TÓM LƯỢC CẤP BẬC CỦA CÁC VỊ BỒ TÁT PDF

Tóm lược cấp bậc của các vị Bồ tát

Dương Đình Hỷ

Bồ tát là những vị tu hành đã giác ngộ và không còn bị luật sinh tử luân hồi chi phối. Các Ngài có thể tái sinh ở những thế giới như thế giới Ta bà để cứu độ chúng sinh và tiếp tục tu các hạnh thuộc Bồ tát đạo

Các vị Bồ tát có 52 cấp bậc: từ Thập Tín là các Bồ tát ngoại phàm, Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng đắc Tu Dà Hoàn (nhập lưu) là các Bồ tát nội phàm, còn Thập Địa (Phật địa) là Bồ tát thánh vị. Bồ tát thứ 51 là Diệu giác và Bồ tát thứ 52 là Đẳng giác.

I- Thập Tín: 10 tâm tin tưởng gồm có:

1/ Tín tâm: tâm tin tưởng là mình sẽ thành Phật.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

2/ Niệm tâm: tâm niệm gồm 6 niệm là: Phật, pháp, tăng, giới, thí, thiên.

3/ Tinh tiến tâm: tâm luôn nghe Bồ tát tạng, không gián đoạn.

4/ Định tâm: tâm buộc vào một chỗ, không bị tà kiến lung lay.

5/ Huệ tâm: tâm phát huệ, biết các pháp không có tự tánh.

6/ Giới tâm: tâm thanh tịnh các nghiệp: thân, khẩu, ý.

7/ Hồi hướng tâm: tâm hồi hướng về chúng sinh những gì mình có, kể cả thân.

8/ Hộ pháp tâm: hộ pháp cho mình cũng như cho người.

9/ Xả tâm: tâm xả bỏ tiền tài cũng như thân.

10/ Nguyện tâm: nguyện chúng sinh đều có tịnh nghiệp.

II- Thập Trụ: nơi trú ẩn của tâm.

1/ Sơ phát tâm trú: tâm trú ở tánh không, không phạm ngũ nghịch, tám đảo và 10 ác.

2/ Trì địa trú: du hành 10 phương không chướng ngại gì.

3/ Sinh quý trú: trong thân trung ấm tự chọn cha mẹ.

4/ Phương tiện cụ túc trú: nhiều phương tiện lợi mình, lợi người.

5/ Chính tâm trú: thành tựu Bát nhã trí.

7/ Bất thối trú: trú ở nơi vô sinh.

8/ Đồng chân trú: trú ở nơi đầu, cuối không thay đổi.

9/ Pháp vương tử trú: trú ở thánh thai.

10/ Quán đảnh trú: làm nhiều Phật sự khiến Phật lấy nước quán đỉnh.

Có 3 tướng:

1/Độ chúng sinh; thành tựu 10 chủng trí.

2/Đắc cảnh giới cao đến cảnh giới pháp vương tử cũng không biết.

3/ Biết tất cả các pháp.

III- Thập Hạnh: có 10 đức tính.

1/ Hạnh hoan hỷ: tùy thuận 10 phương.

2/ Nhiêu ích hạnh: có ích cho chúng sinh.

3/ Hạnh vô sân hận: tu nhẫn nhục, đối oán có thể nhẫn.

4/ Vô tận hạnh: độ khắp chúng sinh.

5/ Lìa sinh loạn hạnh: giữ chính niệm, không tán loạn.

6/ Thiện hiện hạnh: các nghiệp thân, khẩu, ý đều tịnh.

7/ Vô chấp hạnh: thấy các pháp không có áp lực gì.

8/ Tôn trọng hạnh: tôn trọng những người có thiện căn.

9/ Thiện pháp hạnh: được bốn vô ngại trí.

10/ Chân thật hạnh: thành tựu đệ nhất nghĩa đế.

IV- Thập Hồi hướng: 10 hồi hướng về các chúng sinh.

1/ Cứu hộ hồi hướng: cứu hộ tất cả chúng sinh, thân cũng như oán. Thực hành bốn nhiếp (bố thí nhiếp, ngôn ngữ nhiếp, lợi hành nhiếp, đồng dự nhiếp), sáu độ.

2/ Bất hoại hồi hướng: tin Tam bảo bất hoại.

3/ Làm Phật sự trong 3 đời, chẳng lìa Bồ đề.

4/ Hồi hướng khắp nơi: hồi hướng thiện căn đến mọi nơi.

5/ Vô tận công đức tạng hồi hướng: hồi hướng về tất cả thiện căn nên được công đức vô tận.

6/ Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng: hồi hướng về tất cả thiện căn.

7/ Tùy thuận đẳng quán hồi hướng: tăng trưởng thiện căn.

8/ Như tướng hồi hướng: hồi hướng những thiện căn mà tướng đã thành tựu.

9/ Vô phược vô trước hồi hướng: không bị trói buộc vào đâu, không chấp vào cái gì cả.

10/ Pháp giới vô lượng hồi hướng: tu tập tất cả các pháp thiện.

V- Thập Địa: Nếu nói về bản thể, những gì Bồ tát Thập Địa chứng được thì không có gì là sai biệt cả, nhưng nói về tầng thứ thì có khác nhau, do các

Ba La Mật khác nhau ta phân làm 10 địa vị do đắc các Ba La Mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã, phương tiện, nguyện, lực, trí. Phải có 3 điều kiện sau mới bước vào địa vị của Bồ tát Thập Địa:

1- Tâm đại bi.

2- Tâm Bồ đề.

3-Trí tuệ bất nhị.

1/ Bồ tát Hoan hỷ địa.

Vì chứng các pháp chưa từng đắc nên tâm sinh ra hoan hỷ, lúc đó tâm Bồ đề chuyển thành tâm Bồ đề thắng nghĩa, chặt đứt: nghi kết, thân kiến kết, giới cấm thủ kiến kết; không còn sợ sống, sợ chết, sợ rơi vào 3 đường ác, tâm ác, sợ đại chúng ác. Đã viên mãn bố thí Ba La Mật, không còn sinh vào các đường ác nữa. Theo Duy thức thì Nhị thừa chỉ chứng nhân không, không chứng pháp không, còn Bồ tát thì chứng cả 2 và trí tuệ, huệ vượt qua nhị thừa. Còn Trung quán cho rằng Bồ tát từ bậc thứ 7, trí tuệ mới hơn nhị thừa.

2/ Bồ tát Ly cấu địa.

Nằm mộng cũng không phạm giới. Đã viên mãn trì giới Ba La Mật. Bồ tát trong giới này tích cực tu thiện nghiệp đạo. Chúng ta đã biết nghiệp do thân, khẩu, ý tạo ra mà ý nghiệp là chính. Thiện nghiệp đạo chỉ ý nghiệp.

3/ Bồ tát Phát quang địa.

Trí tuệ Bồ tát phát ra ánh sáng đỏ, vì Bồ tát tu tuệ, định lực thâm hậu nên được văn trì Đà la ni phát khởi: văn, tư, tu. Trừ được tham, si. Các Bồ tát đắc thần thông trong đó có: Lậu tận thông của riêng Phật giáo. Các Bồ tát này đã viên mãn nhẫn nhục Ba La Mật.

4/ Bồ tát Diễm huệ địa.

Ngọn lửa đốt sạch phiền não: trừ được ngã chấp và pháp chấp. Các Bồ tát này đã viên mãn tinh tiến Ba La Mật.

5/ Bồ tát nan thắng địa.

Các Bồ tát dưới ngũ địa đối với Thiên ma, Ấm ma, Tử ma, Phiền não ma khó mà thắng được nếu không nhờ Phật lực, nhưng các Bồ tát ở Ngũ địa giới thì ma nào cũng thắng được, vì đã viên mãn tĩnh lự Ba La Mật, thông đạt Tứ diệu đế: khổ, tập, diệt, Đạo. Trong đó diệt đế là Thắng nghĩa đế.

6/ Bồ tát hiện tiền địa.

Các Bồ tát này viên mãn Bát nhã Ba La Mật vào được Diệt tâm định. Định này nếu không có tâm từ bi và đại trí tuệ thì không vào được. Tiểu thừa cho rằng vào định này là trừ được 6 thức đầu, Đại thừa cho rằng trừ được 7 thức,

Duy thức thì cho rằng là Vô vi, Hữu bộ cho rằng Diệt tâm Định có thực thể, còn Kinh bộ lại cho là không.

7/ Bồ tát Viễn hành địa.

Các Bồ tát ở địa này đã cách xa phàm phu lắm rồi. Các bồ tát đã đắc phương tiện Ba La Mật, có thể trong một sát na vào Diệt tận định, một sát na khác lại ra khỏi Diệt tận định. Mục đích là giáo hóa chúng sinh.

8/ Bồ tát Bất động địa.

Các Bồ tát ở địa này không còn phiền não nữa. Hoàn cảnh bên ngoài không gì có thể làm động tâm. Phiền não phân làm Phiền não chướng và Sở chi chướng, Tiểu thừa diệt được Phiền não chướng, còn Đại thừa diệt được cả hai.

Trung quán thì cho rằng từ Sơ địa đến Bát địa diệt được Phiền não chướng, nhưng từ Bát địa trở lên chỉ trừ được tập khí của của phiền não thôi. Bát địa cũng có tính bất thối, nhưng ở Sơ địa các Bồ tát chỉ thấy tánh của Pháp, còn ở

Bát địa thì các niệm tan vào bể khổ. Các Bồ tát đắc nguyện Ba La Mật.

9/ Bồ tát Thiện huệ địa.

Các Bồ tát viên mãn lực Ba La Mật. Lực có hai dạng Lý giải và Thực tế, hợp cả 2 lại thì ta có Giải hạnh tương ứng. Giải được bốn Vô ngại: pháp, nghĩa, từ, biện.

1-Pháp: biết được nhân và quả của pháp.

2-Nghĩa: biết tất cả nghĩa của pháp.

3-Từ: đủ chữ nghĩa để giảng Đạo.

4-Biện: biện luận mà người nghe không chán.

10/ Bồ tát Pháp vân địa.

Các Bồ tát viên mãn trí Ba La Mật. Chư Phật đều quán đỉnh và dự chúc sẽ vào Phật vị, vì vậy còn gọi là Địa này là Quán đỉnh vị.

VI- Diệu giác: giai đoạn cuối của Bồ tát.

VII- Đẳng giác: đắc đệ nhất nghĩa đế.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh