Tinh Hoa Các Đạo Giáo: Chương 2. Sơ Lược Về Bà La Môn Giáo

TINH HOA CÁC ĐẠO GIÁO: CHƯƠNG 2. SƠ LƯỢC VỀ BÀ LA MÔN GIÁO

A. ÍT NHIỀU NHẬN ĐỊNH VỀ ẤN ĐỘ.

Ấn độ xưa nay đối với chúng ta luôn luôn khoác một vẻ huyền bí với những danh từ Tây Thiên, Tây Trúc, với những hình ảnh các vị thần linh thiên thủ, thiên nhãn, nhựng đạo sĩ lang thang không nhà, với những Fakirs chôn sống không chết.

Mà thực Ấn Độ là một xứ lạ lùng.

Ấn Độ xưa chia xã hội làm bốn thành phần chính:

1.Giai cấp tăng lữ (Brahmana) coi về tế tự, giáo hoá.

2.Giai cấp chiến sĩ (Kshatriya), làm vua, làm quan, làm tướng.

3.Giai cấp thương nhân (Vaishya) làm nông, thương.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

4.Giai cấp công nhân (Shudras) làm công việc tay chân.

Ngoài bốn giai cấp chính ấy ra, còn có những người sống ngoài lề xã hội. Đó là:

-Những tu sĩ không nhà (Sanyasins)

-Những người cùng tiện (Paria)

Mua đá năng lượng:

-Những người ngoại quốc (Mlecchas)

Gandhi, lúc còn sinh thời, hết sức bênh vực những người cùng tiện. Hiến pháp Ấn, năm 1949, đã bỏ lệ phân giai cấp, và cho nam nữ bình quyền.

Ấn Độ chia cuộc đời con người thành bốn thời kỳ:

-Thời kỳ thanh khiết và học tập (Brahmacharya).

-Thời kỳ lập gia đình (Garhasthya)

Kiếm tiền (Arthra)

Hưởng tình (Kama)

Sống hẳn hoi, đạo đức (Dharma)

-Thời kỳ vào rừng ẩn cư (Vanaprasta)

-Thời kỳ thoát tục, vô gia cư (Sannyassa)

Trong thời kỳ này, con người rũ bỏ hết mọi dây rợ gian trần, sống khất thực, vô vi, vô trụ. Họ sống, nhưng sống kết hợp với Đại Ngã Thường Trụ. [1]

Heinrich, trong quyển Les Philosophes de L’Inde, còn cho rằng Ấn Độ có 4 môn học:

Ba môn đầu dạy làm người (Trivarga).

  1. Môn học cầu danh, tranh lợi (Arthacastra), mục đích tìm tài lợi, công danh. (Philosophie du Succès).
  2. Môn học Ái tình (Kamacastra), mục đích hưởng thụ khoái lạc thể chất. (Philosophie du Plaisir)
  3. Môn học làm người (Dharmacastra) sống theo nhân luân. (Philosophie du Devoir)
  4. Môn học cầu giải thoát. (Moksa)

Đó là mục đích của Triết Học Ấn Độ. Minh Triết tức là học để biết mình có Bản Thể Thần Minh, và Hành là để trở thành Thần Minh.[2]

B. Tôn Giáo Ấn Độ.

Tôn giáo Ấn Độ là Bà la Môn (Brahmanism) hay Ấn Độ Giáo (Hinduism). Ấn Giáo rải rắc khắp hoàn cầu. Tổng số theo thống kê nay là: 689.205.100.[3]

Tôn giáo Ấn thật là đa diện.

Thấp thì đi dâng hương cúng thần, tắm cho thần, mặc cho thần, hoặc đi hành hương Benares, đi tắm sông Hằng (Gangus).

Cao thì vào rừng ẩn tu, sống siêu thoát, vượt lên trên các lễ nghi, chiêm bái, mà chỉ còn chuyên chú, tĩnh tâm, suy nghiệm cầu giải thoát.

Quan niệm về thần minh cũng muôn sắc thái, đi từ chỗ thấp nhất, đến cao nhất.

Khi thì nó đa thần, thờ vô số thần, coi như có quyền lực ngang nhau. (Polytheism)

Khi thì nó cho các thần luân phiên nhau giữ ngôi bá chủ (henotheism hay Kathenotheism).

Khi thì nó chủ trương độc thần (Monotheism).

Khi thì nó chủ trương Nguyên Lý Sáng Tạo Vô Ngã (Impersonal Monism).

Đối với Ấn Độ, các chủ trương trên đều hữu lý vì:

-Nó phản ảnh mọi trình độ tiến hoá từ ngu si đến minh triết của dân gian.

-Thần minh dù là đa tạp, hay đơn thuần, cũng chỉ là những hiển dương của một nguyên lý tối sơ.

Ấn Độ cho rằng mình có 330.000.000 vị thần. Dưới đây là ít nhiều vị thần chính:

1. Trước hết là Tam Vị Thượng Thần: Brahma, Vishnu, Shiva.

Brahma là thần sáng tạo, có bốn đầu, ngự trên đỉnh núi huyền thoại Meru (Tu Di), với vợ là nữ thần văn nghệ Sarasvati, thường cưỡi con công thần.

Brahma

Vishnu là thần bảo trì vũ trụ, thường nằm trên mình con rắn chín đầu Ananta. Ngài thường với vợ là Laksmi, sống trên thiên đỉnh Meru. Ngài thường cưỡi con nhân điểu Garuda, trong khi vân du thượng giới.

Vishnu có tất cả 10 hoá thân: Cá, rùa, lợn rừng, người, sư tử, người lùn Vanana, Parashu-Rama, Ông hoàng Rama, ông hoàng Krishna, đức Phật và thần Kalki trong tương lai.

Krishna có người tình là Radha.

Rama có vợ là Sita, và có thần khỉ Hanuman phụ tá.

Vishnu

Shiva là thần phá huỷ, sống trên núi Kailas. Ngài hay cưỡi bò, và có nhiều vợ như Parvati, Uma, Durga, Kali, Shakti v. v...

Con ngài là Karttikaya, thần chiến tranh và Ganesha, thần đầu voi.

Shiva

2. Thứ đến, là những trung đẳng thần, như:

*Ashvin, song thần, y sĩ của chúng thần.

*Usha, nữ thần bình minh, cưỡi xe có bảy con bò kéo, tượng trưng cho bảy ngày trong tuần.

*Surya, thần mặt trời, cưỡi trên cỗ xe, có bảy con ngựa kéo.

*Agni, hoả thần.

*Indra, thần thinh không và bầu trời, thần sét, thần chiến tranh.

*Chadra, thần mặt trăng.

*Varuna, thần trời, cưỡi trên lưng con quái thú Makars.

*Vayu, thần gió.

*Maruts, thần phong ba.

3. Cuối cùng là những hạ đẳng thần, như:

*Yakshinis và Yakshas các tiểu quỉ, hầu hạ thần phú quí Kabera.

*Ravana, quỉ vương đã cướp đoạt vợ Ông hoàng Rama, và đã cùng chúng yêu là Rahshasas, chống lại Rama.

*Manu, đã được một con cá thần cứu thoát khỏi Hồng Thuỷ.

*Soma, tửu thần.

*Yama, tử thần.

*Kinnaras, các nhạc thần trên trời.

*Apsarases, nữ thuỷ thần và Nagas, xà thần v.v...

Với những quan niệm tiên khởi trên, thiết tưởng chúng ta đã được chuẩn bị để đi vào triết học và đạo giáo Ấn Độ.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh