The Law Of One - Bài Học Cuộc Đời - Sự Tiến Hóa Của Linh Hồn - Bánh Đà Nghiệp Quả

THE LAW OF ONE - BÀI HỌC CUỘC ĐỜI - SỰ TIẾN HÓA CỦA LINH HỒN - BÁNH ĐÀ NGHIỆP QUẢ

Qua bài trước chúng ta đã tìm hiểu về quá trình linh hồn ‘Review’ lại kiếp sống của mình. Trong quá trình này, linh hồn tồn tại ở dạng thời-không gian, ngược lại với lúc sống là không-thời gian.

Ở thời-không gian, linh hồn có thể trải nghiệm lại tất cả kiếp sống đã qua với góc nhìn khách quan nhất, đó là cả niềm vui, nỗi buồn, suy nghĩ, cảm xúc mình cùng với những sinh mệnh khác đã từng tương tác.

Nếu linh hồn gây ra nhiều tổn thương cho những linh hồn khác trong lúc sống, linh hồn sẽ chọn các trải nghiệm ngược lại để cân bằng lại những trải nghiệm đã gây ra đó, điều này tạo ra nghiệp (Karma).

Nghiệp được tạo ra không phải sự ép buộc bởi bất kỳ thần linh nào, mà chỉ là lương tâm của linh hồn lựa chọn để cân bằng lại những gì mình đã gây ra cho linh hồn khác.

Vì không có sự ép buộc nào, nên linh hồn có thể lựa chọn cân bằng nghiệp ở kiếp sống nào mình muốn, bằng nhiều cách khác nhau, miễn là phù hợp với điều mong muốn trải nghiệm của linh hồn.

Khi kết thúc quá trình Review này, linh hồn sẽ nhận ra được rất nhiều điều còn thiếu sót và những trải nghiệm mình muốn để đi tiếp vào đời sống tiếp theo.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Nhưng cụ thể linh hồn đọc được những gì qua quá trình Review này? Nó liên quan gì đến việc xử lý nghiệp quả Karma của linh hồn?

Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-1.jpg

Đã bao giờ bạn thấy những sự kiện tiêu cực đến với bạn tương tự nhau từ lần này qua lần khác chưa?

Bài học cuộc đời là những mẫu hình lặp đi lặp lại trong suốt của đời của bạn đấy!

Lúc nào những 'shit happen' xảy ra, bạn hãy để ý xem nó có 'giống nhau' hay không?

Nếu nó thực sự là như nhau, là do bạn chưa học được bài học cuộc đời.

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-2.jpg

Nhận thức là gì?

Qua những bài vừa qua, chúng ta đã nói rất nhiều về việc tần số rung động chính là nhận thức. Vậy nhận thức nó thực sự là gì, nó có phải là kiến thức, tri thức, hay trí tuệ, thông thái không?

Vậy chúng ta cùng làm rõ những sự khác biệt đó:

Đầu tiên là kiến thức, nó là những thông tin được tổng hợp lại từ nhiều nguồn khác nhau.

Khi bạn nạp kiến thức, tức là bạn đang cài thêm các phần mềm cho tâm trí của bạn. Kiến thức là cái hữu hạn, và được tạo ra bởi sự quan sát quy luật tự nhiên của con người.

Vấn đề của phần lớn loài người suy nghĩ rằng kiến thức là tất cả, nên chú trọng bằng cấp khác nhau.

Bạn có thể tự tạo ra kiến thức mới bằng cách 'nhận biết' mọi thứ xung quanh, tức là quan sát nó.

Quan sát ở đây là nhìn sự vật sự việc hoạt động trong một thể thống nhất, không phải chỉ biết nó là cái gì, mà nó hoạt động cũng như tương tác với nhau như thế nào.

Kết hợp giữa đọc kiến thức có sẵn và tạo ra kiến thức mới, bạn có thể giải quyết rất nhiều vấn đề nhức nhối trong đời bạn.

Khi một người học nhiều, đọc nhiều, nạp nhiều kiến thức vào đầu khác nhau như giáo sư, tiến sĩ. Người đó có tri thức.

Người có tri thức chưa hẳn là người có trí tuệ. Người có trí tuệ là người có thể thấu hiểu được các kiến thức bằng cách trải nghiệm thực tế, tạo ra cái gọi là kinh nghiệm và hiểu biết của riêng mình.

Sau đó, họ áp dụng các hiểu biết này vào cuộc sống thường ngày, sáng tạo ra những thứ mới từ những hiểu biết đó.

Vì vậy, chúng ta hay nghe câu chuyện nông dân làm máy bay, xe tăng còn hàng nghìn tiến sĩ không có phát minh nào là vậy.

Khi trí tuệ tiến lên một tầng cao hơn, tức là có sự hiểu biết sâu rộng, kết nối được nhiều lĩnh vực khác nhau. Người đó có khả năng nhìn và hiểu được quy luật tự nhiên, từ đó có sự thông thái, hoặc trí huệ.

Những người ở các tầng hiểu biết khác nhau, sẽ có cái nhìn khác nhau về cuộc sống, những sự kiện quanh ta.

Nhận thức là cái tổng hợp từ kiến thức, sự nhận biết, sự thấu hiểu mọi vấn đề quanh bạn.

Bạn có thể tăng nhận thức bằng nhiều cách, đầu tiên bằng việc hãy đọc và học hỏi từ sách vở.

Sau đó, hãy học từ việc quan sát, nhận biết, trải nghiệp, áp dụng nó vào thực tế. Nếu chỉ có sách vở, nó chỉ là hệ thống niềm tin trong tâm trí mà thôi. Việc quan sát, áp dụng sẽ đem những kiến thức đó sống lại.

Khi tạo cho mình được thói quen này, nó sẽ như cái bánh đà, bạn sẽ càng hiểu nhiều và sâu hơn ở tất cả lĩnh vực trên cảnh giới Trái Đất này.

Nguyên tắc thì đơn giản như vậy, nhưng để học sẽ cần thời gian rất dài.

Nhưng bạn có thể bắt đầu từ ngày hôm nay.

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-3.jpg

Vì sao con người thích nói ngọt? Thích được khen, thích được người khác nói đúng ý mình muốn?

Bởi vì trong sâu thẳm của người đó, nó là nỗi sợ vi tế, nỗi sợ những gì không biết, nỗi sợ thất bại, nỗi sợ sai lầm.

Khi đó, những gì người khác nói ngọt sẽ làm cho người đó cảm thấy tốt hơn. Khi cảm thấy tốt hơn nghĩa là xoa dịu được nỗi sợ ở bên trong đó.

Đó là lý do chúng ta thích nghe mấy kiểu như lấy của người giàu chia cho người nghèo, hay là giáo dục miễn phí, chăm sóc sức khỏe miễn phí,....kiểu mấy nước dân chủ phương tây.

Thực tế thì nó lại là lời dụ dỗ cho những người sống trong sợ hãi, để những con rắn chính trị gia thực hiện được mục đích trúng cử của mình.

Cứ nơi nào có các chiến binh bảo vệ người nghèo, muốn cân bằng giàu nghèo xã hội, sau đó sẽ là bạo loạn, đói kém, đau khổ. Vì nơi đó đã mắc bẫy của rắn độc muốn.

Vì vậy, những lời nói thẳng, nhiều khi là lỗ mãng như dội nước vào mặt, lại là lời hay nhất.

Giờ bạn có thể để ý chút..... Ở thời điểm này có nhiều trang, nhiều kênh hay đăng thông điệp từ các thiên thần, hay thần linh mà thường nói ngọt kiểu chúng tôi yêu các bạn, các bạn là ánh sáng blah blah.

Đây là thông điệp từ ánh sáng thực sự, hay đến từ thực thể tối tăm?

Hãy dùng cái đầu của bạn, mục đích của họ là gì?

Nếu muốn tốt cho bạn, người thầy thực sự sẽ gõ đầu bạn bằng sự thật, hay muốn cho bạn cảm thấy tốt hơn?

Hãy nghĩ về điều đó!

🔵 Bài học cuộc đời - mẫu hình cuộc sống

Luật của một thể hiện rằng tất cả mọi sự tồn tại đều là năng lượng với các tần số rung động khác nhau, điều này cũng áp dụng cho toàn bộ cuộc đời của bạn.

Mỗi cuộc đời của bạn chính là tập hợp của tất cả những quyết định, lựa chọn và hành động xuyên suốt nhau trong các khoảng không-thời gian khác nhau.

➡️ Điều này tạo ra một mẫu hình kiếp sống riêng, là biểu hiện của tần số rung động của kiếp sống đó.

♦️ Điều quyết định mẫu hình của từng kiếp sống, chính là tần số rung động của mỗi linh hồn hay nhận thức của linh hồn chủ thể.

Khi nhận thức của linh hồn thay đổi, hệ thống niềm tin của tâm trí thay đổi, từ đó dẫn đến các quyết định, lựa chọn và thói quen thay đổi, dẫn tới toàn bộ kiếp sống đó thay đổi.

Phần này mình đã giải thích khá rõ ở bài The law of one - Các mẫu hình năng lượng và cuộc sống con người.

Bạn có thể tham khảo lại để hiểu rõ: https://www.facebook.com/ngosathach/posts/3116730295036449 .

Nếu nhận thức của bạn không thay đổi, sẽ dẫn tới những quyết định, lựa chọn và hành động của bạn trong các kiếp sống là tương đồng nhau.

Vì các kiếp sống là tương đồng nhau, linh hồn sẽ không có thêm trải nghiệm mới để tiến hóa. Điều này có nghĩa là linh hồn vẫn giữ nguyên trạng thái rung động đó.

Vậy để tiến hóa, trong các kiếp sống bạn cần phải hiểu được những mẫu hình nhận thức, tư duy và hành động của mình, từ đó thay đổi sâu sắc cuộc sống của bạn.

♦️ Sự nhận biết, hiểu đó chính những ‘bài học’ cuộc đời!

Qua quá trình Review lại kiếp sống này, linh hồn sẽ nhìn ra được những gì mình làm được, những gì mình chưa làm được và lựa chọn bài học trong kiếp sống tới của mình.

Khi đó, linh hồn sẽ chọn kiếp sống tiếp theo mà có những tình huống liên quan tới bài học đã chọn của mình, hay những vấn đề chưa làm được để có thể ‘xử lý’ những bài học cuộc đời đó.

Những tình huống này sẽ là thử thách cho nhận thức của bạn. Khi bạn chưa học được, nó sẽ biểu hiện dưới dạng những vấn đề, nỗi đau tâm lý, nỗi buồn mà làm bạn khổ tâm, nhức nhối trong suốt kiếp sống đến khi bạn học được nó thì thôi.

♦️ Điều này có nghĩa là bài học cuộc đời trong kiếp sống này, chính là những vấn đề, nỗi đau nhức nhối của bạn.

♦️ Chỉ có bạn mới biết được bài học trong kiếp sống này của bạn là gì!

Nếu những vấn đề tâm lý, nỗi đau này không được bạn thấu hiểu và học tập trong kiếp sống này, nó sẽ liên tục xuất hiện dưới các tình huống tương tự nhau, từ kiếp này sang kiếp khác…. đến khi nào bạn học được thì thôi.

Thực tế thì, hầu hết các linh hồn đều không học được bài học của mình một cách nhanh chóng, mà một số bài học có thể cần đến vài chục đến cả trăm kiếp sống khác nhau mới có thể học được thuần thục.

Vậy những bài học cuộc đời đó là gì? Chúng ta cùng đi sâu vào phần tiếp theo.

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-4.jpg

Hãy nghĩ cuộc sống là một trò chơi hẹn hò giả lập.

Nếu bạn chọn trò chơi ở mức dễ, dành cho người mới tập chơi, hãy chọn anh chàng đẹp trai 06 múi nhà giàu ở ảnh đầu tiên.

Nếu bạn đã bắt đầu quen dần với cuộc chơi, bạn có thể bắt đầu với cấp độ khó hơn chút, đó là anh chàng mặt mũi bình thường, cơ thể bình thường ở ảnh giữa.

Nếu bạn thực sự là Pro trong trò chơi này, bạn có thể chọn anh chàng cuối cùng. Không đẹp trai, ngáo, và cũng không có tiền.

Nhưng mà nếu bạn thực sự chơi trò chơi cuộc sống này thuần thục, bạn vẫn thành công được với anh chàng thứ 03.

Vậy, bạn đang chơi trò chơi cuộc sống ở cấp độ nào?

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-5.jpg

"Cấp độ trí tuệ cao nhất của loài người là sự quan sát bản thân mà không có sự phán xét nào" - JK

Quan sát bản thân để làm gì? Tại sao lại cần phải quan sát mà không có sự phán xét?

Bạn chỉ có thể nhận biết được mình đang sống với hệ thống niềm tin nào, suy nghĩ, thói quen và hành động ra sao bằng sự quan sát bản thân.

Sự quan sát này chính là sự sống tỉnh thức, nếu không có nó bạn sẽ cuốn và cuộc sống vô thức, không khác gì người mơ cả.

Nhưng sự quan sát này phải ở góc độ khách quan, điều này chỉ có thể khi không có sự phán xét.

Phát xét xảy ra khi tâm trí của bạn so sánh hệ thống niềm tin của bạn với những sự kiện bên ngoài.

Nếu xảy ra sự phán xét này, bạn sẽ mất cơ hội nhận thức được bài học cuộc đời, vì thường nó là thứ khác với niềm tin của bạn.

Vậy để học được bài học cuộc đời, phát triển trí tuệ lên một tầng cao hơn, bạn cần học cách quan sát mà không có sự phán xét.

Vậy bạn hiểu ý nghĩa của câu này rồi chứ?

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-6.jpg

Để tăng tần số rung động, bạn cần học được bài học cuộc đời của mình.

Khi học được bài học cuộc đời, nhận thức của bạn thay đổi, khi đó mọi thứ đến với bạn sẽ thay đổi. Đây là luật hấp dẫn.

Rất nhiều bạn thường hỏi mình là làm cái này có tăng rung động không? Như là nghe nhạc nào, ăn chay, Thiền định thế nào?

Tất cả những thứ đó chỉ là lớp vỏ, là bề mặt mà thôi. Nó có thể giúp bạn có môi trường để học các bài học dễ dàng hơn, nhưng nó sẽ không làm bạn thay đổi rung động đâu.

Hãy nhớ rằng:

"Luyện vỏ để học lõi"

Hãy phân biệt đâu là vỏ, đâu là lõi.

Nếu bạn không phân biệt được, bạn sẽ tốn cả kiếp sống này mà thôi.

Thực hành các bài tập để học lấy bản chất của nó. Nếu hiểu bản chất rồi, các bài tập sẽ không còn mục đích của nó nữa.

Vậy đơn giản chỉ cần tập trung nhìn thẳng lại các vấn đề cuộc sống, đừng lan man bay bổng với vô số thông tin về vấn đề này nữa.

Hãy sống thực tế, như một con người bình thường!

🔵 Sự tiến hóa của linh hồn - Trò chơi cuộc sống.

Chúng ta thường nghĩ rằng mục đích của cuộc sống này là để học được bài học về tình thương vô điều kiện hoặc giác ngộ, thoát khỏi vòng luân hồi.

Nhưng thực ra, nó chỉ là một bài học trong vô số bài học khác nhau, tùy thuộc vào sự tiến hóa nhận thức của linh hồn.

Những linh hồn chưa tiến hóa, là những linh hồn mới đủ điều kiện để có thể trải nghiệm cuộc sống con người. Những linh hồn này sẽ có bài học chỉ đơn giản là những trải nghiệm để hiểu cuộc sống con người là như thế nào?

Cái gọi là cuộc sống con người bao gồm tất cả những khía cạnh của cuộc sống, đó là các nền văn hóa khác nhau, các môn nghệ thuật, văn hóa, thể thao khác nhau, các phương tiện vật chất khác nhau, các trải nghiệm giác quan và thể xác khác nhau,….vv và vv.

Khi đó, linh hồn non trẻ sẽ chọn những cuộc sống khá dễ dàng, thường là tái sinh vào những gia đình ‘có điều kiện’. Với những gia đình này thì linh hồn sẽ có điều kiện để có các trải nghiệm vật chất dễ dàng hơn, với ít biến cố, những tình huống phải học hơn.

Điều này thường được chúng ta gọi là ‘phước báo’ hay ‘nghiệp quả tốt’, nhưng thực ra thì nó chỉ là những kiếp sống dễ dàng cho những linh hồn non trẻ có thể trải nghiệm dễ dàng hơn mà thôi.

Với những linh hồn tiến hóa hơn, linh hồn sẽ chọn các bài học với điều kiện bắt đầu khó hơn, như là sinh ra trong gia đình nghèo khó, tàn tật, làm những công việc đời thường hoặc có nhiều biến động trong cuộc đời hơn.

Các sự kiện sẽ ngày càng tồi tệ hơn đến khi bạn vượt qua được tất cả những điều tưởng như ‘không tưởng’ trong cuộc sống. Đó là khi bạn hoàn thành được bài học của mình và tiến hóa lên một cấp độ mới cao hơn.

♦️ Nếu cuộc sống của bạn đang có khó khăn, thử thách, hãy chấp nhận và vượt qua nó để tiến hóa lên cấp độ cao hơn!

Ở cảnh giới loài người chúng ta, đa phần nhân loại học các bài học liên quan tới 03 luân xa dưới, nó liên quan tới sự sợ hãi, các ham muốn và quyền lực.

Khi chúng ta vượt qua được các bài học chính này, bạn sẽ học được sự can đảm, niềm tin, sự nhẫn nại, lòng vị tha, trách nhiệm,…. cuối cùng là tình thương vô điều kiện.

Học được những điều này ở độ khó cao nhất trong trò chơi cuộc sống, bạn chính thức hoàn thành các khóa học ở cảnh giới Trái Đất và có thể tiến hóa lên một kiếp sống ở cảnh giới cao hơn.

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-7.jpg

Vùng an toàn là gì?

Vùng an toàn là một mẫu hình tư duy của tâm trí, với những người bị nỗi sợ làm chủ.

Nỗi sợ là đặc trưng của 03 luân xa dưới, là gốc của tất cả sự đau khổ, hoảng loạn, tức giận, hận thù, tham lam, kiêu ngạo,.....vv

Người có niềm tin cốt lõi là nỗi sợ, thì sẽ tìm mọi cách để cảm thấy an toàn, cảm thấy mình có khả năng làm chủ trong cuộc sống.

Khi đó, họ sẽ co cụm trong những gì mình thấy quen thuộc, không muốn tìm hiểu cái mới. Nếu có những gì khác với vùng an toàn, họ sẽ tìm lý do hoặc giận dữ vì điều đó.

Đổ lỗi là phản ứng thường gặp nhất của những người nằm trong vùng an toàn này.

Khi bắt đầu thoát khỏi được nỗi sợ, nhận thức được nó, con người bắt đầu quá trình thoát khỏi vùng an toàn.

Quá trình này bắt đầu bằng việc chấp nhận vấn đề, tìm cách xử lý đó. Khi đó con người sẽ tìm cách học các kĩ năng, hướng mới để giải quyết vấn đề.

Vòng quay của mẫu hình này càng nhiều, thì cuộc sống sẽ rẽ sang nhiều hướng mới, và có nhiều thứ mà người đó làm được thành công.

Lúc này, người đó sẽ luôn trong giai đoạn mở rộng khả năng mình ra, phát triển mình tới trạng thái hoàn thiện hơn.

Vậy, bạn hãy nhìn nhận lại mình có vùng an toàn nào không?

Vùng an toàn là cái mà bạn thường cảm thấy khó chịu, hoặc lo lắng khi ai đó nhắc đến nó.

Thành thật với chính mình, xử lý nó, bạn sẽ phát triển vượt bậc.

Chúc bạn thành công!

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-8.jpg

Hãy tôn trọng người khác

Bạn đâu có biết được những người nghèo khổ ngoài kia là những linh hồn vô cùng tiến hóa xuống đây?

Bạn nghĩ rằng những vị thần phật hạ phàm, phật Di Lạc phải là những người xuất chúng. Nếu họ là những người ăn mày, bán hàng rong ngoài kia thì sao?

Linh hồn tiến hóa thường chọn những kiếp sống rất đỗi bình thường, ở nơi nông thôn hoặc khu bình dân. Bởi vì nơi này họ có thể tiếp cận và giúp đỡ được nhiều người nhất.

Linh hồn chưa tiến hóa thì chọn các bài học liên quan đến trải nghiệm vật chất nhiều hơn.

Mình nhớ có một đêm ngồi uống trà đá ở Hà Nội, gặp một con bé đi bán rong (khoảng 8-10 tuổi) mà thần thái và ý chí vô cùng mạnh mẽ. Cô bé rất sòng phẳng, trả tiền nước mặc dù bà chủ quán muốn cho miễn phí.

Mình rất ấn tượng với cô bé đó, vì với kiếp sống bắt đầu khó khăn như vậy, sẽ ít người có thể vượt qua được.

Vì vậy, trong bài thông điệp dẫn kênh Gigi, ngài Quan Âm luôn nhắc đi nhắc lại là các con đừng có coi thường người khác.

Khi con người có chút của cải, họ nhìn người không có với con mắt ở đẳng cấp thấp hơn, như mới đây là loài ký sinh.

Sự thật là, nhiều người thấp kém đó chính là các thế thân của thần linh đấy.

Thử tấm lòng của con người, đúng là quá dễ đúng không bạn?

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-9.jpg

The Rat Race - Vòng chuột

Đây là một mẫu hình tư duy, hành động về tài chính điển hình nhất trên thế giới, là cái kéo tất cả mọi người trong vòng xoáy tiền bạc, làm người ta nghèo.

Vòng quay này đó là đi tìm việc làm, làm việc cật lực để nhận lương.

Sau khi nhận lương, thì họ bắt đầu dùng tiền để trả các hóa đơn.

Vì muốn có cuộc sống tốt hơn, nên thu nhập được dùng để cho các tiêu sản, như là quần áo đẹp, điện thoại xe đắt tiền.

Với những tiêu sản lớn hơn như nhà cửa, thì cách hàng đầu chính là vay nợ để mua các tiêu sản đó.

Khi đó, người trong vòng chuột sẽ làm việc để trả nợ ngân hàng, và không có một chút dự trữ nào.

Lúc này thì họ thực sự là nô lệ của ngân hàng, làm việc cả đời mà ngày càng nghèo hơn, vì nợ ngày càng tăng lên.

Ngược lại, người thoát khỏi vòng chuột không dùng thu nhập để mua các thứ tiêu sản đắt tiền.

Họ đem tiền để mở đầu tư kinh doanh, và các công việc kinh doanh đem thu nhập lại nhiều hơn.

Vòng quay này tiếp tục đến khi họ có rất nhiều tiền để có thể dư sức chi trả cho các tiêu sản thông thường.

Đây là 2 mẫu hình vô cùng khác nhau, với nhận thức về tiền bạc là khác nhau.

Một bên là tập trung vào sự an toàn, một bên là tập trung mở rộng khả năng.

Tương tự với tất cả các mẫu hình về các vấn đề khác trong cuộc sống.

Vậy bạn nhận ra được mô thức, mẫu hình tư duy của bạn chứ?

♦️ Nỗi sợ tâm lý là là gốc rễ chính của đa số các bài học trên Trái Đất!

Khi con người có niềm tin cốt lõi là nỗi sợ, nó sẽ làm thui chột khả năng phát triển của loài người, làm con người sống trong các vỏ bọc tâm lý, các vùng an toàn tâm trí tạo ra.

Những bài học liên quan tới sự sợ hãi là các tình huống đẩy con người vào ranh giới của nỗi sợ thất bại, nỗi sợ mất mát, nỗi sợ đau đớn và nỗi sợ chết….vv.

Ví dụ:

Có thể đó là kiếp sống bạn là người lính đối mặt nỗi sợ chết trên chiến trường.

Có thể đó là kiếp sống bạn là một người có ước mơ nhưng bị gia đình xã hội ngăn cản, đó là nỗi sợ bước ra khỏi vùng an toàn.

Có thể đó là kiếp sống bạn đứng trước lựa chọn giữa cứu người khác và ảnh hưởng tới cuộc sống của mình.

Có thể đó là kiếp sống bạn là người bị cắm sừng hoặc bị bỏ rơi vì nỗi sợ thiếu thốn tình cảm, phản bội.

….vv và vv.

Nỗi sợ cũng là gốc rễ của sự đau khổ và nóng giận, tạo ra các tình huống có liên quan trong kiếp sống như là bạo lực, giết chóc, chiến tranh.

Khi vượt qua được nỗi sợ này và sống đúng với lương tâm của mình, bạn học được lòng can đảm và sự nhẫn nại khi vượt qua vô số những thất bại, khó khăn, thử thách khác nhau đến với cuộc đời bạn.

♦️ Làm chủ được nỗi sợ này, bạn sẽ có khả năng thành công trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Lúc đó, bài học tiếp theo sẽ liên quan tới những luân xa cao hơn đó là các ham muốn từ thể xác cho đến tâm trí, trò chơi kiểm soát và quyền lực ở các cấp độ khác nhau.

Các kiếp sống liên quan sẽ là những kiếp sống mà bạn có khả năng tác động đến cuộc sống nhiều người hơn, điều quan trọng là khi đó bạn sẽ đi theo tiếng gọi của quyền lực, tiền bạc hay sử dụng khả năng đó để giúp đỡ cho những người xung quanh?

Nếu bạn đang dùng những khả năng đó để thu vén thêm cho mình, làm hại cho những người xung quanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, rất tiếc bạn sẽ tạo nghiệp và bắt đầu cuộc chơi lại ở các kiếp sống tiếp theo.

Điều quan trọng là, linh hồn cần thực sự hiểu rõ được các quá trình tâm lý, hành vi trong cuộc sống của mình, để thay đổi tận gốc rễ nhận thức với vấn đề liên quan đó.

Nếu không, sự thay đổi chỉ là bề mặt và linh hồn vẫn cần phải làm lại ở đời sống kế tiếp với cấp độ trò chơi cuộc sống khó hơn!

Ở cảnh giới Trái Đất này, linh hồn được coi là tốt nghiệp, có thể đi tiếp với Trái Đất trong thời gian tiếp theo là linh hồn vượt qua được các bài học cơ bản như trên.

Ngoài ra, linh hồn cũng cần đạt được điều kiện tiếp theo chính là thoát khỏi được sự rằng buộc của nghiệp quả - Karma.

Sự rằng buộc này như thế nào, ta cùng đi tiếp vào phần tiếp theo!

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-10.jpg

Lưu giữ sự hận thù, ai là người thiệt nhất?

Đây là câu chuyện có thật khi mình nói chuyện với một chị. Chị ấy inbox để hỏi cho người thân đang bị ung thư gan, làm thế nào để sức khỏe của anh A cải thiện lên.

Vì là bệnh gan nên mình hỏi thẳng luôn: anh A có hay giận dữ, hoặc thù ghét ai không?

Câu trả lời khá hiển nhiên: anh A thù ghét người trong gia đình mình, vì hay làm chuyện xấu với anh, trong khi anh ở viện, cũng không có người thân nào đến thăm.

Vì vậy, anh A càng thù ghét họ hơn.

Sự thù hận này chính là bài học cuộc đời của anh ý phải trải qua. Nếu anh A làm gì tiêu cực với người nhà, anh ta sẽ tạo nghiệp.

Sự tiêu cực anh A nhận được, nhiều khả năng chính là trải nghiệm cân bằng nghiệp mà linh hồn anh A đã chọn trước khi tái sinh.

Chỉ khi anh A có thể tha thứ cho người nhà, xả sự tiêu cực khỏi tâm thức của mình, anh ý mới có thể tiến triển bệnh tình được.

Nhưng đó cũng là điều khó nhất một người phải làm, đó là vượt qua cái tôi của mình.

Như bạn thấy, thù hận, trả thù không làm cho bạn cảm thấy tốt hơn mà chính bạn là người đầu tiên bị hại.

Lưu giữ các cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ bị bệnh.

Vậy bạn vừa bị bệnh, vừa tạo nghiệp nếu làm như vậy.

Liệu điều đó có đáng không? Bạn hãy tự lựa chọn!

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-11.jpg

Giải nghiệp rất đơn giản, hãy tha thứ.

Kinh sách đã dạy rồi, đừng chống cự lại người ác, đừng trả thù họ.

Trả thù thì sẽ tạo thêm nghiệp mới, và bạn lại cần thêm kiếp nữa để cân bằng lại.

Nếu cứ trả thù vậy, bạn chẳng được gì, mà lại tốn nhiều kiếp sống hơn thôi.

Nó có đáng không?

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-12.jpg

Người thật việc thật, câu chuyện về mẫu hình cuộc sống của một người sợ cô đơn.

Đây là câu chuyện thật, nhưng vì người trong cuộc không muốn tiết lộ danh tính, nên mình sẽ gọi là chị A và anh B.

Chị A và anh B tình cờ gặp nhau do bạn bè giới thiệu, lúc mới gặp không có gì đặc biệt đến khi chị A gặp con của anh B.

Khi đó chị A bỗng cảm thấy rung tim, cảm xúc dâng trào, vô cùng thương đứa bé.

Sau đó, cả 2 thân nhau hơn và cùng chia sẻ về chuyện gia đình con cái.

Gia đình anh B thì vợ không hỗ trợ nuôi con nhiều nên khá buồn, chị A có thể cảm nhận được.

Rồi sau đó một lần nói chuyện, anh B trách móc chị A và nói rằng sao chị A không quan tâm và bỏ rơi họ.

Chị A vô cùng bối rối không hiểu vì sao lại vậy? Mình chỉ là bạn bè thi thoảng gọi điện hỏi thăm thôi, làm sao lại bỏ rơi họ được.

Chị A rất ấm ức, và mang nỗi ấm ức vào trong giấc mơ. Đêm đó chị A đã mơ một giấc mơ kỳ lạ.

Chị A mơ thấy cảnh ở nước Tây Âu, hình ảnh đứa bé mới chào đời, tả lại hình ảnh ngôi nhà và hàng xóm thì y chang hình được tìm thấy trên mạng sau đó một thời gian.

Trước khi có đứa bé, kiếp đó anh B và chị A cưới nhau, nhưng sau đó có cuộc cãi vã, nên chị A bỏ đi, bỏ lại anh B và đứa bé.

Sau đó suốt kiếp sống đó anh B sống trong oán trách, đau khổ vì một mình nuôi con.

Kiếp này, người con chính là người con của kiếp sống trước đó, vì vậy chị A mới vô cùng thương nó là vậy.

Tình huống này xảy ra, là một bài học để linh hồn anh B tiến hóa. Nhưng anh B không học được bài học của mình.

Vì vậy, mẫu hình này tiếp tục xảy ra ở kiếp sống này. Ngay từ nhỏ, anh B bị mẹ bỏ rơi để hai anh em sống với ba.

Lớn lên, cuộc sống hôn nhân với người vợ đầu tiên không thành công, anh B lại cảm thấy cô đơn.

Cơ vợ thứ hai hiện tại giao hết mọi công việc cho chồng từ chăm con nuôi con , kiếm tiền nấu cơm nước,.....không quan tâm tới chồng.

Đây vẫn là mẫu hình để cho anh B học được bài học về nỗi cô đơn, anh B cần vượt qua được nó.

Chỉ khi nào anh B có thể học được bài học này, loại bỏ được nỗi sợ bỏ rơi trong tiềm thức, anh B mới thực sự có thể sống mà thoát khỏi mẫu hình đó.

Nếu không, các kiếp sống tiếp theo dù là vợ hay là chồng, anh B vẫn sẽ bị bỏ rơi, và vẫn tiếp tục chăm con một mình.

Bạn nhìn rõ được mẫu hình cuộc sống, bài học cuộc đời qua ví dụ thực tế này chứ?

Vậy mẫu hình của bạn thì sao, nếu có thể hãy chia sẻ!

🔵 Bánh đà nghiệp quả Karma - Vòng quay luân hồi.

Nghiệp quả về bản chất chính là biểu hiện của những linh hồn chưa tiến hóa, với những mẫu hình nhận thức có khả năng làm hại tới những sinh mệnh mệnh khác.

Khi đó, linh hồn chủ thể sẽ lựa chọn những trải nghiệm ngược lại để cân bằng với những gì mình đã gây ra cho linh hồn khác trong các kiếp sống tiếp theo.

Nếu linh hồn trong kiếp sống tiếp theo mà không có sự tiến hóa nhận thức, những trải nghiệm cân bằng nghiệp quả này sẽ tạo ra sự tiêu cực và oán hận cho linh hồn chủ thể vì bị linh hồn kia làm hại mình.

Luật hấp dẫn tiếp tục kéo chủ thể vào những vòng xoáy trải nghiệm tiêu cực nhiều hơn, từ đó chủ thể lại càng chìm sâu vào tiêu cực hơn.

Điều này sẽ làm linh hồn chủ thể có quán tính gây ra nhiều trải nghiệm tiêu cực khác cho những người, sinh mệnh xung quanh. Điều này tạo ra thêm nhiều nghiệp cần cân bằng hơn.

Sự gia tăng một cách vô thức của nghiệp quả như vậy như một cái bánh đà, khi vòng quay luân hồi càng tiếp diễn, nghiệp quả sẽ sinh ra nhiều và ngày càng nhiều hơn.

Khi đó, linh hồn sẽ bị mắc vào trò chơi nghiệp quả này, và tạo ra cái gọi là bánh đà nghiệp quả luân hồi. Đây là một vòng lặp tạo nghiệp mà linh hồn sẽ không thể thoát ra được nếu như không hiểu cơ chế vận hành của bánh xe này.

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-13.jpg

Vì sao nước Mỹ là đất nước giàu có?

Bởi vì họ là đất nước được xây dựng bằng niềm tin về sự phát triển, chứ không phải là nỗi sợ.

Nếu ở Việt Nam, khi bạn muốn theo đuổi giấc mơ như bắt đầu một công việc kinh doanh nào đó, người thân, xã hội sẽ kìm hãm bạn.

Nếu bạn thất bại, bạn sẽ không đứng dậy được, vì ở đất nước này thất bại là thứ gì đó rất ghê gớm.

Còn suốt lịch sử nước Mỹ, đất nước này được xây dựng bởi những người thất bại, những người không sợ thất bại khi đem hết vốn liếng của mình để sáng tạo.

Vì vậy mới có điện của Tesla cho cả thế giới sử dụng, mới có đèn điện của Edison sau 1000 lần thất bại, mới có ô tô giá rẻ của ông Ford, mới có máy tính của Apple,.... và còn rất nhiều sản phẩm khác nữa.

Nếu như lúc trước khi bắt đầu, họ lại nghĩ rằng nếu mình thất bại thì sao?

Khi đó thế giới của chúng ta sẽ không được như hôm nay, có thể chúng ta vẫn đi ngựa, dùng đèn dầu.

Nỗi sợ là thứ vi tế, nhưng có mặt ở tất cả ngóc ngách trên quả địa cầu này.

Nó mới là thứ mà chúng ta cần phải ưu tiên nghiêm túc nhìn nhận và học hỏi về nó, chứ không phải là tham, sân, si.

Hiểu được nỗi sợ, bạn sẽ hiểu được tất cả những thứ còn lại.

Ý kiến của bạn thế nào?

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-14.jpg

Vì sao rất nhiều người dân Việt Nam mê tín?

Bởi vì đây là một mẫu hình nhận thức khi đối mặt với khó khăn trong cuộc sống. Đó là mẫu hình tìm kiếm sức mạnh ở bên ngoài.

Bạn là linh hồn bất tử với bản chất của đấng sáng tạo. Vì vậy, bạn không cần phải tìm đến bất kỳ sức mạnh của ai cả, kể cả đó là Phật, chúa, thần thánh nào.

Bạn có tất cả sức mạnh của đấng toàn năng, đó là tự do lựa chọn.

Khi bạn sống trong tâm thế sợ hãi, bạn không tin vào sức mạnh của mình, bạn sẽ tìm kiếm sức mạnh bên ngoài để làm bạn cảm thấy tốt hơn.

Đây chỉ là một biểu hiện của vùng an toàn mà thôi.

Thay vì nhìn nhận thực tế để học bài học cuộc đời, bạn lại phủ nó dưới tấm thảm, với nhiều cái bình phong khác nhau.

Nhiều người Việt Nam hễ cứ thấy khó khăn là lại đổ tại nghiệp hoặc bị vong phá.

Một số thì tìm đến các thầy bói, thầy cúng, thầy phong thủy, thầy tử vi,....để tìm được một chỗ dựa cho giải pháp của mình.

Trong khi các nước phương Tây, họ tin vào sức mạnh bản thân nên đất nước của họ phát triển, giàu mạnh.

Một dân tộc với tâm trí như vậy, thì việc mê tín là điều dễ hiểu.

Chia sẻ thêm, nhà mình gần ngay đền bà chúa Kho, cứ mỗi dịp xuân đến là hàng nghìn người đến xin vay lộc.

Cuối năm thì chả có ma nào đến trả cả? Buồn hay vui?

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-15.jpg

Vì sao Trái Đất có nhiều tiêu cực, chiến tranh, giết chóc, tham nhũng, suy đồi?

Bởi vì đa số linh hồn trên Trái Đất bị mắc kẹt trong sự sợ hãi của tâm thức. Từ đó tạo ra các niềm tin cốt lõi dựa trên nỗi sợ.

Khi đó, nó sẽ tạo ra tâm thức của số đông nhân loại dựa trên nỗi sợ, và biểu hiện ra tất cả các khía cạnh khác của đời sống như kinh tế, chính trị, xã hội.

Tham nhũng, suy đổi, bạo lực, chiến tranh chỉ là hệ quả của những biểu hiện đó.

Nhìn về khía cạnh con người, những thứ này là tiêu cực, là không tốt.

Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ linh hồn, thì đây là môi trường lý tưởng cho các linh hồn trải nghiệm các bài học về nỗi sợ và tiến hóa.

Bạn sẽ không thể học được lòng dũng cảm nếu bạn không ở trong tình huống phải chiến đấu, nhất là trong vai một người lính.

Bạn không học được sự nhẫn nại khi không ở trong tình huống thất bại nhiều lần do môi trường làm việc quá suy đồi.

Bạn không học được các trân trọng cuộc sống hiện tại, nếu bạn chưa được trải nghiệm sự tiêu cực, sự tàn phá.

Vậy có nghĩa là trong cái tốt, có cái xấu. Trong cái xấu, có cái tốt.

Âm và dương đan xen nhau, cái tiêu cực và tích cực cùng hòa trộn để phát triển.

Nếu chỉ có tiêu cực, mọi thứ sẽ bị phá hủy.

Nếu chỉ có tích cực, sẽ không có sự tiến hóa.

♦️ Bí quyết ở đây là: Đừng tạo thêm nghiệp nữa!

Để có thể dừng việc tạo thêm nghiệp, cách duy nhất chính là việc linh hồn chủ thể cần tha thứ cho những linh hồn khác gây ra trải nghiệm tiêu cực của mình.

Khi đó, linh hồn sẽ không bị gặm nhấm bởi sự tiêu cực từ sự kiện đó, và không tạo ra vòng xoáy tiêu cực cho bản thân mình.

♦️ Tha thứ chính là chìa khóa để dừng lại bánh đà nghiệp quả luân hồi!

Tuy nhiên, tha thứ cho linh hồn khác vẫn là chưa đủ. Nếu linh hồn chủ thể vẫn chưa tiến hóa nhận thức, các mẫu hình tiêu cực đó vẫn sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai. Khi đó linh hồn vẫn rất dễ gây ra nghiệp mới theo mẫu hình nhận thức của mình.

Vậy điều mấu chốt thứ 02 chính là linh hồn cần học được bài học cuộc đời trong kiếp sống này, từ đó không còn bị ảnh hưởng tâm thức với những trải nghiệm tiêu cực đó.

♦️ Nếu linh hồn thực sự học được bài học, sự tha thứ sẽ chỉ là một hệ quả kèm theo.

Bởi vì, linh hồn sẽ không cảm thấy mình là nạn nhân nữa mà hiểu được vì sao sự kiện đó xảy ra với mình, nó dạy cho mình điều gì? Lúc đó, kẻ ác lại trở thành người thầy của người bị hại, mọi sự tiêu cực đều tiêu tan.

Vậy, nghiệp quả không phải là cái gì quá đáng sợ như rất nhiều tôn giáo đang mô tả. Bạn tạo nghiệp được thì cũng có thể thoát khỏi nó!

Hãy nhớ rằng, từ giờ nếu có bất kỳ ai làm chuyện gì đó không hay với bạn, hãy dừng lại và nhìn lại tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc sống của bạn.

Hãy thấu hiểu những vấn đề đến với mình là do những hệ thống niềm tin cốt lõi nào đang gây ra? Hãy thành thực với bản thân mình và học cách quan sát mọi hơi thở của cuộc sống.

Lúc đó, bạn sẽ học được bài học cuộc đời của mình.

Sau đó, bạn mới thực sự có thể tha thứ cho những người gây ra chuyện xấu với bạn. Hãy nói câu này trong tâm thức của bạn, với cấp độ giữa 2 linh hồn với nhau:

‘Bạn hãy đi đường của bạn, để tôi đi con đường của tôi’

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-16.jpg

Mẫu hình doanh nghiệp thành công và thất bại.

Khi nói đến kinh doanh, nhiều người nghĩ rằng muốn thành công cần phải đặt mục tiêu lớn, phải kiếm nhiều tiền, phải tối ưu hóa lợi nhuận, phải mở rộng thị trường, phải đánh nhiều mảng khác nhau...vv

Đây là mẫu hình tư duy của những doanh nghiệp thất bại. Đa số những doanh nghiệp dạng này, trên 90% không tồn tại quá 5 năm.

Vậy doanh nghiệp thành công và trường tồn họ khác biệt như thế nào?

Doanh nghiệp thành công không quan tâm đến tiền bạc, lợi nhuận, mà ban đầu họ đặt câu hỏi là mình làm gì giỏi nhất, làm cái gì phục vụ được nhiều người nhất và làm cái gì mình yêu thích nhất. Đây là khái niệm con nhím.

Sau khi xác định được lĩnh vực chuyên môn hóa, họ bắt đầu xây dựng hệ thống, đó là tìm những con người phù hợp, xây dựng hệ thống kỷ luật. Đó là các hệ thống sản xuất, phân phối, quản lý.

Họ đối mặt với sự thật phũ phàng về điểm yếu của mình, rồi tìm giải pháp cho vấn đề, sau đó là giai đoạn cải tiến bộ máy liên tục của mình.

Và kết quả đến như cái bánh đà, thành công, tiền bạc chỉ là những thứ hệ quả kèm theo.

Khi đã thành công, họ cũng không mở rộng, lấn chiếm các ngành khác mà phát triển chậm rãi, luôn dự trữ tiền mặt phòng rủi ro, không vay nợ phát triển ồ ạt.

Ngược lại các doanh nghiệp lớn trước khi thất bại thường đặt mục tiêu doanh số lợi nhuận, họ mở rộng nhiều ngành nghề khác nhau, mua bán sát nhập.

Sau đó kết quả của cả hệ thống đi xuống, vì chất lượng dịch vụ kém đi. Cuối cùng họ phá sản do vay nợ mở rộng quá nhiều.

Bài học ở đây là, mẫu hình nhận thức được áp dụng cho tất cả mọi thứ, điều quan trọng là bạn cần nhận ra được các mẫu hình hiện tại như thế nào?

Bạn hãy đặt câu hỏi, người thành công làm việc như thế nào? Người thất bại làm việc ra sao? Hãy nhìn vào mẫu hình của họ chứ không phải quan điểm của những người xung quanh.

Khi học được mẫu hình tốt, hãy bắt chước nó, rồi biến nó thành của mình.

Bí quyết thành công đơn giản như vậy đó.

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-17.jpg

Đây chính là công thức cuộc đời của bạn.

Cái tạo ra suy nghĩ, chính là các hệ thống niềm tin, vô thức của bạn, cách bạn suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề.

Mà cái quyết định cách nghĩ của bạn, chính là mức năng lượng của bạn, rung động của linh hồn.

Ai mà lúc nào cũng rung động thấp, nỗi sợ làm chủ, thì suy nghĩ thói quen hành động là tiêu cực, là theo nỗi sợ.

Ai rung động cao hơn, thì trong mắt người bình thường là có suy nghĩ khác người, là ngu ngốc, là rủi ro hơn. Vì họ không biết được cái cảm giác thoát khỏi được nỗi sợ đó.

Vậy tất cả những thứ này sẽ tạo ra một mẫu hình cuộc sống cơ bản.

Có rất nhiều mẫu hình kiểu thế, như là trộm cướp, người tốt, bợm nhậu, ăn chơi, tham làm, giàu, nghèo,...vv

Điều quan trọng là, bạn nhận thức được bạn đang ở dạng mẫu hình cuộc sống nào, suy nghĩ, hành động thói quen của bạn là gì?

Lúc đó bạn mới có thể bắt đầu thay đổi để thoát khỏi vòng lặp mẫu hình cuộc sống đó.

Nếu không nhận thức được, bạn sẽ có nhiều kiếp sống tương tự nhau, và bạn sẽ không học được nhiều điều.

Hãy nhớ điều đó!

1913-the-law-of-one---bai-hoc-cuoc-doi---su-tien-hoa-cua-linh-hon---banh-da-nghiep-qua-18.jpg

Tổng kết lại những vấn đề, giải ảo về nghiệp quả.

Nghiệp quả là luật tự nhiên của vũ trụ, nhưng nó không phải là kiểu ép buộc, trừng phạt như các tôn giáo mô tả.

Nghiệp quả được tạo ra trong quá trình linh hồn review lại kiếp sống với dạng thời-không gian. Khi đó linh hồn được trải nghiệm tất cả những nỗi đau của sinh mệnh mình làm hại, từ đó lựa chọn trải nghiệm để cân bằng với trải nghiệm đó.

Quy luật tự nhiên là luật cân bằng và tự do ý chí, linh hồn có thể lựa chọn trải nghiệm để cân bằng nghiệp, hình thức trả nghiệp, thời gian trả. Linh hồn có thể trì hoãn trả nghiệp bao lâu cũng được, đây là tự do lựa chọn.

Không có chuyện khi tạo nghiệp xấu, linh hồn sẽ bị đầy xuống địa ngục hoặc tái sinh làm ma quỷ, súc sinh. Đây là một chiến thuật đánh vào nỗi sợ điển hình.

Việc tái sinh vào dạng sinh mệnh nào phụ thuộc vào độ tiến hóa linh hồn. Khi linh hồn tiến hóa hơn, nó sẽ phân mảnh và có thể gồm nhiều dạng sống khác nhau cùng lúc.

Linh hồn thường chọn trả nghiệp ngay khi có cơ hội, và đó cũng được lồng vào với bài học cuộc đời của linh hồn.

Điều tạo ra vòng quay nghiệp quả chính là việc linh hồn bị cuốn vào vòng xoáy tiêu cực do trải nghiệm cân bằng nghiệp.

Khi đó, con người theo quán tính sẽ gây ra nhiều điều tiêu cực cho người khác hơn, từ đó tạo ra nhiều nghiệp cần cân bằng hơn.

Để thoát khỏi nghiệp quả, bạn cần học bài học cuộc đời liên quan đến nghiệp quả đó. Sau khi học được bài học, hãy tha thứ cho đối tượng gây ra nỗi đau với bạn.

Làm được điều này, vòng quay nghiệp quả sẽ kết thúc. Bạn thoát khỏi nghiệp quả - Karma.

🔵 Chốt lại, bài viết này bạn cần nắm rõ những điều sau:

♦️ Mức rung động, nhận thức của linh hồn khác nhau, sẽ tạo ra mẫu hình cuộc đời khác nhau.

♦️ Học được bài học cuộc đời bằng cách thay đổi nhận thức, mẫu hình cuộc đời sẽ thay đổi.

♦️ Linh hồn tiến hóa qua trò chơi cuộc sống, càng tiến hóa cao cuộc chơi sẽ càng khó hơn.

♦️ Linh hồn chưa tiến hóa dễ tạo ra bánh đà nghiệp quả vì dễ rơi vào vòng xoáy tiêu cực.

♦️ Để dừng lại đánh đà nghiệp quả, cần học được bài học và tha thứ cho linh hồn khác.

Bài tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách linh hồn lựa chọn cuộc sống, kế hoạch cuộc đời và tái sinh như thế nào?

Bài này thấy hay thì bạn hãy chia sẻ cho ai cần, còn không thì hãy bình luận quan điểm/ câu hỏi của bạn.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh