Thức Tỉnh: Chương 17. Trải Nghiệm

THỨC TỈNH: CHƯƠNG 17. TRẢI NGHIỆM

Điều gì tạo nên trải nghiệm?

Để có trải nghiệm, trước tiên bạn cần phải có khái niệm và định nghĩa. Và trong thực tại mà bạn đang ở, có 3 tầng khái niệm/định nghĩa cơ bản để tạo nên tất cả mọi trải nghiệm mà bạn đã, đang và sẽ có:

Một, đó là những khái niệm/định nghĩa cơ sở của sự tồn tại hay chính là khoa học cơ bản, là những cái mà bạn không thể thay đổi được ở trong thực tại này: Đất, nước, gió, đá, kim, lửa, sét, điện, cây cối, trọng lực, khối lượng, luật bảo tuần năng lượng hay khối lượng,…

Hai, đó là những khái niệm/định nghĩa mà được tạo ra dựa trên tầng khái niệm/định nghĩa số 1: Nhà cửa, bàn ghế, quần áo, trang sức, vật dụng, xe cộ, thức ăn, nước uống, công cụ, vũ khí,…

Ba, đó chính là những khái niệm/định nghĩa mà được con người tạo ra dần qua thời gian trong sáng tạo và trải nghiệm, hay chính là niềm tin, văn hóa hay phong tục: Biệt thự, cung điện, chùa chiền, đám cưới, đám ma, sinh nhật, kỷ niệm, bạn bè, lễ phép, lịch sự, hiếu thảo, chung thủy, phụ nữ, đàn ông, con cái, cha mẹ, hư hỏng, bất hiếu, điên khùng, nổi tiếng, vô danh, linh thiêng, xui rủi, sang trọng, hèn hạ,…

Vậy khái niệm “Trọng lực” và khái niệm/niềm tin “Hoa hồng đỏ là biểu tượng của tình yêu” có khác nhau không? Chúng chỉ khác nhau ở trong thực tại này mà thôi, vì bạn có thể thay đổi ý nghĩa của hoa hồng đỏ nhưng bạn không thể thay đổi được tính chất trọng lực của vật chất. Và khi bạn bước qua thực tại 5D hay thiên đường rồi, bạn sẽ có thể thay đổi tất cả mọi khái niệm/định nghĩa ở trong thực tại của bạn, biến đổi và bẻ cong mọi tính chất của vật chất cũng như những quy luật vật lý mà bạn hằng biết, và như thế mà tất cả mọi thứ đều có thể được tạo dựng và triển hiện nên, rồi sẽ không bao giờ còn những tranh cãi rằng điều gì là có thể hay điều gì là không thể nữa.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Bạn hãy hình dung, bạn có thể dùng Nhận thức tự do hay Nhận thức Linh hồn của mình để tạo dựng nên một hạt vật chất mới với electron hoạt tính, rằng nó luôn nhận và nhả electron liên tục khi nó được kết nối trong một vòng tròn khép kín, và như vậy mà bạn có thể tạo ra một máy phát điện vĩnh cửu nằm gọn trong lòng bàn tay mà không tuân theo định luật bảo toàn năng lượng hay khối lượng mà bạn hằng biết. Và hạt vật chất này thì không thể tồn tại ở trong thực tại 3D được vì bạn không thể tắt nó đi bằng tư duy hay tay chân được, và nó cũng không thể tồn tại được ở trong môi trường tự nhiên vì nó sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền và gây chết cho bất kì thứ gì mà nó đụng tới. Và vậy mà nhiều công nghệ 5D đã nằm trong tay của chính quyền của những quốc gia lớn qua những hiệp ước giúp phát triển nền văn minh cũng như Nhận thức chung của nhân loại, nhưng phần lớn là con người không thể sử dụng được những công nghệ này vì chúng không tồn tại và vận hành dựa trên điện năng, vi mạch, dây điện hay nút bấm, và những hạt chất bên trong những công nghệ 5D này thì không nằm trong và cũng không phản ứng với bất kì hạt chất nào ở trong bảng nguyên tố hóa học mà bạn hằng biết.

Như thế, bước qua thực tại 5D sẽ là một sự khởi đầu mới cho nhân loại, với những phương cách, khả năng sáng tạo và trải nghiệm hoàn toàn mới. Nói là mới nhưng thực chất là nó không mới, bởi vì trước khi trải nghiệm thực tại 3D này, con người và Trái Đất đã từng tồn tại ở thực tại 5D, hay chính xác hơn thì là ở phần cao của 4D mà cận với 5D, và đó chính là những truyền thuyết hay câu chuyện về những nền văn minh cổ đại và tiến bộ với khả năng tâm linh hay phép thuật mà được lưu truyền lại bởi những con người sống sót qua cơn đại nạn toàn cầu do quá trình chuyển giao từ 5D xuống 3D của Trái Đất. Và cũng từ đây mà đã tạo ra những câu chuyện trong những tôn giáo hay những nền văn hóa khác nhau rằng con người đã ăn trái cấm, vi phậm luật trời và bị đày xuống trần gian khổ đau. Và đó cũng chỉ là cách nhìn và diễn dịch của tư duy/bản ngã mà thôi, rằng con người đã vi phạm luật trời, đã để bóng tối và sợ hãi bên trong chiếm đoạt và kiểm soát: Là dục vọng, tham vọng, quyền lực, ganh tị, sở hữu,… khi khoa học công nghệ bên ngoài Trái Đất được giới thiệu vào nền văn minh nhân loại lúc bấy giờ; nhưng về bản chất thật sự thì đó chỉ là sự sắp đặt và số phận cũng như là sự tự nguyện lựa chọn của Trái Đất và nhân loại với mong muốn được trải nghiệm thực tại 3D này.

Như thế, tại sao bạn lại chọn trải nghiệm thực tại 3D này? Đơn giản chỉ là vì bạn tò mò, muốn biết nó ra sao và muốn xem trải nghiệm nó như thế nào. Đó là hàng nghìn, hàng triệu những câu hỏi mà bạn đã đặt ra: Là những con người yếu ớt và làm mọi thứ bằng tay bằng chân thì ra sao, xây dựng một công trình qua nhiều thế hệ con người thì như thế nào, là người giàu thì ra sao, là người nghèo thì như thế nào, cảm giác như thế nào khi là người gây tội, người bị hại, người nô lệ, người được tôn thờ, người bị khinh bỉ, người vô danh tiểu tốt, người được dân dân biết đến, người lính, người quan, người nông dân, người thợ mộc, người bác sĩ, người lành lạnh, người tàn tật, người khỏe mạnh, người ốm yếu, người quyền lực, người ăn xin,… Và như thế, khi thức tỉnh dần và trở về lại là Nhận thức Linh hồn vĩnh cửu, bạn sẽ không còn theo đuổi những khái niệm/định nghĩa về thành công hay xứng đáng mà bạn từng có nữa (cuộc sống đầy đủ, sở hữu, sung túc, giàu có, tên tuổi, danh tiếng,…), mà bạn sẽ tìm kiếm những trải nghiệm khác nhau và khác lạ, cũng như bạn sẽ không còn phân biệt hơn thua hay cao thấp giữa các loại trải nghiệm, và dù cho trải nghiệm có dễ dàng hay cực khổ về mặt cơ thể vật chất thì cũng không còn là vấn đề đối với bạn nữa. Rồi trước bất kì tình huống nào trong cuộc sống của bạn, bạn cũng sẽ luôn ở trong một trạng thái sẵn sàng và đón nhận: “Tôi sẽ cảm thấy những gì và suy nghĩ những gì ở trong tình huống, sực việc sắp xảy ra đây?”.

Và khi là một con người đã thức tỉnh, bạn sẽ luôn là người quan sát chính mình và thế giới xung quanh mình, cũng như cảm xúc và suy nghĩ sẽ không còn kiểm soát và điều khiển bạn thêm nữa. Rồi những trải nghiệm sung sướng, vui thích hay cực khổ, đớn đau thì đơn giản cũng chỉ là những trải nghiệm khác nhau mà có chung một mục đích duy nhất mà thôi, và đó chính là giúp cho Nhận thức Linh hồn có thể tự ý thức và nhận thức về sự tồn tại của mình. Như vậy, nếu như bạn vẫn còn xem sung sướng và an nhàn là tốt hơn chật vật và đau khổ thì đó chính là cách nhìn sự sống của tư duy/bản ngã của bạn, là Nhận thức Sinh tồn hay Trí thông minh nhân tạo mà được lập trình nên để luôn tìm kiếm sự an toàn, đầy đủ cũng như để bảo vệ sự tồn tại của cơ thể vật chất của bạn ở trong môi trường tự nhiên và xã hội.

Mua đá năng lượng:

Và bạn cũng đừng nên chờ đợi những điều mà chưa xảy ra, cũng như đừng cố gắng đi tìm đi kiếm sự giác ngộ ở đâu đó xa vời. Vì cái mong muốn tìm kiếm sự giác ngộ phần lớn cũng chỉ là cái mong muốn của tư duy/bản ngã của bạn mà thôi, để bạn có thể giỏi giang và hiểu biết hơn người, như cái cách phim ảnh và sách truyện thường khắc họa lên hình ảnh về những bậc giác ngộ mà ăn sâu vào trong tiềm thức của bạn. Bởi lẽ khi xét về bản chất, khi một con người đã thức tỉnh và giác ngộ, thì họ sẽ thấy được vị trí của mình ở trong một bức tranh tổng thể rất lớn, và như vậy mà họ không còn đau khổ và chịu đựng vì không phải theo đuổi những vị trí mà mâu thuẫn với bức tranh tổng thể đó, hay nói đơn giản, họ sẽ hoàn toàn chấp nhận và an phận với vai trò và vị trí của mình. Như thế, khi bạn bỏ đi được cái thói quen suy nghĩ chỉ luôn hướng về bản thân mình, về người thân và gia đình của mình, thì bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy được vị trí của mình ở trong toàn thể nhân loại với dòng chảy của năng lượng và sức lao động (hay đồng tiền), cũng như khi bạn thấy được ba mẹ của bạn thì cũng giống như ba mẹ của người khác, con cái của bạn thì cũng giống như con cái của người khác, khi bạn chấp nhận được cuộc sống hiện tại của bạn, công ăn công việc của bạn cũng như tìm được đam mê và thích thú trong những việc bạn làm hằng ngày thì đó chính là lúc bạn đã thức tỉnh và giác ngộ. Như thế, con đường đi đến giác ngộ thì chưa bao giờ cần thời gian hay khoảng cách để đạt tới, vì nó luôn ở trong hiện tại và ở ngay chỗ mà bạn đang ở.

Về bản chất, khái niệm “Trọng lực” và niềm tin “Thấy mèo đen là xui xẻo” thì không hề khác nhau, mà chỉ khác nhau ở mỗi chỗ rằng khái niệm “Trọng lực” thì là niềm tin của Nhận thức Linh hồn ở chiều không gian cao hơn mà triển hiện thành một quy luật bất biến trong thực tại 3D này. Như vậy, khái niệm hay định nghĩa hay niềm tin thì đều chỉ là một thứ mà thôi, là sản phẩm sáng tạo, là sự tưởng tượng của Nhận thức Linh hồn hay Nhận thức tự do mà được tạo ra không dựa trên bất kì điều kiện hay tiền đề gì hết cả, hay nói một cách đơn giản, tất cả mọi thứ bạn đã biết, đang biết và sẽ biết thì đều được bịa ra từ hư vô cả thôi.

Và đó chính là khả năng và sức mạnh sáng tạo của Nhận thức Linh hồn, của chính bạn mà bạn vẫn sử dụng nó một cách vô thức trong cuộc sống hằng ngày của mình. Rằng bất kì khái niệm, định nghĩa hay niềm tin nào mà bạn dựng nên cho mình hay được người khác dựng nên cho bạn thì sẽ tạo ra trải nghiệm và thực tại tương ứng cho bạn. Nếu bạn tin rằng việc nhìn thấy mèo đen là điềm xui xẻo thì bạn sẽ gặp xui xẻo bởi vì suy nghĩ và niềm tin này mà đi kèm với cảm xúc sợ hãi ở trong bạn thì sẽ triển hiện thành thực tại của bạn.

Vậy, như thế nào là một người “Điên”? Rằng bạn gọi một người là “Điên” đơn giản chỉ là vì họ có một hệ thống khái niệm/niềm tin không giống với cái của đa số con người trong một cộng đồng xã hội hay văn hóa mà thôi. Nhưng khi xét về bản chất, thì người “Điên” này còn “Tỉnh” hơn đa số những người khác vì hắn tự sáng tạo cho mình một hệ thống khái niệm/niềm tin riêng biệt, và như thế mà hắn sống trong một thực tại do chính mình tạo ra cho mình, còn những người khác thì lại sống trong một thực tại mà được tạo ra và dẫn dắt bởi những ai đó ở bên ngoài họ.

Như vậy, cuối cùng thì ai “Điên”? Và câu trả lời là tất cả, tất cả đều “Điên” đó thôi, vì rằng tất cả mọi thứ trong sự tồn tại thì đều được bịa ra cả mà. Rồi khi tồn tại một nhóm Nhận thức đồng ý cùng nhau sáng tạo và trải nghiệm trên một hệ thống khái niệm/niềm tin chung, thì khái niệm “Điên” sẽ biến mất và không còn hiện hữu nữa. Và đó cũng là cách thức mà loài người hay mọi loài sinh vật với Nhận thức cao tồn tại và phát triển, rằng bạn thức dậy, ăn uống, ăn mặc, làm đẹp, vận động, làm việc, giải trí, sinh hoạt, tặng quà, xã giao, trò chuyện, đấu tranh, cãi nhau, chia sẻ, bình luận,… thì đều dựa trên một hệ thống định nghĩa/niềm tin chung rất lớn ở bên trong tư duy/bản ngã của bạn mà bạn cũng không hề ý thức đầy đủ được toàn bộ kích thước của nó. Và bạn chỉ có thể ý thức được hệ thống khái niệm/niềm tin này khi sự sợ hãi trong bạn được kích động và khơi dậy mà thôi, và đó chính là những khi sự tức giận, ghen tị, buồn tủi, mặc cảm, phê phán, phán xét, kết tội, bình luận,… mà xuất hiện lên ở bên trong bạn để phản ứng lại những yếu tố khác nhau ở trong thế giới bên ngoài. Như vậy, con đường từ thực tại 3D lên thực tại 5D mà bạn đang trải qua thì sẽ không phải là một con đường êm ái và thẳng tắp, vì lẽ nỗi đau và sợ hãi chính là yếu tố tất yếu để bạn có thể tự ý thức và nhìn nhận về chính mình.

Tôn giáo là gì? Tại sao lại tồn tại những tôn giáo khác nhau? Tôn giáo nào thì tốt hơn?

Để lấy làm mô phỏng, thì tôn giáo cũng giống như chiếc xe hơi vậy, và những tôn giáo khác nhau thì là những chiếc xe hơi khác nhau, và những chiếc xe khác nhau thì cho những trải nghiệm khác nhau. Và “Tốt hơn” ở đây chỉ là khi bạn ngụ ý và mong muốn rằng là cái nào thì “đẹp hơn, bền hơn và nhanh hơn” mà thôi, rằng nó có tạo ra sự dễ dàng và thoải mái hơn cho cơ thể vật chất của bạn hay không; vậy nên câu hỏi “Cái nào thì tốt hơn?” không phải là câu hỏi của bạn mà là của tư duy/bản ngã của bạn. Ví dụ như việc bạn có thể chi trả cho việc di chuyển từ Nam ra Bắc bằng máy bay trong một tiếng đồng hồ, nhưng bạn vẫn tự mình cùng với chiếc xe máy dòng dã hàng chục ngày trời để đi từ Nam ra Bắc. Tại sao bạn lại làm như vậy? Đơn giản là vì nó tạo ra cho bạn những trải nghiệm khác nhau, và vậy mà sự so sánh giữa máy bay và xe máy sẽ không còn hiện hữu trong hệ thống khái niệm cũng như ý thức của bạn nữa. Như thế, khi bạn trở lại là Nhận thức tự do hay Nhận thức Linh hồn của mình, khái niệm/định nghĩa “Tốt hơn” hay “Tệ hơn” cũng như sự so sánh và phân biệt giữa mọi thứ sẽ dần phai nhạt và biến mất.

Về bản chất, tôn giáo hay pháp đạo là để nói dạy về những quy luật tồn tại cốt lõi của vũ trụ, cũng giống như mọi chiếc xe hơi thì vận hành dựa trên những quy luật và các thành phần cơ bản: Động cơ (nạp, đốt, xả), bánh xe, khung xe và cần điều khiển. Và những tôn giáo khác nhau thì giống như những chiếc xe khác nhau mà phụ thuộc vào số lượng người (Linh hồn) mà nó sẽ chở: Nhiều người đi thì cần nhiều ghế ngồi hơn và chiếc xe sẽ lớn hơn, nên sẽ cần nhiều bánh xe hơn, cần động cơ lớn hơn với nhiều xi lanh hơn, và cần nhiều người hơn để phục vụ du khách trên xe. Như vậy, những gì bạn biết được về hệ thống cấp bậc Phật/Thánh trong kinh, trong sách chính là hệ thống được tạo dựng nên để phục vụ số lượng người hay Linh hồn tương ứng mà tôn giáo đó sẽ hỗ trợ và giúp đỡ trong việc trải nghiệm thực tại 3D này. Và những thành phần như các tầng địa ngục, tầng thiên đường, cõi không gian,… cho người đã chết thì cũng được tạo dựng nên là một phần cấu thành nên hệ thống và cấu trúc của tôn giáo đó, cũng giống như những chiếc xe có vẻ ngoài và màu sơn khác nhau mà thôi, và những khả năng về vẻ ngoài và màu sơn cho một chiếc xe thì là vô tận. Rồi một ngày trong tương lai, có thể bạn sẽ chọn tham gia vào công cuộc sáng tạo nên những hành tinh và sự sống, và rồi sáng tạo nên những tôn giáo với hệ thống và cấu trúc đặc thù cùng với những tầng không gian khác nhau ở bên trong đó, cũng giống như cái cách mà Trái Đất đã được tạo dựng nên và vận hành. Và sẽ không ai bắt ép bạn thực hiện điều đó cả, bạn sẽ làm và tham gia bởi vì điều đó làm bạn thích thú, tò mò và đam mê mà thôi. Như thế, chỉ có một miêu tả duy nhất về thiên đường hay địa ngục mà thôi: Có thể là bất kì điều gì, thiên đường có thể mang hình dáng và vẻ ngoài của địa ngục, hay địa ngục có thể mang hình dáng và vẻ ngoài của thiên đường.

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao lại có sự đối lập và khác biệt về hình thức giữa tôn giáo Châu Á và Châu Âu chưa? Có thể là có, có thể là không, nhưng khi bạn hỏi rằng “Tôn giáo nào thì tốt hơn?” thì ở bên trong đó bạn cũng đã ngụ ý hay nhìn thấy được rằng là chúng có khác nhau. Và điều cơ bản mà tạo ra sự đối lập và khác biệt đó chính là do sự tồn tại của hai hệ ngôn ngữ khác nhau.

Đây là điều mà bạn có thể chưa thấy được từ bất kì chương trình giáo dục, đào tạo hay nhà phân tích, nghiên cứu nào bởi vì con người ở thời đại hay giai đoạn này đã được lập trình chỉ sử dụng chủ yếu hoặc là não trái, hoặc là não phải và thiếu sự hoạt động đồng bộ, hiệu quả giữa hai bán cầu não. Vậy nên phần lớn các nhà nghiên cứu và phân tích thì đều sử dụng não trái với tư duy logic là chủ yếu, và như vậy mà họ chỉ có thể nhìn thấy được một nửa bức tranh mà thôi. Và cũng vì vậy mà hệ thống giáo dục toàn cầu lúc này cũng chỉ giúp bạn phát triển được tư duy logic hay não trái mà thôi, và rằng hệ thống này cũng chính là sản phẩm của sự phân tích và nghiên cứu bằng tư duy logic.

Và để tạo dựng nên một ngôn ngữ thì thường có hai phương thức cơ bản. Một là, âm thanh được tạo ra trước với âm điệu và năng lượng cao thấp của âm thanh thì phản ánh ý nghĩa, ý niệm tích cực hay tiêu cực mà âm thanh đó muốn truyền đạt, rồi kí tự và chữ viết sẽ hình thành theo sau khi mà hệ thống âm thanh đã có đủ nhiều, và như vậy mà ngôn ngữ này được gọi là hệ ngôn ngữ não phải hay hệ ngôn ngữ âm thanh. Hai là, kí tự và chữ viết được hình thành trước cùng với những ngữ pháp, kết cấu và cách thành lập từ ngữ nhất định, rồi sau đó âm thanh mới được hình thành theo sau mà dựa trên những sự kết hợp khác nhau của hệ thống kí tự và biểu tượng, như vậy mà âm điệu hay năng lượng cao thấp của âm thanh thì thường không song hành với ý nghĩa, ý niệm tích cực hay tiêu cực mà ngôn từ muốn truyền đạt, và vậy mà ngôn ngữ này được gọi là hệ ngôn ngữ não trái hay hệ ngôn ngữ logic.

Như vậy, những ngôn ngữ Châu Á là thuộc hệ ngôn ngữ não phải, còn những ngôn ngữ Châu Âu (hiện nay) là thuộc hệ ngôn ngữ não trái. Ví dụ như trong tiếng Việt, những từ ngữ mang ý niệm tích cực thì song hành với âm thanh cao và trong, còn những từ ngữ mang ý niệm tiêu cực thì song hành với âm thanh thấp, nặng và trầm: Trong sáng/âm u, sáng tạo/bịa đặt, thông minh/ngu đần, vẻ vang/hèn hạ, ngon lành/dở ẹc, sung sướng/khổ sở, hạnh phúc/buồn bã,… Còn như trong tiếng Anh, năng lượng âm thanh của ngôn từ thì không phản ánh được ý niệm của ngôn từ rằng là tích cực hay là tiêu cực, do vậy mà những từ ngữ chửi thề và thô tục trong tiếng Anh thì không hề tạo ra cảm giác quá nặng nề, khó chịu và được sử dụng phổ biến ngay cả trên phim ảnh và phương tiện thông tin đại chúng. Còn với tiếng Việt và các ngôn ngữ hệ não phải thì không như thế, bởi lẽ năng lượng âm thanh trầm thấp, thô ráp và nặng nề của những ngôn ngữ chửi thề kết hợp với ý niệm tiêu cực của người nói thì sẽ làm bạn cảm thấy vô cùng tệ hại và khó chịu cũng như làm hạ thấp tần số tồn tại của cơ thể bạn mà dẫn đến khả năng dễ mắc bệnh và bị ảnh hưởng bởi những nguồn năng lượng thấp ở trong môi trường xung quanh (ma quỷ, vong hồn,...).

Và do tính chất khác nhau của ngôn ngữ như vậy mà đã tạo ra sự khác nhau trong hình thức của tôn giáo Châu Á và Châu Âu. Tôn giáo Châu Á thường bao gồm những bài chú bài niệm, và những hoạt động ở đó thì thường sẽ cần đọc ra thành lời và có sự kết hợp với các công cụ tạo ra âm thanh tần số cao như gõ mõ, chuông, trống,… Như vậy, năng lượng âm thanh cao và trong của ngôn từ kết hợp với những công cụ tạo ra âm thanh và với ý niệm tích cực thì sẽ tạo ra một môi trường năng lượng cao mà có thể đẩy đi và xóa bỏ mọi nguồn lực năng lượng thấp (bệnh tật và mọi sinh thể mà sống dựa trên năng lượng sợ hãi). Và ý niệm tích cực cùng với ngôn từ có âm thanh năng lượng cao cũng có thể được tạo ra để tập trung lưu lại vào trong không gian hay đồ vật mà trở thành bùa chú, vật linh, vật may mắn, vật cầu an, đất linh thiêng, chốn an linh,… Còn đối với tình huống ngược lại, những ý niệm tiêu cực cùng với ngôn từ có âm thanh năng lượng thấp, trầm và nặng thì sẽ tạo ra sự nguyền rủa, chửi thề, bùa ngải,…

Còn đối với tôn giáo Châu Âu, vì rằng năng lượng âm thanh của ngôn từ thì không song hành cùng với ý niệm của người nói nên những buổi cầu nguyện thì thường diễn ra trong sự im lặng và tĩnh tại, và ý niệm bên trong người nguyện sẽ là yếu tố chính mà không có sự hỗ trợ tăng thêm hiệu quả của ngôn ngữ và ngôn từ. Do vậy, tính chất của tôn giáo Châu Âu thì thường yếu hơn tính chất của tôn giáo Châu Á, nhưng vì hệ ngôn ngữ Châu Âu là ngôn ngữ được tạo ra bởi tư duy logic nên nó sẽ hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của logic, và vậy mà đã tạo ra tất cả thành quả và thành tựu khoa học công nghệ bạn biết ngày hôm nay. Vì rằng khoa học công nghệ làm cuộc sống con người dễ dàng và thoải mái hơn – là điều mà tư duy/bản ngã luôn kiếm tìm, nên việc bạn xem ngôn ngữ và tôn giáo Châu Âu là tốt hơn thì cũng là điều hiển nhiên và dễ hiểu. Và ở Châu Âu ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều loại ngôn ngữ cổ hệ não phải hay hệ âm thanh (giống như sự khắc họa trong các phim truyện về tiên nhân, phù thủy hay trừ ma trừ quỷ), và chúng vẫn được dùng bởi số ít người hay nhóm người để thực hành trừ ma, gọi hồn hay bùa ngải, nguyền rủa,…

Và có thể có, có thể không, nhưng ít khi nào bạn ý thức được rằng bạn có thể cảm nhận được năng lượng âm thanh của ngôn từ và ngôn ngữ mà bạn đang sử dụng hằng ngày. Và vì rằng hệ giáo thống giáo dục hiện tại chỉ giúp bạn phát triển được tư duy logic là chính nên gần như tất cả mọi người thì đều ít khi nào cảm nhận được năng lượng cao hay thấp của ngôn ngữ mà mình đang sử dụng. Nhưng rồi bạn sẽ cảm nhận và ý thức được dần ngôn ngữ mà mình đang có, bởi vì DNA và não bộ của bạn đang ở trong quá trình thay đổi và tái cấu trúc, để bạn trở lại dần là con người nguyên bản mà đã được thiết kế ra ban đầu, và quá trình này thì song hành với quá trình thức tỉnh và giác ngộ của bạn. Và rồi bạn sẽ nhận ra, những người viết văn giỏi không phải là vì họ giỏi về sử dụng từ vựng hay ngữ pháp, mà họ giỏi về sử dụng âm thanh và nhạc điệu, đó là sự hài hòa cao thấp của dòng chảy âm thanh ở trong từng câu văn và đoạn chữ mà thậm chí là họ cũng không ý thức được điều này. Do vậy, cách dạy tiếng Việt và viết văn mà chúng ta đang có thì không phải là cách dạy hoàn toàn đúng đắn, bởi vì đó là cách nhìn văn học và tiếng Việt bằng tư duy logic chứ không phải bằng năng lượng âm thanh và nhạc điệu.

Và một điều nữa mà bạn cần hiểu, đó là: Bạn không cần phải biết hết tất cả mọi thứ. Vì rằng đó là thói quen của bạn, của tư duy logic hay bản ngã của bạn, rằng bạn luôn muốn biết và ghi nhớ mọi thứ, biết tên nó là gì, thuộc loại gì, ra sao và như thế nào, và đã tới lúc bạn cần bỏ thói quen này đi rồi, bởi vì ở trong thực tại mới mà bạn đang bước vào đây thì tư duy logic chỉ đóng vai trò phụ trong việc sáng tạo và trải nghiệm thực tại của bạn mà thôi. Và điều đó cũng giống như những trò chơi mà bạn thường chơi trên máy tính hay điện thoại của bạn, rằng bạn có cần phải biết những ngôn ngữ lập trình, những phần mềm hay những quy trình để làm nên những trò chơi đó để bạn có thể chơi được chúng hay không? Câu trả lời là “Không”. Và thực tại này cũng vậy, cũng như mọi thực tại khác, rằng bạn là người chơi mà thôi, và người chơi thì chỉ cần biết luật chơi của trò chơi là đủ, và đó là luật nhân quả, báo ứng, cân bằng, hấp dẫn, triển hiện,… để bạn có thể trải nghiệm và sáng tạo trong thực tại hay trò chơi này. Và bạn hãy hiểu rằng, những Linh hồn mà sáng tạo nên và quản lý thực tại này thì họ sử dụng những cơ thể với những cấu trúc não bộ khác nhau để nhìn thấy và làm được những công việc khác nhau, và vì vậy mà họ không nhìn thấy vật chất và thực tại như cái cách bạn nhìn thấy hằng ngày, mà tất cả những gì họ nhìn thấy là năng lượng ở trạng thái luôn chuyển động và biến đổi. Cũng giống như những trò chơi trên máy tính của bạn vậy, giao diện của người chơi thì khác hoàn toàn so với giao diện của những người quản lý và tạo dựng nên những trò chơi đó.

Và nếu như trong quá trình chuyển đổi từ 3D lên 5D này mà có những điều lạ xảy ra với cơ thể của bạn và đưa bạn vào lại cái thói quen cũ: Sợ hãi, lo lắng và loay hoay tìm kiếm những cái tên, cái gọi để giải thích cho những điều lạ đó; thì bạn hãy hiểu rằng, bạn là hình ảnh của Đấng sáng tạo và bạn có thể hoàn toàn tự mình đặt cho nó những cái tên cái gọi: “Bullshit phần 1, phần 2, phần 3,…” và đi kèm với những miêu tả chi tiết của những hiện tượng đó – và đây đơn giản cũng chỉ là cách mà mọi cái tên hay cái gọi được hình thành nên đó thôi: Một người tạo ra khái niệm hay định nghĩa với những miêu tả nhất định và rồi chia sẻ nó với những người khác. Như vậy, bạn hãy tập buông bỏ cái thói quen mong muốn kiểm soát và biết hết tất cả mọi thứ mà hãy để những người quản lý và sáng tạo nên thực tại này làm những công việc của họ. Rồi sau cùng, bạn sẽ cảm ơn họ vì họ đã tạo dựng nên trò chơi này, và họ cũng sẽ cảm ơn bạn vì bạn đã cho họ cơ hội để sáng tạo và vẽ dựng nên trò chơi này. Và bạn hãy an tâm rằng, dù cho bất kì điều gì hay việc gì xảy ra, bạn cũng sẽ không bao giờ chết, cũng sẽ không bao giờ lạc, cũng sẽ không bao giờ bị bỏ mặc dù cho bạn cảm thấy mình tách biệt và cô đơn đến bao nhiêu đi chăng nữa!

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh