Đối Thoại Với Thượng Đế Quyển 7: Chương 6

ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ QUYỂN 7: CHƯƠNG 6

Được rồi, con đã hiểu rồi. Con đã bị thuyết phục. Vậy giờ chúng ta hãy quay lại với phần đó thôi. Chúng ta vẫn chưa thật sự thảo luận về Năm Bước đến Hoà Bình, vậy giờ chúng ta có thể xem xét lại các bước đó không?

Được chứ. Các con có thể chọn thực hiện các bước này ngay bây giờ nếu thay đổi thế giới và phương hướng tự hủy diệt đang diễn ra, là điều mà các con mong muốn đạt được. Hãy thực hiện lời tuyên bố này:

  1. Tôi công nhận rằng một số niềm tin cũ của tôi về Thượng đế và Cuộc Sống đã không còn dùng được nữa.
  2. Tôi công nhận rằng có điều gì đó mà tôi không hiểu về Thượng đế và về Cuộc Sống, và chính sự hiểu biết đó có thể thay đổi mọi thứ.
  3. Tôi sẵn sàng cho những sự hiểu biết mới về Thượng đế và về Cuộc Sống hiện tại được đưa ra đây, một sự hiểu biết có thể tạo ra một phương diện cuộc sống mới trên hành tinh này.
  4. Tôi sẵn sàng khám phá và khảo sát những sự hiểu biết mới này, và xem liệu nó tương thích với sự thật, chân lý và sự hiểu biết bên trong tôi hay không, và rồi mở rộng hệ thống niềm tin và bao gồm cả sự hiểu biết đầy mới mẻ này.
  5. Tôi sẵn sàng sống cuộc sống của mình như là một sự minh chứng cho những niềm tin của chính mình.

Vậy chúng ta hãy bắt đầu với điều đầu tiên nhé. Có nhiều người còn lâu mới sẵn sàng thừa nhận rằng nhiều niềm tin của họ đã không còn dùng được nữa. Đặc biệt là các niềm tin tôn giáo của họ. Trong thực tế, họ cho rằng, một ít Tôn Giáo Lâu Đời chính là những gì thế giới đang cần ngay bây giờ, mọi thứ sẽ tiến triển tốt đẹp, nếu như tất cả chúng ta đều bắt đầu lắng nghe, vâng lời và làm theo những gì tôn giáo nói.

Đúng vậy. Nhóm các tín đồ tôn giáo đã nói điều này, dần được biết đến như “những người ủng hộ thuyết chính thống”. Những người này được một số người đặt tên là “những người theo chủ nghĩa tôn giáo thuần túy”, những người này tin rằng con đường tiến đến tương lai phía trước chính là con đường quá khứ ở đằng sau, trở về với những lời nói gốc, nguyên bản và chính xác của Kinh Điển Thiêng Liêng - bất kể Kinh Điển nào họ tin tưởng đều phải được đọc đúng nguyên văn và áp dụng theo đúng nghĩa đen của nó.

Luôn có nhiều người ủng hộ thuyết chính thống trong mọi xu hướng đức tin.

Vậy họ có đúng không? Liệu thế giới sẽ trở nên khá hơn nếu chúng con lắng nghe theo chính những lời nói đó và làm theo nó hay không?

Khó khăn đầu tiên là chỉ lắng nghe theo thôi vẫn là chưa đủ. Các con phải diễn giải những lời nói đó - và khoảnh khắc mà con diễn giải nó, con trở thành người quyết định rằng nó có nghĩa gì. Trong khoảnh khắc đó, những lời nói đó không còn là Lời Nói của Thượng đế nữa, mà nó là lời nói của các con về Lời Nói của Thượng đế. Và mọi người đành phải cho rằng là con biết mình đang nói gì. Dĩ nhiên là, đơn giản không có cách nào để biết được điều đó, nên những người khác đành phải chấp nhận lời nói, lời diễn giải của con là Lời Nói của Thượng đế.

Nhằm ứng phó và né tránh vấn đề này, một vài tôn giáo đã mưu cầu đặt “tính không thể sai lầm được” vào trong các kinh điển hay vào những người có uy tín tối cao, và các cá nhân nắm giữ các chức vụ lãnh đạo tôn giáo.

Không phải những tín đồ giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã cũng làm như vậy với Đức Giáo Hoàng đó sao?

Đúng vậy. Trong thuyết giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, Đức Giáo Hoàng được khẳng định trong vai trò người thầy tối cao trong một những điều kiện nhất định. Và khi ông ấy phát ngôn từ “chiếc ghế dành riêng cho cựu giám mục” hay “từ chức vị của ông ấy”, thì những gì ông ấy dạy về các vấn đề đức tin và đạo đức thì không thể sai vào đâu được.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Và trong kinh Bhagavad-Gita, không phải cũng có một số lời tuyên bố về những lời nói cho là Lord Krishna là không thể sai vào đâu được đó sao?

Đúng vậy, trong kinh Bhagavad-Gita, Arjuna đã nói với Đấng Sri Krishna rằng ông ấy chấp nhận bất cứ điều gì Đấng Sri Krishna nói đều đúng một cách hoàn hảo.

“Sarvam etad rtam manye,” chính là câu nói đó, hay nó có nghĩa là “Tôi chấp nhận mọi thứ Ngài nói đều đúng”.

Và không phải những tín đồ Hồi giáo cũng đã tuyên bố rằng kinh Qu’ran là không thể sai được, và cũng áp đặt tính không thể sai được vào các ulama - những người thầy tôn giáo và cả “những học giả thông thái, uyên bác” trong umma (cộng đồng người Hồi giáo) hay trong dân chúng đó sao?

Quả thực là như vậy. Các ulama được trao quyền can thiệp khắp các vấn đề của cả hai khía cạnh thế tục và đạo đức trong cuộc sống của các tín đồ Hồi giáo từ lúc mới sinh ra cho đến lúc qua đời.

Không phải cũng có cái tư tưởng rằng, trong nhiều phần diễn giải của Hồi giáo thì những tín đồ Hồi giáo đều phải luôn luôn làm theo đường lối của số đông trong cộng đồng và những đường lối đó đều được chỉ thị trong kinh Koran cùng với một sứ mệnh, và được ra lệnh phải chấp nhận thử thách. Và đường lối đó luôn được Bàn Tay của Thượng Đế bảo vệ, và cũng mang tính chất không-thể-sai-được đó sao?

Ta hiểu rằng con đã thấy được thuyết tương đối.

Đúng vậy.

Và con đã kết luận được điều gì?

Không có người nào là không thể sai cả. Và việc ấn định tính chất không-thể-sai vào một người nào đó hay một nhóm nào đó thì rất nguy hiểm - cái quan niệm “chúng ta luôn luôn đúng” - bao giờ cũng dẫn đến việc làm người khác trở nên sai. Điều đó sẽ sản sinh ra sự bất hòa và xung đột. Không những thế, điều đó còn sản sinh ra sự kiêu căng ngạo mạn - đối nghịch lại với sự khiêm tốn - nền tảng của mọi tôn giáo.

Trong thực tế, điều đó đã xảy ra rồi.

Nhưng con rất tò mò muốn biết Người sẽ nói gì với những người quả quyết rằng, chỉ có một cách duy nhất là làm theo đúng nguyên văn của từng lời nói trong những Kinh Điển Thiêng Liêng và diễn giải chúng theo đúng nghĩa đen?

Ta sẽ bảo họ chú ý rằng những lời dạy đó được viết ra vào thời điểm khác nhau, ở địa điểm khác nhau, và trong hoàn cảnh khác nhau. Ta sẽ nhận xét rằng, trong khi những lời dạy đó đều dựa trên một sự tổng hợp vững chắc về những nguyên tắc đạo đức, thay vì cố gắng tìm hiểu các nguyên tắc làm nền tảng cho những gì từng lời dạy đó biểu lộ, thì việc diễn giải theo đúng nghĩa đen của từng lời nói đó, thì ít nhất cũng sẽ dẫn đến sự hiểu lầm và trong trường hợp tệ nhất thì còn dẫn đến sự mất mát những tri thức nguyên bản mà những lời nói đó truyền thụ.

Ta sẽ đề nghị nhân loại khám phá ra xem, nếu như những lời dạy đó được ngữ cảnh hóa trong cơ cấu, khung cảnh của một xã hội đang tiếp tục phát triển và tiến hóa, thì liệu họ có thể suy ra nhiều lợi ích hơn nữa từ những lời dạy nguyên bản của tất cả các truyền thống tín ngưỡng/ đức tin hay không.

Nói cách khác, điều đó có nghĩa là vẫn duy trì mở ra khả năng cho những sự diễn giải mới, nhằm giúp cho phép chúng con áp dụng những tri thức cổ vào trong cuộc sống đương thời một cách tốt hơn.

Chính xác.

Song, cuối cùng Ta sẽ nói với tất cả nhân loại ở khắp nơi rằng: Hãy cứ tin tưởng nếu các con muốn, hãy đi theo trái tim và linh hồn mình đến bất cứ đâu nó soi đường, nhưng đừng mưu cầu áp đặt quan điểm của mình lên người khác - và hãy chắc chắn rằng đừng cố gắng làm điều đó bằng quyền lực.

Nhưng nếu họ vẫn khăng khăng rằng đường lối của họ là con đường đúng đắn duy nhất mà thôi, thì sao? Và nếu họ tin rằng họ bắt buộc phải làm cho những người khác sống giống theo cách của họ, thì sao?

Ta sẽ hỏi rằng, “Ai bắt buộc các con làm vậy?”

Và nếu họ trả lời là “Thượng Đế”--- thì sao?

Ta sẽ nói rằng, “các con đã hiểu sai tất cả về Ta rồi. Ta không hề đòi hỏi các con phải làm điều đó. Ta không hề bắt buộc các con làm như vậy. Ta không bao giờ trao quyền Tự Do Ý Chí cho con người chỉ để cho các con tước đoạt quyền đó từ những người khác.”

Đó là một lời tuyên bố thật hùng mạnh. Nó thật sự tác động rất mạnh mẽ bởi vì kể cả những người ủng hộ thuyết chính thống cực đoan cũng đều tin vào học thuyết Tự Do Ý Chí. Nhưng bây giờ, con muốn hiểu một điều, và để hiểu được điều đó, con phải đi thẳng vào một trường hợp cụ thể thôi.

Cứ như vậy đi.

Làm thế nào mà những người ủng hộ thuyết chính thống ngoan đạo như Taliban ở Afghanistan lại có thể bắt tất cả phụ nữ phải che kín người, từ đầu cho đến chân bằng burqa(còn được gọi là chadri, là một loại áo dài của phụ nữ Afghanistan, có phần vải để trùm lên đầu, phía trước một tấm lưới dày che mặt làm họ chỉ có thể nhìn từ trong ra ngoài - ghi chú của người dịch), và bảo rằng tất cả đàn ông đều phải để râu với một chiều dài nhất định, và không cho phụ nữ ra đường nếu không có người nam cùng dòng họ huyết thống đi cùng và họ cũng không được có việc làm, và con gái thì không được đến trường, cho đến khi họ tái thiết lập lại chương trình giảng dạy để dạy cho những bé gái chỉ duy nhất những gì chúng được phép nghe mà thôi? Con không hiểu nổi điều này. Con đang cố gắng hiểu và giờ con vẫn không thể hiểu nổi.

Có nhiều bản ghi chép trong kinh Koran và Hadith có thể đã được diễn giải thành những lời ủng hộ cho tất cả những mệnh lệnh đó.

Những đó thật sự là những mệnh lệnh rất hà khắc. Tại sao phải bắt buộc mấy thứ đó cơ chứ?

Nhiều xã hội đầy hà khắc có xu hướng đàn áp đã tồn tại từ khi lịch sử bắt đầu được ghi chép. Những yêu cầu và sự hạn chế, giới hạn của những người thống trị trong những xã hội như thế đều không phải dựa trên Ý Nguyện của Thượng Đế, mà là dựa trên những gì mà các lãnh đạo tôn giáo tự cho là “Những Quy Luật của Thượng Đế”, dựa trên nỗi sợ của chính họ, sợ rằng sự tự do hoàn toàn có thể sẽ cho phép nhiều người lầm đường lạc lối, lạc khỏi con đường mà những nhà lãnh đạo tôn giáo muốn họ phải đi. Và thực tế là có nhiều người vẫn sẽ chọn đi một con đường khác, vì lý do đơn giản là họ thích nó hơn. Tuy nhiên, trong một xã hội đầy hà khắc, có xu hướng đàn áp thì ý kiến tham khảo cá nhân đều không được chấp nhận, và trong một xã hội hà khắc dựa trên những nguyên tắc của những tổ chức tôn giáo, thì chỉ có ý kiến của Thượng Đế là được chấp nhận.

Nhưng ai có thể tuyên bố rằng mình thật sự biết những điều đó cơ chứ?

Những nhà lãnh đạo và người thầy trong các tôn giáo đầy hà khắc và đàn áp. Cứ hỏi họ!

Kiểu người lãnh đạo nào mà lại lãnh đạo bằng quyền lực? Và kiểu người thầy gì mà phải dùng nổi sợ hãi để chứng minh về những tri thức trong những lời dạy của mình cơ chứ?

Và kiểu xã hội nào lại không cho phép chính những thành viên của mình được giáo dục hay không được phép để lộ những đường lối tư tưởng khác để họ tiếp cận, ngoài những tư tưởng mà tôn giáo chấp nhận và đồng tình?

Đây không phải là một xã hội đang sống trong sự sợ hãi mang tính chia rẽ đó sao? Lo sợ rằng, một khi các tín đồ của mình nghe được những tư tưởng khác, sợ những tư tưởng đó sẽ nghe hấp dẫn hơn? Và với công cụ gì mà một xã hội đầy sợ hãi có thể định hình chính bản thân nó như ngày hôm nay, ngoại trừ việc nó tự sợ hãi chính bản thân nó.

Tuy nhiên, không có gì bất ngờ cả khi nhiều xã hội loài người giống như thế lại mọc lên cả, bởi vì các con tưởng rằng vương quốc của Thượng Đế cũng giống như vậy.

Các con tưởng tượng rằng Thượng Đế bắt buộc các con phải yêu Ông ấy, kẻo không sẽ phải gánh chịu hậu quả. Bắt buộc các con phải chấp nhận những lời dạy của Ông ấy, kẻo không sẽ phải gánh chịu hậu quả. Bắt buộc các con phải cư xử theo cách nhất định nào đó, kẻo không thì sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Chỉ có Thượng Đế gieo rắc đầy sự sợ hãi mới làm thế. Thượng Đế đầy tình yêu thương sẽ không bao giờ làm như vậy. Một Thượng Đế đầy tình yêu thương không cần phải làm vậy. Vì tình yêu thương sẽ sản sinh ra lòng trung thành, nhưng sự sợ hãi thì chỉ triệt tiêu sự trung thành.

Nhưng nếu Thượng Đế cư xử theo một cách gieo rắc đầy sợ hãi, dùng nổi sợ hãi để bắt các con đưa cho Ông ấy những gì Ông ấy muốn và cần, vậy các con có nên làm theo giống như vậy hay không? Quả thực là, các con có nên làm như vậy dưới danh nghĩa của Ông ấy hay không?

Đây chính là vòng tuần hoàn logic (lý luận) mà các con đã tạo nên và các con đã tự nhốt mình vào trong cái lý luận đó. Nó là một vòng lẩn quẩn, và các con đang trải nghiệm sự lẩn quẩn đó ngay bây giờ trên hành tinh của mình.

Con biết chứ! Đó là lý do tại sao con lại kêu gọi Người giúp đỡ. Hãy nói với chúng con nên làm gì ở đây đi.

Tất cả chúng con đều muốn hòa bình. Tất cả chúng con đều muốn kết thúc sự buồn bã và đau khổ, và chấm dứt việc chém giết lẫn nhau mà vẫn đang diễn ra trên hành tinh này và có vẻ như để chấm dứt việc này là điều không thể. Chúng con đang tìm kiếm một thế giới tân tiến hơn. Hãy cho chúng con biết phải làm điều gì để có thể

được như thế?

Xin Người đấy.

Ta đã nói với con rồi. Đầu tiên, các con phải công nhận rằng những gì các con đang làm thì không giúp ích được gì nữa.

Và không chỉ có tôn giáo mới như vậy đâu, mà hệ thống cơ cấu chính trị cũng không còn dùng được nữa. Các hệ thống kinh tế của các con cũng thế và cả chương trình giáo dục của các con cũng không còn dùng được nữa.

Không có cơ cấu nào mà các con thu xếp và giải quyết cho xã hội mà lại đang đưa xã hội các con lên cao cả. Thực ra, chúng chỉ làm cho xã hội các con đi xuống.

Tất cả những cơ cấu này đều được dựa trên hoàn toàn vào những niềm tin không hề phản ánh thực tại. Chúng không còn phục vụ cho các con nữa. Hãy loại bỏ chúng.

Loại bỏ chúng sao? Đổ bỏ đi mọi thứ mà chúng con đã tạo ra để tạo ra sự văn minh sao?

Điều các con tạo ra không phải là nền văn minh. Nó có thể là bất cứ gì nhưng không phải là

“khai hóa”.

Nhưng Ta không nói là “đổ bỏ mọi thứ”. Ta không hề bảo rằng phải phá hủy đi tất cả các kết cấu của xã hội các con. Khi Ta nói “loại bỏ chúng”, là Ta đang nhắc đến một số niềm tin mà đã tạo ra các kết cấu của xã hội theo hình thức hiện tại này.

Hãy thay đổi những niềm tin đó.

Đừng phá hủy các cơ cấu chính trị, kinh tế, và giáo dục; mà hãy thêm vào, thay đổi và hoàn thiện chúng.

Ngay cả tôn giáo của chúng con sao?

Đặc biệt là tôn giáo của các con đấy.

Các con đang được mời gọi tạo ra một con đường mới để trải nghiệm tôn giáo của mình bằng cách nhìn sâu vào trong những tri thức bên trong tôn giáo, và sau đó sử dụng những tri thức đó để hình thành một sự biểu hiện mới của bản chất tôn giáo của mình.

Các con được mời gọi mở mang tầm nhìn bản thân, sẵn sàng tiếp thu những quan niệm mới, đường lối tư tưởng mới, và những thiên khải mới trong lúc các con đang khám phá sự biểu hiện mới của tôn giáo.

Vậy chúng con phải cần đến một cuộc đại tu toàn bộ, có phải vậy không?

Nếu những gì các con chọn là một thế giới sống trong hòa bình, trong sự hòa thuận, hòa nhịp với nhau, và trong sự vui vẻ, hạnh phúc - cái mà các con tuyên bố mình sẽ chọn, thì câu trả lời là đúng vậy.

Các con phải tổ chức lại thế giới của mình và sửa đổi lại xã hội trên thế giới theo mọi cấp độ.

Ngay lúc này, vũ trụ đang mời gọi các con tái sáng tạo ra bản thân mình lại một lần nữa, theo một phiên bản vĩ đại nhất trong tầm nhìn rộng lớn nhất mà các con từng có về việc Các Con Là Ai.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh