự hào hứng và thích thú đó là một hình thái của sự sợ hãi thì tớ sẽ không nhìn thấy được niềm tin hay định nghĩa vô thức đó vẫn còn ẩn sâu trong mình, và rồi tớ sẽ nhanh chóng biến câu chữ tớ đã viết trở thành một niềm tin hay định nghĩa mới ở trong mình, là tầng niềm tin và định nghĩa vô thức/tự động thứ hai ở trên tầng niềm tin và định nghĩa vô thức/tự động thứ nhất mà chưa được đáp ứng mỹ mãn cũng như chưa được chấp nhận và chữa lành, rồi đó chính là lúc siêu bản ngã hay siêu tư duy trong tớ hình thành nên. Như vậy, khi tớ thấy người khác chu du hết nơi này đến điểm kia, mặc dù trong tớ không xuất hiện sự ghen tị, mặc cảm hay phán xét, nhưng trong tớ sẽ xuất hiện suy nghĩ: “Thực tại và sự tưởng tượng chỉ là một”, và cũng như tớ sẽ thường xuyên dùng câu chữ này để tranh cãi, thể hiện hay kể lể với người khác.

Mua đá năng lượng:

Và ví dụ như khi tớ viết tới những dòng chữ: “Những vị giác ngộ đã bước trên con đường cô độc của mình và trở nên khai sáng”, hay “Là người hùng đánh đuổi bóng tối thì thường cô độc và ít ai hiểu được”, hay “Nhiều người đã chọn cuộc sống đơn thân trong kiếp này để tránh tạo cho mình quá nhiều sự sợ hãi”, thì tớ cũng cảm thấy sự hào hứng ở trong mình, dù chỉ là rất nhỏ. Và sau khi nhận ra sự hào hứng đó là Tình yêu có điều kiện và dành thời gian để xem xét mình, tớ nhận ra một niềm tin hay định nghĩa vô thức vẫn còn tồn đọng trong mình: “Cuộc sống là có đôi có cặp, vui có nhau, buồn có nhau và cùng nhau làm nên những điều này, đi đến những nơi kia. Như thế thì tôi mới được là tôi trong xã hội này”. Và bởi vì niềm tin hay định nghĩa này không được hoàn thành như mong muốn (của tư duy/bản ngã) nên nỗi đau và sợ hãi bên trong tớ vẫn còn tồn đọng, và chính sự sợ hãi này đã tạo ra sự hào hứng hay Tình yêu có điều kiện khi tớ viết ra những dòng chữ đó.

Rồi tương tự như vậy, nếu như tớ không thấy được sự hào hứng đó chính là một hình thái của sự sợ hãi thì tớ sẽ không thấy được một niềm tin hay định nghĩa vô thức vẫn còn tồn đọng ở trong mình với nỗi đau và sợ hãi đi kèm vì niềm tin đó không được hoàn thành và đáp ứng, để rồi siêu tư duy/bản ngã trong tớ được hình thành với một tầng niềm tin và định nghĩa cao hơn. Rồi như thế, mỗi khi tớ thấy ai đó đi đôi đi cặp thì trong tớ sẽ xuất hiện suy nghĩ: “Con đường tâm linh và giác ngộ là con đường đơn thân độc mã”, hay “Cô độc là phẩm chất của người hùng đánh đuổi bóng tối”, hay “Tôi đã chọn cuộc sống đơn thân để tránh những nỗi sợ hãi không cần thiết từ những mối quan hệ”, và cũng như tớ cũng sẽ dùng những câu chữ hay suy nghĩ này để tranh cãi, thảo luận, thể hiện hay kể lể với những người khác.

Và đó cũng chính là con đường thứ hai vô hình của những tôn giáo, đạo pháp hay tâm linh, với vẻ ngoài là ánh sáng và tình yêu nhưng bên dưới lại là sự sợ hãi và tách biệt. Vì rằng những người khi đi theo tôn giáo hay tâm linh mà họ không còn thấy sự sợ hãi rõ ràng bên trong như tức giận, ghen tị, mặc cảm, phán xét,… thì họ thường nghĩ rằng là mình đã đạt được sự an bình và tự tại, nhưng đó vẫn chưa phải là sự an bình và tự tại thực sự nếu như trong họ vẫn còn bất kì suy nghĩ gì mà phản ứng lại với thế giới bên ngoài. Như vậy, gần như tất cả mọi sinh thể đều phải đi qua con đường của tình yêu và ánh sáng giả này trước khi họ có thể bước lên trên con đường của tình yêu và ánh sáng thực sự, và một một sinh thể có thể mất nhiều cho tới rất nhiều kiếp sống để làm được điều này bằng cách học tập phân biệt được Tình yêu có điều kiện và Tình yêu vô điều kiện. Và cách thức học tập chính để phân biệt được hai loại tình yêu đó thì chính là học tập cách sống vì người khác, yêu thương, giúp đỡ và phục vụ người khác vô điều kiện.

Như thế, tớ sẽ thường không nhớ cụ thể những từ ngữ hay câu chữ mà mình đã viết ra hay nói ra, bởi vì những câu chữ hay lời nói đó có thể sẽ trở thành kẻ thù (sợ hãi) của chính mình khi tớ dùng chúng để biện hộ, bảo vệ bản thân cũng như tranh cãi, thể hiện hay kể lể với người khác. Và đó cũng là một điều mà bạn cần học tập, đó là việc chủ động quên đi, loại bỏ đi những thứ mà bạn không cần dùng đến ra khỏi trí nhớ hay tư duy/bản ngã của mình. Thật hài hước phải không? Ha ha. Bởi lẽ suốt cuộc đời của bạn, bạn vẫn hoài được dạy và khuyến khích là ghi nhớ ghi nhớ ghi nhớ, còn bây giờ thì bạn phải học tập cách quên đi, cách loại bỏ khỏi trí nhớ và cách không ghi nhớ khi thấy, nghe, đọc hay xem bất kì điều gì.

Và nếu như trong bạn cũng có những niềm tin và định nghĩa vô thức như tớ đã kể ở trên (vì bạn và tớ cùng sống trong một môi trường xã hội) thì bạn cũng có thể có những cảm xúc hào hứng mà dựa trên sự sợ hãi hay là Tình yêu có điều kiện khi đọc tới những dòng chữ nhất định mà tớ đã viết ra. Vậy nên, bạn sẽ cần quan sát và ý thức về chính mình nhiều hơn và sâu hơn, bằng việc quan sát cảm xúc bên trong khi bạn nghĩ ra, viết ra và/hay chia sẻ điều gì đó, khi bạn xem đọc hay nghe nhìn thấy điều gì đó ở bên ngoài bạn, để rồi bạn tập phân biệt được sự hào hứng và phấn khích bên trong mình là từ sự sợ hãi hay là từ sự đam mê, Tình yêu vô điều kiện của bản chất cốt lõi của bạn.

Vì rằng tớ có thể nhìn thấu bản thân mình một cách rõ ràng nên tớ có thể nhìn thấu từng suy nghĩ, câu chữ, câu nói hay hành động của bạn để chỉ cho bạn thấy rằng bạn đang còn giữ những niềm tin hay định nghĩa vô thức nào ở bên trong bạn, và theo đó là những nỗi đau và sợ hãi vẫn còn ẩn sâu bên trong bạn. Nhưng tớ không thể làm điều đó cho bạn được, tớ chỉ có thể lấy mình ra làm một ví dụ sống để bạn có thể tự mình nhìn thấy được bản thân mình mà thôi. Và dù cho tớ có nói chỉ cho bạn rằng: “Bạn còn giữ niềm tin hay định nghĩa đó đó, nỗi đau đó đó”, thì rồi bạn cũng sẽ phủ nhận mà thôi vì bạn có thể vẫn chưa thấy được những sự sợ hãi đó ở trong bạn. Như vậy, bạn sẽ nhận ra và nhìn thấu được những niềm tin và định nghĩa vô thức cũng như những nỗi đau nội tại của bạn ở đúng nơi, đúng lúc, đúng hoàn cảnh mà thôi; bởi vì Nhận thức Linh hồn tổng hay Thượng thể của bạn luôn có một kế hoạch cho bản thân bạn, vậy nên bạn đừng lo lắng và vội vàng gì cả mà hãy luôn tập trung vào hiện tại, tập giữ tâm trí yên lặng và quan sát, lắng nghe lấy mọi suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của cơ thể vật chất của bạn. Rằng quá trình chuyển giao và chuyển hóa từ thực tại 3D lên 5D sẽ tạo ra nhiều sự thay đổi bên trong cơ thể bạn và vậy mà bạn cần bỏ đi những khái niệm về như thế nào là bình thường hay ổn định, bởi vì sẽ không có gì là còn bình thường nữa cả: Sẽ có lúc bạn cần ngủ 10-15 tiếng, có lúc bạn chỉ cần ngủ 3-4 tiếng, có lúc bạn không muốn di chuyển và vận động, có lúc bạn muốn kéo dãn cơ thể hết cỡ và chạy một hơi hết tốc hết lực có thể, có lúc cảm thấy cơ thể chẳng có chút sức lực nào, có lúc cảm thấy bạn có thể bẻ gẫy cả cây cột nhà, có lúc thèm ăn và ăn nhiều ghê gớm, có lúc không muốn ăn gì cả ngoài việc uống nước, có lúc muốn ăn nhiều thịt hay không thể ăn nổi miếng thịt nào, có lúc đau đầu nhức thân chẳng vì lý do gì, có lúc những vết bầm vết thâm xuất hiện một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, có lúc tiêu chảy xổ ruột không vì đồ ăn hay thức uống gì,… cho tới sự thay đổi bất thường của hệ thống sinh sản: Rối loạn chu kỳ, tinh trùng biến sắc, sự thường xuyên hay biến mất của dục cầu,… Như vậy, điều duy nhất bạn cần làm là không sợ hãi hay lo lắng mà tin tưởng vào quá trình cũng như cơ thể của mình, để bạn lắng nghe và cảm nhận mọi mong muốn, nhu cầu của cơ thể bạn thay vì hoang mang, sợ hãi mà chạy hết những bệnh viện này đến hết những trung tâm kia.

Và nếu như những câu chữ tớ viết ra hay những câu chữ trong những bài giảng dạy của tôn giáo hay tâm linh thường xuyên xuất hiện lên trong tâm trí bạn, thì bạn cần nhận ra rằng tư duy/bản ngã hay Nhận thức Cơ thể của bạn có thể đang dùng những lời lẽ và từ ngữ đó để biện hộ và bảo vệ cho sự tồn tại của chính nó, rằng bên dưới đó là một niềm tin hay định nghĩa vô thức nào đó mà chưa/không được hoàn thành như mong muốn của bạn: Là một tình yêu đằm thắm (như phim ảnh hay sách truyện khắc họa), là một gia đình hạnh phúc (như truyền thống người đời), là một cuộc sống no đủ (như người này người kia), là một sự nghiệp thành công (như bạn như bè),… Và như vậy mà khi bạn dùng những lời lẽ, câu chữ từ giáo đạo, tâm linh hay những quy luật vũ trụ để nói kể, thể hiện, tranh cãi, thảo luận hay bàn bạc với người khác thì sẽ có ba lý do để bạn hành động như vậy: Một là bạn được tốt hơn hay giỏi hơn người khác; hai là bạn mong muốn cứu rỗi người khác (để bạn được hơn người khác và/hay để bạn biện hộ, bảo vệ những nỗi đau và sợ hãi còn ẩn sâu bên trong); ba là để bạn biện hộ và phủ định những nỗi đau bên trong mình mà được tạo ra từ những niềm tin, định nghĩa vô thức mà chưa/không được hoàn thành và đáp ứng mỹ mãn.

Như vậy, bản ngã là sự phán xét, chỉ trích, kết tội người khác hay bản thân với những cảm xúc tức giận, ghen tị, buồn bã, uất hận, cô đơn, mặc cảm, hụt hẫng, thiếu thốn,… còn siêu bản ngã là sự tự biện hộ, tự biện minh, tự bảo vệ bản thân mình với cảm xúc tự hài lòng, tự mãn, tự cao hay là sự an bình và tự tại giả lập, là Tình yêu có điều kiện.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh