Ta Là Cái Đó: Chương 24. Bám Chặt Cái “Ta Hiện Hữu”

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 24. BÁM CHẶT CÁI “TA HIỆN HỮU”

Hỏi: Có bao giờ ông vui hay buồn? Ông có biết vui sướng và đau khổ là gì không?

Maharaj: Ông gọi chúng là gì thì tùy ý. Đối với Ta chúng chỉ là những trạng thái của tâm, còn Ta không phải là tâm.

H: Tình yêu có phải là một trạng thái của tâm?

M: Một lần nữa, điều đó còn tùy ông hiểu tình yêu theo nghĩa nào. Tham ái, dĩ nhiên, là một trạng thái của tâm. Nhưng sự giác ngộ tính duy nhất thì ở ngoài tâm. Đối với Ta, không có gì tự tồn tại. Tất cả là cái Ta, tất cả là chính Ta. Thấy chính mình trong mọi người và mọi người trong chính mình thì chắc chắn là tình yêu.

H: Khi trông thấy một cái gì đó vừa ý, tôi muốn nó. Một cách chính xác, ai muốn? Cái Ta hay tâm?

M: Câu hỏi được đặt sai. Không có “ai”. Mà chỉ có tham ái, lo sợ, giận dữ, và cái tâm bảo - đây là Ta, cái này là của Ta. Không có cái gì có thể được gọi là “ta” hay “của ta”. Tham ái là một trạng thái của tâm, được tâm nhận thức và đặt tên. Nếu không có cái tâm nhận thức và đặt tên thì tham ái ở ddaau?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

H: Nhưng liệu có nhận thức mà không có sự đặt tên?

M: Dĩ nhiên. Sự đặt tên không thể vượt ra ngoài tâm, còn nhận thức chính là ý thức.

H: Khi một người chết đi thì chính xác chuyện gì xảy ra?

M: Chẳng có gì xảy ra. Một cái gì đó trở thành không. Cái không đã có đó, và cái không vẫn có đó.

H: Chắc chắn phải có một sự khác biệt giữa người sống và người chết. Ông nói về người sống như chết, và người chết như sống.

M: Tại sao ông lo lắng về một người qua đời, nhưng chẳng mấy quan tâm đến hàng triệu người chết đi mỗi ngày? Toàn thể vũ trụ nổ vào bên trong và nổ ra bên ngoài trong từng khoảnh khắc - Ta có cần phải thương khóc chăng? Đối với Ta có một điều rất rõ ràng. Tất cả những gì , sống, và chuyển động đều có sự hiện hữu trong ý thức, còn Ta vừa ở trong và vừa ở ngoài ý thức. Ở trong ý thức - Ta là nhân chứng. Ở ngoài ý thức - Ta là Hiện Hữu.

H: Chắc chắn là ông quan tâm khi con ông đau ốm, có phải thế không?

M: Chẳng việc gì Ta phải bối rối. Ta chỉ làm cái gì cần thiết. Ta chẳng lo lắng về tương lai. Một phản ứng đúng đối với mọi tình huống ở trong bản tánh của Ta. Ta không dừng lại để nghĩ phải làm gì. Ta hành động và tiếp tục tiến tới. Kết quả không hề ảnh hưởng đến Ta. Ta chẳng cần biết chúng tốt hay xấu. Chúng là bất cứ gì mà chúng là - nếu chúng trở lại thì Ta hành xử với chúng hoàn toàn mới. Hay, đúng hơn, là Ta ngẫu nhiên hành xử với chúng hoàn toàn mới. Không hề có ý thức chủ định nào trong bất cứ gì Ta làm. Mọi chuyện xảy ra vì chúng xảy ra - không phải vì Ta làm cho chúng xảy ra, mà vì Ta hiện hữu nên chúng xảy ra. Trong thực tế không hề có gì xảy ra. Khi tâm động thần Shiva nhảy múa, cũng như nước hồ dợn sóng làm cho mặt trăng nhảy múa. Tất cả đều là hiện tướng, khởi sinh do những ý nghĩ sai lầm.

H: Chắc chắn là ông biết rất nhiều điều và hành xử theo bản chất của chúng. Ông đối xử với đứa trẻ như đứa trẻ, với người lớn như người lớn.

M: Cũng như vị mặn thấm nhuần khắp đại dương và mỗi một giọt nước biển đều mang cùng một vị, thì mỗi một kinh nghiệm đều cho Ta giao tiếp với thực tại, và sự giác ngộ luôn luôn tươi mới về hiện hữu của chính Ta.

H: Tôi có tồn tại trong thế giới của ông như ông tồn tại trong

thế giới của tôi?

M: Dĩ nhiên, ông hiện hữu và Ta hiện hữu. Nhưng chỉ là những điểm trong ý thức; chúng ta không là gì ngoài ý thức. Cần phải hiểu rõ điều này: Thế giới treo trên sợi chỉ của ý thức; không có ý thức thì không có thế giới.

H: Có vô số điểm trong ý thức; như vậy cũng có vô số thế giới?

M: Lấy chiêm bao làm ví dụ. Trong một bệnh viện có rất nhiều bệnh nhân, tất cả đều ngủ, và tất cả đều chiêm bao. Mỗi người mơ một giấc chiêm bao riêng biệt, và cá nhân, không liên hệ đến nhau và không tác động đến nhau, nhưng có một yếu tố chung duy nhất là sự đau ốm. Tương tự như thế, trong sự tưởng tượng chúng ta tách rời chính mình khỏi thế giới thật của kinh nghiệm chung, và bao phủ chúng ta là một đám mây tham ái và lo sợ, hình ảnh và ý nghĩ, ý tưởng và khái niệm riêng tư.

H: Điều đó thì tôi có thể hiểu được. Nhưng cái gì có thể là nguyên nhân của thế giới riêng tư muôn hình vạn trạng?

M: Sự khác biệt không nhiều lắm đâu. Tất cả các giấc chiêm bao đều cùng bao phủ lên một thế giới chung. Ở một mức độ nào đó chúng định hình và tác động lẫn nhau. Tính duy nhất căn bản chi phối tất cả. Ở tận gốc rễ của tất cả là sự quên mất mình, không biết mình là ai.

H: Để quên, một người phải biết. Liệu tôi có biết tôi là ai trước khi tôi quên tôi?

M: Dĩ nhiên, Quên chính mình có sẵn trong biết chính mình. Ý thức và vô thức là hai phương diện của cuộc đời. Chúng cùng tồn tại. Khi biết thế giới ông quên mất cái Ta - khi biết cái Ta ông quên mất thế giới. Xét cho cùng thì cái gì là thế giới? Nếu không phải là một sự tổng hợp của các ký ức. Hãy bám vào một cái quan trọng, bám chặt cái “Ta hiện hữu” và buông bỏ những cái khác. Đó chính là Sadhana. Trong giác ngộ, không có cái gì để bám víu vào và cũng chẳng có gì để quên. Tất cả mọi cái đều được biết, nhưng không có gì được ghi nhớ.

H: Cái gì là nguyên nhân của sự quên mất chính mình?

M: Không có nguyên nhân bởi vì không có sự quên. Các trạng thái của tâm nối tiếp nhau, cái sau xóa đi cái trước. Nhớ chính mình là một trạng thái của tâm, và quên chính mình là một trạng thái khác của tâm. Chúng thay phiên nhau như ngày và đêm. Thực tại ở ngoài cả hai.

H: Chắc chắn là phải có một sự khác biệt giữa quên và không biết. Không biết thì không cần đến nguyên nhân. Còn quên hàm ý một sự biết trước đó và một khuynh hướng hoặc khả năng quên. Tôi nhìn nhận là tôi không thể biết được lý do của sự không biết, nhưng quên thì chắc chắn phải có một cơ sở nào đó.

M: Không hề có cái như là cái không biết. Mà chỉ có quên.

Quên có gì là không đúng? Quên cũng đơn giản như nhớ.

H: Quên mất chính mình không phải là một tai họa sao?

M: Thì nó cũng tệ hại như thường xuyên nhớ chính mình. Có một trạng thái ở ngoài quên và không quên: Trạng thái tự nhiên. Nhớ, quên - là các trạng thái của tâm, bị giới hạn trong ý nghĩ, và hạn chế trong ngôn từ. Lấy ý tưởng được sinh ra làm ví dụ. Ta được bảo rằng Ta đã được sinh ra nhưng Ta không nhớ. Ta được bảo rằng Ta sẽ chết đi nhưng Ta không mong chờ. Ông có thể cho rằng Ta quên, hoặc thiếu tưởng tượng. Nhưng Ta không thể nhớ cái chưa bao giờ xảy ra, và Ta cũng không thể mong chờ một cái gì hiển nhiên không thể xảy ra. Thân xác được sinh ra và thân xác chết đi, điều đó có gì liên quan đến Ta? Thân xác đến và ra đi trong ý thức, và tự thân ý thức có nguồn gốc trong Ta. Ta là sự sống, tâm và thân là của Ta.

H: Ông bảo rằng sự quên mất chính mình nằm ngay gốc rễ của thế giới. Để quên thì tôi phải nhớ. Tôi đã quên nhớ cái gì? Tôi chưa hề quên rằng tôi hiện hữu.

M: Cái “Tôi hiện hữu” này cũng là một phần của ảo tưởng.

H: Làm sao có thể như thế được? Ông không thể chứng minh

với tôi rằng tôi không có. Thậm chí khi tôi tin rằng tôi không có - thì vẫn có tôi.

M: Thực tại không thể được chứng minh hay bác bỏ. Còn ở trong tâm thì ông không thể làm được hai điều đó, mà khi ở ngoài tâm thì ông chẳng cần cả hai. Trong cái thật, câu hỏi “cái gì là thật?” không khởi sinh. Cái thị hiện - Saguna - và cái bất thị hiện - Nirguna - không khác nhau.

H: Trong trường hợp đó tất cả đều thật.

M: Ta là tất cả. Tất cả là thật như chính Ta. Ngoài Ta ra, không có gì là thật.

H: Tôi không có cảm tưởng thế giới là hậu quả của một lỗi lầm.

M: Ông chỉ có thể nói như thế sau khi đã tìm hiểu đến nơi đến chốn, chứ không phải trước khi. Dĩ nhiên, khi ông nhận thức rõ và loại bỏ tất cả những gì không thật, cái còn lại là thật.

H: Liệu có gì còn lại?

M: Cái thật còn lại. Đừng bị ngôn từ lừa gạt !

H: Từ vô thủy, và trải qua vô lượng kiếp, tôi tạo dựng, cải thiện và làm đẹp thế giới của tôi. Tuy nó không hoàn hảo nhưng cũng chẳng phải là không thật. Nó là một tiến trình.

M: Ông lầm rồi. Thế giới không hề tồn tại ngoài ông. Trong từng khoảnh khắc nó không gì khác hơn là ảnh phản chiếu của chính ông. Ông tạo ra nó và ông là người hủy diệt nó.

H: Rồi lại tạo dựng nó, và nó được cải thiện.

M: Để cải thiện nó, ông phải hủy diệt nó. Một người phải chết đi để sống. Không hề có tái sinh mà không qua cái chết.

H: Vũ trụ của ông có thể toàn hảo. Vũ trụ của riêng tôi luôn luôn trong tiến trình cải thiện.

M: Cái vũ trụ của riêng ông tự nó không tồn tại. Nó đơn thuần chỉ là một cái nhìn hữu hạn và méo mó về cái thật. Vũ trụ chẳng cần được cải thiện mà cái cần được cải thiện là cách nhìn của chính ông.

H: Ông nhìn vũ trụ như thế nào?

M: Vũ trụ chỉ là một sân khấu mà trên đó vở tuồng thế giới đang được trình diễn. Điều quan trọng là phẩm chất của sự trình diễn; không phải những gì các diễn viên nói và làm, mà là cách họ nói và làm.

H: Tôi không thích ý tưởng vở tuồng - Lila - này. Tôi muốn so sánh thế giới với một công trường mà trong đó chúng ta là những người thợ xây dựng.

M: Ông quá quan trọng hóa vấn đề. Có gì không đúng với vở kịch? Ông chỉ có một mục đích chừng nào ông chưa hoàn tất; khi chưa thực hiện xong thì sự hoàn tất, và toàn hảo là mục đích. Khi ông hoàn tất trong chính ông, bên trong và bên ngoài là một duy nhất thì lúc đó ông hưởng dụng vũ trụ, ông không còn tốn công mệt sức. Đối với những kẻ phân biệt thì ông có vẻ như đang bỏ ra rất nhiều công sức, nhưng đó chỉ là ảo tưởng của họ. Các vận động viên thể thao có vẻ như cố gắng ghê gớm: Nhưng động cơ duy nhất của họ là thi đấu và phô diễn.

H: Ông muốn nói Thượng đế chỉ vui đùa, ngài tham dự vào những hành động vô mục đích?

M: Thượng đế không những chơn thật và tốt lành, mà còn đẹp đẽ nữa - Satyam-Shivam-Sundarm. Ngài tạo ra cái đẹp chỉ vì yêu thích cái đẹp.

H: Như thế cái đẹp là mục đích của ngài !

M: Tại sao ông cứ muốn đề cập đến mục đích? Mục đích hàm ý chuyển động, thay đổi, một ý nghĩa không toàn hảo. Thượng đế không nhắm đến cái đẹp - bất cứ gì Thượng đế làm đều đẹp. Liệu ông có thể cho rằng một đóa hoa cố tìm cách để đẹp? Đóa hoa đẹp bởi chính bản thân của nó. Tương tự như thế, Thượng đế chính là sự toàn hảo, chứ không phải là sự cố gắng để toàn hảo.

H: Mục đích tự hoàn thành chính nó trong cái đẹp.

M: Đẹp là gì? Bất cứ gì được cảm nhận một cách an lạc là đẹp. Sự an lạc là tinh hoa của cái đẹp.

H: Ông nói đến Sat-chit-ananda. Ta hiện hữu thì hiển nhiên. Ta biết thì hiển nhiên. Ta vui sướng thì không hiển nhiên. Hạnh phúc của Ta đã đi đâu?

M: Hoàn toàn biết rõ sự hiện hữu của chính ông thì ông sẽ biết an lạc. Vì không để tâm vào chính ông mà đặt nó vào cái không phải là ông, nên ông mất ý thức về sự an lạc, về sự hiện hữu an vui.

H: Phía trước chúng ta có hai con đường - con đường của sự tinh tấn - Yoga Marga, và con đường của sự nhàn hạ - Bhoga Marga. Cả hai đều đưa đến cùng một mục đích: Giải thoát.

M: Vì sao ông lại gọi Bhoga là con đường? Làm sao nhàn hạ có thể đưa lại cho ông sự toàn hảo?

H: Hành giả toàn hảo - Yogi - sẽ tìm thấy thực tại. Người hưởng dụng toàn hảo - Bhogi - cũng sẽ đến đó.

M: Làm sao có thể như thế được? Không phải họ mâu thuẫn với nhau?

H: Những cái phi thường đều gặp nhau. Làm một Bhogi toàn hảo vẫn khó hơn là một Yogi toàn hảo.

Tôi chỉ là một kẻ phàm phu, không dám mạo muội phán xét về giá trị. Nhưng xét cho cùng, cả hành giả Yogi lẫn người hưởng dụng Bhogi đều quan tâm đến sự tìm kiếm hạnh phúc. Hành giả Yogi muốn hạnh phúc thường hằng, người hưởng dụng Bhogi thỏa mãn với cái thất thường, lúc có lúc không. Thường thì Bhogi phấn đấu nhiều hơn Yogi.

M: Nếu phải phấn đấu và hao công tốn sức thì hạnh phúc của ông có gì xứng đáng? Hạnh phúc chơn thật thì tự sinh khởi và chẳng cần phải cố gắng.

H: Tất cả chúng sinh đều tìm kiếm hạnh phúc, tuy phương tiện có khác nhau. Người tìm nó bên trong và do đó được gọi là Yogi, còn người tìm nó ở ngoài thì bị lên án là Bhogi. Nhưng họ vẫn cần lẫn nhau.

M: Lạc thú và đau khổ thay phiên nhau. Còn hạnh phúc thì bất

di bất dịch. Cái mà ông có thể tìm và thấy thì không phải cái thật. Hãy tìm cái ông chưa bao giờ mất, hãy tìm cái bất khả chuyển nhượng.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh