Ta Là Cái Đó: Chương 30. Đừng Xem Thường Sự Chú Ý

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 30. ĐỪNG XEM THƯỜNG SỰ CHÚ Ý

Hỏi: Theo cái nhìn của tôi, ông có vẻ là một người nghèo khó với phương tiện rất hạn chế, đang phải đối diện với tất cả những hệ lụy của sự nghèo khó và phiền toái của tuổi già như mọi người khác.

Maharaj: Nếu như Ta giàu có thì có gì khác biệt? Ta là cái Ta là. Làm sao Ta có thể là một cái gì khác? Ta không giàu mà cũng không nghèo, Ta là chính Ta.

H: Nhưng ông vẫn nếm mùi lạc thú và đau khổ.

M: Ta trải qua những cái đó trong ý thức, nhưng Ta chẳng phải ý thức mà cũng chẳng phải nội dung của ý thức.

H: Ông bảo rằng chúng ta đều bình đẳng trong sự hiện hữu chơn thật của chính mình. Nhưng vì sao kinh nghiệm của ông lại khác với kinh nghiệm của chúng tôi đến thế?

M: Kinh nghiệm thật sự của Ta thì không khác. Nhưng sự đánh giá và thái độ của Ta thì khác. Ta thấy cùng một thế giới như ông thấy, nhưng cách thấy thì không cùng. Chẳng có gì là kỳ bí cả. Mọi người thấy thế giới qua cái ý tưởng mà họ có về chính mình. Ông nghĩ ông là thế nào thì ông cho thế giới là như thế. Khi ông tưởng tượng ông tách biệt với thế giới thì thế giới sẽ có vẻ tách biệt với ông, và ông sẽ trải qua tham ái và lo sợ. Ta không thấy thế giới tách biệt với Ta, nên chẳng có gì để Ta tham ái và lo sợ.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

H: Ông là một điểm sáng trong thế giới. Không phải ai cũng

như thế.

M: Hoàn toàn không có sự khác biệt nào giữa Ta và người khác, ngoại trừ điều Ta biết Ta như chính Ta là. Ta là tất cả. Ta biết chắc như thế, còn ông thì không.

H: Rốt cuộc thì chúng ta vẫn khác nhau.

Mua đá năng lượng:

M: Không, chúng ta không khác. Sự khác biệt chỉ xảy ra trong tâm và nhất thời. Ta đã từng như ông, và ông sẽ như Ta.

H: Thượng đế đã tạo ra một thế giới đa dạng nhất.

M: Sự đa dạng chỉ có trong ông. Thấy chính ông như ông là thì ông sẽ thấy thế giới như thế giới là - một khối thực thể duy nhất, không thể phân chia, và không thể mô tả. Chính khả năng sáng tạo của ông phóng chiếu lên nó một bức tranh và tất cả câu hỏi của ông đặt ra là về bức tranh.

H: Một Yogi người Tây Tạng đã viết rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới cho một mục đích và điều hành thế giới theo một phương án. Mục đích đó rất tốt đẹp, và phương án đó là khôn ngoan nhất.

M: Tất cả những cái đó đều nhất thời, còn Ta liên quan với cái vĩnh cửu. Các thần linh và vũ trụ của họ xuất hiện và biến mất, các đấng cứu thế tiếp nối nhau trong một chuỗi vô tận, và cuối cùng chúng ta trở lại với nguồn gốc. Ta chỉ nói đến nguồn gốc vô thời của tất cả các thần linh cùng với vũ trụ của họ, trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

H: Ông biết tất cả các thần linh đó? Ông có nhớ người nào không?

M: Dăm ba đứa trẻ làm trò cho vui thì có gì để xem và có gì để nhớ?

H: Tại sao một nửa nhân loại là đàn ông và một nửa là đàn bà?

M: Vì hạnh phúc của họ. Cái phi nhân cách trở thành nhân cách vì hạnh phúc trong quan hệ. Nhờ ân đức Tôn sư, Ta có thể thấy cái phi nhân cách lẫn cái nhân cách bằng con mắt bình đẳng.

Đối với Ta cả hai là một. Trong cuộc sống, nhân cách hội nhập với phi nhân cách.

H: Nhân cách sinh khởi từ phi nhân cách như thế nào?

M: Chúng chỉ là các phương diện của một Thực tại. Bảo cái này có trước cái kia là không đúng. Tất cả những ý tưởng như thế thuộc về trạng thái thức.

H: Cái gì gây ra trạng thái thức?

M: Ham muốn nằm ngay ở gốc rễ của mọi sự sáng tạo. Ham muốn và trí tưởng tượng nuôi dưỡng và củng cố lẫn nhau. Trạng thái thứ tư - Turiya - là trạng thái nhân chứng thuần túy, là tánh biết vô tư, vô cảm tính và vô ngôn. Nó cũng giống như hư không, hoàn toàn không bị tác động bởi những gì nó dung chứa. Mọi phiền não của thân và tâm không đạt đến nó - phiền trược thì ở bên ngoài, “ở đó”, còn nhân chứng thì luôn luôn “ở đây”.

H: Cái nào thật, cái chủ quan hay cái khách quan? Tôi có khuynh hướng tin rằng vũ trụ khách quan là thật còn cái tâm chủ quan của tôi luôn luôn biến dịch và vô thường. Ông có vẻ cho rằng thực tại thuộc về những trạng thái nội tâm và chủ quan của ông, và ông phủ nhận thực tại đối với thế giới cụ thể bên ngoài.

M: Cả cái chủ quan lẫn cái khách quan đều biến dịch và vô thường. Chẳng có gì là thật về chúng. Hãy tìm cái thường hằng trong cái vô thường, yếu tố duy nhất bất biến trong mọi kinh nghiệm.

H: Yếu tố bất biến này là gì?

M: Dù Ta có gọi nó bằng nhiều tên khác nhau, và chỉ cho ông bằng nhiều cách khác nhau thì cũng chẳng giúp gì nhiều, trừ khi ông có khả năng thấy nó. Một người bị mờ mắt không thể nhìn thấy con vẹt đậu trên cành cây, dù ông có cố gắng gợi ý đến đâu để chỉ cho người đó thấy. Giỏi lắm là người đó thấy được ngón tay ông chỉ. Trước tiên là làm cho thị giác của ông trong sáng, rồi học cách thấy thay vì trố mắt nhìn, ông sẽ nhận ra con vẹt kia. Ông cũng cần phải thành khẩn muốn thấy. Ông cần cả tính trong sáng và lòng thành khẩn cho sự hiểu biết chính mình. Ông cần sự trưởng thành của trái tim và tâm thức, mà sự trưởng thành đó phát sinh từ sự thành khẩn ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày những gì ông đã hiểu, dù ít đến đâu. Trong Yoga không có cái gì như là thỏa hiệp lừng chừng.

Nếu ông muốn tội lỗi, hãy tội lỗi hết mình và công khai. Cũng như đức hạnh có những bài học để dạy các bậc thánh thiện thành khẩn thì tội lỗi cũng có những bài học để dạy kẻ tội lỗi thành khẩn. Chính sự lẫn lộn hai cái với nhau mới tai hại. Không gì có thể ngăn trở ông một cách hữu hiệu bằng thái độ thỏa hiệp lừng chừng, vì nó chứng tỏ sự thiếu thành khẩn, nếu không thành khẩn thì chẳng làm được chuyện gì.

H: Tôi tán thành khắc khổ, nhưng trong thực tế lại chuộng sự xa hoa. Thói quen chạy theo lạc thú và lẫn tránh đau khổ đã thâm căn cố đế trong tôi đến nỗi tất cả những ý định tốt đẹp của tôi, khá nhiều trên bình diện lý thuyết, nhưng không thể nào bám rễ trong cuộc sống hàng ngày. Bảo rằng tôi không thành thật thì chẳng giúp ích gì được tôi, vì tôi không biết cách làm thế nào để thành thật.

M: Ông không thành thật mà cũng chẳng dối trá - đặt tên cho những trạng thái của tâm thì chỉ hữu ích để bày tỏ sự vừa ý hay không vừa ý của ông. Phiền trược không phải là của ông - mà là của tâm ông. Ông hãy bắt đầu bằng cách xa lìa tâm ông. Hãy kiên trì tự nhắc nhở rằng ông không phải là tâm, và mọi phiền trược là của tâm chứ không phải là của ông.

H: Tôi có thể bắt đầu tự nhủ: “Ta không phải là tâm, ta chẳng cần quan tâm đến những phiền trược của nó” nhưng tâm vẫn còn đó, và những phiền trược của nó vẫn còn nguyên như cũ. Này ông, xin đừng nói lý do là tôi chưa đủ thành khẩn, và tôi cần phải thành khẩn hơn nữa! Tôi biết điều ông nói, tôi công nhận điều ông nói, và tôi chỉ hỏi ông - làm sao thực hiện đây?

M: Ít ra là ông hỏi! Đủ để bắt đầu. Hãy khởi sự tư duy, thắc mắc, và quan tâm tìm một phương cách. Hãy ý thức rõ chính ông, quan sát tâm ông, dành tất cả chú ý cho nó. Đừng mong đợi kết quả xổi thì, có thể ông sẽ không nhận ra một kết quả nào. Cái Psyche của ông sẽ trải qua một sự thay đổi mà ông không hay biết, tư duy của ông sẽ trong sáng hơn, cảm xúc của ông sẽ bao dung hơn, và thái độ của ông sẽ thanh thoát hơn. Ông không cần thiết phải nhắm đến những cái đó - ông sẽ chứng kiến sự thay đổi thì cũng thế thôi. Vì, cái mà ông là hiện nay là kết quả của sự không chú ý, và cái mà ông trở thành là kết quả của sự chú ý.

H: Vì sao đơn thuần chú ý lại quan trọng đến như thế?

M: Cho đến nay cuộc đời ông tăm tối và bất an (TamasRajas). Chú ý, tỉnh thức, sự biết rõ, tính trong sáng, sự linh hoạt, sinh khí là tất cả những thị hiện của sự toàn vẹn, sự hợp nhất với bản chất chơn thật của ông - Sattva. Chính trong bản thể của Sattva mà sự tăm tối và bất an được thanh tẩy và hóa giải, và tính cách con người được tái tạo theo đúng với bản chất chơn thật của cái Ta. Sattva là tôi tớ trung thành của cái Ta, nó luôn luôn chu đáo và vâng lời.

H: Tôi sẽ đạt đến trạng thái đó bằng sự chú ý thuần túy?

M: Chớ xem thường sự chú ý. Chú ý có nghĩa là quan tâm và cũng là tình yêu. Muốn biết, muốn làm, muốn khám phá, hay muốn sáng tạo ông phải dành hết tâm huyết vào đó - có nghĩa là chú ý. Mọi phước báu từ đó mà ra.

H: Ông bảo chúng tôi tập trung vào ý thức “Ta hiện hữu”. Có phải đó cũng là một hình thức chú ý?

M: Còn gì nữa? Dành tất cả chú ý của ông cho cái quan trọng nhất đời ông - chính ông. Trong cái vũ trụ của riêng ông, ông là tâm điểm - không biết được tâm điểm thì ông có thể biết được cái gì?

H: Nhưng làm sao tôi có thể biết được chính tôi? Muốn biết được chính tôi thì tôi phải ra ngoài tôi. Nhưng cái ở ngoài tôi thì không thể là chính tôi. Như vậy, có vẻ như tôi không thể biết chính tôi, mà chỉ biết cái mà tôi cho là chính tôi.

M: Đúng thế. Cũng như ông không thể thấy mặt ông, mà chỉ thấy ảnh phản chiếu của nó trong gương; tương tự như thế ông chỉ có thể thấy hình ảnh của chính ông phản chiếu trong tấm gương không hề bị hoen ố của tánh biết thuần túy.

H: Làm sao tôi có được tấm gương không hoen ố đó?

M: Rõ ràng là ông phải tẩy sạch các vết hoen ố. Thấy được những vết hoen ố và tẩy sạch chúng. Giáo huấn từ ngàn xưa vẫn có giá trị.

H: Cái gì thấy và cái gì tẩy xóa?

M: Bản chất trong sáng của tấm gương toàn hảo là cái mà ông không thể thấy được. Bất cứ gì mà ông thấy chắc chắn phải là một vết hoen ố. Lơ nó đi, buông bỏ nó, biết nó như một cái gì không cần đến.

H: Tất cả những gì có thể nhận thức được có phải là những vết hoen ố?

M: Tất cả đều là những vết hoen ố.

H: Toàn thể thế giới là một vết ố.

M: Phải, đúng thế.

H: Khủng khiếp quá! Như thế, vũ trụ chẳng có giá trị gì?

M: Nó vô cùng giá trị. Vượt ra khỏi nó thì ông nhận ra chính ông.

H: Nhưng tại sao nó xuất hiện ngay từ đầu?

M: Ông sẽ biết được điều đó khi nó chấm dứt.

H: Liệu có bao giờ nó chấm dứt?

M: Có chứ, do ông.

H: Nó đã bắt đầu từ khi nào?

M: Bây giờ.

H: Nó sẽ chấm dứt khi nào?

M: Bây giờ.

H: Nó có chấm dứt bây giờ đâu?

M: Ông không để cho nó chấm dứt.

H: Tôi muốn để nó chấm dứt.

M: Ông không muốn. Tất cả cuộc đời ông gắn liền với nó. Quá khứ và tương lai của ông, tham ái và lo sợ của ông, tất cả đều bắt nguồn từ thế giới. Không có thế giới, ông ở đâu, và ông là ai?

H: Một cách chính xác, đó là điều tôi gặp ông để tìm ra.

M: Và Ta bảo cho ông biết một cách chính xác điều này: hãy tìm được một chỗ đặt chân ở bên ngoài, rồi tất cả sẽ sáng tỏ và dễ dàng.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh