Ta Là Cái Đó: Chương 19. Cái Tối Thượng Siêu Vượt Tất Cả

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 19. CÁI TỐI THƯỢNG SIÊU VƯỢT TẤT CẢ

Hỏi: Ông nói thực tại là một. Tính một, tính duy nhất là biểu trưng của con người. Như vậy thực tại là một con người, với vũ trụ là thân xác của nó ?

Maharaj: Bất cứ gì ông có thể nói ra đều vừa đúng và vừa sai. Ngôn từ không thể vươn đến cái ở ngoài tâm.

H: Tôi chỉ đang cố hiểu những gì ông nói. Ông nói với chúng tôi về Con Người, Cái Ta, và Cái Tối Thượng - Vyakti, VyakTa, AvyakTa. Ánh sáng của Tánh Biết Thuần Túy - Pragna - được hội tụ thành “Ta hiện hữu” trong Cái Ta - Jivatma; thành ý thức - Chetana - soi sáng tâm - Antabkarana; và thành sự sống - Prana - đem lại sinh khí cho thân xác - Deha. Tất cả những cái đó qua ngôn từ thì có vẻ xuôi tai. Nhưng khi phải phân biệt trong chính tôi Con Người với Cái Ta, và Cái Ta với Cái Tối Thượng thì tôi lẫn lộn.

M: Con người không bao giờ là chủ thể. Ông có thể thấy một con người, nhưng ông không phải con người. Ông luôn luôn là Cái Tối Thượng, xuất hiện vào một điểm nào đó trong không gian và thời gian như nhân chứng, như một cây cầu giữa tánh biết thuần túy của Cái Tối Thượng và ý thức đa dạng của con người.

H: Khi quan sát chính mình, tôi thấy tôi là nhiều con người tranh giành lẫn nhau để xử dụng một thân xác.

M: Chúng tương ứng với các khuynh hướng khác nhau - Samskara - của tâm.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

H: Liệu tôi có thể hòa giải chúng?

M: Làm sao được? Chúng quá mâu thuẫn với nhau! Cứ thấy chúng như chúng là - những thói quen của ý nghĩ và cảm thọ, một mớ ký ức và những thôi thúc.

H: Nhưng tất cả chúng đều nhận: “Ta là”.

M: Điều đó xảy ra là vì ông tự đồng hóa ông với chúng. Một khi nhận ra rằng bất cứ gì xuất hiện trước ông đều không thể là chính ông, và chúng không thể nói “Ta là”, thì ông hoàn toàn tự do đối với tất cả những “con người” của ông, và những yêu sách của chúng. Ý thức “Ta là” là của riêng ông. Ông không thể tách rời nó, nhưng ông có thể gán nó cho bất cứ thứ gì, như khi ông bảo: Ta là trẻ trung, ta là giầu có, vân vân. Nhưng những sự đồng hóa cái Ta như thế rõ ràng là sai, và là nguyên nhân của ràng buộc.

H: Bây giờ tôi có thể hiểu được rằng tôi không phải là con người, mà là cái - khi được phản ánh trong con người - cho con người một cảm giác hiện hữu. Thế còn Cái Tối Thượng? Bằng cách nào tôi biết chính tôi là Cái Tối Thượng?

M: Nguồn gốc của ý thức không thể là một đối tượng của ý thức. Muốn biết nguồn gốc thì phải nguồn gốc. Khi nhận ra ông không phải con người mà ông là nhân chứng thuần túy, im lặng, và tánh biết vô úy đó chính là sự hiện hữu của ông thì lúc đó ông sự hiện hữu. Đó chính là cội nguồn, là khả năng vô tận.

H: Có nhiều nguồn gốc hay chỉ có một cho tất cả?

M: Còn tùy cách ông nhìn nó, từ đầu nào. Trong thế giới có vô số các vật thể, nhưng con mắt thấy chúng thì chỉ có một. Cái cao hơn luôn luôn xuất hiện như là một đối với cái thấp hơn, và cái thấp hơn xuất hiện như là nhiều đối với cái cao hơn.

H: Tất cả hình tướng và danh xưng đều là của một Thượng đế duy nhất?

M: Một lần nữa, còn tùy cách ông nhìn. Trên bình diện ngôn từ mọi vật là tương đối. Cái Tuyệt đối phải được chứng nghiệm, không thể bằng sự luận bàn.

H: Làm thế nào để chứng nghiệm cái Tuyệt Đối ?

M: Nó không phải là một vật thể để được nhận ra và cất giữ trong ký ức. Nó ở ngay trong hiện tại, và đúng hơn là trong sự cảm nhận. Nó liên hệ với “thế nào” hơn là với “cái gì”. Nó ở trong phẩm chất, trong giá trị. Là nguồn gốc của mọi vật, nó ở ngay trong mọi vật.

H: Nếu là nguồn gốc, tại sao và làm thế nào nó thị hiện chính nó?

M: Nó khai sinh ra ý thức. Tất cả những cái khác đều ở trong ý thức.

H: Tại sao lại có nhiều trung tâm ý thức?

M: Vũ trụ khách quan - Mahadakash - luôn luôn chuyển động, phóng chiếu ra và làm biến mất đi vô số các hình tướng. Bất cứ khi nào một hình tướng được truyền cho sự sống - Prana, thì tánh biết phản chiếu vào vật chất làm ý thức - Chetana - xuất hiện.

H: Cái Tối Thượng bị tác động như thế nào?

M: Làm sao có cái gì tác động được nó ? Cội nguồn thì không thể bị tác động bởi những thay đổi bất thường của dòng sông, cũng như kim loại không thể bị tác động bởi hình dáng của những món trang sức làm ra từ nó. Ánh sáng có bị phim ảnh trên màn hình tác động? Cái Tối Thượng làm cho mọi vật khả hữu, chỉ có thế.

H: Vậy tại sao một số điều xảy ra và một số điều lại không xảy ra?

M: Truy tìm nguyên nhân chỉ là một thú tiêu khiển của tâm. Không hề có tính nhị nguyên nhân quả. Mỗi vật đều là nguyên nhân của chính nó.

H: Như vậy không thể có một hành động có chủ đích?

M: Ta chỉ có thể nói là ý thức dung chứa tất cả. Trong ý thức tất cả đều khả hữu. Trong thế giới của ông, ông có thể có nhiều nguyên nhân nếu ông muốn. Người khác có thể thỏa mãn với một nguyên nhân: Ý chí của Thượng đế. Còn nguyên nhân gốc chỉ có một: Ý thức “Ta hiện hữu”.

H: Quan hệ giữa cái Ta và cái Tối Thượng là gì?

M: Từ quan điểm của cái Ta: Thế giới là cái biết, cái Tối Thượng là cái Không Biết. Cái Không Biết khai sinh ra cái biết nhưng vẫn là Không Biết. Cái biết là vô tận nhưng cái Không Biết là vô biên của những cái vô tận. Cũng như một tia nắng không thể được nhìn thấy trừ khi nó bị những hạt bụi ngăn che, cái Tuyệt đối làm cho mọi cái được biết, nhưng chính nó vẫn không được biết.

H: Điều đó có nghĩa là cái Không Biết thì không thể tiếp cận được.

M: Ồ, không. Cái Tối Thượng là cái có thể tiếp cận dễ nhất vì nó chính là sự hiện hữu của ông. Chỉ cần chấm dứt mọi suy tư và tham ái, đó là Cái Tối Thượng.

H: Nếu tôi không ham muốn gì, ngay cả ham muốn cái Tối Thượng?

M: Thì hoặc là ông chết, hoặc ông là cái Tối Thượng.

H: Thế giới đầy những ham muốn. Mọi người đều ham muốn một cái gì đó. Ai là kẻ ham muốn? Con người hay cái Ta?

M: Cái Ta. Tất cả mọi ham muốn, thánh thiện hay phàm tục đều từ cái Ta mà ra; tất cả đều treo trên ý thức “Ta hiện hữu”.

H: Tôi có thể hiểu được những ham muốn thánh thiện - Satyakama - phát sinh từ cái Ta. Đó có thể là sự thể hiện khía cạnh cực lạc Sadchitananda (Hiện hữu - Tánh biết - Hạnh phúc) của cái Ta. Nhưng tại sao lại có những ham muốn phàm tục?

M: Tất cả mọi ham muốn đều nhắm đến hạnh phúc. Hình

[1] tướng và tính chất của ham muốn phụ thuộc vào Psyche

(Antahkarana). Ở đâu quán tính sức ì chiếm ưu thế thì ở đó chúng ta tìm thấy sự xấu xa. Cùng với năng lượng, sự đam mê khởi sinh. Cùng với sự trong sáng, động lực đằng sau ham muốn là thiện ý, là từ bi, là sự thôi thúc đem lại hạnh phúc hơn là hưởng hạnh phúc. Nhưng Cái Tối Thượng siêu vượt tất cả, và vì tính thấu suốt vô cùng của Cái Tối Thượng nên tất cả mọi ham muốn lành mạnh đều có thể được thỏa mãn.

H: Những ham muốn nào là lành mạnh?

M: Những ham muốn tiêu diệt chủ thể, hay đối tượng của chúng, hoặc không giảm bớt khi đã được toại nguyện đều là những ham muốn tự mâu thuẫn và không thể thỏa mãn. Chỉ có những ham muốn được thôi thúc bởi lòng yêu thương, thiện ý và từ bi, đem lại lợi lạc cho cả chủ thể lẫn đối tượng thì mới có thể được thỏa mãn hoàn toàn.

H: Tất cả mọi ham muốn đều đau đớn, cả thánh thiện lẫn phàm tục.

M: Chúng không giống nhau nên sự đau đớn cũng không giống nhau. Đam mê thì đầy đau đớn, còn từ bi thì không bao giờ. Toàn thể vũ trụ phấn đấu nhằm thỏa mãn một ham muốn sinh khởi từ tâm từ bi.

H: Cái Tối Thượng có biết chính nó? Cái Vô Nhân Cách có ý thức không?

M: Nguồn gốc của tất cả có tất cả. Bất cứ cái gì từ đó chảy ra đều phải ở sẵn trong đó dưới hình thức chủng tử. Cũng như một hạt giống là cái tối hậu của vô số hạt giống, hàm tàng kinh nghiệm và sự hứa hẹn của vô số khu rừng, thì cái Không Biết dung chứa tất cả những cái đã là, hay có thể đã là, và tất cả những cái sẽ là và có thể sẽ là. Toàn thể phạm trù của sự trở thành luôn luôn rộng mở và có thể tiếp cận được; quá khứ và tương lai cùng tồn tại trong cái bây giờ vĩnh cửu.

H: Ông đang sống trong cái Không Biết Tối Thượng?

M: Còn nơi nào khác?

H: Vì sao ông nói thế?

M: Không còn tham ái nào sinh khởi trong tâm Ta.

H: Vậy ông không còn ý thức?

M: Dĩ nhiên là có ! Ta hoàn toàn ý thức, nhưng vì không còn tham ái hay lo sợ xâm nhập tâm Ta, nên chỉ có sự im lặng tuyệt đối.

H: Ai là người biết sự im lặng?

M: Sự im lặng biết chính nó. Đó là sự im lặng của cái tâm im lặng, khi si mê và tham ái cái “Ta là” được làm cho im lặng.

H: Ông có thỉnh thoảng kinh nghiệm tham ái?

M: Tham ái chỉ là những đợt sóng trong tâm. Ông biết một con sóng khi ông thấy nó. Tham ái chỉ là một trong nhiều thứ khác. Ta cảm thấy không có sự thôi thúc nào bắt Ta phải thỏa mãn một tham ái, và cũng chẳng có hành động nào là cần thiết để đối phó với nó. Không còn tham ái có nghĩa là: Không có sự thôi thúc phải thỏa mãn.

H: Tại sao tham ái lại khởi sinh?

M: Bởi vì ông tưởng tượng rằng ông đã được sinh ra, và ông sẽ chết nếu ông không lo cho thân xác của ông. Mong muốn sự tồn tại hữu thân là căn nguyên của phiền trược.

H: Nhưng, có rất nhiều linh hồn - Jivas - nhập vào các thân xác. Chắc chắn không thể là một sai lầm nào đó trong nhận xét, mà phải có một mục đích. Mục đích đó có thể là gì?

M: Để biết chính nó, cái Ta phải được đối diện với cái đối nghịch của nó - tức không phải cái Ta. Lòng ham muốn đưa đến kinh nghiệm. Kinh nghiệm đưa đến phân biệt, xa lìa, tự biết mình giải thoát. Xét cho cùng thì giải thoát là gì? Là biết ông ở ngoài sinh tử. Vì ông quên mất chính mình, và tưởng tượng rằng ông là một sinh vật hữu tử, ông tạo ra vô số phiền trược cho chính ông; ông phải tỉnh thức, như vừa ra khỏi cơn mộng dữ.

Sự tìm hiểu cũng làm cho ông tỉnh thức. Ông chẳng cần phải đợi cho đến khi đau khổ, mà tốt hơn nên tìm hiểu hạnh phúc là gì, vì tâm ở trong sự hài hòa và an lạc.

H: Một cách chính xác, ai là người kinh nghiệm tối hậu - cái Ta hay cái Không biết?

M: Dĩ nhiên là cái Ta.

H: Vậy tại sao ông lại đưa ra ý niệm về cái Không Biết Tối Thượng?

M: Để giải thích cái Ta.

H: Nhưng có cái gì ở ngoài cái Ta?

M: Ngoài cái Ta thì chẳng có gì cả. Tất cả là một và tất cả được dung chứa trong “Ta hiện hữu”. Trong trạng thái thức và

[2] chiêm bao nó là con người. Trong giấc ngủ sâu, và Turiya nó là cái Ta. Bên ngoài sự chuyên chú linh hoạt của Turiya là sự an lạc tĩnh lặng vĩ đại của cái Tối Thượng. Nhưng thật ra tất cả là một trong tánh thể và tương quan trong biểu hiện. Trong vô minh người thấy trở thành cái bị thấy, trong trí tuệ người thấy là hành vi thấy.

Nhưng việc gì phải bận tâm với cái Tối Thượng? Chỉ cần biết người người biết thì tất cả sẽ được biết.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh