Ta Là Cái Đó: Chương 18. Thực Tại Nằm Trong Tính Khách Quan

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 18. THỰC TẠI NẰM TRONG TÍNH KHÁCH QUAN

Hỏi: Tôi là một họa sĩ và tôi kiếm sống bằng nghề vẽ tranh.

Từ cái nhìn tâm linh vẽ tranh có một giá trị nào không?

Maharaj: Khi vẽ, bà nghĩ về cái gì?

H: Khi vẽ, chỉ có bức tranh và chính tôi.

M: Bà làm gì ở đó?

H: Tôi vẽ.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

M: Không, bà không vẽ. Bà thấy bức tranh đang diễn ra. Bà chỉ quan sát, tất cả những cái khác đều diễn ra.

H: Bức tranh tự vẽ chính nó? Hay là, một cái “tôi” sâu kín, hoặc một thần linh nào đó vẽ?

M: Tự thân ý thức là người họa sĩ vĩ đại nhất. Toàn thể thế

giới là một bức tranh.

H: Ai đã vẽ ra bức tranh thế giới?

M: Người họa sĩ ở ngay trong bức tranh.

H: Bức tranh ở trong tâm của người họa sĩ, và người họa sĩ ở trong bức tranh, mà bức tranh đó lại ở trong tâm của người họa sĩ, mà người họa sĩ đó lại ở trong bức tranh! Không phải sự vô tận này của các trạng thái và cảnh giới là vô lý? Ngay lúc chúng ta nói về bức tranh trong tâm, thì tâm chính nó lại ở trong bức tranh; chúng ta gặp một chuỗi vô tận các nhân chứng, nhân chứng cao hơn chứng kiến nhân chứng thấp hơn. Cũng giống như đứng ở giữa hai tấm gương rồi thắc mắc về một đám đông!

M: Rất đúng! Một mình bà và tấm gương đôi. Giữa hai tấm gương, bà có vô số hình tướng và danh xưng.

H: Ông nhìn thế giới như thế nào?

M: Ta thấy một người họa sĩ đang vẽ một bức tranh. Ta gọi bức tranh là thế giới, người họa sĩ là Thượng đế. Ta không phải bức tranh và cũng chẳng phải là Thượng đế. Ta không sáng tạo, và cũng không được tạo ra. Ta dung chứa tất cả, không có gì dung chứa Ta.

H: Khi tôi nhìn một cái cây, một khuôn mặt, một buổi hoàng hôn thì bức tranh thật hoàn hảo. Khi nhắm mắt lại, hình ảnh trong tâm tôi mờ nhạt và không rõ nét. Nếu chính tâm tôi phóng chiếu ra hình ảnh, tại sao tôi cần phải mở mắt để thấy một đóa hoa duyên dáng, nhưng khi nhắm mắt lại tôi chỉ thấy nó một cách mơ hồ

M: Đó là vì mắt bên ngoài của bà tốt hơn mắt bên trong. Tâm bà hoàn toàn hướng ra bên ngoài. Khi bà học được cách nhìn thế giới tâm của bà, bà sẽ thấy nó còn nhiều màu sắc hơn và hoàn hảo hơn bất cứ gì mà thân xác có thể đem lại. Dĩ nhiên là bà cần một sự luyện tập nào đó. Nhưng việc gì phải lý sự? Bà tưởng tượng rằng bức tranh phải được tạo ra bởi người họa sĩ, tức là người thực sự vẽ ra nó. Bà luôn luôn truy tìm nguồn gốc và nguyên nhân. Tương quan nhân quả chỉ ở trong tâm; ký ức tạo ra ảo tưởng về sự liên tục và sự lập đi lập lại gây nên ý tưởng về tương quan nhân quả. Khi mọi vật cùng xảy ra một cách lập đi lập lại, chúng ta có khuynh hướng thấy một liên hệ nhân quả giữa chúng. Điều này tạo ra một thói quen tâm lý, nhưng một thói quen thì không phải là một sự cần thiết.

H: Ông vừa mới nói thế giới được Thượng đế tạo ra.

M: Nên nhớ rằng ngôn ngữ chỉ là một công cụ của tâm, được tạo ra bởi tâm, và cho tâm. Một khi bà thừa nhận một nguyên nhân, thì Thượng đế là nguyên nhân tối hậu và thế giới là kết quả. Hai cái khác nhau, nhưng không tách rời nhau.

H: Người ta nói chuyện thấy Thượng đế.

M: Khi bà thấy thế giới tức là bà thấy Thượng đế. Không hề có chuyện thấy Thượng đế ngoài thế giới. Ngoài thế giới mà thấy Thượng đế thì chính là Thượng đế. Ánh sáng nhờ đó bà thấy thế giới, tức Thượng đế, là đốm sáng nhỏ: “Ta hiện hữu” rõ ràng là rất nhỏ, nhưng nó khởi đầu và chấm dứt trong từng hành vi biết và yêu thương.

H: Tôi phải thấy thế giới mới thấy được Thượng đế?

M: Còn cách nào khác? Không có thế giới, không có Thượng đế.

H: Vậy cái gì còn lại?

M: Bà còn lại như sự hiện hữu thuần túy.

H: Vậy lúc đó thế giới, và Thượng đế sẽ như thế nào?

M: Hiện hữu thuần túy - Avyakta.

H: Nó cũng đồng với phạm trù Vĩ Đại - Paramakash?

M: Bà có thể gọi nó như thế. Ngôn từ không quan trọng, vì ngôn từ không thể đạt đến nó. Ngôn từ phải xoay trở lại trong sự phủ định hoàn toàn.

H: Làm sao tôi có thể thấy thế giới là Thượng đế? Thấy thế giới là thấy Thượng đế - nghĩa là thế nào?

M: Cũng giống như vào một căn phòng tối. Bà không thấy gì cả - bà có thể sờ mó, nhưng không thấy - không có màu sắc, không có hình dáng. Bất chợt cửa sổ mở và căn phòng tràn ngập ánh sáng. Màu sắc và hình thể xuất hiện. Cửa sổ đem lại ánh sáng nhưng không phải là nguồn sáng. Mặt trời mới là nguồn sáng. Tương tự như thế, vật là căn phòng tối, ý thức là cửa sổ, làm cho vật tràn ngập cảm giác và nhận thức là mặt trời - cũng là cái Tối thượng, nguồn gốc của cả vật lẫn ánh sáng. Cửa sổ có thể đóng hay mở, nhưng mặt trời luôn luôn chiếu sáng. Cửa sổ làm cho căn phòng hoàn toàn khác hẳn, mà không hề làm cho mặt trời khác đi. Nhưng tất cả những thứ đó chỉ là thứ yếu đối với một cái vô cùng nhỏ bé, tức cái “Ta hiện hữu”. Không có cái “Ta hiện hữu” thì không có gì cả. Tất cả mọi hiểu biết là hiểu biết về cái “Ta hiện hữu”. Mọi ý tưởng sai lầm về cái “Ta hiện hữu” này đưa đến ràng buộc; chỉ hiểu biết đúng mới đưa đến tự do và an lạc.

H: “Ta hiện hữu” và “Cái đó hiện hữu” có giống nhau không?

M: “Ta hiện hữu” hàm ý bên trong, “Cái đó hiện hữu” hàm ý bên ngoài. Cả hai đều dựa trên ý thức hiện hữu.

H: Ý thức hiện hữu có giống với kinh nghiệm về sự tồn tại?

M: Tồn tại có nghĩa là là một cái gì đó, một vật, một cảm xúc, một ý nghĩ, một ý tưởng. Tất cả tồn tại đều có tính riêng biệt. Chỉ có hiện hữu là có tính vũ trụ, theo nghĩa mỗi hiện hữu đều tương hợp với mọi hiện hữu khác. Khi có nhiều sự tồn tại thì gây ra va chạm, còn hiện hữu thì không bao giờ. Tồn tại có nghĩa là trở thành, thay đổi, sinh, tử, và tái sinh, còn trong hiện hữu chỉ có sự an lạc tĩnh lặng.

H: Nếu tôi là kẻ tạo ra thế giới thì tại sao tôi lại làm cho nó tồi tệ?

M: Mỗi người sống trong thế giới riêng của chính mình. Tất cả thế giới không xấu, hay tốt như nhau.

H: Cái gì quyết định sự khác biệt?

M: Tâm phóng chiếu ra thế giới, tô mầu thế giới theo cách riêng của nó. Khi bà gặp một người đàn ông, ông ta chỉ là một người lạ. Khi bà lấy ông ta, ông ta trở thành cái Ta của chính bà.

Khi gây gỗ, ông ta trở thành kẻ thù của bà. Chính thái độ của tâm bà quyết định người đàn ông đó là gì đối với bà

H: Tôi có thể thấy rằng thế giới của tôi là chủ quan. Điều này có thể làm cho nó trở thành hư huyễn?

M: Nó là hư huyễn chừng nào nó còn là chủ quan, và chỉ trong phạm vi đó mà thôi. Thực tại nằm trong tính khách quan.

H: Tính khách quan nghĩa là gì? Lúc nãy ông nói thế giới là chủ quan, bây giờ ông lại nói về tính khách quan. Thế không phải mọi vật là chủ quan?

M: Mọi vật là chủ quan, nhưng cái thật thì khách quan.

H: Theo nghĩa nào?

M: Nó không tùy thuộc vào ký ức và hoài bão, tham ái và lo sợ, thích và không thích. Tất cả đều được thấy như thị.

H: Có phải đó là cái mà ông gọi là trạng thái thứ tư - Turiya?

M: Bà gọi nó là gì tùy ý. Nó kiên cố, bền chắc, bất biến, vô thủy, vô chung, luôn luôn mới, và luôn luôn tươi trẻ.

H: Làm sao đạt đến nó?

M: Vô tham ái và vô úy sẽ đưa bà đến đó.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh