Ta Là Cái Đó: Chương 10. Tánh Biết Và Ý Thức

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 10. TÁNH BIẾT VÀ Ý THỨC

Hỏi: Ông làm gì trong khi ngủ?

Maharaj: Ta biết Ta đang ngủ.

H: Thế không phải ngủ là một trạng thái vô thức?

M: Đúng, Ta biết Ta vô thức.

H: Thế còn khi thức, hoặc chiêm bao?

M: Ta biết Ta thức, hoặc chiêm bao.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

H: Tôi không hiểu ông. Một cách chính xác ông muốn nói gì?

Để tôi minh định những từ ngữ đã dùng: khi ngủ - tôi muốn nói là không có ý thức, khi thức - tôi muốn nói là có ý thức, khi chiêm bao - tôi muốn nói là có ý thức về nội tâm, nhưng không có ý thức về những gì xung quanh.

M: Thế thì sự minh định của ông cũng gần giống với Ta. Nhưng, có một sự khác biệt. Khi ở trong một trạng thái ông quên hai trạng thái kia, còn với Ta chỉ có một trạng thái hiện hữu duy nhất, dung nhiếp và siêu vượt ba trạng thái của tâm: thức, chiêm bao và ngủ.

H: Ông có thấy trong thế giới có một khuynh hướng và một mục đích?

M: Thế giới không gì khác hơn là ảnh phản chiếu trí tưởng tượng của Ta. Ta có thể thấy bất cứ gì Ta muốn thấy. Nhưng việc gì Ta lại phải bày đặt ra những mô thức của sáng tạo, tiến hóa và hủy diệt? Ta chẳng cần đến chúng. Thế giới ở trong Ta, thế giới là chính Ta. Ta không hề sợ nó và cũng chẳng có ý muốn giam hãm nó trong bức tranh của tâm.

H: Trở lại giấc ngủ. Ông có chiêm bao không?

M: Dĩ nhiên.

H: Những giấc mơ của ông là gì?

M: Chúng là tiếng vang vọng của trạng thái thức.

H: Còn trong giấc ngủ sâu của ông?

M: Ý thức của não bộ tạm ngưng.

H: Thế trong lúc đó ông vô thức?

M: Đối với môi trường xung quanh - Đúng.

H: Không hoàn toàn vô thức?

M: Ta vẫn biết Ta vô thức.

H: Ông dùng các từ ngữ như “biết” và “ý thức” một cách riêng biệt. Không phải chúng như nhau?

M: Tánh biết là tiên nguyên, nó là trạng thái nguyên thủy, không có sự khởi đầu, không có sự kết thúc, không do nhân duyên tạo ra, không tùy thuộc, không gồm những thành phần, và không thay đổi. Ý thức khởi sinh do tiếp xúc, nó là ảnh phản chiếu từ một bề mặt, và là một trạng thái nhị nguyên. Không thể có ý thức nếu không có tánh biết, nhưng có thể có tánh biết mà không có ý thức, chẳng hạn như trong giấc ngủ sâu. Tánh biết thuộc về tuyệt đối, còn ý thức liên quan với nội dung của nó; ý thức luôn luôn thuộc về một cái gì đó. Ý thức thì phiến diện và thay đổi, còn tánh biết là toàn thể, bất biến, tĩnh và lặng. Tánh biết là cái khuôn chung của mọi kinh nghiệm.

H: Làm sao một người vượt ra khỏi ý thức để thể nhập với tánh biết?

M: Vì chính tánh biết làm cho ý thức khả hữu, nên trong bất cứ trạng thái nào của ý thức cũng đều có tánh biết. Do đó, ngay chính ý thức về ý thức đã là một động thái trong tánh biết. Sự chú ý vào giòng ý thức sẽ đưa ông đến tánh biết. Đó không phải là một trạng thái mới lạ. Nó được nhận ra ngay tức thời như là sự tồn tại căn bản và nguyên thủy, tức là chính sự sống, và cũng là tình yêu và hỷ lạc.

H: Vì thực tại luôn luôn hiện hữu với chúng ta, giác ngộ chính mình bao gồm những gì?

M: Giác ngộ không gì khác hơn là ngược lại với vô minh. Xem thế giới là thật và cái Ta của chính mình là không thật - là vô minh, là nguồn gốc của đau khổ. Biết được cái Ta là thực tại duy nhất, còn tất cả những cái khác là vô thường và biến dịch - là tự do và an lạc. Đơn giản chỉ có thế. Thay vì nhìn sự vật theo tưởng tượng, hãy biết cách nhìn chúng như chúng là. Khi có thể thấy bất cứ gì như chính nó là, thì ông cũng thấy chính ông như ông là. Điều này cũng như lau sạch một tấm gương. Tấm gương cho ông thấy thế giới như chính nó là, thì chính nó cũng cho ông thấy bộ mặt thật của chính ông. Ý nghĩ “Ta hiện hữu” chính là tấm vải lau.

Hãy dùng nó.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh