Nguyên Lý Giải Thoát: Phần 2. Bài Thực Hành - Cách Nhận Ra Tánh Biết

NGUYÊN LÝ GIẢI THOÁT: PHẦN 2. BÀI THỰC HÀNH - CÁCH NHẬN RA TÁNH BIẾT

- Tôi sẽ giúp bạn phương pháp dễ nhận ra được cái Biết nhanh nhất, đó là tạo nên sự tương phản về cảm giác trên thân. Bạn biết rằng khi thân bị đau nhức quá mức thì hầu như tâm trí bạn chỉ còn bị cuốn vào cơn đau đó và bị nó cuốn đi gây cảm giác sân hận, khổ đau. Nếu biết tận dụng nỗi đau, bạn càng nhanh nhận được cái Biết.

- Một bài pháp đơn cử như: Khi bạn dùng cách xông hơi trong lều xông, nhiệt độ thật nóng làm cho bạn chỉ dồn hết tâm trí vào cái nóng đó rồi trên thân nhột ngứa uốn éo khó chịu...Ngay lúc này, bạn hãy bình tâm tách mình ra là một người đứng trên cao nhìn xuống và quan sát toàn thân và toàn bộ suy nghĩ đang hiện lên lúc đó, cái Biết là người đang đứng ngoài quan sát đó, nó chính là bạn, là chủ nhân đích thực của cái thân cùng cái tâm đang quằn qoại kia đó.

- Hoặc cho người tu niệm Phật: Hãy niệm thầm đến nhất tâm, tức là niệm cho đến khi không còn một ý nghĩ nào hiện ra được nữa, chỉ còn lại tiếng niệm, để dễ nhận được cái Biết, bạn niệm và trụ tại 1 điểm trên thân, sau khi nhất tâm tại điểm đó (tâm trí và tâm Biết tại 1 điểm), bấy giờ bạn thử hỏi: Ai đang niệm? Sau đó tiếp tục niệm nhưng đồng thời bạn vẫn rà soát từ đầu xuống chân lên xuống quan sát thân được và vẫn nghe tiếng niệm phật tại điểm trên thân kia, lúc này bạn sẽ nhận ra là cái người đang niệm kia không phải ta, ta là kẻ đang quan sát rà lên rà xuống kia, vậy là bạn bắt đầu biết tách cái Biết ra khỏi cái bị biết rồi đó, tiếp theo ngưng câu niệm chỉ còn cái Biết rỗng lặng quan sát. Đây chính là chỗ lần đầu tôi ngộ ra được tánh Biết, từ đây tôi phát triển dần lên cho đến tận lúc này.

- Khi ngồi thiền thì sao? Cũng vậy, bản chất cuối cùng của ngồi thiền cũng là để nhận ra và nhập vào cái Biết rỗng lặng này, ấy nhưng đa phần cứ đi sâu vào tiểu tiết mà không rõ bản chất thành ra đáng lẽ đi tắt đến luôn Kiến Tánh (thấy cái Biết) thì họ lại dùng ý nghĩ quán này quán kia, nên nhớ như vậy là dụng ý nghĩ của não trái mất rồi, còn cái Biết nó rỗng lặng tự nhiên chỉ nhận ra các ý nghĩ, cảm thọ tự nhiên nổi lên thôi chứ nó không đi tìm đối tượng để quán! Cho nên việc theo dõi hơi thở, hay cái nghe cùng lúc trong và ngoài (nhĩ căn viên thông), quán cùng lúc vào nhiều thực tại (nhãn căn viên thông).tất cả chỉ là phương tiện để làm cái tâm trí trở nên ngoan ngoãn mà thôi, và sau khi tâm trí im bặt hết lải nhải rồi thì cái Biết sẽ xuất hiện. Vậy bạn đừng chấp vào bất cứ quy trình nào.

- Có một định luật về tánh Biết rỗng lặng này đó là chỉ cần bạn quay về với thực tại hiện tiền, ngay phút giây này thì đó là bạn đang ở vị trí tâm Giác, đơn thuần cái Biết ở sát na hiện tiền đó, vì vậy nếu bạn chánh niệm miên mật ở phút giây hiện tại thì bạn cũng chính là đang luyện ở với tánh Biết rồi đó. Nhưng bằng cách nào chứng minh? Đó là khi bạn đang suy nghĩ miên man, bạn hãy lấy một đối thượng ở thực tại như cái bàn, cái chén, cái cây, âm thanh.ngay lúc đó bạn chú tâm quay về lắng nghe, nhìn chăm chú rõ nét vào đó thì sẽ hết miên man ngay. Vì những thứ đó chính xác thuộc về thực tại hiện tiền, cho nên bạn kết nối với chúng là bạn ở hiện tại ngay lập tức, trong cái sát na chuyển tiếp từ miên man về hiện tại đó bạn hoàn toàn rỗng lặng, không phán xét gì được cả, bạn thử đi, sẽ ngộ ra thôi. Và dùng nguyên lý trở về phút giây hiện tại này trong mọi nơi mọi lúc chính là Thiền đó! Dù là đứng, đi, nằm, ngồi thì cách này sẽ làm bạn nhận được cái Biết rỗng lặng, bởi vậy khi ngồi Thiền không được rơi vào hôn trầm mà luôn giữ mình ở hiện tại tỉnh biết thông qua: hơi thở, nhìn vào khoảng tối trước trán, hay nghe âm thanh xung quanh, ngay lập tức sẽ hết miên man và trở lại thực tại.

- Một trong những kỹ thuật mà tôi phát hiện ra trong quá trình theo dõi hơi thở để tắt đi tâm trí lải nhải, từ đây nhận được cái rỗng lặng thanh tịnh, đó là bạn hãy ngồi thiền hoặc ngồi chơi với hơi thở bình thường, rồi từ từ làm cho nó chậm dần. Bạn theo dõi hơi thở 1 lúc và để ý rằng ở cuối mỗi hơi thở ra, ban đầu dùng chủ ý ngưng lại 1 chút cuối hơi thở ra, lúc này toàn thân vắng bặt không nhúc nhích, bạn tiếp tục chú tâm vào khoảng ngưng này rồi bạn thấy rằng, không chỉ thân vắng bặt, mà tâm cũng vắng bặt, rồi tất cả xung quanh cũng vắng bặt, cả vũ trụ này dường như cũng vắt bặt. Bạn đang trong sát na định, hãy lắng nghe cái rỗng lặng đó, nó là tiếng vỗ của 1 bàn tay đó, lúc đó trọn vẹn cái Biết đang hiển lộ đó bạn! Tiếp tục ngưng thở 1 chút cuối kỳ thở ra vài lần rồi để thở tự nhiên trở lại, bạn đã tắt mọi ý nghĩ rồi, hãy tự nhiên hưởng thụ cái rỗng lặng đó.

- Ban đầu mới nhận ra cái Biết, bạn còn thiếu năng lượng chánh niệm, chánh định cho nên cái Biết lúc được lúc mất, bạn đừng lo, cứ thận trọng nhớ ra và tập quay trở lại. Và để cho bạn định tốt hơn, hãy thực hành bài tập sau: Đổ 1 tô nước gần như đầy ắp rồi cầm nó bước thận trọng chú tâm từng bước không cho đổ, tăng dần thời gian tập luyện bạn sẽ thấy bất ngờ. Hoặc mở mắt nhìn bất động vào 1 điểm trước mắt quan sát thân- tâm- vật đồng thời, lúc đi bộ cũng làm vậy.

Và hãy luôn thực hành với cái Biết trong mọi sinh hoạt như nấu ăn, rửa bát, xem tivi, thậm chí thực hành ngay trong cơn sân...bạn luôn tách ra ngoài rồi cùng lúc quan sát Thân- Tâm- Cảnh ngay ở phút giây hiện tại, không lan man chìm đắm vào cái bị quan sát kia, đừng đặt tên đó là hành động gì nhé.

- Hãy khoan đã, đừng vội phán xét! đến đây bạn mới chỉ là bắt đầu làm quen để nhận ra cái Biết thô thiển ban đầu của não Phải với mức năng lượng thấp thôi, bạn chưa thành Phật đâu, nhưng nó là cửa ngõ để bạn đi tiếp, dần dần bạn sẽ sống quen với cái Biết đến mức thiện xảo, năng lượng của tánh Biết dần tăng dần sáng lên, đó là hào quang của bạn, nó lớn rộng dần cho đến một ngày òa vỡ vào cái Biết vô hạn của đại vũ trụ, nó là cái Biết bao la không ngằn mé, đó là lúc bạn đã VỀ NHÀ rồi đó, và càng tăng năng lượng Biết này bạn càng có thần thông thôi, khỏi cần luyện thần thông nhé, nó đến tự nhiên. Thanh Tịnh đi- bạn sẽ có thần thông!

Dù khó diễn tả nhưng có thể tạm phân CÁI BIẾT GỒM 3 LOẠI:

- Cái biết của não Trái (tâm trí): là cái biết do học hỏi và phân tích đánh giá, tức cái Biết có đối tượng đề mục để nó biết (tầm tứ)

- Cái biết của não Phải: Là cái biết chủ nhân ông của bản thể, nó rỗng không vắng lặng không phán xét, nhưng nếu nó chưa kết nối với đại vũ trụ nó còn giới hạn lúc có lúc mất, có thể nói nó là ông Thượng Đế con cũng được vậy. Cái biết này không cần tác ý vẫn cứ biết.

- Cái biết vô tận: Biết mọi thứ quá khứ vị lai sinh diệt mà không cần tác ý để biết gọi là Huệ. Là cái rỗng lặng thanh tịnh không sanh diệt của khắp hư không. Thôi thì bạn tạm hình dung nó là ông Thượng Đế, Đấng Tối Cao, Phật Tổ gì đó đi vậy.

Trong 3 cái biết kia thì cái thứ 3 có bao phủ trong cái 1 và 2, và cái 2 lại bao phủ cái 1, nghĩa là trong tâm trí cũng luôn được giám sát bởi cái Biết rỗng lặng nhưng bị che mờ. Vậy ta phải xua tan áng mây mờ này dần để lộ ra ánh trăng. Người nhận được cái biết thứ 3 tạm gọi là đắc đạo vậy, và số này rất ít, kể cả các vị chuyên tu lâu năm, họ vẫn đang ở cái thứ 2 và đôi khi nghĩ mình xong việc rồi.

Sẽ có những thắc mắc rằng, như vậy làm sao mà nhận ra được 4 sự thật Khổ- Tập- Diệt- Đạo như Phật nói mà đòi thoát khổ đau luân hồi? Rồi sự thật về Vô Thường- Khổ- Vô Ngã, sự thật về tứ đại, ngũ uẩn giai không v.v……bạn hỏi vậy là bạn đang đứng ở nhị nguyên và giải quyết nhị nguyên theo lối tiệm tu, rồi bạn phải đi lòng vòng tìm nguyên nhân rồi phân loại thành 12 Nhân Duyên rồi tìm cách phá vòng lặp này….đó là con đường tiệm tu. Còn nếu bạn tu và trực nhận tánh Biết, tức là Kiến Tánh thì gọi là tu trực tiếp, và tất cả mọi pháp tu đều để đi tìm cái Biết này, mà bạn đang ở đó luôn thì đâu còn pháp tu gì nữa, lúc này chỉ có 2 sự thật và bạn chọn cái nào:

HAI SỰ THẬT:

- Nhị nguyên: Là Buồn- Vui, sáng- tối, có- không, phải- trái, sinh- diệt….đây là những mô tả của thế giới luân hồi Ta Bà, nếu ta đi tìm từng cặp đối đãi đó để giải quyết thì có muôn vàn nguyên nhân và cách giải quyết, cho nên Phật nói về 4 sự thật và 12 nhân duyên là giải quyết nhị nguyên mà thôi, đi theo con đường tiệm tu, tức là tu dần dần gỡ dần dần.

- Nhất nguyên: Là cái Biết bất sinh bất diệt, chẳng đến chẳng đi, chẳng buồn chẳng khổ, chẳng vui chẳng sướng, chẳng có chẳng không. Vậy khi ta tu trực tiếp nhận thẳng cái Biết này thì đâu có Buồn- Vui, nguyên nhân của Khổ là gì kệ nó, nó sinh rồi diệt kệ nó, nó có ngã hay vô ngã kệ nó luôn! Ở nhất nguyên này trống rỗng, ta nhận cái Biết như như bất động là ta thì cái Nhị nguyên kia có ra sao là chuyện của nó, nó tự sinh tự diệt, ta chỉ đứng ngoài quan sát Nhị Nguyên như nó đang là, ta đã chọn về cái gốc rồi thì phần cành lá kia ra sao đâu quan trọng gì nữa. Đây gọi là cách tu trực tiếp, gọi là Trực Chỉ Chân Tâm- Kiến Tánh Thành Phật.

Nhất Nguyên (tánh Biết) tuy rỗng không nhưng cũng bao gồm nhị nguyên trong nó. Nó ôm toàn thể, nó là toàn thể mọi sự mọi vật, và cũng chẳng gồm gì cả. Chính là cái mà bạn hay gọi là Thượng Đế, là Chân Tâm, là Phật Tánh, có bạn gọi là Linh Hồn.

Cái linh hồn này nó là rỗng không cho nên dù bạn có lấy mực đổ lên nó cũng không bẩn, lấy lửa đốt nó cũng không cháy, nó cũng không già, không bệnh, không chết, không giàu nghèo gì cả, nó đâu có sợ hãi vì thiếu nợ, vì phá sản, vì chưa lập gia thất, nó cũng không đi làm phước để được hưởng phước, nó càng không sợ mất mặt, mất sỹ diện với ai, cho dù bạn chửi mắng bạn, chửi mắng cha mẹ bạn nó cũng không phản ứng sân hận gì, nó đơn giản chỉ biết vậy, rỗng không vắng lặng không dính mắc nên nó không luân hồi sinh tử sang hèn giàu nghèo chi cả. Ngay cả khi chết rồi, nếu bạn nhận mình là cái Biết này thì cho dù xuống địa phủ gặp Diêm Vương thì bạn cũng phải lật mặt ông ta và nói rằng, tôi là cái Biết có chết đâu mà đòi đun tôi trên vạc dầu, xẻ xương xẻ thịt tôi? Rồi Diêm Vương biết bạn đã ngộ đạo mà trả bạn về. Hoặc giả bạn đến cõi thiên đàng vui hưởng lạc thú thần tiên thì bạn cũng không chấp nhận, vì cái Biết nó rỗng không vô hình vô tướng thì cõi Trời vẫn là có hình tướng sẽ phải luân hồi, bạn từ chối Thiên Đường, từ chối địa ngục, từ chối thấy Phật đến nhận đệ tử, vì bạn là Phật rồi tìm Phật ở đâu nữa?

Người đã nhận được tánh Biết là người sống trong trung đạo, nghĩa sống tùy duyên trong nhị nguyên nhưng không dính mắc, chứ không có nghĩa họ vô cảm phủ nhận nhị nguyên, trơ trơ như gỗ đá! Tuy không quan trọng 4 sự thật của Tứ Diệu Đế là gì nhưng rồi nó cũng nhận ra một cách tự nhiên mà không cần phải cố gắng hay dùng phương pháp gì để biết, nó kinh nghiệm được 4 sự thật một lúc nào đó mà nó còn không để ý đặt tên là gì, nó chỉ biết rằng: À, thì ra là vậy! Lúc nó nhập vào tánh Biết, khi cần thì nó tham gia Nhị nguyên và lựa chọn các mặt đối đãi một cách thiện xảo, thuần dương, thuần thiện. Ra vào tam giới như thõng tay vào chợ là chỗ này.

Người trực nhận được tánh Biết không cần học bất kỳ kinh sách nào, không cần theo đạo Phật hay bất cứ đạo nào, vì cái Biết này nó là cái tự nhiên hồn nhiên, đâu có tôn giáo nào định nghĩa được nó. Bởi vậy người kiến tánh không cần phải là phật tử, chỉ là một người bình thường, chỉ cần có thiện tri thức khai ngộ và thực hành sẽ dần nhận được. Còn đôi khi, những người đã học kinh sách, lý pháp quá nhiều lại sẽ khó nhận được cái Biết này hơn, họ có thể lý luận rất hay, rất chuẩn nhưng lại không thực chất, và họ bị chấp vào lý pháp. Một người đã ăn trái chanh, họ nhăn mặt, nước miếng túa ra, nhưng họ không biết trái kia gọi là trái chanh, và một người mô tả cũng tương tự và gọi đó là trái chanh, nhưng thông qua học hành lý luận để nói chứ không phải bằng kinh nghiệm của mình, nó hoàn toàn khách nhau. Vậy người kiến tánh đôi khi họ còn không biết mình kiến tánh, cho đến khi vô tình nghe được kinh điển, họ chỉ thầm nghĩ: Ồ, hóa ra là vậy, nó là như thế!

Tác giả: CucoHong

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh