Sự Thật Tối Hậu: Phần 1. Mối Liên Hệ Giữa Ngôn Ngữ Và Sự Thật

SỰ THẬT TỐI HẬU: PHẦN 1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ SỰ THẬT

Đã hơn 11.500 ngàn năm qua kể từ lúc loài người thông minh có mặt trên trái đất, cũng là chừng ấy thời gian ngôn ngữ sống chung với loài người. Trong đời sống xã hội loài người ngôn ngữ là một phần quan trọng không thể thiếu. Trong liên hệ có hai ngôn ngữ chính luôn được con người sử dụng nhằm diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình cho người người khác hiểu. Bao gồm ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ hình thể, cả hai ngôn đều có thể, thể hiện bằng chữ viết, bằng ký tự . Một người bình có thể sử dụng lời nói để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình. Riêng những người không may mắn bị khuyết tật, họ có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể để diễn đạt. Nói như vậy không có nghĩa là một người bình thường không sử dụng ngôn ngữ hình thể. Đôi khi người ta không nói bằng lời, nhưng chỉ cần một nụ cười, một ánh mắt, một cái phẩy tay, một cái nhếch môi người khác đã hiểu họ muốn nói gì. Nhưng cho dù con người có diễn đạt ngôn ngữ tốt cách mấy, thì bản thân ngôn ngữ vẫn có nhiều mặt hạn chế của nó. Một sự minh triết không thể diễn đạt hết bằng lời, một chân lý không thể diễn tả hết mọi sự thật ẩn tiềm bằng ngôn ngữ. Vì vậy nhiều khi con người phải cảm nhận sự thật bằng trực giác, bằng trái tim, bằng ý thức từ phía bên trong nhưng không là tìm thấy trong ngôn ngữ. Càng theo đuổi ngôn ngữ càng đi xa sự thật, nhưng không có ngôn ngữ không tìm thấy sự thật. Bản chất của sự thật không nằm trong ngôn ngữ, nhưng ngôn ngữ là chìa khoá giúp con người tìm thấy sự thật.

Chúng ta vẫn thường cho rằng ngôn ngữ là chỉ để dùng giao tiếp giúp con người hiểu nhau. Thực ra Thượng Đế tạo ra ngôn ngữ cho con người ngoài mục đích giao tiếp và sử dụng trong đời sống. Ngôn ngữ còn ẩn chứa một ý nghĩa lớn lao hơn, đó là hiển thị hoặc ẩn tiềm chân lý về Thượng đế. Không có một ngôn ngữ của một dân tộc nào, một đất nước nào mà Thượng đế không hiển thị chân lý về Người trên ngôn ngữ đó. Chúng ta chỉ cần quan sát và suy nghĩ sẽ nhận thấy sự thật này.

Trong cuốn sách này, tác giả chỉ có thể giải thích ý nghĩa hiển thị hoặc ẩn dấu trong ngôn ngữ Việt Nam.

  1. Có bao nhiêu Ba Ngôi?

A – Ba ngôi cao nhất càn khôn Vũ trụ:

– Ngôi thứ nhất.

Bao gồm: Nguyên Thần Thượng Đế, còn được gọi là Đạo, Đấng tạo hoá tối cao, Đấng đầu tiên và cuối cùng, “Alpha và Omega” Thái cực, Thái Thượng…

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Thượng Đế Cha, được Nguyên Thần Thượng Đế (Đạo) sáng tạo ra, Kinh dịch gọi là Thái cực sinh ra nhất Dương.

Và Thượng Đế Mẹ, được Nguyên Thần Thượng Đế (Đạo) sáng tạo ra, Kinh dịch gọi là Thái cực sinh ra nhất Âm.

Qúa trình sáng tạo ra Thượng Đế Cha và Thượng Đế mẹ của Nguyên Thần Thượng Đế, còn được biết đến theo cách gọi khác trong kinh dịch là; Thái Cực sinh Lưỡng Nghi. Thể lý của Thượng Đế Cha và Mẹ còn được gọi Thánh Thể Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Như vậy là ngôi thứ nhất bao gồm cả ba thể: Nguyên Thần Thượng Đế, Thượng Đế Cha và Thượng Đế Mẹ. Ba ngôi nhưng thực ra chỉ là một vì Nguyên Thần Thượng Đế cũng chính là ý thức của Thượng Đế Cha và Mẹ. Ngôi thứ nhất còn được biết đến với các danh xưng như: Đấng sáng tạo tối cao, Ba ngôi Thượng Đế Tối Cao, Ba Ngôi Cao Cả. Tam Thiên Thượng Đế vô cực.

B – Thượng Đế phân ngôi.

– Ngôi thứ nhất: Gồm Nguyên Thần Thượng Đế, Thượng Đế Cha và Mẹ. Nói theo cách của người Thiên Chúa Giáo, Đức Chúa Cha: là Ngôi thứ nhất.

– Ngôi thứ hai: Bao gồm 144 người con của Thượng Đế Cha, Mẹ. Nói theo cách của người Thiên Chúa Giáo, là Đức Chúa Con.

– Ngôi thứ ba: Bao gồm toàn bộ con và cháu của 144 Người con của Thượng Đế. Nói theo cách của người Thiên Chúa Giáo, là Đức Chúa Thánh Thần.

Tất cả, các cháu của Thượng Đế và hàng triệu thế hệ nối tiếp đều được coi là Chúa Thánh Thần. Phân ngôi Thượng Đế không có nghĩa là phân chia đẳng cấp, phân chia quyền lực nhằm hưởng lợi từ Ngôi thứ. Con của Thượng Đế, cháu nội của Thượng Đế, cháu cố của Thượng Đế và tất của các cháu của Người được sinh ra là định mệnh không bao giờ có thể thay đổi. Con là con, cháu nội là cháu nội, cháu cố là cháu cố và các cháu nối tiếp đang hiện hữu trong Vũ trụ, tất cả mọi người là như nhau không phân biệt hơn thua, phân biệt đẳng cấp. Người được sinh ra sớm hơn là người có trách nhiệm cao hơn, nhưng không là người có đặc quyền đặc lợi nhiều hơn, không là người được nhận ân điển nhiều hơn.

Ngoài ra, trong đời sống thực tiển chúng ta nhận ra có nhiều thứ biểu hiện tính ba ngôi như: Ba ngôi của mỗi cá thể, Thể xác – trí tuệ – tâm hồn. Ba ngôi: Siêu ý thức – tàng thức – tiềm thức, ba ngôi: suy nghĩ – lời nói – hành động vv… Ngay cả hành động của các Vị Phật thường ngày, gọi là bắt ấn cũng đã thể hiện sự tôn kính đến Ba ngôi Thượng Đế Tối Cao. Đưa bàn tay ra, hai ngón cụp lại ba ngón đưa lên.

  1. Tâm linh là gì?

Tâm linh là một từ mang hai ý nghĩa nhưng cùng một mục đích.

– Tâm là từ tắt của từ trung tâm.

– Linh là từ tắt của từ linh hồn.

Tâm linh là trung tâm của linh hồn, là linh hồn của Thượng đế, cũng tức là Thượng Đế. Ngoài ý nghĩa hiển thị là Thượng đế, từ tâm linh còn hiển thị một ý nghĩa khác dành cho con người.

– Tâm là từ tắt của từ tâm hồn.

– Linh là từ tắt của từ linh thiêng, linh ứng.

Tâm hồn là nơi xuất phát của mọi tình cảm, từ tình yêu tuyệt đối cho đến sự tôn kính và niềm tin. Theo đuổi tâm linh cũng tức là theo đuổi Thượng đế. Nhưng trong hiện tại chúng ta chỉ có thể cảm nhận Thượng Đế thông qua niềm tin xuất phát từ tâm hồn. Thượng Đế chỉ có thể linh ứng và hiện hữu trong ta thông qua niềm tin lớn lao xuất phát từ tâm hồn, không linh ứng thông qua lý trí. Sự linh ứng của Thượng Đế thông qua niềm tin, từ đó con người sẽ ý thức được sự thật về Thượng đế bằng lý trí.

– Theo đuổi tâm linh là theo đuổi Thượng đế, tìm kiếm Thượng đế.

– Thế giới tâm linh là thế giới Thượng đế.

– Khả năng tâm linh là khả năng Thượng đế.

– Phát triển tâm linh, là phát triển mối liên hệ với Thượng Đế.

– Công nghệ tâm linh là công nghệ của Thượng Đế.

  1. Tại sao gọi là Ông Trời?

Ông Trời theo suy nghĩ lâu nay của con người là Thượng Đế. Sự thật là vậy, nhưng Ông Trời ngoài ý nghĩa là Thượng Đế còn mang một ẩn ý khác.

Ông tức là ông nội, ông ngoại, ông tổ là ông đúng nghĩa, Trời là Thượng Đế.

Danh xưng Ông Trời còn mang một ý nghĩa khác, và nó được hiểu Trời là Ông. Thượng đế thực ra là Ông của chúng ta chứ không phải là Cha như lâu nay chúng vẫn quen gọi. Chúa Guêsu và một số ít người khác xưng danh Thượng đế là Cha đúng nghĩa, riêng chúng ta thì phải xưng Thượng đế là ông chứ không phải là Cha.

Đây chính là ý nghĩa thực sự của từ gọi Ông Trời!

  1. Con Người, Loài Người, nhân loại có ý nghĩa gì?

Con Người.

Con là con cái, Người là từ biểu thị Thượng Đế. Vậy con Người còn được hiểu là con cái của Người. Vậy ý nghĩa được hiển thị trong từ con người, cũng có nghĩa chúng ta là con cháu của Thượng đế.

Chúng ta đã biết một người Ông vẫn có thể xưng hô với các cháu của mình là các con của ta. Một người Ông vẫn có thể xưng với cháu mình, con trai của ta, con gái của ta. Ông và Bà đều có thể gọi con, cháu của mình là con.

Loài Người.

– Loài là loài giống.

– Người là từ biểu thị Thượng đế.

Vậy Loài người còn được hiểu là một giống loài của Người. Ý nghĩa được hiển thị trong từ Loài Người có nghĩa: chúng ta là một giống loài của Thượng đế.

Nhân loại.

– Nhân: ở đây được hiểu theo hai nghĩa, một là: người; hai là: cái nhân là trung tâm.

– Loại: là loại bỏ, tách ra.

Vì vậy, Nhân loại tức là con người đang bị xa rời khỏi trung tâm, trung tâm cũng có nghĩa trung tâm linh hồn, trung tâm Vũ trụ là Thượng Đế.

Tóm lại, Nhân loại là chỉ những người đang bị tách ra khỏi Thượng đế, chưa hiệp nhất với Thượng đế.

  1. Đạo đức là gì

Đạo đức là một từ xuất phát theo Đạo Đức kinh của Lão Tử (Lão Tử là hiện thân của Thượng Đế, sách Sự thật vĩ đại chương nói về tác giả)

A – Đạo:

Đạo được miêu tả trong Đạo Đức kinh của Lão Tử có thể coi là Đạo khởi thuỷ.

Đạo tức Nguyên Thần Thượng đế, Nguyên Thần là thần khí, năng lượng, ý thức, tri thức, trí tuệ nguyên thuỷ và Đạo cũng chính là nguồn năng lượng đầu tiên dùng để sáng tạo ra Vũ trụ. Tóm lại, Đạo là năng lượng ý thức đầu tiên trong Vũ trụ khởi thuỷ.

– Đạo sáng tạo tức là ý thức là trí tuệ sáng tạo.

Đạo sáng tạo ra Vũ trụ tức là trí tuệ Thượng đế sáng tạo ra Vũ trụ và tất cả mọi vật trong Vũ trụ. Nhưng trí tuệ chỉ biết làm công việc sáng tạo, trí tuệ không biết đẹp biết xấu, không phân biệt đúng và sai, không phân biệt thiện và ác. Trí tuệ không biết thưởng thức vẽ đẹp cũng như chê bai cái xấu. Trí tuệ coi bản chất của một sự việc hay mọi sự vật chỉ thuần là bản chất hiện hữu của sự việc, sự vật đó, nó chỉ biết cái gì là hợp lý hay không hợp lý, cái dụng được hay cái không dụng được.

Vì vậy, Lão tử nói Đạo có trước Thượng đế, tức Nguyên thần có trước Thượng đế trong cơ thể vật lý. Đạo có trước trời đất “trời đất còn có nghĩa là Vũ trụ”. Đạo không có thuộc tính, cũng có nghĩa là trí tuệ không có giới tính (tức trí tuệ người nam thì cũng như trí tuệ người Nữ), Đạo không có hình dạng có nghĩa là trí tuệ không có hình dạng, kích thước, không thể trông thấy được. Đạo có thể vừa mới thấy chổ này ngay tức thì lại thấy ở chổ kia, vừa mới phải, có ngay bên trái, tức tư tưởng hay suy nghĩ của con người có thể vừa mới ở Việt Nam đã sang đến Hoa kỳ, vừa mới ở Trái đất đi vào Vũ trụ trong tích tắc.

– Thiên Đạo tức là trí tuệ Thượng đế, tri thức Thượng Đế.

– Lãnh đạo tức là người nhận lãnh nhiệm vụ dẫn dắt dân chúng bằng trí tuệ.

– Đạo làm người, cũng có nghĩa là ý thức làm người

– Đắc Đạo là đạt được ý thức cao nhất, ý thức hoàn toàn, thức tỉnh hoàn toàn.

– Người có đạo Thiên Chúa Giáo là người có trí tuệ, có hiểu biết về giáo lý Thiên Chúa Giáo.

– Người có đạo Phật là người có trí tuệ, có hiểu biết về giáo lý nhà Phật.

B – Đức:

Đức còn được biết dưới một cái tên gọi khác là phần mềm tâm hồn. Đây cũng chính là câu nói của Lão tử trong Đạo Đức kinh, Đức từ Đạo mà thành. Từ đó, tâm hồn đặt tên và nuôi dưỡng tất cả mọi sự vật, sự việc do trí tuệ của Thượng đế đã sáng tạo ra. Từ tâm hồn, Thượng đế mới biết thiện biết ác, biết tốt biết xấu, biết đúng biết sai, vv…chính tâm hồn đặt tên và nuôi dưỡng các tính cách. Đây cũng chính là câu nói của Lão tử trong Đạo Đức kinh: đức nuôi dưỡng hay còn gọi là tâm hồn nuôi dưỡng.

Đức có ý nghĩa là tâm hồn đại diện là tình yêu.

– Đức tin là niềm tin xuất phát từ tâm hồn.

– Đức Chúa Trời là tâm hồn của Thượng đế, biểu hiện bằng tình yêu.

– Đức Chúa Gêusu là tâm hồn của Chúa Guêsu, biểu hiện bằng tình yêu.

– Đức Phật Thích Ca là tâm hồn của Phật Thích Ca được biểu hiện bằng tình yêu.

Thông thường, người ta gắn chữ Đức đi liền với danh hiệu của những người làm việc thiên về tinh thần. Ví dụ: Đức Giáo hoàng, Đức Giáo chủ, Đức giám mục, Đức Thượng toạ, Đức Đạt Lai Lạt Ma vv…người ta không gắn chữ Đức đối với những người làm việc thiên về trí tuệ như các nhà khoa học hay các nhà lãnh đạo.

Khi nói đến người có đạo đức là nói đến người có ý thức, có trí tuệ và có tâm hồn trong sáng nhân hậu, từ bi, bác ái. Người có đạo đức cao cũng có nghĩa là người có ý thức hiểu biết cao và có tâm hồn luôn thể hiện tình yêu lớn.

Tóm lại: Đạo đức nói theo nghĩa đơn giản nhất thì đó là ý thức và tâm hồn.

“Điều gì đạo đức làm là trao tặng cho bạn tự do. J. Krishnamurti.”

Quả thật, những ai là người có đạo đức sẽ được giải thoát, được cứu rỗi và cuối cùng là linh hồn của chúng ta sẽ được tự do.

  1. Bản ngã, chân ngã, vô ngã là gì?

Từ ngã trong bản ngã, chân ngã, vô ngã được hiểu là con đường, một ngã đường trong từ ngã 3, ngã 4, ngã 5 hay ngã 7…

– Bản ngã là con đường của bản thân, là con đường của một cá thể.

– Chân ngã là con đường chân thật có từ lúc khởi thuỷ ở phía bên trong mỗi chúng ta. Chân ngã còn có những tên gọi khác như: cái tôi cao cả, cái tôi Thần Thánh, Chúa Thánh Thần, siêu ý thức.

– Vô ngã không có nghĩa không có con đường nào mà là không có con đường cụ thể nào, nhưng là tất cả các con đường, là tổng thể của mọi con đường.

Vô ngã cũng tức là Thượng Đế.

Và ngay với cả ý nghĩa của ngôn từ cá thể, cá Nhân Thượng Đế cũng đã tiết lộ cho chúng ta biết sự thật về nguồn gốc sự sống thể chất vật lý của con người. Cá trong ngôn từ cá thể là sự hiển thị về con cá, về loài cá thực sự mà không cần đến giảng giải. Vì vậy, trong ngôn từ cá thể đã nói cho chúng ta biết thể xác vật lý của con người có nguồn gốc từ loài cá. Ban đầu là từ loài cá, trải qua nhiều thời kỳ tiến hoá và qua nhiều lần hiệu chỉnh của các Thiên thần, nguồn gene của loài cá đã trở thành nguôn gene của loài người trong hiện tại. Sự thật về nguồn gốc sự sống thể chất của con người, chúng ta không cần phải tìm kiếm ở đâu cho xa xôi mà có ngay trong ngôn ngữ của chúng ta. Chúng ta chỉ cần quan sát không định kiến, chúng ta sẽ nhận ra sự thật này.

  1. Tính không là gì?

Trước khi bàn về tính không, chúng ta sẽ phải tìm hiểu về tính hai mặt đối lập nhị nguyên. Nhị nguyên là sự phân tách bản thể của một vấn đề, một sự việc, một sự vật ra làm hai cực, hai mặt đối lập nhau Ví dụ: Âm và dương, Thiên đàng và địa ngục, ánh sáng và bóng tối, sống và chết, đau khổ và hạnh phúc, thiện và ác, đúng và sai, tốt và xấu, lạnh và ấm, trái và phải vv…những gì vừa nêu trong ví dụ gọi là nhị nguyên. Như vậy, chúng ta có thể tạm hiểu nhị nguyên tức là hai cực, hai mặt đối lập trong một bản thể, vì nó là trong một bản thể duy nhất mà thành, nên khi không có cái bên này thì cái bên kia không tồn tại.

ŸVí dụ: Nếu trên trái đất không có bóng tối, chúng ta sẽ không thể hiểu biết thế nào là ánh sáng.

ŸVí dụ: Nếu cái lạnh chưa từng bao giờ xuất hiện trên Trái đất, thì con người sẽ không bao giờ biết đến cái ấm, tức ý nghĩa của sự ấm áp cũng sẽ không xuất hiện.

ŸVí dụ: Nếu trạng thái đau khổ của con người là cái chưa bao giờ xuất hiện trên thế gian, thì con người cũng sẽ không bao giờ nhận biết trạng thái hạnh phúc.

Để có thể nắm bắt rõ hơn tính hai mặt đối lập trong một bản thể của cái thế giới nhị nguyên Thần thánh, chúng ta sẽ thử xem qua một ví dụ: Tính hai mặt đối lập của đồng tiền.

Tạm coi, mặt ngữa của đồng tiền là thiện và mặt sấp là ác. Nhưng thực ra, những gì được gọi là thiện nổi lên trên bề mặt của đồng tiền nó chỉ là hình tướng, là ảo ảnh. Và ngược lại những gì được gọi là ác nổi lên trên bề mặt của đồng tiền cũng chỉ là hình tướng, là ảo ảnh. Bản chất thực, tạo nên hai bề mặt của đồng tiền không phải là những gì chúng ta đã nhìn thấy trên bề mặt của nó – mà là các thành phần vật chất, các nguyên tố cấu thành toàn bộ đồng tiền. Vì vậy, hai mặt của đồng tiền cũng chỉ do một bản thể duy nhất tạo nên. Nếu chúng ta muốn loại bỏ mặt sấp (gọi là ác) của đồng tiền và giữ lại mặt ngữa (gọi là thiện) cũng có nghĩa là chúng ta phá huỷ toàn bộ cấu trúc của đồng tiền. Khi đó, quy luật tự nhiên của Thượng Đế sẽ xuất hiện không có cái bên này thì cái bên kia không tồn tại.

Tương tự như vậy, tâm hồn của mỗi con người bao gồm cả tính thiện, tính ác và nhiều tính cách đối đối lập nhau, nhưng cùng nhau tồn tại trong linh hồn. Trên thực tế chúng ta sẽ không bao giờ có thể loại bỏ bất cứ tính cách nào ra khỏi tâm hồn của chúng ta. Vấn đề then chốt của chúng ta không phải là loại bỏ mà là ý thức, là nhận thức – ý thức từ trong suy nghĩ, lời nói và hành động.

Khi mỗi người trong chúng ta có thể cảm nhận và ý thức được nhị nguyên, con người mới có thể ứng dụng được tính không

Tính không, không phải là không có tính cách, mà là không chia tách nhị nguyên. Khi một người có ý thức, thì trong giao tiếp họ sẽ không coi trọng, không phân biệt đối xử, không thiên vị người nào hơn người nào, đối tượng nào hơn đối tượng nào, sự vật nào hơn sự vật nào . Ví dụ: Chúng ta không kính trọng người lương thiện, hơn người độc ác. Không yêu quí người rộng rãi hơn người keo kiệt, không coi trọng người tài giỏi hơn người đần độn. Không đối xử phân biệt người tốt với người xấu, người giàu hơn người nghèo. Không thiên vị giữa cái đẹp và cái xấu, không định kiến giữa cái đúng và cái sai, không so sánh giữa người này với người kia, cái này với cái nọ vv…

Tóm lại: Tính không là những tính cách hoạt động dựa trên ý thức hợp nhất nhị nguyên, khi đó con người sẽ không phán xét, không phân biệt, không so sánh, không thiên vị, không hơn thua, không định kiến, không chấp nhặt… Con người sẽ xem mọi người là bình đẳng như nhau, tất cả chúng ta là một, chúng ta và Thượng đế là một. Ý thức được mọi sự vật, mọi sự việc, mọi thứ hiện hữu đều có giá trị riêng của nó, tất cả mọi tạo vật được sáng tạo đều hoàn hảo như nhau: Và xem tất cả nó như là không thể thiếu trong mọi mối liên hệ của đời sống. Sau cùng là mỗi người trong chúng ta phải tự ý thức được rằng con người sẽ không thể nào tồn tại khi tách rời tổng thể, hay nói cách khác là con người không thể tách rời khỏi Thượng Đế.

Khi con người đạt đến thức tỉnh hay giác ngộ, cho đến thức tỉnh hoàn toàn hay giác ngộ hoàn toàn, con người sẽ thể hiện rất là hoàn hảo cái gọi là tính không. Đơn giản, tính không là một tính cách luôn được thể hiện bằng ý thức cao nhất dựa trên tầm nhìn tổng thể, không phân tách nhị nguyên.

Tính không còn được coi là một phần rất quan trọng trong tính cách của Thượng Đế, khi con người thể hiện tính không, người ta có thể xem nó như là thể hiện Thượng Đế tính, hay Phật tính.

  1. Vô vi có ý nghĩa gì?

Vô vi không đơn thuần là một từ ngữ, nhưng vô vi là luật.

Luật vô vi đi cùng với nó là luật hữu vi. Vô vi không được hiểu đơn giản là không hành động, không làm gì, mà nó phải được hiểu là không can thiệp. Không can thiệp theo nghĩa của vô vi, là không can thiệp cả về hành động lẫn tư tưởng, không can thiệp cả về hữu hình lẫn siêu hình.

Luật vô vi được áp dùng từ lúc con người thông minh xuất hiện trên trái đất, và kết thúc vào năm 2000 sau CN. Trên thực tế, luật vô vi luôn được áp dụng lên tất cả mọi lĩnh vực phát triển trong thế giới vật lý, cũng như mọi sự sống trong Vũ trụ, nó còn được biết đến với tên gọi là quy luật tự nhiên. Ví dụ; Mưa rơi nước chảy tạo thành sông, con người không được ngăn dòng chảy của con sông. Một con sư tử rượt đuổi một con linh dương đầu bò nhằm ăn thịt nó, một con cá lớn rượt bắt ăn thịt con cá nhỏ. Mọi việc xảy ra là thuận theo quy luật tự nhiên, không có gì là tốt hay xấu, là thiện hay ác, là lợi hay hại, vì vậy con người không nên can thiệp vào việc xảy ra trong quá trình phát triển của tự nhiên.

Theo luật vô vi thì Thượng Đế, các Thiên thần và con người trên thế gian, tất cả không một ai được can thiệp vào quá trình xảy ra trong tự nhiên. Không được can thiệp vào bất cứ một việc làm, hành động, ý muốn nào của người khác nếu không được sự yêu cầu của đối tượng. Trường hợp, có sự can thiệp xảy ra tức người can thiệp đã phạm luật vô vi, vì vậy người ấy sẽ bị luật nhân quả tác động trở lại.

Trong sự thức tỉnh hoàn toàn của các Thiên thần và Thượng Đế, Họ sẽ không bao giờ can thiệp và ý muốn, hành động và việc làm của con người. Trừ khi, Họ tiếp nhận được sự yêu cầu trợ giúp của con người, nhưng không phải lúc nào Họ cũng trợ giúp khi được yêu cầu. Trước khi tiến hành trợ giúp, Họ sẽ xem xét sự giúp đỡ của Họ có thực sự đem lại lợi ích cho tiến trình trải nghiệm của người đó không?. Thông thường Họ sẽ không ra tay can thiệp ngay tức thì, mà chuyển sang kiếp sau.

Ÿ Ví dụ: Có một người rất siêng năng và chí thú làm ăn, nhưng không may họ lại đang rơi vào hoàn cảnh nợ nần đầm đìa. Họ là người lương thiện thực sự, nên họ rất mong muốn mình sẽ có tiền để trả nợ. Nhưng tất cả mọi nguồn thu của họ không còn gì và không có người nào trợ giúp họ. Vì vậy, họ đã khấn nguyện cầu xin, Thượng Đế, Thánh thần, Trời Phật gúp đỡ họ. Việc cầu xin khấn nguyện của người đó chắc chắn là đã đến được với các Đấng.

Nhưng vấn đề là người đó đã chọn sự trải nghiệm các cảm xúc về những áp lực thiếu thốn, nợ nần trong quá khứ. Vì vậy các Đấng sẽ xem xét người đó đã trải nghiệm các cảm xúc đó đủ chưa, Họ mới quyết định can thiệp hay không. Trường hợp xét thấy đã đủ, họ sẽ tiến hành trợ giúp cho người này dần thoát ra khỏi nợ nần. Nếu xét thấy các trải nghiệm mà người đó kinh qua là chưa đủ, Họ sẽ không can thiệp nhưng ghi nhận lòng thành cầu nguyện của người này và chuyển sang kiếp sau.

Cũng trường hợp này nhưng khi áp dụng luật vô vi đối với con người có khác biệt.

ŸVí dụ: Trông thấy người bạn lâm vào hoàn cảnh nợ nần không còn khả năng trả nợ. Người này đã tự động bỏ ra một số tiền khá lớn, giúp cho người bạn trả nợ, tự nguyện nhưng không cần sự yêu cầu của người bạn. Trong trường hợp này, người tốt kia đã phạm luật vô vi, vì thế các cảm nghiệm về nợ nần mà đáng ra người bạn phải nếm trải, đã được chuyển sang cho người tốt trải nghiệm trong kiếp sau. Vì bởi, người bạn tốt kia đã can thiệp vào diễn tiến làm chấm dứt sự kiện đang xảy ra. Nợ nần, thiếu thốn là do người bạn đã chọn cho mình từ trong tiền kiếp, vậy nên sự việc xảy ra trong hiện tại chỉ là một trải nghiệm điều đã được chọn trong quá khứ.

Vẫn trường hợp này nhưng người bạn tốt kia giúp đỡ theo sự yêu cầu, cầu xin của người bạn thì không phạm luật vô vi. Mà trong kiếp sau, người đó sẽ được luật nhân quả mang trả lại gấp bảy lần số tiền mà người này đã bỏ ra.

Luật vô vi cũng tức là luật bất can thiệp, nói như thế không có nghĩa là trong thời kỳ áp dụng luật vô vi Thượng Đế hoàn toàn không can thiệp vào đời sống của con người. Thượng Đế cho phép con người hoàn toàn tự do ý chí, thực ra điều này chỉ đúng có một nữa. Vì Thượng Đế chỉ không can thiệp vào suy nghĩ và hành động khi con người tạo ra nhân – con người hoàn toàn tự do sáng tạo ra tương lai, tự do viết ra kịch bản cho chính mình trong kiếp sau. Nhưng khi con người nhận Quả sẽ không còn sự tự do ý chí. Trong quá trình sống của một đời người, các thế lực của Thượng Đế sẽ can thiệp, sẽ đạo diễn, sẽ mang lại cho con người tất cả mọi thứ do con người đã chọn trong tiền kiếp. Con người sẽ mất đi quyền tự chủ và không thể thay đổi khi tiếp nhận nghiệp quả của chính mình.

Trong các thời kỳ trước con người có quyền tự do suy nghĩ, ước muốn và hành động theo ý của mình, nhưng thành công hay thất bại điều căn cứ vào kịch bản mà con người đã viết ra trong quá khứ. Qúa khứ, hiện tại và tương lai tất cả điều chỉ có thể xảy ra trong thực tại hiện hữu. Chúng ta vừa trải nghiệm quá khứ, đồng thời vừa sáng tạo ra tương lai trong hiện tại. Trước đây, bây giờ cũng như sau này chúng ta luôn phải trải nhiệm cuộc sống, của chính mình trong từng khoảnh khắc của thực tại hiện hữu, không có trường thời gian khác. Vì vậy, Thượng Đế cũng chỉ có thể can thiệp hay không can thiệp vào đời sống của chúng ta trong lúc diễn ra thực tại đó. Mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta là đang sáng tạo ra tương lai hay đang bị các thế lực tâm linh can thiệp bởi nghiệp quả tiền kiếp, chúng ta không thể biết. Mặc dù mọi thứ xảy ra là đều xuất phát từ suy nghĩ và hành động của chính chúng ta, nhưng chỉ có Thượng Đế biết cái gì là của ta, cái gì là do bị can thiệp. Sự can thiệp của các thế lực tâm linh vào suy nghĩ và hành động của con người, giúp chúng ta nhận được cái mà chúng ta đã chọn trong tiền kiếp là rất siêu đẵng. Vì tất cả mọi sự can thiệp của họ đều dựa vào dữ liệu sẵn có trong tiềm thức của chính ta, nên ta rất khó có thể nhận biết.

Sự can thiệp của các thế lực tâm linh vào suy nghĩ và hành động của con người; tương tự như chúng ta đang nghe một bản nhạc được phát ra từ một chiếc máy vi tính. Nhưng nguồn âm thanh đó được sử dụng trực tiếp từ Internet hay đã có sẵn trong desktop chúng sẽ khó mà biết được. Dữ liệu có sẵn trong desktop tương tự như nguồn dữ liệu có trong tiềm thức. Dữ liệu được tạo ra bởi sự can thiệp, tương tự như nguồn từ Internet. Nhưng tất cả mọi nguồn dữ liệu được xử lý từ chiếc máy vi tính, đều thông bộ vi xử lý. Và tất cả mọi nguồn dữ liệu của con người được tạo ra bởi chính ta hay do can thiệp đều phải được xử lý thông qua bộ não của chính chúng ta.

Sự tự do của con người trong các thời kỳ trước đây và hiện tại; tương tự như sự tự do của một công dân sống dưới sự lãnh đạo của nhà cầm quyền. Có thể trong cuộc sống đó, con người có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do thương mại vv… Nhưng tất cả mọi sự tự do phải được tuân thủ theo khuôn khổ của luật pháp mà chính quyền đất nước đó đã đặt ra. Tương tự như vậy, người ta cho rằng; con người được Thượng Đế ban cho quyền tự do ý chí. Nhưng sự tự do ý chí của con người trong đời sống thế tục hiện tại, chưa bao giờ là sự tự do hoàn toàn. Linh hồn của con người trong đời sống thế tục hiện tại, trên thực tế là đang bị cầm tù. Linh hồn của con người chỉ thực sự tự do hoàn toàn, trừ khi đã được Thượng Đế cứu rỗi và giải thoát cho chúng ta.

Luật hữu vi, ý nghĩa trái ngược với luật vô vi. Ý nghĩa của từ hữu vi rộng lớn hơn ý nghĩa của từ hành động, hành động ý nghĩa rộng lớn hơn từ việc làm. Hữu vi mang tính chất vô hạn của Thượng Đế – hành động mang tính chất hữu hạn của linh hồn, hành động có nghĩa là đang làm nhưng là làm cùng chuyển động với ý thức – việc làm mang tính chất giới hạn của cơ thể.

Tương tự như vậy, quyền năng lớn hơn quyền lực, quyền lực lớn hơn quyền hạn. Quyền năng mang tính vô hạn của Thượng Đế – quyền lực mang tính hữu hạn của Nhân loại – quyền hạn mang tính giới hạn của một chức vụ.

Luật hữu vi được áp dụng từ năm 2000 cho đến ngày phán xét cuối cùng. Tuỳ theo từng thời điểm tiến hoá của Loài người, Thượng đế sẽ áp dụng luật vô vi hay hữu vi, nhằm trợ giúp chúng ta đi đến mục đích cuối cùng.

  1. Siêu ý thức là gì?

Trong cuốn “Sự Thật Vĩ Đại” chúng ta đã có tiềm thức, tàng thức, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về siêu ý thức gọi tắt là siêu thức. Trong toàn bộ đời sống, trong toàn bộ linh hồn của một con người thì siêu thức là nơi chứa đựng thông tin quan trọng nhất. Siêu thức còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Chân ngã, Chúa Thánh thần, cái tôi Thần thánh, cái tôi cao cả.

Trước khi đề cập đến siêu thức chúng ta nhắc lại một chút về tàng thức; tàng thức mang toàn bộ thông tin của những kiếp sống kể từ lúc một linh hồn đến Trái đất, ngoài ra có nhiều linh hồn mang thông tin của những kiếp sống tại một hành tinh đã được cứu rỗi, và họ là một trong những người chưa cứu rỗi nên phải tiếp tục đến trái đất tiếp tục trải nghiệm. Tàng thức là kênh thông tin có thể sử dụng thông qua dữ liệu dẫn, từ các dữ liệu dẫn, thông tin tàng thức sẽ xuất hiện tại tiềm thức.

Siêu ý thức là nơi lưu giữ thông tin gì?

Siêu ý thức là nơi lưu gửi toàn bộ thông tin của một linh hồn từ lúc được Thượng đế sáng tạo ra, nó lưu giữ toàn bộ tri thức, như tri thức của Thượng đế, Đấng toàn tri, còn được gọi là tri thức Thượng Đế, ý thức Thượng đế. Siêu thức lưu giữ toàn bộ tính cách sống hoàn hảo như tính cách của Thượng Đế nhân từ, trải qua nhiều tỷ – tỷ năm trong Nước Trời, được hiểu là Thiên tính Bản tâm. Ngoài ra nó còn lưu giữ toàn bộ thông tin sống tiêu cực và tích cực của một linh hồn qua những lần trải nghiệm, thuộc nhiều vùng Vũ trụ khác nhau trước đây.

Tất cả các thông tin trên được Thượng đế cài đặt vào trong DNA não bộ của con người sau mỗi lần đầu thai.

Siêu ý thức có phải là linh hồn thứ hai chúng ta hay không?

Siêu thức không phải là một linh hồn thứ hai của con người. Linh hồn của mỗi chúng ta không có trong siêu thức mà nó đang hiện hữu trong thể xác của mỗi người gồm có hai phần: chương trình phầm mềm ý thức và chương trình phần mềm tâm hồn. Trong thời gian trải nghiệm trần thế, các chương trình này sẽ là công cụ sáng tạo ra bản ngã cho mỗi chúng ta.

Tóm lại, siêu ý thức là nơi lưu giữ toàn bộ thông tin của sự thật và siêu đẳng chính hiệu.

Một con người bình thường rất khó tiếp cận được kênh thông tin trong siêu thức, ngoại trừ những người đã được hiệu chỉnh. Những người này sau khi được hiệu chỉnh thường được biết đến như là những nhà tiên tri, nhà ngoại cảm, những người phụng sự ánh sáng (Lightworkers’ Guidelines). Ngoài ra, còn có rất nhiều người làm việc trong các chuyên ngành như: Thiên văn, khoa học, nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ vv… đã được các Thiên thần hiệu chỉnh, cũng có thể tiếp cận được kênh thông tin trong siêu thức. Nhưng hầu hết những người này không ý thức được là mình đã tiếp cận thông tin trong siêu thức và không ý thức được là mình đã được hiệu chỉnh. Tất cả, những người trong số này còn được biết đến dưới một cái tên gọi khác “Thiên tài”.

Trên thực tế, việc tiếp cận được thông tin trong siêu thức không phải là công việc dễ dàng. Càng cố gắng càng không thể tiếp cận, khi một người ý thức là mình đang tìm kiếm thông tin trong siêu thức, thì nó sẽ không bao giờ xuất hiện. Nhưng cũng có nhiều người nhầm tưởng là mình đã tiếp cận được thông tin trong siêu thức. Trong thực tế thì đó chỉ là những thông tin đã có trong tiềm thức và tàng thức được lập trình lại và tất cả các kiến thức mới này còn có một tên gọi khác là “sáng chế”.

Sáng chế và sáng tạo có một điểm khác biệt, sáng chế là sử dụng kiến thức của ta đã có, được lưu giữ trong tiềm thức và tàng thức chế tác lại. Sáng tạo là tạo nên những kiến thức mới mẽ, chưa bao giờ có trong đời sống của Loài người. Trong lịch sử, đã có không ít sự thật xuất hiện từ siêu thức trái ngược hẳn với kiến thức hiện có của Nhân loài, trong lĩnh vực khoa học lẫn tâm linh.

Nói như vậy, không có nghĩa là tất cả mọi sự sáng tạo của con người đều mang tầm vóc vĩ đại, có lợi ích to tát cho Nhân loại. Quá trình sáng tạo ra bản ngã, cũng có nghĩa là quá trình tự làm mới lại suy nghĩ và việc làm của chính mình liên tục. Sáng tạo bản ngã, đôi khi chỉ là tạo ra một ý tưởng nhỏ, một hành động nhỏ, nhưng không rập khuôn, bắt chước và mới lạ. Sáng tạo là tạo ra những suy nghĩ và hành động thiên về ánh sáng, mà ánh sáng chính là sự thật mang sự tốt đẹp. Dựa trên sự sáng tạo của chính mình, Thượng Đế sẽ sử dụng luật nhân quả mang lại cho ta những điều tốt đẹp cũng hoàn toàn mới lạ, không giống với những gì đã xảy ra trước đó. Sáng tạo ra được nhiều ý tưởng và hành động mới lạ, ta cũng sẽ được Thượng Đế mang lại cho ta nhiều trải nghiệm mới mẽ.

Muốn tiếp cận được thông tin trong siêu thức, trước tiên con người phải có được một cái tâm không trí rỗng hoàn toàn. Và tự đặt ra cho mình những câu hỏi và đi sâu vào câu hỏi đó với lòng đam mê cháy bỏng đến độ không còn ý thức được thực tại diễn ra chung quanh, thông tin từ siêu thức sẽ xuất hiện.

Tiếp cận được thông tin trong siêu thức cũng tức là tiếp cận được sự thật, tiếp cận tri thức ánh sáng từ Thượng đế.

Thông tin có được của con người trần thế chưa được hiệu chỉnh và hiệu chuẩn đối với siêu ý thức; tương tự như cuộc sống của một nghèo khổ trông thấy ngân khố quốc gia. Và họ biết rằng trong đó chứa đầy vàng bạc nhưng họ lại không biết làm cách nào để sở hữu nó dù chỉ là một phần nhỏ.

  1. Giác Ngộ và Thức tỉnh là gì?

Giác ngộ hay thức tỉnh ý nghĩa của hai từ này có sự tương đồng.

A – Giác ngộ.

Giác là biết, hiểu biết, tri thức, ý thức,

Ngộ là gặp, gặp lại, nhận ra.

Vậy giác ngộ là gặp lại, nhận ra sự hiểu biết từ trong chính mình, giác ngộ hoàn toàn là được gặp lại, nhận lại ý thức chân ngã hay siêu ý thức của chính mình.

B – Thức tỉnh.

– Thức, trong từ thức tỉnh được hiểu như là thức và ngủ, nhưng ngủ ở đây không là giấc ngủ bình thường như mọi ngày chúng ta vẫn ngủ. Nhưng là ý thức, là thông tin trong siêu thức của ta đang đi vào giấc ngủ và bây giờ là lúc chúng ta phải đánh thức chúng dậy để đi vào hoạt động.

– Tỉnh, trong từ thức tỉnh có nghĩa là tỉnh giấc “ngủ”, nhưng cũng có nghĩa là trạng thái yên tỉnh, tỉnh lặng, tỉnh táo.

Như vậy, thức tỉnh được hiểu là đánh thức một tiềm năng tri thức to lớn đang ngủ say trong mỗi chúng ta thức dậy đi vào hoạt động, trong trạng thái tỉnh lặng của cái trí.

Thực ra, khi sử dụng hai từ giác ngộ và thức tỉnh, chúng ta thường dễ bị nhầm lẫn với hai từ tỉnh ngộ hay lương tâm tỉnh thức. Ví dụ; Có một người đàn ông biếng nhác công việc, suốt ngày chỉ thích rong chơi nhậu nhẹt, cờ bạc, không quan tâm gì đến gia đình, vợ con. Mỗi lần uống say là gây gỗ và đánh đập vợ con, có một lần sau khi uống say anh ta đánh vợ mình đến độ hàng xóm phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Sau khi tỉnh rượu anh ta biết mình đã đánh vợ đến độ phải nhập viện nhưng gia đình anh ta không đủ tiền trả viện phí và các con ở nhà không có cái để ăn. Nhưng anh ta không làm được gì vì đã bị công an bắt giam. Nhưng sau vụ việc đó tâm tính của anh ta đã thay đổi hoàn toàn, chí thú làm ăn không rượu chè, cờ bạc rong chơi như trước, lúc nào cũng thể hiện sự chăm lo và yêu thương vợ con.

Trường hợp này sẽ có người nói anh ta đã giác ngộ, đã thức tỉnh. Thực ra trường hợp này không là giác ngộ hay thức tỉnh, mà là anh ta đã tỉnh ngộ, lương tâm tỉnh thức. Tỉnh ngộ hay lương tâm tỉnh thức là một hành động tự hoàn thiện, nó là cái được thực hành trong hiện tại nhằm hoàn thiện cái khiếm khuyết của quá khứ. Giác ngộ hay thức tỉnh, hoàn toàn khác, nó là trạng thái vắng mặt quá khứ. Là một trạng thái nhận biết của cái trí trong tỉnh lặng không có sự hiện diện của quá khứ, không có xét đoán, không có phê phán, không phân tích, không định kiến. Từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc sự thật xuất hiện cũng có nghĩa là điều chưa biết xuất hiện. Nhưng không là tri thức nhằm tự hoàn thiện “cái tôi” mà là cái để hiểu rõ cái tôi, hiểu rõ bản ngã của chính ta. Nhận biết nhằm hoàn thiện cái tôi là hướng tới một kết quả không là sự thức tỉnh. Thức tỉnh là trạng thái không còn hiện hữu cái tôi trong quan sát, sự thật xuất hiện nhưng không bị phủ nhận hoặc chấp nhận. Mà là trạng thái người quan sát lẫn vật được quan sát hiệp thông trọn vẹn không có sự chia tách phân đôi.

Ở một cấp độ nhất định nào đó bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể trải nghiệm được cảm giác trọn vẹn chân thật từ sự quan sát của chính mình. Ví dụ; Có nhiều khi ta xem một cuốn phim, đọc một cuốn sách, chăm chú ngắm nhìn cậu bé đang nhặt rác. Từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc trong thời điểm đó nước mắt ta tuôn rơi, tâm hồn ta bồi hồi xúc động. Đó chính là khoành khắc ta và vật được quan sát được hợp nhất, cái tôi quan sát và vật được không còn phân đôi. Sự hoá thân của chính ta vào diễn biến của hoàn cảnh, hoá thân thành nhân vật đã xuất hiện trong bối cảnh. Và từ trong khoảnh khắc cái tôi của chính ta không hiện hữu, cảm giác chật thật xuất hiện, điều ta chưa từng biết hiện hữu. Nhưng khi đó chỉ cần cái trí can thiệp đưa ra nhận định nhằm kết thúc điều quan sát bằng một quan điểm, mọi thứ sẽ kết thúc cái mới mẽ không bao giờ xuất hiện. Một ví dụ khác: Có một bản nhạc mà ta đã từng nghe, đã từng hát nhiều lần nhưng nó không cho ta nhiều cảm xúc và ta cũng không cảm nhận được nhiều về ý nghĩa lời bài hát. Vì ta đã nghe nó bằng một hời hợt, không quan tâm, thiếu cảm xúc, vì ta đã nó hát cho xong, cho vui không có đam mê sâu lắng. Nhưng chợt có một ngày ta hát nó bằng sự đam mê sâu lắng, tự hoá thân vào bối cảnh, vào nhân vật trong bài hát. Trong khoảnh khắc đó ta và âm điệu cùng lời bài hát hoà quyện thành một, từ đó cảm xúc chân thật xuất hiện, điều mới mẽ hiện hữu. Và từ trong những khoảnh khắc đó ta có được một trải nghiệm chân thật và tuyệt vời.

Thực ra, con người ta không thể tự rèn luyện, không thể theo đuổi thức tỉnh bằng lòng ham muốn. Thức tỉnh tự thân nó không thể có được bằng rèn luyện, theo đuổi, mời mọc, cầu xin, mà là thời điểm nhưng mỗi chúng ta không thể biết lúc nào sẽ là thời điểm và cũng không thể tự quyết định thức tỉnh. Người thức tỉnh đơn giản là một người thông minh, vậy thử hỏi một người ngu dốt có thể nào tự làm cho mình trở nên thông minh được không?. Tương tự như vậy bóng tối không thể nào tự nó trở thành ánh sáng. Một người ngu dốt không thể nào tự làm cho mình trở nên thông minh. Sự thông minh mà người ngu dốt cho rằng mình có được chẳng qua là một bắt chước, một sự ăn cắp ý tưởng, một phụ thuộc vào ý kiến của người khác, nhưng không là sự sáng tạo. Tất cả mọi thứ mà một người ngu dốt có thể làm được cùng lắm chỉ là những sáng chế tầm thường, không là thông minh, không là thức tỉnh. Tự thân ý nghĩa của hai từ thông minh đã thể hiện về chính nó, thông minh là câu thông với ánh sánh, một người thông minh là người thông suốt với ánh sáng mà ánh sáng là chân lý là sự thật. Tương tự như vậy một người trong tình trạng tối tăm không thể tự mình làm cho mình thành sáng suốt. Từ trong bóng tối nhìn xuyên qua không gian thấy được ánh sáng, thì bản thân người đó vẫn đang trong bóng tối, không là ánh sáng. Nó đơn giản chỉ là một sự nguy tạo tự lừa dối nhưng không là ánh sáng thực sự, không là sự thật. Tương tự như người trình độ cấp một nhìn, đọc các tài liệu giảng dạy thạc sĩ, nhưng tự thân họ không phải là người đang học để lấy bằngthạc sĩ.

Nói đến thông minh là nói đến sáng tạo, vì vậy chúng ta không nhầm lẫn thông minh với khôn ngoan. Một con người khôn ngoan là người có rất nhiều kinh nghiệm qua trải nhiệm trong sống của kiếp này và nhiều kiếp sống trước, tất cả được lưu giữ trong tiềm thức và tàng thức. Luân hồi và luật nhân quả sẽ giữ mọi kinh nghiệm thuộc về khôn ngoan cho mọi linh hồn khi linh hồn trở lại. Nhưng luân hồi và luật nhân quả không đem lại cho con người sự thông minh, nếu linh hồn chưa đủ điều kiện. Khôn ngoan thuộc về tư tưởng, thuộc ký ức, thuộc về quá khứ. Thông minh là tức thì trong hiện tại không có sự hiện diện của quá khứ. Vì vậy, trong đời sống thế tục người khôn ngoan dễ thành công hơn người thông minh. Bởi những người khôn luôn biết sắp đặt cho mình kế hoạch hành động trong sống dựa vào kinh nghiệm tích luỹ của bản thân. Riêng người thông minh không thể nào chuẩn bị trước để đón nhận, không thể lên kế hoạch, cũng không thể mời mọc một sáng tạo hiện diện lúc họ cần. Người thông minh và người khôn ngoan là hai tiếp người khác nhau, nhưng khi có sự kết hợp giữa hai tiếp người này trong một cá thể thì họ trở thành người thông thái.

Muốn có được sự thông minh con người ta phải trải nghiệm qua sự ngu dốt, phải hiểu rõ ngu dốt và thức tỉnh hoàn toàn về sự ngu dốt của chính mình, thông minh xuất hiện. Tương tự như vậy con người ta muốn tiếp cận được với ánh sáng, người ta phải trải nghiệm qua bóng tối, sống cùng bóng tối và hiểu rõ được bóng tối trong chính mình, người ta mới có thể trở thành ánh sáng. Không trải qua ngu dốt, không kinh nghiệm qua ngu dốt không có thông minh. không từng sống trong bóng tối, không từng trải nghiệm qua bóng tối không đến được với ánh sáng. Đơn giản vì các thế lực của Thượng Đế không giúp một linh hồn trở nên thông minh khi linh hồn đó chưa trải nghiệm đủ ngu dốt. Tương tự như vậy các thế lực của Thượng Đế sẽ không cho phép một linh hồn thế gian đến với ánh sáng, nếu linh hồn đó chưa trải nghiệm đủ qua bóng tối.

Trên thực tế sự giác ngộ hay thức tỉnh là kế hoạch có điều kiện vì nó luôn được đi kèm với hiệu chỉnh sau khi trải nghiệm đầy đủ mặt trái thiên đàng. Tương tự như vậy giác ngộ hoàn toàn hay thức tỉnh hoàn toàn luôn đi kèm với hiệu chuẩn.

Con người hiện sống trên Trái đất hay bất cứ một hành tinh nào trong Vũ trụ đang trong thời kỳ trải nghiệm, cũng tức là con người đang trong tình trạng quên lãng. Trong thời kỳ này, tiềm năng tri thức to lớn của mỗi chúng ta đã bị các thế lực của Thượng Đế, làm cho chúng say ngủ trong các DNA của chính chúng ta. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể giác ngộ hay thức tỉnh đến một mức độ nhất định, nhưng không thể đạt đến giác ngộ hoàn toàn hay thức tỉnh hoàn toàn.

Với tính trạng của các DNA lưu giữ thông tin đang ngủ say trong cơ thể; chúng ta không thể tự mình đánh thức chúng hoạt động trở lại. Nếu muốn các DNA này thức tỉnh và đạt đến trạng thái thức tỉnh hoàn toàn cần phải có sự hỗ trợ của công nghệ và năng lượng xuất phát từ Thượng Đế và các Thiên Thần.

-Sơ đồ hoạt động não của con người khi chưa được hiệu chỉnh.

Qúa trình thức tỉnh hoàn toàn được chia làm hai giai đoạn:

– Giai đoạn thứ nhất: Trong giai đoạn này các Thiên thần chỉ chọn hiệu chỉnh số người đã có ý thức giác ngộ. Hiệu chỉnh, hay còn được gọi là quá trình thăng thiên để trở thành nhà ngoại cảm hay những người phụng sự ánh sáng (Lightworkers’ Guidelines). Giai đoạn này các Thiên Thần sử dụng công nghệ siêu đẵng từ ngoài không gian, kết hợp với các trường năng lượng đã được đưa vào Trái đất từ Vũ trụ. Và liên kết với các Thiên Thần hiện đang sống bên trong lòng Trái đất tiến hành hiệu chỉnh. Công việc của các Thiên thần là kích hoạt một số DNA từ luân xa thứ 7 đến luân xa 1 đồng thời đánh thức một số DNA lưu giử thông tin siêu thức đang ngủ hoạt động trở lại.

Kèm theo đó, Họ đã sử dụng một loạt năng lượng (hiện tại Nhân loại chưa biết) để thanh tẩy và loại bỏ những độc chất hoá học đã tồn đọng trong cơ thể, loại bỏ mở và chất vôi mảng bám khai mở tuyến tùng. Sau khi, khai mở tuyến tùng người được hiệu chỉnh sẽ có thể nhận biết được các thông tin do Thượng Đế hay các Thiên Thần truyền đến thông qua đường truyền siêu sóng não; còn được gọi là thông tin ngoại cảm.

Qúa trình hiệu chỉnh có thể kéo dài từ hơn 35 ngày đến trên 55 ngày tuỳ theo thể trạng của từng đối tượng được hiệu chỉnh. Sau đây là một số triệu chứng trong thời gian hiệu chỉnh như:

  • Mất ngủ kéo dài hoặc thời gian ngủ trong đêm giảm hẳn; cả đêm không ngủ, giấc ngủ chập chờn, thấy chiêm bao nhiều, đầu tràn ngập suy nghĩ, đi ngủ muộn nhưng dậy rất sớm, có khi thức luôn đến sáng, giữa đêm cơ thể nóng bừng.
  • Mắt bị nhòa, cảm giác nóng ở mắt, tầm nhìn kém hẳn.
  • Không có khả suy nghĩ năng rõ ràng, rất khó khăn bày tỏ suy nghĩ và hay quên. Biến động tâm trạng, thay đổi cảm xúc liên tục.
  • Khan giọng, nói không ra tiếng, thậm chí mất tiếng 2-3 ngày
  • Cơ thể trở nên rất nhạy cảm với năng lượng liên quan đến các việc kích hoạt các luân xa: cảm giác giật giật hoặc râm ran như kim châm, đau đầu từng cơn dữ dội đặc biệt tại tại luân xa 07 trên đỉnh đầu và từ luân xa 01 đến 06 có hiện tượng bốc hỏa dữ dội ngược dần trên cơ thể, có thể kèm theo các cảm giác đau đớn.
  • Cảm nhận sự chuyển động của năng lượng dọc cột sống : thấy nóng hoặc râm ran phía sau đầu, cổ, bả vai và dọc vùng lưng xuống đến hết xương cụt
  • Chán ăn mặn, cơ thể phản ứng với thức ăn mặn như đau bụng, ói mữa, nóng sốt, dị ứng …trong thời gian này nên dùng thức ăn chay.

(tìm hiểu thêm các triệu chứng xảy ra trong quá trình hiệu chỉnh từ các trang web nói về quá trình thăng thiên)

Con người sau khi được các Thiên Thần hiệu chỉnh, họ sẽ trở nên khoẻ mạnh, sáng suốt, hiểu biết, thông minh và từ bi, bác ái, độ lượng, nhân ái hơn hẳn lúc chưa được hiệu chỉnh. Nguyên nhân bởi các Thiên Thần đã đánh thức một số DNA tại vùng não chứa các thông tin siêu thức hoạt động trở lại, kết nối với vùng não chứa thông tin tàng thức.

-Sơ đồ hoạt động não của con người sau khi được hiệu chỉnh.

-Giai đoạn thứ hai: Xảy ra sau ngày phán xét, giai đoạn này được gọi là hiệu chuẩn, quá trình này các Thiên Thần sẽ thực hiện hiệu chuẩn cụ thể cho từng cá nhân để cơ thể vật lý của mỗi người sẽ trở nên hoàn hảo. DNA của người được hiệu chuẩn sẽ được kích hoạt đầy đủ, tất cả các luân xa sẽ làm việc hiệu quả, mạnh mẽ, đồng bộ và hoàn hảo. Bằng cách này, phần lớn nhân loại có thể được nâng lên thành một trạng thái thức tỉnh hoàn toàn giống như Thiên thần.

-Sơ đồ hoạt động não của con người sau khi được hiệu chỉnh và hiệu chuẩn.

Sau khi con người được hiệu chuẩn sẽ không còn tồn tại vùng thông tin tàng thức và siêu thức riêng rẽ. Lúc này, con người trở nên thức tỉnh hoàn vì bởi các Thiên thần đã thực hiện công việc kết nối toàn bộ thông tin siêu thức và tàng thức đến với tiềm thức tạo ra một thể không phân tách. Công việc hiệu chuẩn được các Thiên Thần thực hiện trong thời gian khoảng 3 ngày (Đây là ba ngày đen tối được nhiều người nhắc đến, vì trong ba ngày này con người sẽ mất ý thức hoàn toàn) để trở lại trạng thái thức tỉnh hoàn toàn.

Khi con người trở về trạng thái thức tỉnh hoàn toàn, toàn bộ thông tin từ siêu thức sẽ xuất hiện tại tiềm thức. Thông tin, bao gồm tri thức Thượng Đế, “ý thức Thượng Đế” và tất cả thông tin “Thiên Tính Bản Tâm”. Cũng có nghĩa là các thông tin trở lại với con người là bản chất của một Thiên thần thực sự hoàn hảo. Toàn bộ thông tin nầy vô cùng to lớn nó lớn gấp hàng tỷ, tỷ lần thông tin có trong tiềm thức và tàng thức trước hiệu chuẩn. Vì vậy, các thông tin tiêu cực trước hiệu chuẩn chỉ có thể giúp cho con người cảm nhận được niềm hạnh phúc trọn vẹn hơn trong đời sống Thiên đàng. Các thông tin đã tồn tại từ tiềm thức và tàng thức không thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của con người trong trạng thái Thần thánh.

Trong toàn bộ lịch sử của Loài người, chỉ có số ít người được hiệu chỉnh và hiệu chuẩn để trở thành người giác ngộ hoàn toàn, thức tỉnh hoàn toàn. Điển hình như:

-Trường hợp thứ nhất: Đức Phật Thích Ca tức Thái tử Tất Đạt Đa đã đến trái đất bằng phương thức hoàn toàn bình thường như mọi linh hồn khác, cũng có nghĩa là đầu thai như mọi linh hồn. Điều khác biệt duy nhất là Thái tử Tất Đạt Đa không có tàng thức, thông tin cài đặt siêu thức và tàng thức là một. Vì lý do này nên tư tưởng của Thái tử Tất Đạt Đa từ lúc nhỏ đã rất giác ngộ.

Bốn mươi chín ngày đêm ngồi dưới gốc bồ đề là thời gian Thái tử Tất Đạt Đa được các Thiên thần trợ giúp hiệu chỉnh và hiệu chuẩn. Sau khi, Đức Phật Thích Ca được hiệu chỉnh và hiệu chuẩn Ngài đã đạt đến trạng thái giác ngộ hoàn toàn, thức tỉnh hoàn toàn. Đức Phật Thích Ca được hiệu chỉnh và hiệu chuẩn năm 35 tuổi

Trường hợp thứ hai: Là chân sư người Ấn Độ J. Krishnamurti, trường hợp của J. Krishnamurti xảy ra tương tự như trường hợp của Đức Phật Thích Ca. Trong khoảng thời gian J. Krishnamurti viết cuốn “Dưới chân Thầy” là thời điểm Ông ta vẫn còn trong gian đoạn chưa thức tỉnh hoàn toàn. Tất cả, mọi thông tin liên quan đến cuốn sách là dữ liệu mà Ông ta đã nhận được từ một Đấng khác, nó không là tri thức của chính Ông ta. Vì vậy, nên khoảng năm mươi năm sau, nhà vật lý George Sudarshan hỏi Krishnamurti về nguồn gốc tác giả của cuốn sách Dưới Chân Thầy. Krishnamurti trả lời, “Cái người viết quyển sách đó đã biến mất rồi.”. Thời điểm mà nhà vật lý George Sudarshan hỏi Krishnamurti về tác giả của cuốn sách, là thời điểm J. Krishnamurti đã hoàn toàn thức tỉnh. Chân sư J. Krishnamurti được hiệu chỉnh và hiệu chuẩn năm 28 tuổi.

Trường hợp thứ ba: Đức Chúa Guêsu, trường hợp của Đức Chúa Guêsu khác với Đức Phật Thích Ca và J. Krishnamurti. Đức Chúa Guêsu không được sinh ra trên Trái đất như những người bình thường. Thể xác của người mang tên Guêsu được bà Maria sinh ra đến năm 30 tuổi, đã được Đức Chúa Guêsu trưng dụng, bằng phương pháp di hồn chiếm xác. Phương pháp di hồn chiếm xác đã được các Thiên Thần thực hiện một cách rất là hoàn hảo, tinh vi và siêu việt.

Các Thiên Thần, bằng cách sử dụng công nghệ siêu sóng não di chuyển linh hồn của người mang tên Guêsu ra khỏi thể xác, đồng thời vừa cài đặt linh hồn của Đức Chúa Guêsu vào thể xác của ông ta. Công việc này được các Thiên Thần thực hiện khoảng 3 phút. Vừa bằng khoảng thời gian ông Guêsu chịu phép rửa của ông Gio-an trên sông Gio-đan.

Trước lúc ông Guêsu con bà Maria bước xuống dòng sông để chịu phép rửa, linh hồn vẫn còn trong thể xác. Nhưng đến lúc lên bờ thì linh hồn của ông ta, đã được thay thế bằng linh hồn của Đức Chúa Guêsu.

Sau khi linh hồn của Đức Chúa Guêsu ngự trong cơ thể của ông Guêsu con bà Maria, ý thức của Đức Chúa Guêsu thức tỉnh hoàn toàn. Nhưng để vận hành ý thức, thức tỉnh hoàn toàn trong một cơ thể chưa qua hiệu chỉnh và hiệu chuẩn là một việc hết sức khó khăn. Vì lẽ đó, Đức Chúa Guêsu đã tìm một nơi vắng vẻ để được các Thiên thần hiệu chỉnh và hiệu chuẩn năm 30 tuổi. Sự việc đã được đề cập trong. Tân ước– Mátthêu, Chương 4 câu 1 và 2.

1. Bấy giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. 2. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói.”

Đức Chúa Guêsu, thực sự chỉ đến Trái đất trong ba năm rưỡi. Sự việc, đã được Ngài tiết lộ, trong tác phẩm Khám phá bản kinh thất lạc của Chúa Jesus, tác giả Martin Palmer. Thuộc về, Bản kinh thứ nhất: Bản kinh về giáo lý của Đấng duy nhất cả thế giới tôn thờ. Chương 8 câu 23-25.

23. Đó là lý do tại sao Đấng Thánh Duy Nhất đã dùng cơ thể con người để đến giảng dạy, Ngài nói rằng “Ta là Đấng Cứu Thế” 24 Ta đã đến trong ba năm rưỡi. 25 Trong ba năm rưỡi đó, Ta đã đấu tranh với những hành động xấu xa của quỷ dữ và mọi người đều có thể thấy rõ điều đó”

“Đấng Thánh Duy Nhất đã dùng cơ thể con người để đến giảng dạy,” được hiểu là Người duy nhất từ trước đó, sử dụng cơ thể sẵn có trên Trái đất để đến giảng dạy cho Loài người. Đấng Thánh duy nhất đến với sự sống trong cơ thể con người, không bằng cách đầu thai. Đấng Thánh Duy Nhất được nhắc trong đoạn kinh không là Thượng Đế mà là Đức Chúa Guêsu.

  1. Chiều kích 1D…4D- 5D…12D có liên quan gì đến ý thức và quá trình tiến của Loài Người

D là từ viết tắt Dimension của tiếng anh (có nghĩa chiều, chiều kích)

Trước khi đề cập cái gọi là 3D-4D chúng ta thử tìm hiểu xem vì sao những năm gần đây Loài người đã nhận được rất nhiều thông điệp của các Thiên Thần, Tổng lãnh Thiên Thần thường nhắc 3D-4D-5D…

3D, 4D… ngoài ý nghĩa hình ảnh không gian đa chiều kích, nó còn liên quan đến chiều kích ý thức, tư duy của con người. Đây mới là điều mà Thượng đế và các Thiên Thần thực sự quan tâm. Tức là Thượng Đế muốn chúng ta khi quan sát một hình ảnh, một sự vật, một sự việc với một bộ óc tư duy đầy hiểu biết bằng nhiều chiều kích khác nhau và chấp nhận nó như là một hiện hữu không phê phán, không xét đoán, không loại bỏ.

– Thời kỳ 1D: Là thời kỳ nguyên thuỷ, tương đương với thời kỳ người Homo xuất hiện trên trái đất hơn 70.000 năm trước. Bộ óc của chủng tộc người Homo chỉ có thể nhận biết và tư duy được bề mặt của hình ảnh, những gì xảy trước mắt.

– Thời kỳ 2D: Là thời kỳ sơ khai, tương đương với thời kỳ Loài người thông minh xuất hiện (Người Homo sapien) trên Trái đất hơn 11500 năm trước. Trí tuệ của con người thời đó hiểu biết được hình ảnh bề mặt của cái nhìn thấy và có thể phân tích nhận định được cái bên trái và bên phải, nhưng phần đông con người thời đó chỉ chấp nhận bề mặt và một trong hai trái hoặc phải. Nhưng đến thời kỳ tiền khai sáng khoảng hơn 2400 năm trước công nguyên, Loài người đã tiến bộ hơn một bước.

– Thời kỳ 3D: Là thời kỳ khai sáng, khởi điểm từ năm Công nguyên thứ nhất, quá trình chuyển đổi là 30 năm; đến năm 30 sau công nguyên thời kỳ khai sáng mới bắt đầu. Cũng tức là thời kỳ Đức Chúa Guêsu thực sự xuống thế khai sáng cho Loài người. Trí tuệ của con người thời kỳ này có thể hiểu hình ảnh bề mặt, hiểu cả cái bên trái và bên phải và chấp nhận cả hai. Đến thời kỳ tiền tiếp nhận ánh sáng (thời kỳ phục hưng) khoảng 700 năm trước, Loài người đã tiến bộ thêm một bước lớn.

– Thời kỳ 4D: Là thời kỳ tiếp nhận ánh sáng, khởi điểm vào năm 2000 quá trình chuyển đổi là 12 năm. Thời kỳ tiếp nhận ánh sáng bắt đầu vào ngày 21-12-2012, thời kỳ này còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Thời kỳ Bảo bình, thời kỳ ân điển, thời kỳ hữu vi, thời kỳ tiền phán xét, thời kỳ tiền hội Long hoa.

Nhận thức của con người thời kỳ này có thể hiểu biết các hình ảnh từ bề mặt, bên trái, bên phải và cả phía sau. Cách tư duy và cách tiếp cận thông tin của con người trong thời kỳ 4d, rất gần với nhận thức đa chiều kích, đa chiều không gian 5d.

– Thời kỳ 5D: Là thời kỳ sau phán xét, thời kỳ ánh sáng, thời kỳ con người đã thức tỉnh hoàn toàn, giác ngộ hoàn toàn. Con người sẽ trở về với bản chất Thần Thánh của chính mình. Lúc này con người sẽ làm chủ toàn bộ siêu ý thức, linh hồn của mọi người sẽ được tự do hoàn toàn. Thời kỳ này con người sẽ hiểu biết toàn bộ mọi sự việc, mọi sự vật từ phía bên ngoài lẫn bên trong. Cách nhận thức này còn được gọi là ý thức đa chiều kích, đa chiều không gian, ý thức Thượng Đế.

Từ cấp độ ý thức 5D lên đến 12D là ý thức Thần thánh.

Ÿ12D là cấp độ năng lượng ý thức, của Con Thượng Đế, điển hình như:

– Đức Chúa Guêsu “con trai cả”

Khải huyền – Chương I câu 5

“5 xin Đức Giê-su Ki-tô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết chỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, ban cho anh em ân sủng và bình an. Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta”.

– Thiên Thần Tổng quản Michael.

– Tổ phụ Abraham.

– Đức Phật Thích Ca…

Ÿ11D và 10D là cấp độ năng lượng ý thức, của Cháu nội và cháu cố Thượng Đế, điển hình như:

Các Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Gabriel và Raphael vv…

(11d và 10d là những người trong nhóm 144000 Tổng lảnh Thiên thần.)

ŸTừ cấp độ 10D, 9D, 8D, 7D, 6D, 5D là tuần tự phân ngôi thứ trong nước Trời.

Ÿ13D cho đến vô cực là năng lượng ý thức của Ba Ngôi Thượng Đế Tối cao.

Lưu ý: Ánh sáng nhắc đến trong các thời kỳ 3d, 4d, 5d nó được hiểu là: Ý thức, trí tuệ và tri thức. Bóng tối là dốt nát, mê muội, thiếu hiểu biết.

Trong phần này khi đề cập đến ý thức của Loài người tưng ứng qua từng thời kỳ là chúng ta chỉ đề cập đến toàn bộ những linh hồn lần đầu tiên đến Trái đất. Không kể đến những linh hồn đến trước và sau công nguyên từ xứ sở của người Lemuria và những hành tinh tiến hoá cao khác trong Vũ trụ. Vì họ là những linh hồn già mặc dù họ vẫn chưa được cứu rỗi nhưng họ là những người rất thông tuệ và tài giỏi điển hình như: Triết gia Socrates, Platon, Aristote, Trang tử, Mạnh tử vv…

Ngoài ra, còn có những bậc Chân sư vĩ đại đến từ Nước Trời thực hiện sứ mệnh của Thượng Đế Chí Tôn như: Đức Phật Thích Ca, Đức Chúa Gêusu, J. Krishnamurti vv…Thậm chí cả Thượng Đế cũng đã đích thân xuống thế và Người hoá thân trong cơ thể của Lão Tử trong ba năm cuối.

  1. Những cuộc chiến trên Nước Trời thực sự có hay không?

Huyền thoại về những cuộc chiến trên Nước trời có lẽ xuất phát từ Kinh Thánh Thiên Chúa giáo, nhất là Kinh Thánh Khải huyền. Điển hình trong câu 7 đến 9 của chương 11 có ghi 7 Bấy giờ, có giao chiến trên trời: thiên thần Mi-ca-en và các thiên thần của người giao chiến với Con Mãng Xà. Con Mãng Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến.8 Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên trời nữa.9 Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xa-tan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó.”

Ngoài Kinh thánh còn một lý do khác không kém phần quan trọng khiến cho nhiều người cho rằng đã có những cuộc chiến trên Nước trời. Đó là khi Thượng Đế sáng tạo ra con người, Người đã trao toàn bộ ý thức, tâm hồn và tất cả những gì Thượng Đế có cho con người, mỗi linh hồn được sáng tạo là một tiểu Thượng Đế thực sự. Từ đó dẫn đến suy nghĩ mọi người ai cũng có ý thức, trí tuệ như Thượng Đế, ắt sẽ có người phản bội lại Thượng Đế. Nhưng quả thực đây là những ý tưởng thực sự sai lầm được suy diễn từ các huyền thoại, truyền thuyết do con người tưởng tượng ra.

Chúng ta nên biết trong thế giới của Thượng Đế và thế giới của các nền văn minh tiến hoá cao, từ lúc khởi thuỷ đến nay, chưa bao giờ xảy ra sự phản bội dù chỉ là một sự phản bội nhỏ nhất, chưa bao giờ xảy ra một cuộc khẩu chiến dù chỉ là hàng xóm với nhau. Riêng những câu chuyện nói về sự phản bội của các Thiên Thần đối với Thượng Đế thực sự là một sự hoang tưởng. Sự hoang tưởng này được xác định bởi vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có hai lý do quan trọng hơn hết.

– Lý do thứ nhất: Trong thế giới của Thượng Đế, thế giới của các nền văn minh tiến hoá cao. Con người sống bằng ý thức Thượng Đế, Họ luôn ý thức rằng tất cả Họ là một với Thượng Đế, phản bội người khác là phản bội chính mình, làm tổn thương người khác là làm tổn thương chính mình. Ý thức của Họ siêu việt hơn rất nhiều so với những gì mà con người có thể tưởng tượng được.

Ngoài ra, trong mọi mối liên hệ đời sống, Họ luôn ứng xử bằng tình yêu cao nhất “Thiên tính bản tâm”. Họ luôn biết cái gì là thứ nên cho đi và cái gì nên giữ lại và tình yêu là cái mà Họ luôn cho đi, hạnh phúc là cái họ giữ lại. Cho đi tình yêu tuyệt đối con người sẽ nhận được hạnh phúc trọn vẹn. Vậy hỏi rằng khi mà con người luôn được sống trong hạnh phúc trọn vẹn, Họ có cần phản bội người khác không?

Nếu chừng đó là chưa đủ, sẽ còn một lý do thứ hai nói lên tính tuyệt đối của Thượng Đế.

– Lý do thứ hai: Là năng lượng tinh thần, với Thượng Đế thì đó là Nguyên Thần. Năng lượng tinh thần của Thượng Đế đã, đang và sẽ là cái để Ngài sáng tạo ra Vũ trụ và vạn vật trong Vũ trụ. Năng lượng tinh thần Thượng Đế có một sức mạnh vô cùng, vô tận là cái mà Nhân loại không thể tưởng tượng được.

Nhưng chúng ta có tưởng tượng điều này qua một ví dụ: Năng lượng Tinh Thần của Thượng Đế là một cổ máy vĩ đại và chính Thượng Đế đã tạo ra những cổ máy có cấu trúc và các tính năng hoạt động không khác biệt với cổ máy của mình. Nhưng cổ máy vĩ đại của Thượng Đế sẽ có thể tạo ra hàng tỷ, tỷ, tỷ… kw điện trong một giây. Cổ máy của Con Thượng Đế chỉ có thể tạo ra hàng tỷ, tỷ kw/h. Cổ máy của Cháu Thượng Đế chỉ có thể tạo ra hàng tỷ kw/h…. và có những cổ máy “linh hồn” chỉ có thể tạo ra vài trăm triệu kw/h.

Vì vậy, Thượng Đế không bao giờ lo âu hay sợ hãi đề phòng bất cứ một kẻ nào, một thế lực nào chống đối hay phản bội mình. Trường hợp, nếu thực sự có người muốn phản bội Thượng Đế, Ngài cũng không cần chống trả. Bởi chỉ cần người đó phát ra một ý nghĩ chống lại Thượng Đế, ngay tức thì sức mạnh năng lượng tư tưởng của người đó đi sẽ phản hồi ngược lại cho chính mình. Sức mạnh năng lượng phát đi càng lớn sức phản lực càng mạnh, nó có thể phá huỷ toàn bộ cấu trúc của một linh hồn. Tư tưởng phản bội tạo ra năng lượng xấu “tối”, năng lượng phát đi bao nhiêu sức phản lực bấy nhiêu. Tương tự như ta đá quả bóng vào bức tường, lực đá càng mạnh phản lực càng lớn.

Trong thế giới Thượng Đế, toàn bộ con người đều đạt đến ý thức cao nhất. Chống đối Thượng Đế là chuyện không tưởng và không bao giờ xảy ra. Nhưng trong thế giới của chúng ta có không ít người phỉ báng và chống đối Thượng Đế đến điên cuồng. Và Thượng Đế thì cũng chẳng trách cứ trừng phạt gì họ. Nhưng năng lượng tư tưởng của họ gởi đi đã phản hồi trở lại để rồi trong tương lai “kiếp sau”, tự thân luật nhân quả biến họ thành người tâm thần phân liệt, nhị trùng nhân cách, đa nhân cách, họ trở nên điên khùng thực sự. Những câu nói điên khùng mà họ đã từng phỉ báng, nguyền rủa Thượng đế nay lại quay trở về vang lên trong đầu họ bằng đủ kiểu giọng nói, đủ thứ âm thanh như họ đã từng suy nghĩ, nói năng.

Những cuộc chiến được miêu tả trong kinh Khải huyền, thực ra là những cuộc chiến giữa con người với nhau xảy ra trên Trái đất. Khải huyền mô tả các Thiên thần chiến đấu nhau, cũng tức là con người trần thế chiến đấu với nhau. Vì tất cả mọi con người từ Thiên đàng hay đang ở trần thế đều là Thiên thần.

  1. Đức Chúa Guêsu cứu chuộc Loài người như thế nào?

Có rất nhiều người trong thế giới của chúng ta luôn sống trong cái ảo tưởng rằng; Đức Chúa Guêsu đến thế gian và bị đóng đinh trên thập tự giá là đã cứu chuộc cho thế giới, cho những ai theo đạo Thiên Chúa giáo và tin vào Ông ta.

Trên thực tế, con người đã được cứu chuộc, đã được cứu rỗi, đã được giải thoát trước khi con người đến với thế gian. Không ai cần ai cứu chuộc, không ai cần ai cứu rỗi ai cả, việc này sẽ phải xảy ra không sớm thì muộn; khi con người kết thúc quá trình trải nghiệm của mình.

Cứu chuộc, cứu rỗi, giải thoát là cách nói của con người, Thượng đế không nghĩ là mình sẽ cứu chuộc, cứu rỗi, giải thoát cho ai cả. Có ai bắt con người cầm tù, bắt con người làm con tin đâu mà Thượng Đế phải ra tay cứu chuộc, cứu rỗi, giải thoát cho họ. Qủa thực, con người đã sáng tạo ra nhiều truyền thuyết lạ đời, nhiều huyền thoại rất ngộ nghĩnh, sáng tạo ra một Ông, Bà Thượng Đế rất là kỳ lạ. Ông ta, Bà ta bắt con người cầm tù trong tối tăm đau khổ rồi chính Thượng Đế sai Con mình ra tay cứu chuộc. Sự việc như thế chỉ có thể xảy ra trong các bộ kiếm hiệp hay xã hội đen do con người đã sáng tạo ra mà thôi. Sự thật trong Vũ trụ không bao giờ tồn tại một Ông, Bà Thượng Đế kiểu như vậy để cho chúng ta tôn thờ.

Rõ ràng là con người chưa thực sự hiểu biết về Thượng Đế, chưa hiểu biết về nguồn gốc thực sự của chính mình. Vì thế mới cho rằng Chúa Guêsu xuống thế là để cứu chuộc Loài người.

Lý do Đức Chúa Guêsu xuất hiện trên Trái đất đã được định sẵn trong kế hoạch toàn tri của Thượng Đế. Ông ta đến Trái đất là để giúp con người khai mở trí tuệ, nhằm hiểu biết về Thượng Đế, về Nước Trời, về thân phận của mình. Ông ta đến Trái đất là để giúp con người giảm bớt sự đau khổ thông qua tình yêu, trí tuệ và lòng bác ái mà Ông ta đã thể hiện.

Trong thời đại mà Nhân loại gần như ai cũng phạm phải tội lỗi, vì vậy Ông ta xuống thế truyền cảm hứng về tình yêu và lòng bác ái, nhằm giúp con người giảm thiểu nỗi đau. Ông ta vô cùng mong muốn thế giới sẽ có nhiều người thể hiện tình yêu thương và lòng bác ái nhằm xoa dịu đau khổ.

Đoạn này bỏ và được thay bàng đoạn sau xxxx…..(Ông ta nguyện chết trên cây Thánh giá là do sự ngu dốt của con người và cũng là nhằm đánh thức tình yêu trong lòng con người. Ông ta thực sự là một người vô cùng can đảm, nhận lấy cái bằng cách để cho người ta đóng đinh và phơi nắng trong tình trạng thức tỉnh hoàn toàn không phải là ai cũng có thể làm được.

Qủa thực, Ông ta đã dành cho con người một tình yêu quá vĩ đại, nó còn lớn hơn tình yêu của con người dành cho chính mình. Lý do, đánh giá cao sự hy sinh của Ông ta, vì trong thời khắc bị hành hình Ông ta đang trong trạng thái thức tỉnh hoàn toàn. Lúc đó chỉ cần Ông ta phát đi một ý nghĩ Con không thể chịu đựng nổi. Ngay lập tức sẽ có các Thiên thần đưa Ông ta rời khỏi cây thập tự giá và sẽ làm theo bất cứ điều gì Ông ta muốn. Nhưng không, Ông ta đã không làm như vậy, Ông ta chấp nhận một chết rất thương tâm và đau đớn cho đến giây phút cuối cùng.

Trong lịch sử Nhân loại có không ít người chấp nhận hy sinh, nhận lấy cái chết vì cộng đồng, vì tôn giáo hay vì đất nước. Nhưng ý thức của con người trong lúc này không trong tình trạng thức tỉnh hoàn toàn, đôi khi đây chỉ là những hành động đã có trong kịch bản từ sự chọn lựa của chính họ trong tiền kiếp. Vì vậy, trong khoảnh khắc đến với sự chết cho dù họ có nghĩ gì, hoặc không còn muốn chết nữa, các thế lực tâm linh cũng không cứu họ. Nhưng chỉ cần trong khoảnh khắc đi vào sự chết, Chúa Guêsu phát đi một ý nghĩ là Ông ta sẽ được cứu ngay tức thì. Vì trong thời điểm đó Ông ta là Đức Chúa chứ không là con người bình thường trong tình trạng quên lãng.

Đức Chúa Guêsu chấp nhận cái chết vô cùng đau đớn, nhằm đánh thức tình yêu và lòng từ bi bác ái trong lòng con người, đó là sự cứu thế của Ông ta. Tri thức ánh sáng mà Ông ta đã truyền đạt, nhằm thức tỉnh con người là sự cứu thế của Ông ta. Qủa thật, Ông ta thực hiện sứ mệnh cứu thế giới ra khỏi tối tăm bằng một con đường chông gai thực sự. Nhưng Đức Chúa Guêsu không đến với thế gian để cứu chuộc loài người ra khỏi chết chóc, đau khổ, xót xa, muộn phiền. Không đến với thế gian để cứu chuộc loài người ra khỏi những trải nghiệm kinh hồn trong thời khắc đó.)

Đoạn trên thay cho đoạn này…..

Thể lý của Đức Chúa Guêsu chết vì bị hành hình trên cây Thánh giá mục đích là để đánh thức tình yêu thức trong lòng con người thế gian. Ngoài ra, nhân cái chết để tạo ra sự sống lại là nhằm thể hiện một quyền năng Thần thánh siêu việt, mục đích làm cho con người ta tin vào Ông ta, tin vào Thượng Đế tin vào Nước Trời. Trên thực tế, trong thời điểm đó mà Ông ta bị hành hình là thời điểm Ông ta đang trong tình trạng thức tỉnh hoàn toàn, vì vậy không một ai có đủ thẩm quyền, đủ năng lực để hành quyết Ông ta. Tất cả, mọi sự dẫn đến cái chết của Ông ta, điều đã có trong kịch bản đã được định sẵn. Thậm chí ngay cả những suy nghĩ, hành vi và việc làm của Ông Giuđa môn đệ của Ông ta cũng đã được định trước vì bị điều khiển, bởi mọi thứ đã có trong kịch bản được Đức Chúa Guêsu chuẩn bị trước. Giuđa kẻ hiện thân của tội lỗi, kẻ mang tiếng phản bội vĩ đại nhất, chẳng qua là một công cụ đã được xây dựng trong kịch bản không hơn không kém. Thực ra, Ông ta là một Thiên Thần tự nguyện xuống thế để thực hiện kịch bản cùng Đức Chúa Guêsu trong tình trạng quên lãng.

Đức Chúa Guêsu tự nguyện chấp nhận cái chết thể lý vô cùng tàn khốc, là nhằm đánh thức tình yêu và lòng từ bi bác ái trong lòng con người, đó là sự cứu thế của Ông ta. Tri thức ánh sáng mà Ông ta đã truyền đạt, nhằm đánh thức tình yêu con người là sự cứu thế của Ông ta. Qủa thật, Ông ta thực hiện sứ mệnh cứu thế giới ra khỏi tối tăm bằng một con đường thực sự chông gai. Khó khăn và chông gai thực sự mà Ông ta phải vượt qua trong những ngày tháng tại thế, không là nhận lấy cái chết, nhưng là sự thức tỉnh hoàn toàn của chính Ông ta trong thời điểm đó. Chúng ta cần biết rằng, một linh hồn trong tình trạng thức tỉnh hoàn toàn mà phải bị người khác chửi bới, nguyền rủa, sỉ nhục và phải luôn giao tiếp với rất nhiều linh hồn tối tăm, luôn phải tiếp cận với rất nhiều hành vi tiêu cực của người khác là điều không dễ dàng. Đó mới chính là những khó khăn và chông gai thực sự của Ông ta, nhưng không là nhân lấy cái chết. Vì trên thực tế Ông ta không mếm trải sự đau đớn của sự chết khi bị hành hình trên cây thập tự giá. Bởi trước thời khắc bị hành hình linh hồn của Ông ta đã rời thể xác trong ý thức hoàn toàn. Nhưng trong thời khắc đó mọi sự chuyễn động của cơ thể Ông ta trên cây thập tự giá diễn ra dẫn đến cái chết hoàn toàn của cái xác không hồn đó là được điều khiển bởi công nghệ.

Trên thực tế, Đức Chúa Guêsu không đến với thế gian để nhận lấy cái chết trên cây thập giá nhằm cứu chuộc loài người ra khỏi tội lỗi, chết chóc, đau khổ, xót xa, muộn phiền. Mà Ông ta đã thực sự mang đến cho Nhân loại những điều như lời Ông ta đã nói 34 “Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo.35 Quả vậy, Thầy đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng.36 Kẻ thù của mình chính là người nhà.” Tân ước– Mátthêu, Chương 10 câu 34-36. Cái mà Ông ta nói rằng Ông ta đã đem đến Trái đất trong con mắt của người trần gian quả thực là những điều không tốt đẹp. Nhưng trong mắt Ông ta nó thực sự là một cần thiết cho mục đích của mọi linh hồn khi đến với thế gian.

Tin vào Thượng Đế, tin vào Chúa Guêsu, suy nghĩ theo hướng dẫn và hành động theo sự chỉ dạy của Chúa Guêsu là sự cứu chuộc của Ông ta đối với Loài người.

Đức Chúa Guêsu không cứu chuộc ai cả; đây chỉ là cuộc chơi vô cùng cần thiết và rất quan trọng cho chính con người. Hãy tự mình thức tỉnh và ý thức giác ngộ chúng ta sẽ có được Nước Trời, mà không cần sự cứu chuộc của bất kỳ ai.

  1. Người Lemuria và lục địa Atlantis thực sự ở đâu?

Trong cuốn STVĐ chúng ta có nhắc đến những linh hồn chưa được cứu rỗi trong đợt phán xét sắp tới xảy ra trên trái đất. Tất cả, các linh hồn này sẽ được Thượng Đế lưu giữ và tiếp tục cho đi trải nghiệm ở một sự sống khác (một Thái dương hệ khác)

Thật vậy, người Lemuria là giống người đã đi trước chúng ta và sống ở một hành tinh trong Thiên hà của chúng ta. Phần lớn những người Lemuria đã trở thành giống người tiến hoá cao bởi họ đã được cứu rỗi. Và số linh hồn chưa được cứu rỗi đã liên tục đến Trái đất tiếp tục trải nghiệm từ hơn hai ngàn năm trước. Những linh hồn đã đến trước công nguyên như: triết gia Socrates, triết gia Platon, triết gia Aristote, và liên tục xuất hiện như: nhà thiên văn học Nicolaus Copernicus, nhà bác học Issac Newton, Tổng thống Hoa kỳ George Washington, Phó thủ tướng Trung Quốc Đăng tiểu Bình vv…Họ là những linh hồn sống trong thời kỳ cuối của nền văn minh Lemuria, như nền văn minh của chúng ta trong hiện tại và có thể hơn nữa. Khi số người này đến Trái đất tiếp tục trải nghiệm họ đã mang đến Trái đất sự thông tuệ và nhiều kiến thức đã được tích luỹ trong tàng thức.

Lục địa Atlantis chưa bao giờ tồn tại trên Trái đất, nó là một lục địa tại xứ sở của người Lemuria. Nhưng vì những linh hồn như Platon, Aristote đến từ đó và những gì có trong tàng thức của họ đã xuất hiện và họ cứ ngỡ rằng lục địa Atlantis mà họ từng sống, đã tồn tại trên trái đất.

Quan điểm chính trị và tri thức của Platon tích luỹ được, cũng chính là những gì đã xảy ra tại xứ sở của người Lemuria trước phán xét.

  1. Tư tưởng tạo nên sức mạnh gì?

Thực ra, khi đề cập từ tư tưởng trong câu hỏi này sẽ là không hợp lý, nhưng sử dụng từ tư tưởng là sử dụng từ quen gọi của chúng ta từ xưa. Vì nói đến tư tưởng là nói về quá khứ là đề cập đến một suy nghĩ, một ý tưởng đã hình thành trước đó. Diễn biến suy nghĩ sẽ hình thành nên tư tưởng, khi ta suy nghĩ là ta đang định hình tư tưởng. Vì vậy, tư tưởng là quá khứ của sự vận hành trong suy nghĩ đã được hình thành. Ví dụ, ta nói tư tưởng của Phật Thích Ca, tư tưởng của Chúa Guêsu, tư tưởng của Các Mác vv…Nhưng cái mà chúng ta đang đề cập ở đây là diễn biến của suy nghĩ trong thực tại, ý thức của ta với thực tại, chứ không là tư tưởng. Trong thực tế, việc giải thích một từ ngữ không quan trọng bằng việc, ta cảm nhận và hiểu biết chân thực về một vấn đề nào đó.

Não bộ của con người là cổ máy thu, phát sóng năng lượng, và nó luôn được kết nối với Thượng Đế, kết nối với trung tâm Vũ trụ thông qua đường truyền siêu sóng não (Thông công theo Thiên Chúa giáo). Vì vậy, mỗi một suy nghĩ, lời nói, hành động của con người đều được trung tâm Vũ trụ tiếp nhận và phản hồi. Sau khi tiếp nhận một suy nghĩ, một hành động thông qua não, trung tâm Vũ trụ sẽ lập tức phản hồi đến địa chỉ mà người gởi phát đi, dưới dạng năng lượng. Trạm tiếp nhận năng lượng, có thể là cơ thể của chính người gởi, người khác, một con vật, một vật hay bất cứ các hiện tượng gì đã hoặc đang xảy ra. Sức mạnh tư tưởng tạo thành một tam giác Thần thánh. Tư tưởng từ con người đến trung tâm Vũ trụ, trung tâm phản hồi đến địa chỉ người nhận, người nhận tích tụ và phản hồi về người gởi.

Không riêng gì con người mà tất cả mọi sinh vật, thực vật, mọi vật chất được Thượng Đế tạo ra trong Vũ trụ, đều tiềm ẩn sóng hấp dẫn và sóng phản lực. Tất cả mọi sinh vật ngoài con người và mọi vật chất không kết nối với trung tâm Vũ trụ nhưng là trạm thu và phát năng lượng. Trừ phi được các thế lực tâm linh chủ động kết nối.

– Một vài ví dụ điển hình của sức mạnh tư tưởng, ảnh hưởng đến vật chất.

ŸVí dụ: Chỉ là một món đồ trang sức có viên kim cương nhưng qua năm tháng đã có rất nhiều người nghĩ nó là viên kim cương xui xẻo, không may mắn. Do đó năng lượng mà viên kim cương tích luỹ được sẽ là năng lượng tối, năng lượng âm. Vì vậy, ai sở hữu viên kim cương thì trong đời sống người đó có thể sẽ xảy ra nhiều xui xẻo hoặc có thể gây ra chết người. Trên thực tế, khi một người muốn sở hữu viên kim cương đó, họ đã nghĩ nó sẽ mang lại cho họ niềm vui và quý phái, không là sự xui xẻo. Đây được coi là một dạng năng lượng tích cực, nhưng chừng ấy là chưa đủ để chế ngự năng lượng tiêu cực quá lớn, mà nó đã tích luỹ trước đó. Vì vậy, năng lượng của nó phát ra chỉ là dạng năng lượng tiêu cực, năng lượng tối.

Một viên kim cương may mắn, đơn giản chỉ vì đã có rất nhiều người nghĩ nó là viên kim cương may mắn. Vì vậy, năng lượng tích cực đã tích luỹ sẽ mang lại cho người sở hữu nó may mắn thực sự.

ŸVí dụ: Phiến đá đen tại Thánh địa Mecca, thực ra trước đó nó chỉ là một phiến đá như bao phiến đá khác. Xét đến giá trị các phân tử cấu trúc tạo nên phiến đá chưa hẳn nó đã có giá trị hơn những phiến đá khác, chẳng hạn như kim cương. Nhưng cho đến nay nó trở nên linh thiêng, bởi trong nhiều ngàn năm qua đã có quá nhiều người nghĩ nó là phiến đá linh thiêng và có rất nhiều người dành cho nó một tình cảm đặt biệt tôn kính. Vì vậy, bản thân phiến đá đã tích tụ được rất nhiều năng lượng tích cực, linh thiêng, năng lượng dương (năng lượng ánh sáng). Và từ một phiến đá bình thường, nay nó đã trở thành phiến đá thiêng liêng vô giá. Giá trị của phiến đá cho đến nay, không dựa trên các phân tử cấu tạo mà dựa vào năng lượng tích luỹ được. Lúc này, sức mạnh do năng lượng của nó phát ra, khiến cho ai ở gần nó, sờ đến nó có thể hết cả bệnh tật, gặp may mắn.

ŸVí dụ: Những bức tượng Phật, tượng Chúa, tượng Thánh, tượng Thần tài – Thổ địa…là những bức tượng được chế tác bằng gổ, sành sứ hay kim loại. Khi còn trong cửa hàng, những bức tượng này chỉ mang giá trị vật chất liên quan đến tiền bạc. Người ta có thể xếp xuống chồng lên, dọn ra dọn vào khi đang được bày bán trong cửa hàng, mà không bặn tâm là nó có linh thiêng hay không. Lúc này, các bức tượng hoàn toàn chưa có giá gì về mặt tâm linh cho đến khi người ta mua về. Sau khi mua về họ tắm rữa sạch sẽ, đặt bức tượng lên bàn thờ, vào miếu vào chùa hay nhà thờ và trao cho bức tượng tình yêu, sự tôn kính. Từ đó họ thắp nhang khấn lạy, cầu nguyện mỗi ngày, nhất là những nơi như đình miếu, chùa chiền, nhà thờ hay giáo đường; sẽ có nhiều người hành lễ hơn. Chính con người đã trao cho những bức tượng năng lượng thiêng liêng và quyền lực. Ngôi nhà thờ, ngôi chùa, ngôi miếu càng lâu đời, các bức tượng càng tích luỹ được nhiều năng lượng tích cực. Và quả thật, trên thế giới có rất nhiều nơi linh thiêng như vậy, càng có nhiều người nghĩ nó là nơi chốn linh thiêng, thì nó lại càng linh thiêng. Năng lượng dương được tích luỹ luôn tỷ lệ thuận với suy nghĩ tốt về một điều gì đó của con người.

Một ngọn núi, một cây cổ thụ, một khe suối, một cái nanh cọp hay bất cứ một vật gì. Chỉ cần con người trao cho nó suy nghĩ tốt đẹp và linh thiêng thì nó sẽ phát ra năng lượng tốt đẹp và linh thiêng, càng có nhiều người trao cho nó năng lượng tốt, nó càng linh thiêng.

ŸVí dụ: Ngôi nhà ma. Trên thực tế thì sẽ không bao giờ có cái gì gọi là ma, quỷ chỉ đến khi con người nghĩ về nó, ước muốn về nó. Ban đầu thì gần tất cả mọi ngôi nhà đều bình thường như nhau. Cho tới khi trong ngôi nhà xảy ra một vụ án mạng khó hiểu, hoặc người sống trong ngôi nhà đó có vẽ lập dị.

Từ một vài nguyên nhân bình thường đó, nhiều người xung quanh đã liên tục đồn thổi suy đoán, tưởng tượng và càng ngày càng có nhiều người có ác cảm, suy nghĩ xấu về ngôi nhà. Ngôi nhà sẽ trở nên ma quái như họ mong muốn. Bởi tư tưởng mà nhiều người nghĩ về ngôi nhà là năng lượng xấu và theo thời gian ngôi nhà đã tích tụ rất nhiều năng lượng âm. Vì thế, ngôi nhà sẽ trở nên lạnh lẻo và rùng rợn khi con người tiếp cận nó. Trong ngôi nhà có thể xảy nhiều chuyện rùng rợn nhưng tự bản thân nó không tạo ra những sự việc có vẽ ma quái đó, mà do con người trao quyền lực bóng tối cho ngôi nhà.

Trong thực tế, có một số ngôi nhà khi xảy ra hiện tượng lạ. Người ta thường mời các Linh mục đến và dùng cây Thánh giá, kinh Thánh, nước Thánh để xua đuổi tà ma hay mời thầy chùa tụng kinh, mời thầy pháp cúng bái trấn yểm. Vậy hỏi việc làm đó liệu có giúp cho các hiện tượng đó có chấm dứt hay không?.

Qủa thật, những việc làm của các linh mục, thầy chùa, thầy pháp có thể là hiệu quả nhưng cũng có thể không có kết quả gì. Khi những ngôi nhà xảy ra những hiện tượng tiêu cực, người ta chỉ cần mang một cây Thánh giá, một chuổi hạt, một bức tượng Phật hoặc một một bức tượng Chúa lâu năm. Điều cần thiết là những vật này phải được xuất xứ từ những nơi chốn liêng thiêng, nơi có nhiều người cúng bái, cầu nguyện. Và chỉ cần đem một trong số này đặt trong ngôi nhà, những hiện tượng đã từng xảy ra sẽ chấm dứt.

Việc làm này không mang tính chất mê tín, siêu hình mà nó hoàn mang tính khoa học. Bởi cây Thánh giá, chuổi hạt, tượng Phật hay tượng Chúa kia là những linh vật đã tích tụ rất nhiều năng lượng dương (năng lượng ánh sáng). Vì vậy, khi mang những linh vật này đặt trong ngôi nhà, năng lượng ánh sáng phát ra, làm triệt tiêu năng lượng tối đã có trong ngôi nhà. Nhưng quan trọng hơn là mọi người thôi suy nghĩ xấu về ngôi nhà, tự động mọi hiện tượng lạ sẽ không còn nữa.

Bất kể nơi nào trên thế giới được cho là quỷ quái nhất, nếu có thể được chỉ cần đem phiến đá đen Kaaba đến đó, lập tức nơi này sẽ không còn bất cứ hiện tượng quỷ quái nào nữa.

Các nhà phong thuỷ là những người đã vận dụng nguồn năng lượng này một cách hiệu quả nhất. Khi ta xây dựng một ngôi nhà, cửa hàng, khách sạn, siêu thị, một thành phố, nếu công trình có cấu trúc hài hoà, đẹp đẻ và tiện lợi. Tất nhiên sẽ có nhiều người yêu quý, thích thú và gần gủi nó, đây chính là loại năng lượng tích cực cần phải có cho bất kỳ công trình nào. Đây chính là năng lượng tích cực tạo nên sự thịnh vượng và phát triển cho bất kỳ công trình xây dựng nào. Một công trình kiến trúc kỳ quái, lập dị không thể nào mang lại sự phát triển và thịnh vượng, vì sẽ có nhiều người không thích, chê bai và ghét bỏ. Sự ghét bỏ và chê bai là năng lượng tối, khi năng lượng tối tích tụ đủ lớn, công trình sẽ đi vào lạnh lẽo, lụn bại. Cải tạo phong thuỷ cũng tức là cải tạo cấu trúc, nhằm làm thay đổi suy nghĩ, thay đổi cảm nhận của người khác dành cho công trình đó.

– Một vài ví dụ điển hình của sức mạnh tư tưởng, ảnh hưởng đến súc vật.

ŸVí dụ: Có một vài vật dụng trong nhà bị lũ chuột cắn phá, nếu ta tức giận, chửi bới, nguyền rủa lũ chuột. Mặc dù lũ chuột không nghe, không hiểu được chúng ta nói gì, nhưng lũ chuột đã nhận được nguồn năng lượng tức tối, giận dữ do chúng ta gởi đi. Khi lũ chuột nhận được nguồn năng lượng này nó cũng sẽ tức tối, giận dữ và mất kiểm soát, vì vậy lũ chuột sẽ cắn phá điên cuồng, dữ dội hơn.

Trên thực tế, nông dân là những người hiểu biết rất rõ về điều này, mặc dù họ chưa cần biết nguyên nhân xuất phát từ đâu. Nhưng khi người nông dân thấy lũ chuột cắn phá ruộng lúa của mình, họ không bao giờ chửi rủa mà nói năng rất nhỏ nhẹ và cầu xin các ông(chuột) đừng cắn phá ruộng lúa của họ nữa.

Nếu ai chưa từng bao giờ tin vào sức mạnh tư tưởng có thể làm ảnh hưởng đến vật chất, súc vật, thực vật hay con người. Vậy hãy tự mình làm một thí nghiệm nhỏ về loài chuột sẽ nhận biết sự thật. Chú ý người làm thí nghiệm mà chửi rủa, tức giận không có cảm xúc chân thật, thì năng lượng được gởi đi cũng không thật, vì vậy thí nghiệm sẽ không thành công.

ŸVí dụ: Những người buôn chó, họ rong ruổi trong xóm làng Việt để mua chó về làm thịt. Chỉ cần người này đi đến đâu, thì lũ chó sẽ bâu lại sủa một cách dữ dội, điên cuồng và giận dữ. Không phải vì người này đã từng ăn thịt chó, có rất nhiều người cũng đã từng ăn thịt chó nhưng lũ chó không sủa như vậy. Lũ chó giận dữ sủa toán lên vì người mua chó luôn phát đi một suy nghĩ làm sao mua lũ chó này về làm thịt. Vì nguồn năng lượng thù địch này được gởi đi cho lũ chó và khi lũ chó nhận được nguồn năng lượng này chúng phản ứng lại.

Nói thêm về loài chó nhưng không nói về năng lượng thù địch mà là năng lượng sợ hãi. Chúng ta thường thấy loài chó rất thích rượt đuổi trẻ con và những người sợ hãi chúng. Loài chó không thể ý thức được thế nào là người lớn thế nào là trẻ con. Nhưng loài chó thường rượt những người tỏ vẻ sợ hãi nó. Khi gặp một con chó, người sợ chó sẽ phát ra một nguồn năng lượng sợ hãi. Và khi con chó nhận được năng lượng này, nó ý thức rằng đối tượng đang sợ hãi nó, vì vậy nó sẽ xông vào tấn công đối tượng.

Chúng ta đã từng nghe kể nhiều về các bậc Chân sư xuống thế, sống trong những vùng rừng núi trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Họ sống an nhiên, tự tại không sợ hãi bất cứ điều gì, không sợ hãi bất cứ một loài thú rừng nào tấn công họ, kể cả những sinh vật thấp hơn như ruồi, muỗi, rắn rít. Họ không cần phải sử dụng bất cứ một loại quyền phép nào nhưng họ chỉ cần sử dụng tư tưởng của mình. Họ luôn gởi đi những thông điệp về lòng nhân ái, lòng từ bi và tình yêu vô bờ bến đến với muôn loài. Năng lượng tư tưởng của Họ phát đi đủ to lớn, đủ mạnh mẽ để ngăn chận bất cứ sự tấn công nào, dù nó xuất phát từ ý muốn của con người hay bất cứ loài vật nào. Năng lượng tình yêu mà Họ phát đi đủ làm mềm lòng một kẻ được cho là hung bạo nhất, đủ làm cho một con thú hung dữ nhất trong cơn say mồi, trở nên ngoan hiền như một chú mèo nhỏ.

– Sức mạnh tư tưởng, ảnh hưởng đến con người.

Khi Thượng Đế trao cho con người ý thức của chính mình cũng là lúc con người đã sở hữu một sức mạnh tư tưởng vô cùng to lớn. Nhưng khi con người đi vào quên lãng tại thế giới này, thì gần như tất cả mọi thứ chỉ bắt đầu từ con số không.

Thượng Đế không tước đoạt sức mạnh tư tưởng của chúng ta, nó vẫn luôn là công cụ hữu ích nhất trong đời sống, dù con người có ở bất cứ nơi nào trong Vũ trụ. Mặc dù, sức mạnh tư tưởng của chúng ta trong thời kỳ quên lãng là không còn quá mạnh mẽ như lúc chúng ta thức tỉnh hoàn toàn, nhưng dẫu sao năng lượng của nó còn đủ mạnh để có thể làm thay đổi mọi thứ nếu con người biết sử dụng nó đúng cách.

Thực tế cho ta thấy rằng; mặc dù năng lượng tư tưởng của con người có mạnh mẽ bao nhiêu thì con người cũng khó nhận biết sức tác động từ nó. Bởi tư tưởng của con người luôn biến động, luôn thay đổi theo nhiều trạng thái tình cảm khác nhau. Tư tưởng con người không bao giờ tỉnh lặng như một thứ đồ vật, hay ít biến động hơn như con vật. Ngoài ra, sức mạnh của nghiệp chướng từ luật nhân quả, ảnh hưởng đáng kể đến sự nhận biết, sự tác động của nguồn năng lượng tư tưởng mà con người đã tiếp nhận.

Một người đang mắc một căn bệnh hiểm nghèo, nhưng họ luôn lạc quan và luôn nghĩ rằng mình sẽ khỏi bệnh. Trong thực tế đã có nhiều người khỏi bệnh; vì cơ thể của họ đã tích tụ nguồn năng lượng tốt rất lớn do chính họ đã tự gởi cho mình, làm cho họ khỏi bệnh.

Bữa cơm người mẹ nấu cho đứa con đi xa về, bao giờ cũng là bửa cơm ngon nhất, nó thực sự ngon lành nhưng không vì ý nghĩ thiên vị. Vì người mẹ nấu nướng với tất cả tình yêu của mình và luôn mong những món ăn mình chế biến sẽ trở nên ngon lành nhất. Thực phẩm mà người mẹ sử dụng cũng bình thường như mọi ngày, nhưng năng lượng tình yêu của người mẹ kích hoạt các món ăn mà bà chế biến, trở nên ngon lành hơn.

Một người chỉ phạm lỗi nhỏ nhưng nhiều người luôn nghĩ anh ta là người xấu, sau cùng anh ta sẽ trở thành người xấu thực sự.

Một người luôn nghĩ mình là kẻ thất bại, họ sẽ rất khó thành công.

Một người thành đạt, luôn nghĩ mình sẽ thành công trong công việc.

Khi ta suy nghĩ xấu về một ai đó, người đó sẽ bị tích tụ năng lượng xấu và nó phản hồi năng lượng xấu đó cho ta.

Khi ta suy nghĩ tốt về một ai đó, hoặc cầu phúc cho họ, họ sẽ tiếp nhận nguồn năng lượng tốt và ta cũng nhận được nguồn năng lượng tốt phản hồi.

Cầu nguyện cũng là một hình thức gởi năng lượng tốt cho chính mình, cho người khác hay cho một sự việc nào đó. Càng có nhiều người nhân danh Thượng đế cầu nguyện cho ai đó, hay cho một vấn đề gì đó, sẽ dễ thành công hơn. Bởi danh của Thượng Đế tự thân đã phát ra một nguồn năng lượng rất lớn, nên khi ta nhân danh Thượng Đế sức mạnh tư tưởng của người cầu nguyện sẽ tăng lên gấp bội. Nhân danh Thượng đế cầu xin cho ta, cho ai hay cho bất cứ vấn đề gì, người cầu nguyện cần phải nêu họ tên, địa chỉ rõ ràng dứt khoát, không rườm rà nhiều lời.

Một cơn bão lớn xuất hiện ở biển đông, đang di chuyển vào bờ. Nhưng nếu có rất nhiều người nhân danh Thượng Đế, cầu nguyện cho cơn bão trở thành cơn gió lành, cơn bão sẽ yếu đi.

Năm người gây ra một cuộc ẩu đã nhưng chỉ cần ba người nhân danh Thượng Đế cầu nguyện thì cuộc ẩu đả sẽ kết thúc.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh