Luật Nhân Quả - Phần 2

LUẬT NHÂN QUẢ - PHẦN 2

🌺 Những hành động gì tạo nên nghiệp quả tốt ?

Khi bạn làm điều gì đem lại lợi ích cho người khác, cho các sinh mệnh khác trên trái đất, thì đó là nghiệp tốt. Bạn sẽ nhận lại được phúc lành, đó là sức khỏe, bình an, mối quan hệ tốt, tài chính dồi dào.

Nghiệp tốt là:

- Là sống một đời không hại ai, không can thiệp, không tán gẫu, không than phiền.

- Phụng sự: là khả năng thực hiện những hành động vô ngã thật sự, những hành động mang lại lợi ích cho chúng sinh, nhân loại.

- Phụng sự khác làm việc như thế nào ?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Làm việc mong đợi sự đáp trả

Phụng sự là phục vụ vô ngã, làm vô điều kiện, không mong cầu gì cả, có thể bạn không nhận tiền, nhưng bạn mong nhận lại sự công nhận của người khác, muốn có ảnh hưởng, quyền lực, thao túng người khác. Điều đó là sai.

Bạn làm là để bạn có được niềm vui.

Khi có được niềm vui, luân xa tim của bạn được mở rộng, từ đó mới có thể phát triển các khả năng tâm linh cao hơn. Bạn được khai sáng, giác ngộ, thăng lên.

Bạn đã được trả bằng một cái giá “tương xứng” rồi.

Chúng ta học một chút từ trẻ con nhé !

Khi đứa trẻ có một thanh sôcola, bạn xin nó, nó có cho không ? Đứa trẻ nói: “không”

Khi đứa trẻ có hai thanh sôcola, bạn xin nó một thanh. Đứa trẻ nói: “không”

Khi đứa trẻ có 10 thanh sôcola, bạn xin nó một thanh. Đứa trẻ nói: “không”

Khi đứa trẻ có một bịch sôcola thật bự. Bạn xin nó, nó suy nghĩ lại, nó cho bạn một thanh sô cô la. Còn bao nhiêu, nó giữ lại để nó ăn hết.

Bạn bảo đứa trẻ ích kỷ à ? Đó là bản chất tự nhiên của trẻ con, và đó là phản ứng tự nhiên của tạo hóa vũ trụ.

Bạn phải chăm sóc cho chính mình trước rồi bạn mới có thể chăm sóc cho người khác.

Bạn phải tử tế với chính mình trước, rồi bạn mới có thể tử tế với người khác.

Bạn phải nghĩ về chính mình trước, chúng ta phải làm cho mình đủ đầy, thỏa mãn, sau đó chúng ta mới có thể cho đi vô điều kiện, trở nên vô ngã.

Nếu ai đó nói với bạn, hãy phụng sự vô điều kiện đi, mà bên trong bạn cảm thấy không thỏa mãn, sự cho đi đó là vô nghĩa.

Sự vô ngã nó bắt nguồn từ xây dựng cái ngã, cái ngã đó được thỏa mãn, chỉ khi sự thỏa mãn được lấp đầy, sự vô ngã mới xảy ra.

Khi bạn không quan tâm chính mình, bạn làm cái gì ra bên ngoài thì điều đó cũng vô ích.

Thực hành Thiền định là cách yêu thương chính mình.

Khi bạn thiền, bạn cho mình thời gian, bạn hiểu về chính mình, bạn nhận về trí tuệ, lúc đó, bạn sẽ biết làm thế nào để phụng sự vô ngã.

🌺 Nghiệp Samskaras là gì ?

Chúng ta để lại phía sau những dấu ấn hoặc ấn tượng về những hành động của chính mình. Những dấu ấn này được gọi là “Samskaras”.

Samskaras được lưu dưới dạng hạt nhân. Sau cái chết vật lý, thể cảm xúc mang theo nó, những hạt nhân của nghiệp đến lần tái sinh kế tiếp.

Chúng ta có bảy lớp cơ thể. Khi chúng ta ở thế giới vật lý, dấu ấn nghiệp quả lưu trữ ở thể năng lượng. Khi thể năng lượng rời khỏi thể xác, tất cả thông tin đó lưu ở thể cảm xúc.

Khi thể cảm xúc tan rã, thông tin nghiệp quả lưu ở thể trí. Thể trí chết, thông tin di chuyển lên thể nhân quả. Dù chúng ta đi đâu, thì thông tin về nghiệp quả cũng đi theo chúng ta.

Sau đó, thể nhân quả mang theo rất nhiều những hạt nhân Samskaras này tái sinh qua những lần sống tiếp theo. Vì vậy, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho tất cả những gì mà bạn đã làm.

🌺 Samskaras ghi dấu như thế nào ?

Ví dụ: Tôi giận dữ nên la mắng cô này, phút giây sau đó tôi hết giận, nhưng lời nói mà tôi đã nói ra, nó không phải tấn công cô ấy, mà sẽ dội ngược lại tôi, và tôi phải mất thời gian rất lâu sau đó, mới có thể cân bằng được.

Đặc biệt, bản thân tôi (thầy Pradeep Vijay) là một người thực hành thiền định, tôi đi dạy thiền, chia sẻ thiền khắp nơi trên thế giới, tôi có sức mạnh về điều đó. Nếu tôi la mắng cô ấy, năng lượng đó sẽ dội lại tôi ngay lập tức và mạnh mẽ hơn rất nhiều so với một người bình thường.

Tôi ăn thịt động vật trong nhiều năm. Lúc đó, tôi không biết việc đó xấu, thì tôi vẫn là đang tạo nghiệp xấu, nhưng vết hằn Samskaras nó không sâu bằng việc tôi đã biết sai mà tôi vẫn ăn.

Bạn không biết mà bạn làm, vết hằn Samskaras ít thôi.

Bạn biết rồi mà vẫn cứ làm, thì nó sẽ trở thành một thảm họa. Đừng đùa với luật nhân quả.

🌺 Cấu trúc nghiệp

Cơ thể vật lý được bao bọc bởi nhiều lớp của trường năng lượng có lưu trữ thông tin. Tất cả những thông tin được chứa trong thể năng lượng của bạn.

Thứ tự thông tin đi từ lớp bên ngoài đi vào lớp bên trong

1. Lớp ngoài cùng: thông tin về hành động, cảm xúc và suy nghĩ đã trải qua trong kiếp sống hiện tại.

2. Lớp giữa: thông tin về các thành viên trong gia đình, dõng dõi, gia tộc, nội ngoại hai bên và con cái. Đây là nghiệp gia đình.

Ví dụ: cha mẹ đau khổ, con cái cũng đau khổ. Người mẹ có cảm xúc không tốt, cũng ảnh hưởng đến cả gia đình. Đây là nghiệp liên quan đến gia đình.

3. Lớp trong cùng: thông tin về hành vi của những lần sống trước.

🔹 Ảnh hưởng của nghiệp thể hiện qua:

- Cơ thể vật lý: tất cả hình dáng bên ngoài đều liên quan đến nghiệp quả của bạn.

- Thái độ sống.

- Sức khỏe.

- Định mệnh.

Tất cả vẻ bên ngoài đều liên quan bên trong.

🌺 Cường độ Nghiệp

Là mức độ nông sâu của những thử thách trong cuộc sống, tùy thuộc vào cường độ của nghiệp hiện tại.

1. Mức độ Drida (nghiệp cố định):

Các thử thách không thể thay đổi và rất mãnh mẽ.

Nghiệp cố định xảy ra là do chúng ta đã dời lại nhiều lần, mà không chịu trả nợ, đến khi nó trở thành một nghiệp rất nặng nề và khắc nghiệt, buộc chúng ta phải đối diện với nó.

Ví dụ: Jennifer là một người mẹ đơn thân, cô ấy sinh hai đứa con thì một đứa bị mù, một đứa bị tự kỷ. Cô ấy không có khả năng hay sức mạnh để thay đổi nghiệp quả này. Bài học linh hồn của cô khi sinh hai đứa con tật nguyền là học về cách chịu trách nhiệm và tình yêu vô điều kiện.

2. Mức độ Drida - Adrida (nghiệp bán cố định):

Các thử thách có thể thay đổi bằng những nỗ lực đúng.

Ví dụ: Mary mắc bệnh ung thư vú năm 30 tuổi. Sâu thẳm bên trong, cô ấy căm ghét chính mình. Cô ấy có một người mẹ suốt ngày cứ mắng nhiếc cô ấy, mẹ cô ấy gọi cô ấy là đĩ điếm, thứ con gái hư hỏng, và cô ấy tin vào những lời người mẹ đã nói về mình.

Khi phát bệnh, cô ấy đã học thiền và thực hành mỗi ngày. Cô đã dần thay đổi quan điểm nhận thức về bản thân. Bệnh ung thư tự khỏi, Mary đã tự chữa lành thông qua thiền định. Bài học linh hồn cho cô ấy là hãy yêu thương bản thân.

3. Mức độ Adrida (nghiệp không cố định)

Các thử thách trong cuộc sống dễ thay đổi.

Ví dụ: John nhận việc tại một công ty mới. Sau ba tháng thử việc, anh ấy cảm thấy không thoải mái, sếp cứng nhắc, môi trường làm việc kém chuyên nghiệp. John đã bỏ việc ở đó và tìm kiếm một cơ hội mới. Bài học linh hồn của anh ấy là: hãy yêu thương bản thân và lắng nghe tiếng gọi của trái tim.

🌺 Thỏa thuận nghiệp quả khác nợ nghiệp như thế nào ?

🔹 Thỏa thuận nghiệp: hai linh hồn khi xuống trái đất, đã thỏa thuận với nhau, thống nhất một kế hoạch sẽ cùng làm một việc gì đó hoặc hỗ trợ nhau cùng học một bài học nào đó. Mối quan hệ đến một lúc nào đó cần chấm dứt thì cũng rất thoải mái, nhẹ nhàng.

Hợp đồng không ràng buộc, và có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Linh hồn quyết định làm việc với người khác trong một vài khả năng.

🔅 Ví dụ: Chúng ta lên kế hoạch sẽ gặp nhau khi tôi 37 tuổi và bạn 33 tuổi, để hợp tác kinh doanh vì cả hai cùng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, chúng ta sẽ cùng tạo ra một thiết bị tiết kiệm năng lượng để bán cho các công ty.

Nhưng vì nhiều lý do khách quan, việc này không xảy ra, bạn sẵn sàng chia tay trong êm đẹp hoặc giữ tình bạn mà không có cảm xúc dữ dội về điều đó.

🔹 Nợ nghiệp: là buộc phải trả, vì chúng ta đã làm điều gì đó trong tiền kiếp rồi.

Mối quan hệ dựa trên nền tảng rất sâu đậm, nên nếu như có sự phá vỡ sẽ để lại cảm xúc rất dữ dội.

Khi chúng ta có cái nhìn đúng, chúng ta sẽ hiểu về các sự việc, các mối quan hệ xảy ra với mình, để có thái độ tích cực khi đối diện với các vấn đề đó.

Bạn chỉ có thể hiểu được luật nhân quả một cách thấu đáo khi và chỉ bạn thực hành thiền định.

🌺 Các loại nghiệp quả

1. Nghiệp Sanchita (quá khứ)

Là tất cả những hành động trong quá khứ được biết và chưa biết, được tích lũy và đang chờ đợi trổ quả. Đây là nghiệp tích tụ theo thời gian qua các kiếp sống.

2. Nghiệp Prarabdha (hiện tại)

Đây là một phần của nghiệp quá khứ mà đã chín mùi.

Hiển lộ trong đời sống hiện tại như là định mệnh hoặc thử thách trong cuộc sống.

Biểu hiện qua thân - tâm - trí, đó là:

- Thái độ và hành vi.

- Ham muốn, tư tưởng và cảm xúc.

Bạn chọn một vài nghiệp quả, trong kho nghiệp quả đến trái đất để học bài học cho lần sống này, thì nghiệp đó được gọi là nghiệp hiện tại.

Khi đầu thai trở lại trái đất, chúng ta sẽ chọn một nhóm bài học ưu tiên cần phải học so với các bài học nhỏ khác, ví dụ như học tha thứ, học cho đi. Khi bạn nhìn lại sẽ thấy, tất cả những gì diễn ra trong cuộc đời của bạn đều liên quan đến nhóm bài học cần phải học.

Tại sao tôi gọi là bài học ưu tiên ?

Nếu bạn 20 tuổi, bạn có một bài học ưu tiên cần phải hoàn thành, nhưng bạn vẫn chưa vượt qua được, thì 24 tuổi, bạn sẽ phải học lại bài học đó, nó sẽ xuất hiện trong cuộc đời của bạn nhiều lần. Nếu bạn bỏ qua bài học đó, nó sẽ được dời đến thời điểm bạn 30 tuổi, cho đến khi nào bạn hiểu ra bài học đó thì thôi.

Cái gì chúng ta quyết định sẽ học ở lần sống này sẽ là định mệnh của bạn.

3. Nghiệp Kriyamana hoặc Agami (Tương lai)

Cách chúng ta hành động và phản ứng một cách vô thức hay có ý thức trong mỗi khoảnh khắc tạo ra nghiệp hiện tại.

Nghiệp hiện tại đang xảy ra, bạn phản ứng như thế nào, quyết định nghiệp tương lại của bạn.

Ví dụ: tôi đang đối mặt với khủng hoảng, tôi nên làm gì ?

Tôi tập luyện tự do ý chí để suy nghĩ và lập kế hoạch cho tương lai.

Người chia sẻ: Pradeep Vijay

Người viết: Dương Thị Quỳnh Châu

Hiệu đính: Võ Thị Kim Cúc

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh