Ta Là Cái Đó: Chương 40. Phát Huy Thái Độ Nhân Chứng

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 40. PHÁT HUY THÁI ĐỘ NHÂN CHỨNG

Hỏi: Trạng thái tâm của người giác ngộ hàng ngày, hàng giờ ra sao? Người giác ngộ thấy, nghe, ăn, uống, thức, ngủ, làm việc và nghỉ ngơi như thế nào? Có gì là bằng chứng về sự khác biệt giữa các trạng thái của người giác ngộ và của chúng tôi? Ngoài những xác nhận bằng ngôn từ của những người được gọi là giác ngộ thì không còn cách nào để kiểm chứng các trạng thái của họ một cách khách quan. Liệu không có những khác biệt nào có thể quan sát được qua những phản ứng sinh lý và thần kinh, trong tiến trình chuyển hóa thức ăn, qua điện não đồ, hay trong cơ cấu tương quan giữa tinh thần và thể xác của họ?

Maharaj: Ông có thể tìm ra những khác biệt, mà cũng có thể không. Tất cả đều tùy thuộc vào khả năng quan sát của ông. Tuy nhiên, những khác biệt khách quan thì ít quan trọng hơn cả. Sự quan trọng là cách nhìn, thái độ của người giác ngộ - hoàn toàn vô tư, thản nhiên và bất can thiệp.

H: Khi con của Gnani chết, Gnani có cảm thấy đau khổ không, bậc giác ngộ không còn đau khổ hay sao?

M: Người giác ngộ đau khổ với những ai đau khổ. Tự thân sự kiện đau khổ không quan trọng lắm, nhưng người giác ngộ đầy lòng từ bi đối với người đau khổ, dù còn sống hay đã chết, dù còn trong thân hay đã ra khỏi thân. Xét cho cùng, tình yêu và lòng từ bi chính là bản tánh của người giác ngộ. Người giác ngộ là Một với tất cả chúng sinh, và tình yêu là tính Một đó trong hành động.

H: Mọi người đều rất sợ chết.

M: Gnani chẳng sợ gì cả. Nhưng người giác ngộ thương xót cho kẻ sợ hãi. Xét cho cùng thì được sinh ra, sống và chết là lẽ tự nhiên. Nhưng sợ hãi thì không tự nhiên. Muốn biết như thế, dĩ nhiên, cần phải chú ý.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

H: Giả sử ông đau ốm - sốt cao, đau nhức và run rẩy. Bác sĩ cho ông biết tình trạng của ông rất nguy kịch, ông chỉ còn sống vài ba ngày nữa. Phản ứng đầu tiên của ông sẽ thế nào?

M: Chẳng có phản ứng nào cả. Một cây nhang cháy hết thì cũng tự nhiên như một thân xác chết đi. Thật ra, cái chết chẳng quan trọng gì lắm. Điều quan trọng là Ta không phải thân mà cũng không phải tâm. Ta hiện hữu.

H: Chắc chắn gia đình ông sẽ tuyệt vọng. Ông sẽ nói với họ thế nào?

M: Những gì mà người ta vẫn thường nói: chẳng việc gì phải sợ, cuộc sống tiếp tục, Thượng đế sẽ che chở các người và chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau, và vân vân. Nhưng đối với Ta tất cả những chuyện rùm beng như thế chẳng có nghĩa gì cả, vì Ta không phải là cái thực thể tưởng tượng chính nó sống và chết. Ta không được sinh ra và Ta cũng không thể chết đi. Ta chẳng có gì để nhớ, hay để quên.

H: Thế còn những lời cầu nguyện cho người chết?

M: Bằng mọi cách cứ cầu nguyện cho người chết. Họ sẽ hả dạ vô cùng. Họ cảm thấy được tôn vinh. Gnani chẳng cần đến những lời cầu nguyện. Gnani chính là câu trả lời cho những sự cầu nguyện của ông.

H: Gnani hành hoạt như thế nào sau khi chết?

M: Gnani đã chết. Ông muốn Gnani chết thêm lần nữa?

H: Chắc chắn là sự hư hoại của thân xác là một biến cố quan trọng, ngay cả đối với một Gnani.

M: Chẳng có biến cố nào là quan trọng đối với Gnani, trừ khi có ai đó đạt đến mục đích tối thượng. Lúc đó chỉ có trái tim của Gnani vui mừng, mọi cái khác đều không đáng kể. Toàn thể vũ trụ là thân của người giác ngộ, tất cả sự sống là sự sống của người giác ngộ. Cũng như trong một thành phố đầy ánh sáng, một bóng đèn có tắt đi thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến toàn hệ thống; cái chết của một thân xác không ảnh hưởng gì đến cái toàn thể.

H: Cái cá thể có thể chẳng quan trọng đối với cái toàn thể, nhưng nó quan trọng với cái cá thể. Cái toàn thể chỉ là trừu tượng, còn cái cá thể, cái cụ thể mới thật có.

M: Đó là ông nói. Đối với Ta thì ngược lại - cái toàn thể mới là thật, cái thành phần đến rồi đi. Cái cá thể được sinh ra và tái sinh, thay tên đổi dạng, Gnani là Thực tại Bất biến, và cái bất biến đó làm cho cái thay đổi khả hữu. Nhưng Gnani không thể ban cho ông sự tin tưởng. Sự tin tưởng chỉ đến với sự thân chứng của ông.

Đối với Ta tất cả là một, tất cả đều bình đẳng.

H: Vậy tội lỗi và đức hạnh là một, và như nhau?

M: Những cái đó chỉ là giá trị của con người đặt ra! Chúng là gì đối với Ta? Cái gì chấm dứt trong hạnh phúc là đức hạnh, cái gì kết thúc trong đau khổ là tội lỗi. Cả hai đều là những trạng thái của tâm. Công đức của Ta không phải là trạng thái của tâm.

H: Chúng tôi như những người mù, hoàn toàn không hiểu thấy là gif.

M: Ông có thể diễn tả theo cách nào thì tùy ý.

H: Thực hành sự im lặng như một phép tu, có hiệu nghiệm không?

M: Bất cứ gì ông làm vì sự giác ngộ đều đưa ông đến gần đích hơn. Bất cứ gì ông làm mà không nhớ nghĩ đến sự giác ngộ đều làm ông chậm lại. Nhưng việc gì phải rắc rối? Chỉ cần biết ông ở trên và ở ngoài mọi sự vật và ý nghĩ. Cái mà ông muốn là, thì ông đã là cái đó. Hãy nhớ điều đó trong tâm.

H: Tôi nghe điều ông nói, nhưng không thể tin được.

M: Trước kia Ta cũng vậy. Nhưng Ta tin tưởng tôn sư và ngài đã chứng tỏ là đúng thật. Nếu có thể thì hãy tin Ta. Giữ trong tâm điều Ta nói với ông: Đừng mong cầu chi vì ông không thiếu gì cả.

Chính sự tìm kiếm ngăn trở sự phát hiện của ông.

H: Ông có vẻ thờ ơ với tất cả mọi thứ!

M: Không phải Ta thờ ơ, mà Ta không thiên vị. Ta không dành sự ưa thích cho cái Ta và cái của Ta. Một rổ đất hay một rổ châu báu đối với Ta đều không cần thiết. Sống và chết đối với Ta cũng như nhau.

H: Chính sự không thiên vị làm cho ông thờ ơ.

M: Trái lại, từ bi và tình yêu là cốt tủy của Ta. Vì không có gì là riêng tư, nên Ta tự do yêu thương.

H: Đức Phật dạy rằng ý tưởng giác ngộ vô cùng quan trọng. Nhiều người suốt đời không hề biết đến chuyện như là giác ngộ, huống hồ là tinh tấn để giác ngộ. Một khi người ta được nghe nói về sự giác ngộ, tức là một hạt giống đã được gieo và không thể nào mất đi được. Vì vậy, Đức Phật thường phái các tỳ kheo đi khắp nơi thuyết pháp ròng rã suốt tám tháng mỗi năm.

M: Tôn sư vẫn thường bảo “Một người có thể bố thí thực phẩm, quần áo, chỗ ở, kiến thức, tình cảm, nhưng sự bố thí cao thượng nhất vẫn là chân lý về sự giác ngộ.” Ông nói đúng, giác ngộ là sự tốt lành cao thượng nhất. Một khi đã có được nó thì không ai có thể tước đoạt của ông.

H: Nói như ông thế này ở phương Tây người ta sẽ cho là ông điên.

M: Dĩ nhiên là họ có thể nghĩ như thế. Đối với những kẻ vô minh, bất cứ gì không hiểu họ đều cho là điên rồ. Có sao đâu? Cứ để kệ họ như họ là. Ta là như Ta là, không phải vì công đức của Ta - và họ là như họ là, không phải vì lỗi lầm của họ. Thực tại Tối thượng thể hiện tự thân bằng nhiều cách. Danh xưng và hình tướng của Thực tại thì vô số. Tất cả dấy khởi, tất cả hội nhập vào cùng một đại dương, nguồn gốc của tất cả chỉ có một. Tìm kiếm nhân quả chỉ là trò giải trí của tâm. Cái đang là thì đáng yêu. Tình yêu không phải là một kết quả, mà chính là nền tảng của hiện hữu. Dù đi bất cứ đâu, ông cũng đều tìm thấy hiện hữu, ý thức và tình yêu. Tại sao và việc gì phải đặt ra những lựa chọn?

H: Khi tiên tai như lũ lụt, động đất làm cho hàng ngàn người, hàng triệu người thiệt mạng tôi không đau lòng. Nhưng nếu có ai chết vì tay của một người khác thì tôi vô cùng đau xót. Cái bất khả tránh có vẻ uy nghi riêng của nó, nhưng sự sát hại là điều khả tránh, và, do đó xấu xa và đáng kinh tởm.

M: Tất cả xảy ra như nó xảy ra. Tai họa - dù do thiên nhiên hay con người tạo ra - xảy ra, và không cần thiết phải cảm thấy kinh tởm.

H: Làm sao mọi chuyện lại không có nguyên nhân?

M: Toàn thể vũ trụ được phản ảnh trong từng biến cố. Nguyên nhân tối hậu thì không thể truy tìm. Ngay chính cái ý tưởng tương quan nhân quả cũng chỉ là một cách suy nghĩ, một cách nói. Một sự xuất hiện phi nhân duyên là điều chúng ta không thể tưởng tượng được. Tuy nhiên, điều không thể tưởng tượng không phải là bằng chứng cho sự tồn tại của tương quan nhân quả.

H: Thiên nhiên thì vô tâm, nên vô trách. Con người có tâm nhưng tại sao lại tàn ác?

M: Nguyên nhân của tính tàn ác cũng rất tự nhiên - tính di truyền, môi trường, và vân vân. Ông kết án vội vàng quá. Đừng bận tâm với tha nhân. Hãy để ý đến tâm ông trước. Khi nhận ra rằng cả tâm của ông cũng là một phần của thiên nhiên thì tính nhị nguyên không còn nữa.

H: Có một cái gì đó bí hiểm trong điều ông nói mà tôi không thể thăm dò. Làm sao tâm có thể là một phần của thiên nhiên?

M: Vì thiên nhiên ở trong tâm; nếu không có tâm thì thiên nhiên ở đâu?

H: Nếu thiên nhiên ở trong tâm và tâm là của chính tôi thì tôi phải chế ngự được thiên nhiên, nhưng không phải thế. Những động lực ngoài sự kiểm soát của tôi quyết định thái độ của tôi.

M: Hãy phát huy thái độ nhân chứng, và ông sẽ nhận thấy ngay trong kinh nghiệm của chính ông rằng tính vô tư đem đến sự chuyển động. Trạng thái nhân chứng thì đầy sức mạnh, nó không hề thụ động.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh