NỘI TÂM BÍ ẨN PDF

Lời mở đầu

Đời sống nội tâm

Bí mật - Bật mí

Hoa trạng nguyên

Hai thái cực

Học cách ủi quần áo

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Khai báo: 1. Họ tên

Khai báo: 2. Nơi sinh

Khai báo: 3. Địa chỉ nhà

Những chuyến đi thực tế

Truyền khẩu

Lễ Tình nhân

Một dịp phá cách

Phát huy tinh thần phá cách

Một tình yêu vĩ đại

Đố kỵ

Tận dụng

Thực hành… truyền khẩu

Chuyện đoàn thể

Những vị tiền nhân đáng kính

“Mừng anh còn sống trở về!”

Leo xuống lưng voi

Huấn luyện bán hàng

Trò giành ghế

Kho lưu trữ một đời người

Lão Dugan “chó đẻ”

Những chuyện thú vị hy hữu trong đời

Giai thoại… đi vệ sinh

Bản xô-nát số 9 của Beethoven

Tôi là một tấm gương xấu!

“Making Love”

Câu chuyện về cái ngoái đầu định mệnh

Trà nắng

Một phần của dàn nhạc

May mắn

Hy sinh con hậu hay chuyện về sự phá cách

Nước tiểu không hề dơ bẩn

Tôi được gì khi đi câu cá?

Cái rốn

Bí ẩn của số Pi vô tận

Tiếng xen-lô nguyện cầu và hy vọng

Lời mở đầu rong một buổi vừa chơi khúc côn cầu vừa đàm đạo, tôi và một giáo sĩ Do Thái đã thử tìm một từ có thể gói gọn sự thông thái của con người. Anh ấy đề nghị từ timshel trong tiếng Do Thái, vốn xuất nguồn từ sách Sáng Thế Ký - quyển đầu của kinh Cựu Ước.

Sau khi bị đuổi khỏi vườn địa đàng, Adam và Eva sinh được hai người con trai. Người con trai lớn tên là Cain. Đây chính là người đầu tiên được sinh ra bên ngoài thiên đường.

Thời gian trôi qua, Cain lớn lên và cấy cày trồng trọt rồi mang tặng Thượng Đế những quả ngọt đầu mùa. Món quà bị từ chối. Đức Jehovah giải thích với Cain rằng đó là do cuộc sống của anh đang bị quỷ dữ quấy phá - chúng lởn vởn ngay cửa nhà anh. “Nhưng con có thể chiến thắng quỷ dữ và có cuộc sống đầy đủ, sung túc”, Đức Jehovah nói.

Câu cuối cùng đó của Chúa có ý nghĩa hết sức quan trọng: “Con có thể chiến thắng quỷ dữ và có cuộc sống đầy đủ, sung túc”.

Từ cốt lõi ở đây chính là “có thể”.

Đây là timshel trong tiếng Do Thái.

Từ này đã khiến bao học giả và các nhà thần học đau đầu trong suốt một thời gian dài.

Từ này nằm ở giữa đoạn được xem là một trong năm đoạn khó dịch và khó hiểu nhất của Kinh Thánh. Tùy theo ngữ cảnh mà từ này có nhiều nghĩa khác nhau, đặc biệt là trong cuộc trò chuyện trên giữa Cain và Jehovah.

Timshel được dịch thành “con phải”, tức là một chỉ thị, một mệnh lệnh. Timshel được dịch thành “con sẽ” hàm ý muốn nói đến sự tiền định. Thậm chí timshel còn được hiểu là “con không thể”, cho thấy một sự bất lực đầy tuyệt vọng. Tất cả những cách dịch đó đều thể hiện một mối quan hệ ràng buộc không mấy tự do với Thượng Đế.

Anh bạn giáo sĩ của tôi thì cảm thấy nghĩa thiết thực của đoạn Kinh Thánh kia gắn liền với sự sống, nghĩa là “Đừng chết” hoặc “Đừng thụ động để rồi thành nạn nhân - phải chủ động - phải sống”. Và anh đọc thấy trong đó một lời khuyên hữu ích: quỷ dữ đang quấy rối, bạn nên đấu tranh với chúng.

Hay nói xa thêm một chút nữa thì, nếu bạn nên, bạn sẽ có thể.

Khi hiểu từ timshel theo nghĩa “có thể” là ta muốn nói đến một khả năng chọn lựa nhất định. Thế là không cần phải vò đầu bứt tóc nữa. Theo tôi, cứ hiểu theo nghĩa “ít nhất thì loài người cũng có thể hành động theo khả năng của mình” là hợp lý nhất, tức là hành động như thể chúng ta hoàn toàn có thể nắm giữ số phận trong tay mình.

Cho dẫu có nghĩ gì, tin gì thì chính những điều chúng ta làm đã tạo nên số phận của chúng ta.

Bạn không cần phải là nhà thần học hay thuộc một nhóm tôn giáo đặc biệt nào mới được phép tham gia vào cuộc trao đổi này, bởi hẳn đâu đó trong đời mình, bạn đã từng đối diện vấn đề này. Và tôi tin rằng bằng cách này hay cách khác, bạn đã từng trải nghiệm chân lý đó.

Trong ngôn ngữ hiện đại, timshel mang nghĩa “có thể”, hay “chắc vậy”, “biết đâu đấy”.

Có thể.

Chúng ta chọn từ này.

Bởi đó là câu trả lời khôn ngoan nhất đối với hầu hết mọi câu hỏi.

Bởi đó là từ đưa chúng ta đến những cánh cửa rộng mở, những chân trời bao la.

Tôi không tin rằng ý nghĩa cuộc sống là một câu đố hóc búa mà chúng ta phải đi tìm lời giải.

Cuộc sống tồn tại. Bản thân tôi tồn tại. Và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.

Tôi tin rằng tôi có thể tạo ra ý nghĩa cho cuộc đời mình. Còn điều có thể không kia hóa ra lại là một phước lành.

Nếu tôi hoàn toàn chắc chắn về mọi thứ, tôi sẽ sống một cuộc đời đầy đau khổ lo âu, lúc nào cũng sợ bị lạc lối. Nhưng bởi mọi thứ và mọi việc đều có thể xảy ra nên cuộc sống mới luôn chứa đựng những điều kỳ diệu bất tận.

Tôi tin rằng sự tự do của loài người có thể được tóm gọn trong một từ, vốn là viên gạch nhỏ giữ cho cánh cửa của sự tồn tại luôn rộng mở: từ “có thể”. iả sử có thể ghi hình lại mọi thứ diễn ra trong đầu mình suốt hai mươi bốn giờ, vậy thì cuộn băng video đó sẽ bao gồm những giấc mơ đêm, các mộng tưởng ban ngày, những lời bạn thầm nói với chính mình, những điều bạn cầu nguyện, những bài hát, ký ức trôi nổi bồng bềnh, cùng tất cả những chuyện vặt vãnh dở hơi cứ bám riết tâm trí bạn.

Lại giả sử toàn bộ tư liệu này có thể được chiếu trong rạp hát, trên hệ thống đa màn hình, đa âm thanh. Hẳn sẽ là một buổi trình diễn gây chấn động đây, tôi đoán vậy. Ngay cả những chương trình ca nhạc MTV, các bộ phim khoa học viễn tưởng, phim tình cảm dành cho người lớn… cộng lại cũng không thể sánh kịp với những gì đang diễn ra đằng sau cánh cửa đóng chặt dẫn đến gian phòng bí mật trong tâm trí chúng ta.

Từ khóa ở đây chính là từ “bí mật”.

Đời sống xã hội của chúng ta xoay quanh công việc và cuộc sống, nơi những nguyên tắc, pháp luật và các tục lệ khiến chúng ta cứ phải răm rắp tuân theo.

Trong khi đó, đời sống riêng tư của chúng ta lại gắn với sự hiện diện của gia đình, bạn bè và hàng xóm, vốn là những người mà chúng ta phải quan tâm, tôn trọng, tuy những nguyên tắc, lề thói được đặt ra không chặt chẽ bằng đời sống xã hội.

Thế nhưng trong đời sống bí mật của mình, tức là những gì diễn ra trong tâm trí mỗi người, hầu như mọi thứ đều có thể xảy ra.

Khi chẳng còn ai khác ở xung quanh, chính mỗi người mới có thể trả lời cho những điều mình suy nghĩ và hành động. Phân chia thành “thực tế” hay “hư cấu” không còn thích đáng ở đây nữa. Liệu những giấc mơ có là hiện thực không? Liệu những gì bạn tưởng tượng có thật hay không?

Bên trong những giới hạn chật chội của khối thịt xương là cả một không gian bất tận.

Trong khoảng không rộng mở đó có thể là công viên giải trí, một sở thú, rạp xiếc, một thư viện, bảo tàng, nhà hát hoặc một khung cảnh nào đó còn lạ lẫm hơn Sao Hỏa.

Chúng ta đề cập đến chính mình bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít - “tôi” - nhưng bên trong đó có lẽ luôn tồn tại nhiều hơn một cá thể. Dường như lúc nào trong tâm trí tôi cũng có những cuộc đối thoại bất tận giữa tôi và một bản thể khác. Và kỳ quặc thay, bản thể đó lại thường thông minh hơn tôi.

Có vẻ tôi và bản thể đó có rất nhiều bạn đồng hành. Cả một đám đông nhốn nháo bên cạnh chúng tôi: một đứa trẻ và cha mẹ nó, một cụ già thông thái, một người thợ máy, một gã thâm hiểm, một gã ngốc, một nhà khoa học, một diễn viên hài, một nhạc sĩ, một vũ công, một vận động viên, một nhà ảo thuật, một vị giáo sư, một chàng Romeo, một lão giám thị, một viên cảnh sát, một người lính cứu hỏa, vân vân và vân vân, cùng vô vàn bản thể khác nữa. Tất cả bấy nhiêu con người cùng sinh sống tại một thị trấn nhỏ ngay trong chính con người tôi. Và lúc nào người dân của cả cái thị trấn ấy cũng hội họp sôi nổi.

Tôi có thể khiến bạn liên tưởng đến các nhân vật đa tính cách thỉnh thoảng bắt gặp trên mấy câu chuyện đăng báo. Tôi thì thấy chuyện đó cũng chẳng có gì mới. Tôi lui về một bệnh viện tâm thần, theo nghĩa tốt đẹp nhất của từ này - chốn ẩn náu an toàn ngay trong tâm trí mình. Và thế là chẳng có vấn đề gì nữa cả. Miễn là tôi buông rèm và đóng chặt cửa, không cho ai thâm nhập nơi ấy, mọi việc sẽ ổn thôi. Miễn là tôi tự chịu trách nhiệm lấy đời sống nội tâm bí mật đó của mình, thế giới bên ngoài kia sẽ thấy tôi là một con người sáng suốt đang có cuộc sống bình thường. Nhưng liệu tôi có như vậy không?

Đôi khi cũng khó mà nói được.

Những người nghiên cứu chuyên sâu về thế giới bí mật của con người như Freud và Jung đã dùng các hình ảnh ẩn dụ để mô tả cách chúng ta duy trì đời sống nội tâm mà không gây ra những xáo trộn trong đời sống xã hội và cuộc sống riêng tư của mình. Họ đề cập đến nào là người gác cổng, siêu ngã, rồi người răn dạy và cha mẹ nội tâm.

Hình ảnh ẩn dụ của riêng tôi là “hội đồng”.

Và bản thể thông thái kia hình như là vị Chủ tịch.

Tôi hay nghĩ về cái hội đồng của tôi như những kẻ chuyên đặt cược khi họ cứ luôn nói những câu đại loại như: “Nếu anh cướp ngân hàng, cá mười ăn một là cảnh sát sẽ gô cổ anh và rồi anh tha hồ bóc lịch trong tù”. Hoặc, “Nếu anh kể rằng anh thường nói chuyện với Chúa, mọi người sẽ nghĩ anh là một con chiên ngoan đạo. Nhưng nếu anh nói Chúa đáp lời anh, cá mười ăn một rằng thiên hạ sẽ nghĩ anh điên”.

***

Đa số chúng ta dành phần lớn thời gian để dồn lực làm những điều cực kỳ hấp dẫn, tuy vẫn thực hiện một cách an toàn những công việc xã hội và trong cuộc sống riêng tư. Hầu hết những gì diễn ra trong nội tâm bí mật đó không hề sai quấy. Đôi khi chúng thú vị thật, nhưng thường thì cũng trần tục và bình thường thôi - không kịch tính hay ma quái gì. Chỉ giống như hoạt động bảo trì hậu trường cần thiết, giúp chúng ta phân loại thông tin, dữ liệu để xếp chúng lại với nhau: những thứ nào còn dùng được và thứ nào không, thứ nào còn hữu ích và thứ nào không.

Trong tiếng Pháp có thuật ngữ rất hay để chỉ một khía cạnh của đời sống nội tâm.

Đó là la perruque.

Nó có nghĩa là “bộ tóc giả” và là một từ lóng để ám chỉ sự giả đò. Thuật ngữ này được dùng trong trường hợp bạn làm chuyện riêng trong khi lại làm bộ như đang làm công việc mà bạn được trả lương. Nếu bạn là một nhân viên đánh máy nhưng thay vì gõ văn bản, bạn lại ngồi viết thư tình trong giờ làm việc thì đó chính là la perruque. Khi bạn dùng điện thoại công ty để gọi vài cuộc vào mục đích riêng, tranh thủ mua sắm vài thứ lặt vặt trong lúc đi công tác, mơ mộng giữa lúc làm việc hoặc thậm chí là dùng thời gian làm việc để ghi ra những việc cần làm cuối tuần, tất cả đều là la perruque - dành thời gian cho cuộc sống riêng tư, núp dưới cái mác tiến hành việc công sở. Đó không phải là hành vi ăn cắp. Đó chỉ là sự thừa nhận rằng đời sống xã hội, đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của bạn diễn ra đồng thời và song song. La perruque trong giờ làm việc lại được “trả về” bằng khoảng thời gian bạn nghĩ đến công việc lúc bạn đang đi nghỉ mát đấy thôi.

***

Chuyện gia đình thường ngày cũng không thiếu đời sống nội tâm.

Con trai cả của tôi giờ đã trưởng thành. Ba mươi hai tuổi, chững chạc lắm rồi. Nó hiểu biết về tiền bạc, tình dục, tình yêu, công việc - cả thành công lẫn thất bại. Trong nhiều khía cạnh, chúng tôi đã trở thành bạn của nhau.

Mới đây chúng tôi đi uống bia với nhau và nó thú nhận với tôi về những điều nó từng nghĩ, và giấu tôi làm hồi còn bé. Rồi tôi cũng khai thật với nó chuyện tôi biết hết những suy nghĩ và hành động lén lút đó của nó mà vẫn không làm gì cả, vì tôi không thể giải quyết được, bởi lẽ hồi bằng tuổi nó tôi cũng y như thế, có khi còn tệ hại hơn.

Dẫu trong con mắt xã hội tôi là một người cha, tận trong sâu thẳm tôi vẫn bí mật làm một cậu trai nổi loạn và một đứa trẻ sợ sệt. La perruque - sự giả đò lúc nào cũng có.

Hay một câu chuyện về bí mật gia đình.

Cha của bạn tôi qua đời đột ngột ở tuổi tám mươi hai. Bạn tôi là người con duy nhất, đã ly dị, các con anh lại sống quá xa nên không về dự tang lễ được. Quả là hiu quạnh!

Cả đời cha anh là một kỹ sư cơ khí nghiêm trang, ít bông đùa và có đầu óc thực tế. Ông không phải là người giàu trí tưởng tượng hay tình cảm. Tuy kính trọng cha mình nhưng mối quan hệ giữa hai cha con họ lại khá trịnh trọng và có phần xa cách. Và giờ đây, khi ông qua đời thì anh là người duy nhất thừa kế gia sản.

Theo pháp lý thì tài sản thừa kế là những thứ như tiền bạc, nhà cửa, xe cộ… tóm lại là tất cả những thứ gì hiện hữu mà ta có thể định giá và đánh thuế. Tuy nhiên, vẫn luôn có những thứ nhỏ bé - những thứ linh tinh - những món đồ lặt vặt - những thứ không biết dùng vào việc gì - được lưu giữ, thậm chí đôi khi là cất giấu ở những nơi mà bạn sẽ không bao giờ bén mảng đến khi bố mẹ bạn còn sống. Nhưng giờ thì bạn phải xem xét qua tất cả.

Và quyết định xem cái nào nên giữ, cái nào nên bỏ. Vậy là cái chết đã cho phép bạn thâm nhập đời sống nội tâm của bố mẹ mình.

Thường thì đó sẽ là một ngăn tủ, ngăn trên cùng của cái tủ nhiều ngăn kéo đặt trong phòng ngủ.

Người cha trong câu chuyện này là người ngăn nắp. Ở một đầu trong ngăn kéo trên cùng là toàn bộ vớ mà ông có, tất cả được gấp và phân loại cẩn thận theo màu - nâu hoặc đen. Ở đầu bên kia là vài cái hộp nhỏ và một hộp thiếc đựng xì gà.

Trong một cái hộp bé xinh, bạn tôi tìm thấy phù hiệu của lực lượng không quân Mỹ được gỡ ra từ bộ quân phục và nón. Trong chiếc hộp khác là những món trang sức lộn xộn - kẹp cà vạt, nẹp dựng cổ áo, mấy chiếc khuy áo, vài đồng xu tiền nước ngoài và ba cái chìa khóa. Trong chiếc hộp độc đáo do thợ kim hoàn chế tác, ông để chiếc nhẫn cưới của người vợ quá cố cùng một lọn tóc đỏ của bà.

Và trong cái hộp phẳng đựng xì gà, được gói kỹ trong tờ giấy ăn, là mười cái răng bé xíu được dán rất khéo lên một tấm thiệp, bên dưới mỗi chiếc răng là dòng ghi ngày tháng bằng nét chữ viết tay của người cha. Những chiếc răng thật.

Phát hiện này khiến anh bất ngờ.

Hóa ra cha anh chính là tiên răng (1).

Vậy mà bấy lâu nay anh cứ nghĩ đó phải là mẹ mình.

Thế mới hay không phải bí mật gia đình nào cũng tồi tệ cả!

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh