Tinh Hoa Các Đạo Giáo: Chương 13. Quần Kinh Diệu Tuyển Kinh Sách Đạo Lão

TINH HOA CÁC ĐẠO GIÁO: CHƯƠNG 13. QUẦN KINH DIỆU TUYỂN KINH SÁCH ĐẠO LÃO

Chương này với một tên rất kêu, lại có một mục đích hết sức khiêm tốn.

Nó sẽ không đi vào chi tiết vô số kimh tạng, mà chỉ muốn làm nổi bật ít nhiều tư tưởng then chốt của kinh tạng. Nó không muốn đem 1 mớ không ngôn, nhồi nhét vào đầu não con người, mà chỉ muốn đánh thức Nguyên Thần, kích động Thái Cực trong thâm tâm mỗi một người, chỉ vụ Tinh chứ không vụ Đa. Vả rườm lời để làm gì, trong khi người xưa đã nói:

Nhất ngôn, bán cú tiện thông huyền, Hà dụng Đơn Kinh thiên vạn thiên.”

Dịch:

Một tiếng, nửa câu đủ thông huyền,

Chẳng cứ đơn kinh, nghìn vạn thiên.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Trong chương này ta sẽ:

  1. Nhìn bao quát kinh tạng Đạo Giáo.
  2. Trình bày cốt tuỷ tinh hoa kinh tạng Đạo Lão.

1. NHÌN BAO QUÁT KINH TẠNG ĐẠO LÃO.

Kinh sách Đạo Lão xưa nay đã được sưu tầm và in thành bộ Đạo Tạng.

Đạo Tạng đã được in đi, in lại nhiều lần, mỗi lần lại mang 1 tên khác.

Ví dụ ta có:

Mua đá năng lượng:

-Khai Nguyên Đạo Tạng (713-741) in trong những năm Khai Nguyên, đời Đường Huyền Tông, gồm 5300 quyển).

-Kim Ngân Tự Đạo tạng. Thời Đường mạt Ngũ Đại.

-Đại Tống Thiên Cung Bảo Tạng. Tống Thái Tông, Đoan Cung nhị niên, Thuần Hoá ngũ niên 989-994 và Tống Chân Tông, Thiên Hi Tam Niên (1019)

-Chính Hòa Vạn Thọ Đạo tạng. (1113-1114) Đời Tống Huy Tông, trong những năm Chính Hoà .

-Đại Kim Huyền Đô Bảo tạng. Kim Tông Liệt Quang Cảnh,, trong những năm Minh Xương (1190-1193) .Gồm 6455 quyển.

-Nguyên Khan Huyền Đô Bảo Tạng. In xong năm 1244 đời Nguyên. (Năm 1281, toàn bộ Đạo Tạng bị Nguyên Thế Tổ ra lệnh đốt sau vụ đấu lý giữa Phật và Lão về quyển Hóa Hồ Kinh)

-Chính thống Đạo Tạng hoàn tất đời Minh Anh Tông, năm Chính Thống thứ 9. (1444)

-Bộ Đạo tạng này được Đài Loan in lại năm 1977.

-Bắc Kinh Văn Vật Xuất Bản Hội in lại năm 1988, có sự hợp tác của Thượng Hải Thư Điếm và Thiên Tân Cổ Tịch Xuất Bản Xã.

Đạo Tạng gồm khỏang 4115 bộ. (Nhật Bản cung nội sảnh bản tồn) [1]

Như vậy số sách cũng thay đổi tùy theo mỗi ấn bản. Tuy nhiên, sách Đạo Lão cũng khoảng trên 5000 bộ.

Ngoài ra còn có những Bộ như Đạo Tạng Khuyết Kinh Mục Lục, Đạo Tạng Mục Lục tường chú, Đạo Tạng Tập Yếu v.v...

Đời Vũ Tông (1506-1521), và Thế Tông (1522-1566) nhà Minh, đạo Lão cho in lại toàn bộ Đạo Tạng, gồm 1464 bộ lớn nhỏ. Mỗi bộ gồm từ 1 quyển đền 300, 400 quyển.

Lý Kiệt chia Đạo Tạng thành 12 tiểu mục:

  1. Bản văn (Les Textes fondamentaux).
  2. Thần Phù (Les Textes efficaces).
  3. Ngọc quyết (les commentaires et amplifications).
  4. Linh Phù (Les graphies efficaces, diagrammes, dessins)
  5. Phả Lục (Histoires et Traditions).
  6. Giới luật (morales et ascétisme).
  7. Uy nghi (ascétisme).
  8. Phương Pháp (Pratiques, manipulations).
  9. Chúng thuật (diététique, alchimie, astres, nombres, etc...)
  10. Kỳ truyện (Mythologies, légendes).
  11. Tán Tụng (liturgie, hymnes, adresses).
  12. Biểu tấu (documents, pétitions aux empereurs, édits recus d’eux).[2]

Trịnh Tiêu, thế kỷ XII, đã chia Đạo Tạng thành 25 tiểu mục sau đây:

  1. Lão tử.
  2. Trang Tử.
  3. Chư Tử.
  4. Âm phù Kinh.
  5. Huỳnh Đình Kinh.
  6. Tham đồng Khế.
  7. Mục lục (les catalogues)
  8. Truyện (les légendes).
  9. Ký (histoires).
  10. Luận (les dissertations).
  11. Thư (les graphies).
  12. Kinh (les textes).
  13. Khoa nghi (disciplines et rites).
  14. Phù Lục (formules et Talismans).
  15. Thổ nạp (aérothérapie, photothérapie).
  16. Thai Tức (entretien du Principe vital).
  17. Nội quan (soins particuliers).
  18. Đạo Dẫn (Massage).
  19. Tịch cốc (Abstinence)
  20. Nội Đơn (cures morales).
  21. Ngoại Đơn (cures chimiques).
  22. Kim Thạch dược (médecine et Pharmacie).
  23. Phục Nhị (diète des candidats à l’immortalité)
  24. Phòng Trung (hygiène sexuelle).
  25. Tu Dưỡng (Hygiène physique et morale)[3]

Ở Trung Hoa, sách vở về Đạo Lão thời vô vàn vô số như vậy, còn ở Việt Nam, ta chỉ thấy lèo tèo vài bộ kinh như Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh, Âm Phù Kinh, Huỳnh Đình Kinh. Như vậy, tỏ ra xưa nay, rất ít người Việt Nam để tâm nghiên cứu kinh sách Đạo Lão.

Ước mong sau này, những sách sau đây sẽ được bình dịch:

Âm Phù Kinh của Hoàng Đế.

Tham Đồng Khế của Ngụy Bá Dương.

Ngộ Chân Thiên, và Kim Đơn tứ bách tự của Trương Tử Dương.

Bách tự Bi của Lữ Đồng Tân.

Nhập dược kính của Thôi Hi Phạm.

Chỉ Huyền Thiên của Lữ Đồng Tân.

Xướng Đạo Chân Ngôn của Hạc Cù Tử.

Đại Động Chân Kinh của Văn Xương Đế Quân.

Huỳnh Đình Nội Cảnh, Huỳnh Đình Ngoại cảnh.

Tính Mệnh Khuê Chỉ của Doãn chân nhân sư đệ.

Linh Bảo Tất Pháp của Chung Ly Quyền.

Kim đơn đại thành tập của Tử Hư Chân Nhân.

Phục Mệnh Thiên của Tiết Đạo Quang.

Thúy Hư Thiên của Trần Nê Hoàn.

Hoàn Nguyên Thiên của Hạnh Lâm Thạch Thái.

Đơn Đạo Bí Thư, của Tôn Bất Nhị .

Ngộ Chân Thiên của Trương Bá Đoan.

Tiên Thiên Chính Lý trực luận của Xung Hư Tử, Ngũ Thủ Dương v.v...

2. TRÌNH BÀY CỐT TỦY KINH ĐIỂN CỦA ĐẠO LÃO.

a. Quan niệm Thái Cực và công cuộc đi tìm trường sinh và chân lý

Quan niệm Thái Cực đã xây nền, đắp tảng cho công cuộc tu thân, đi tìm chân lý, và trường sinh của Đạo Lão.

Vì tin rằng Thái Cực là Bản Thể vũ trụ, vạn hữu, là Đạo, là Căn Nguyên, là cốt cách con người, [4] vì tin rằng Thái Cực vĩnh cửu trường tồn, [5] vô thanh vô xú, nhưng lại tiềm ẩn ngay trong đáy lòng con người,[6] nên các bậc chính nhân, quân tử, sau khi thấu hiểu Dịch Kinh, đã hồi tâm, phản tỉnh, đã trở vào Tâm Thần mình mà tìm Đạo, tìm Trời.

-Thái Cực là Huyền Quan Khiếu hay Huyền Tẫn chi môn. [7]

-Thái Cực là Cái Đó (Na Ta Tử -Ta Tử-Giá Cá.) [8]

-Thái Cực là Căn Bản. [9]

-Thái Cực là Bản Lai Diện Mục. [10]

-Thái Cực là Chân Như Bản Tánh. [11]

-Thải Cực là Kim Cương Thân. [12]

-Thái Cực là Thiên Tâm, là Thiên Địa chi tâm. [13].

Thông Thiên Bí Thư, quyển 4, tr. 9b, viết đại khái rằng:

“Trong con người có 1 Khiếu gọi là Huyền Tẫn. Đó là nơi Tam Tài tương dung. Tinh, thần, hồn, phách tương hội ở huyệt đó. Đó là Căn cơ cho công trình luyện Kim Đơn, hoàn phản. Đó cũng là nơi mà Thần Tiên ngưng kết Thánh Thai.. Cổ nhân gọi đó là cái gốc Thái Cực, cái chuôi Tiên Thiên, cái mối Hư Vô, cái nguồn Tạo Hóa, cái gốc Hỗn Độn, cái Hang Thái Hư, cái Khiếu Qui Căn, cái cửa Phục Mệnh, cái cửa Mậu Kỷ, cái xứ Chân Nhất, cái cung Trung Hoàng, cái phủ Đơn Nguyên, cái Đàn Thủ Nhất, cái Lò Luyện Đơn, cái Đỉnh Chu Sa, cái huyệt Long Hổ, cái nhà Huỳnh Bà, cái Lò Cừ, cái Thổ Phủ (Chõ Đất), Thần Thủy, Hoa Trì, Đế Ất, Thần Thất, Linh Đài, Giáng Cung...Ta được Diệu Quyết vì chỗ Thành Tiên, chứng Thánh đó gọi là Qui Trung, là nơi Thủy Hỏa giao cấu, là Thiên Địa chi chính Trung trong con người...[14]

Tất cả chỉ là Thái Cực dưới những danh hiệu khác nhau: Nào Đao Khuê,[15] nào Hồng Mông, nào Hỗn Độn, nào Hư Vô. Tất cả đều là Thái Cực, [16] Mà Thái Cực là Kim Đơn.

Xướng Đạo Chân Ngôn viết: Đơn là gì? Là Thái Cực nơi con người. [17]

b. Thái Cực tiềm ẩn ngay trong lòng con người.

Mà lạ lùng thay, Thái Cực đã ở sẵn ngay trong con người, nên dù cầu Đạo hay luyện Đơn, cũng phải quay về trong Thân Tâm mà tìm kiếm.

Chính vì vậy mà Hoàn Nguyên Thiên viết:

Luân hồi, Ngọc Thố dữ Kim Ô

Đạo tại nhân thân, thế thượng mê. [18]

Liễu Mệnh Thiên viết:

Thân trung tận hữu diên niên dược,

Khả tiếu ngu nhân hướng ngoại tầm. [19]

Tử Dương Tổ viết:

Diệu Đạo bất ly tự gia thân,

Khởi tại thiên sơn, vạn thủy tính. [20]

Chỉ Huyền Thiên viết: “Chân chính đại dược chỉ tại thân trung cầu chi, bất tại ngoại thủ.” [21]

Tham Đồng Khế phát huy còn viết: “Nhìn mà chẳng thấy, gần nên dễ cầu.

Toàn Dương Tử Du Diễm bình: “Kim đơn Đại Đạo chỉ ở trước mắt, thế nên Đại Đạo chẳng phải là gần sao? Tại sao, nhìn không thấy, bắt không được, tuy gần mà vẫn là xa vậy. Nếu biết đường lối, phép tắc mà cầu, thì chỉ mất công chốc lát, mà Hoàng Hoa đã hiển lộ sáng lòa. Thế thì đâu có xa.

Ngộ Chân Thiên viết:

Công phu dung dị, dược phi dao,

Thuyết phá, nhân tu thất tiếu.

Dịch:

Công phu dung dị, thuốc đâu xa,

Nói ra, người ắt phải cười xòa.

Phục Mệnh Thiên viết:

Phân minh chỉ tại mục tình tiền,

Chỉ tại thời nhân bất kiến Thiên,

Dịch:

Phân minh đã sẵn trước con ngươi,

Chỉ tại thế nhân chẳng thấy Trời.

Vì không thấy, không hay, nên người ta đã bỏ trong tìm ngoài. Có người hái nhật tinh, nguyệt hoa (tinh hoa mặt trời, mặt trăng), có người luyện kim thạch thảo mộc, có người hành phòng trung chi thuật, thật đúng là Đạo thì ở gần mà cầu nơi xa, sự việc dễ mà cầu chuyện khó, buồn thay.” [22]

Thất Chân Nhân Quả có thơ:

Ý ngoại cầu Tiên, lộ tựu soa,

Thủy trung nguyệt ảnh, kính trung hoa.

Tiên Thiên diệu lý, quân tri phủ,

Chỉ tại nhất tâm tiện khả khoa.

Dịch:

Thân ngoại cầu tiên ắt lạc đường.

Mò trăng đáy nước, hái hoa gương.

Tiên Thiên diệu lý, hay chăng tá,

Chỉ tại tâm điền, há viễn phương.

Thái Cực ở trong ta tức là ở trong thế Cực Tiểu, Thái Cực ở ngoài vũ trụ là ở trong thế Cực Đại.

Xướng Đạo Chân Ngôn viết:

Trung Dung nói: Nói lớn ra thì Thiên Địa không đủ để mang chứa. Đó là Thái Cực bao trùm vạn vật vậy. Nói nhỏ lại, thì thiên hạ không thể phá được. Đó là Thái Cực nhập vào trong vạn hữu vậy.” [23]

-Trương Tam Phong gọi Thái Cực ở trong thế Cực Tiểu là Thử Mễ Bảo Châu (Bảo Châu hạt vừng) [24], hay Thử Mễ. [25] hay Nhất lạp thử mễ. [26]

-Tử Dương Chân Nhân thì gọi đó là Huyền Châu.

“Hổ dược long đằng phong lãng thô,

Trung ương chính vị sản Huyền Châu.” [27]

-Lữ Đồng Tân gọi là: Nhất lạp túc ( Một hạt thóc) [28]

-Trương tử Dương, trong quyển Kim Đơn tứ bách tự đã đề cập đến Thái Cực trong thân bằng thơ sau:

Thử khiếu phi phàm khiếu,

此 竅 非 凡 竅

Kiền Khôn cộng hiệp thành,

乾 坤 共 合 成,

Danh vi Thần Khí Huyệt,

名 為 神 氣 穴,

Nội hữu Khảm, Ly tinh.

內 有 坎 離 精。

-Thượng Dương Tử cũng xác quyết rằng Thái Cực đã tiềm ần trong thân ta, bằng thơ:

Thử Khiếu phân minh tại nhỡn tiền

此 竅 分 明 在 眼 前

Hạ sĩ văn chi đại tiếu yên.

下 士 聞 之 大 笑 焉 [29]

c. Nếu Thái Cực tiềm ẩn trong ta, thì tiềm ẩn nơi đâu?

Tiên Gia đã trả lời: Tại Nê Hoàn Cung, tức là tại trung tâm đầu não con ngườì. Về tầm quan trọng của Nê Hoàn Cung, tôi đã đề cập đến trong nhiều sách như Trung Dung Tân Khảo, Huỳnh Đình Kinh bình Dịch (nơi chương 3, 4 phần khảo luận). Nơi đây chỉ nhắc lại: Nê Hoàn ở trung cung đầu não, như Thái Cực ở giữa Cửu Cung, như Thiên Tâm ở giữa các cung Trời. Nê Hoàn là Thiên Cốc, Nê Hoàn là Cốc Thần. Mà ta đã biết: Cốc Thần là Thái Cực.

-Kim Đơn Đại thành viết:

Đầu hữu Cửu Cung, trung hữu Nê Hoàn. [30]

-Đại Động Chân Kinh viết:

Nhân đầu hữu cửu cung,do Thiên hữu Cửu Tiêu. [31]

-Kim Đơn Đại Thành còn viết: “ Đầu có 9 cung ứng với Chín Cung Trời. Chính giữa có một cung gọi là Thiên Tâm, Tử Phủ, Thiên Uyên, Thiên Luân, Thiên Quan, Thiên Kinh, Thượng Đô quan, Côn Lôn Đỉnh. Tên rất là nhiều, nhưng chung qui chỉ là Huyền Quan Nhất Khiếu.” [32]

-Tính Mệnh Khuê Chỉ viết:

Đầu hữu Cửu Cung, trung Nhất Cung danh viết Cốc Thần. [33]

-Huỳnh Nguyên Cát (1271-1355) viết:” Người ta đầu có 9 cung, ở giữa có một nơi gọi là Thiên Cốc, thanh tịnh không vương bụi trần. Nếu có được Nguyên Thần vào an ngự nơi đó, không phát tán ra ngoài, thời thành Tiên, thành Thánh. Huỳnh Đình Kinh nói: Nếu Bạn muốn bất tử, hãy tu Côn Lôn. Mới hay Thiên Cốc thật là vô cùng huyền diệu. [34]

Người xưa có thơ:

Hướng tiền Thần tụ đồng Vô Cực,

向 前神 聚 同 無 極

Kim tán, vi trần mãn thế đồ.

今 散 微 塵 滿 世 途

Dục qui nguyên vị Hoàng Trung lý,

欲 歸 元 位 黃 中 裡

Nê Hoàn vạn vựng tốc hồi qui.

泥 丸 萬 彙 速 回 歸 [35]

Dịch:

Trước kia, Thần tụ đồng Vô Cực,

Nay tán, trần ai ngập thế đồ.

Muốn về Nguyên Vị Hoàng Trung cũ,

Nê Hoàn vạn vựng kíp hồi qui.

Thay vì bàn thêm nhiêù về Nê Hoàn, tôi xin cống hiến một số danh hiệu thêm về Nê Hoàn. Đọc những danh hiệu ấy, tự nhiên ta sẽ thấy những nhận định, những suy tư cuả ngưới xưa về Nê Hoàn.

Nhân bàn câu: Chân Nhân tiềm thâm uyên của Nguỵ Bá Dương trong sách Tham Đồng Khế, Du Diễm bình như sau:

Chân Nhân tức là Nguyên Thần. Thâm Uyên là Thái Uyên. Nó có rất nhiều tên gọi, xin thử kể ra: Nê Hoàn Cung, Lưu Châu Cung, Ngọc Thanh Cung, Thúy Vi Cung, Thái Vi Cung, Thái Ất Cung, Thái Huyền Quan, Huyền Môn, Huyền Cung, Huyền Thất, Huyền Cốc, Huyền Điền, Sa Điền, Đệ Nhất Quan, Đô Quan, Thiên Quan, Thiên Môn, Thiên Cốc, Thiên Điền, Thiên Tâm, Thiên Luân, Thiên Trục, Thiên Nguyên, Thiên Trì, Thiên Căn, Thiên Đường, Thiên Cung, Kiền Cung, Kiền Gia, Giao Cảm Cung, Ly Cung, Thần Cung, Thần Thất, Thần Quan, Thần Phòng, Thần Đô, Huyền Đô, Cố Đô, Cố Khâu, Cố Lâm, Cố Cung, Tử Đỉnh, Tử Kim Đỉnh, Chu Sa Đỉnh, Cống Đỉnh, Ngọc Đỉnh, Ngọc Thất, Ngọc Kinh, Ngọc Vũ, Dao Phong, Đệ Nhất Phong, Tối Cao Phong, Chúc Dung Phong, Côn Lôn Đỉnh, Không Động, Bồng Lai Thượng Đảo, Thượng Kinh, Thượng Cung, Thượng Huyền, Thượng Nguyên, Thượng Cốc, Thựơng Thổ Phủ, Thượng Đơn Điền. Tên thật nhiều, nhưng chung qui chỉ có một. [36]

Chính vì thế mà không vị Tiên Gia nào mà lại không biết giá trị của Nê Hoàn.

Thái Cổ Tập vân:

Kim Đơn vận đáo Nê Hoàn huyệt,

Danh Tính tiên tương ký Ngọc Đô. [37]

Dịch:

Kim Đơn vận tới Nê Hoàn Huyệt,

Danh tính đã ghi tại Ngọc Đô.

Huỳnh Đình Kinh viết: Tử dục bất tử tu Côn Lôn,

Luận Tĩnh Trung Ngâm có câu:

Ngã tu Côn Lôn đắc chân quyết.

Phục Mệnh Thiên viết:

Hồi hướng ngã gia viên lý,

Tài bồi nhất mẫu Thiên Điền. [38]

Dịch:

Nhà xưa vườn cũ quay trở lại,

Một mẫu Thiên Điền cố chăm nom.

Hoàn Nguyên Thiên viết:

Ngộ Đạo hiển nhiên minh khuếch lạc,

Nhàn nhàn đoan toạ vận Thiên Quan. [39]

Dịch:

Ngộ Đạo tự nhiên tỏ lối đàng,

Thảnh thơi ngồi thẳng vận Thiên Quan.

d. Đã biết Thái Cực ở nơi đâu, lập tức suy ra đựơc con đựng phản bản hồi hướng.

Nhập Dược kính có thơ:

Nê Hoàn nhất khiếu đạt Thiên Môn,

Trực thượng Hư Hoàng, Ngọc Đế tôn.

Thử thị Chân Nhân lai vãng lộ,

Thời thời khóa hạc khứ triều nguyên. [40]

Dịch:

Nê Hoàn một khiếu đạt Thiên Môn,

Thẳng tới Hư Hoàng Ngọc Đế Tôn.

Ấy chính Chân Nhân đường lui tới,

Thời thời cưỡi hạc để triều nguyên.

Còn phương pháp để trở về với Thái Cực, thì Tiên Gia nhất luật chủ trương: Định, Tĩnh.

-Tiên Kinh vân: Tiên Thiên (Thái Cực) thời Thu Nhiếp.

Hậu Thiên (Thân Tâm) thời biến hóa để trở nên xứng đáng Dữ Đạo Hợp Chân. [41]

-Dịch Kinh viết: Thánh Nhân dĩ thử tẩy tâm, thoái tàng ư mật.

Thánh Nhân tẩy rửa tâm thân cho sạch tục lụy trần ai, và rút lui vào chốn ẩn áo trong lòng mình.[42]

-Đạo đức Kinh viết: Trí hư cực, thủ tĩnh đốc, [43]

-Lại viết: “Tĩnh vi tháo quân.” (tĩnh là vua của hoạt động). [44]

-Bạch Ngọc Thiềm viết: “Nhân năng hư tâm, Đạo tự qui chi.” [45]

-Lý Đạo Thuần viết: “Nhân năng thường thanh tĩnh, Thiên hạ tất giai qui,” [46]

Lại nói:

“Trí hư tri diệu bản,

Tĩnh cực kiến Thiên Tâm.” [47]

-Mã đơn Dương viết:

“Thanh Tĩnh tiện thị Trường Sinh quyết” [48]

-Tự Nhiên Cư Sĩ viết:

“Tâm như minh kính liên thiên bích,

Tính tự hàn đàm chỉ thủy đồng.”

Dịch:

Tâm như gương sáng chiếu thinh không,

Tâm tựa hồ thu nước lắng trong. [49]

-Tam Mao Chân Quân viết:

Linh Đài trạm trạm tựa băng hồ,

Chỉ hứa Nguyên Thần lý diện cư,

Nhược hướng thử trung lưu nhất vật,

Khởi năng chứng Đạo hợp Hư Vô?

Dịch:

Tâm Linh vằng vặc tựa băng hồ,

Chỉ khứng Nguyên Thần lý diện cư.

Nếu để vật chi vương vấn đó,

Làm sao chứng Đạo hợp Hư Vô? [50]

Và dĩ nhiên, khi đã biết được Thái Cực là điểm đồng qui, hội tụ, thì chỉ việc thu nhiếp thân tâm về nơi Trung Hoàng Mậu Kỷ đó.

Người xưa có thơ:

Ly khảm, tinh thần, Nam hội Bắc,

Hổ Long, Hồn Phách hợp Tây Đông,

Tổng qui Mậu Kỷ thường tương hội,

Tận tại Huyền Quan nhất khiếu trung. [51]

Thạch Hạnh Lâm viết:

Ý mã qui thần thất,

Tâm viên thủ Động Phòng.

Tinh, Thần, Hồn, Phách, Ý,

Luyện tác Tử Kim Sương, [52]

Nếu ta kết hợp được với Thái Cực, với Trời, với Đạo trong tâm hồn ta, đó là:

-Đắc Đạo.

-Qui căn, phản bản.

-Tìm lại được Bản Lai Diện Mục của mình.

-Tìm lại được Kim Cương Thân,

-Luyện được Kim Đơn.

Tiên gia gọi thế là:

-Uống được Đao Khuê.

-Uống được rượu Hồng Mông.

-Khai phá được Hỗn Độn.

Mới hay:

Nhất lạp Đao Khuê luyện nhập Thần,

Đại như Thử Mễ, trị thiên câm,

Chỉ tiêu bán trản Hồng Mông tưủ,

Ẩm xứ hà tu cánh cổ cầm.

Dịch:

Một hạt Đao Khuê luyện nhập Thần,

Hạt vừng to tựa, giá thiên câm (thiên kim).

Chỉ cần nửa chén Hồng Mông tưủ,

Lúc uống cần chi phải cổ cầm (gảy đàn). [53]

Mới hay :

Hỗn Độn nếu chẳng tạc khai,

Hồng Mông nếu không bổ vỡ,

Bảo Châu trời đất sao thấy toû? [54]

Để kết thúc chương này, ta mượn 2 câu thơ của Mã Đơn Dương tặng Triệu Công:

“Thành tiên chỉ thị Thần Quang,

Thiên Cung vô dụng xú bì nang.”[55]

Dịch:

Thành Tiên âu chỉ cốt Thần Quang,

Thiên cung xá kể cái xác phàm...

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh