Ta Là Cái Đó: Chương 95. Từ Bỏ Tất Cả Ký Ức Và Mong Chờ

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 95. TỪ BỎ TẤT CẢ KÝ ỨC VÀ MONG CHỜ

Hỏi: Tôi là người Mỹ; từ năm ngoái; từ năm ngoái đến nay tôi sống tại một tịnh xá ở Madhya Pradesh và nghiên cứu về nhiều lĩnh vực của Yoga. Đạo sư của chúng tôi là môn đồ của ngài Sivananda SaraswatiMonghyr. Tôi cũng sinh hoạt ở tịnh xá Ramanasshram. Khi ở Bombay tôi có tham dự một khóa Thiền định chuyên sâu thuộc một thiền phái Miến điện do một thiền sư chỉ dẫn. Tuy nhiên, cho đến nay tôi vẫn chưa tìm thấy an lạc. Có đôi chút tiến bộ trong tự chế và kỷ luật hàng ngày, nhưng tất cả chỉ có thế. Tôi không thể nói một cách chính xác nguyên nhân của những tiến bộ đó là gì. Tôi cũng thăm viếng nhiều linh địa, và những cuộc thăm viếng đó tác động đến tôi như thế nào thì tôi không biết được.

Maharaj: Những kết quả tốt đẹp sẽ đến, không sớm thì muộn. Ở tịnh xá Sri Ramanashram ông có được chỉ dạy gì không?

H: Một vài người Anh chỉ dẫn tôi, và một người Ấn thuộc

môn phái Gnana Yoga, thường xuyên sống ở đó, cũng chỉ tôi một số bài thực hành.

M: Dự tính của ông là gì?

H: Tôi phải trở về Mỹ vì gặp khó khăn trong việc xin gia hạn visa. Tôi dự định sẽ hoàn tất bằng cử nhân, chuyên khoa Trị liệu Tự nhiên, và sẽ sinh sống bằng nghề này.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

M: Rõ ràng là một nghề nghiệp lương hảo.

H: Khi theo đuổi con đường Yoga bằng mọi giá thì có gì nguy hiểm?

M: Một que diêm thì có gì nguy hiểm trong lúc ngôi nhà đang cháy? Tìm kiếm thực tại là một việc làm nguy hiểm nhất vì nó sẽ hủy diệt cái thế giới mà trong đó ông sống. Nhưng nếu động cơ thúc đẩy ông là lòng yêu chuộng chân lý và sự sống thì chẳng có gì phải lo sợ.

H: Tôi rất sợ tâm tôi. Nó thật bất an!

M: Trong tấm gương tâm của ông hình ảnh xuất hiện và biến mất. Tấm gương còn lại. Học cách phân biệt cái bất biến trong cái biến dịch, cái không thay đổi trong cái thay đổi, cho đến khi ông nhận ra rằng tất cả những khác biệt chỉ là bề ngoài, còn tính một là thực tế. Sự nhận dạng căn bản này - ông có thể gọi là Thượng đế, hay Brahman, hay khuôn đúc - Prakriti. Từ ngữ không quan trọng, chỉ sự nhận thức tất cả là một mới quan trọng. Khi ông có thể nói một cách tin tưởng, xuất phát từ kinh nghiệm trực tiếp, rằng: “Ta là thế giới, thế giới là chính Ta” thì một mặt ông không còn tham ái lo sợ, và một mặt ông trở nên hoàn toàn có trách nhiệm với thế giới. Nỗi đau khổ vô nghĩa của nhân loại trở thành mối quan tâm duy nhất của ông.

H: Như thế ngay cả bậc giác ngộ cũng có những phiền não của riêng mình!

M: Phải, nhưng chúng không còn do chính người giác ngộ tạo ra. Sự đau khổ của người giác ngộ hoàn toàn không hề bị đầu độc bởi ý thức tội lỗi. Chẳng có gì là không đúng với đau khổ vì tội lỗi của người khác. Thiên chúa giáo của các ông đặt nền tảng trên quan niệm này.

H: Thế không phải mọi đau khổ đều do chính mình gây ra?

M: Đúng thế, chừng nào còn có một cái Ta tách biệt tạo ra nó. Cuối cùng ông sẽ biết rằng không hề có tội, lỗi, hay trừng phạt, mà chỉ có sự sống với những biến đổi vô cùng của nó. Cùng với sự biến mất của cái “ta” có tính cách con người, mọi đau khổ của con người cũng tan biến. Còn lại chỉ là nỗi buồn vĩ đại của tâm bi, nỗi kinh hoàng về sự đau khổ không cần thiết.

H: Có gì là không cần thiết trong các sự kiện đang diễn ra?

M: Chẳng có gì là cần thiết, không có gì là chắc chắn. Thói quen và si mê thì mù quáng và hướng dẫn sai lầm; còn sự tỉnh thức từ bi thì hàn gắn và cứu vớt. Chúng ta không thể làm được gì, mà chỉ có thể để cho mọi chuyện xảy ra theo bản chất của nó.

H: Ông chủ trương hoàn toàn thụ động?

M: Sự trong sáng và lòng từ ái là hành động. Tình yêu thì không lười biếng, còn sự trong sáng soi đường chỉ lối. Ông chẳng cần bận tâm đến hành động, mà hãy quan tâm đến tâm thức và trái tim của ông. Ngu dốt và lòng vị kỷ là xấu xa duy nhất.

H: Cách nào tốt hơn? Tụng niệm danh hiệu Thượng đế, hay thiền quán?

M: Tụng niệm làm cho hơi thở của ông ổn định. Sự thở sâu và tĩnh lặng sẽ tăng cường sinh lực, ảnh hưởng đến não bộ, và giúp cho tâm trở nên an, tịnh và thích hợp cho thiền quán. Nếu không có sinh lực thì chẳng làm được gì nhiều, vì thế bảo vệ và tăng cường sinh lực là thiết yếu. Tư thế và cách thở là một phần của Yoga, vì thân cần phải khỏe mạnh và được điều ngự tốt; tuy nhiên quá chú trọng đến thân thì sẽ làm hỏng mục đích của nó, vì tâm là chính yếu ngay từ đầu. Khi tâm được an định và không còn quấy nhiễu không gian nội tại - Chidakash - thì thân có một ý nghĩa mới, và sự chuyển hóa nó trở nên cần thiết và khả hữu.

H: Tôi lang thang khắp Ấn Độ, gặp khá nhiều Đạo sư và học

được đôi chút từ một số các trường phái Yoga. Thử qua mỗi thứ một ít như thế có đúng không?

M: Không, đó mới chỉ là nhập môn. Ông sẽ gặp người giúp ông tìm ra con đường của ông.

H: Tôi có cảm tưởng vị Đạo sư do tôi lựa chọn không thể là Đạo sư đích thực. Để là vị Đạo sư đích thực thì người đó phải đến với tôi một cách bất ngờ và rất thu hút đối với tôi.

M: Đừng mong đợi thì tốt nhất. Cách ông đáp ứng mới là quyết định.

H: Tôi có phải là chủ nhân các phản ứng của tôi?

M: Nếu bây giờ ông thực hành sự sáng suốt và thái độ thản nhiên thì sẽ đạt được kết quả vào đúng thời điểm. Nếu gốc rễ khỏe mạnh và được tưới nước tốt thì quả chắc chắn sẽ ngon ngọt. Hãy thanh tịnh, tỉnh thức và sẵn sàng.

H: Khổ hạnh và sám hối có ích lợi gì không?

M: Trải qua những nỗi thăng trầm của cuộc đời đã là đủ sám hối! Ông không cần bầy vẽ thêm rắc rối. Tiếp nhận một cách vui vẻ bất cứ gì cuộc đời đem đến là tất cả khổ hạnh mà ông cần.

H: Thế còn hy sinh là gì?

M: Sẵn lòng và vui vẻ chia sẻ tất cả những gì ông có với bất cứ ai cần. Không cần phải nghĩ ra những cách tàn nhẫn để tự trừng phạt mình.

H: Buông bỏ chính mình là gì?

M: Chấp nhận bất cứ gì đến.

H: Tôi cảm thấy yếu đuối không thể tự đứng vững. Tôi cần sự thân cận thiêng liêng với một Đạo sư và các thiện tri thức. Tôi không có được sự thanh thản, nên chấp nhận bất cứ gì xảy đến làm cho tôi sợ hãi. Ý nghĩ trở về Mỹ làm cho tôi kinh hoàng.

M: Hãy trở về và tận dụng mọi cơ hội của ông. Lấy bằng cử nhân của ông trước. Ông luôn luôn có thể trở lại Ấn Độ để nghiên cứu khoa Trị liệu Tự nhiên.

H: Tôi biết rất rõ những cơ hội của tôi ở Mỹ, nhưng điều làm

tôi sợ hãi chính là sự cô đơn.

M: Ông luôn luôn có sự thân cận của chính cái Ta - ông không cần phải cảm thấy cô đơn. Xa lìa cái Ta thì dù có ở Ấn Độ ông cũng vẫn cảm thấy cô đơn. Tất cả hạnh phúc đến từ sự làm vui lòng cái Ta. Sau khi trở về Mỹ, hãy làm vui lòng cái Ta, đừng làm bất cứ gì không xứng đáng với thực tại huy hoàng trong trái tim ông thì ông sẽ hạnh phúc và tiếp tục hạnh phúc. Nhưng ông phải tìm cái Ta, và sau khi tìm ra cái Ta thì hãy ở với cái Ta.

H: Sống trong hoàn toàn cô tịch có lợi lạc gì không?

M: Còn tùy tính khí của ông. Ông vẫn có thể làm việc với người khác và cho người khác trong sự tỉnh thức và thân thiện, nhưng vẫn tiến bộ nhiều hơn là trong sinh hoạt cô tịch, vì sự cô tịch có thể gây buồn nản, hoặc thói quen lải nhải bất tận của tâm sẽ khống chế ông. Đừng tưởng tượng rằng ông có thể thay đổi bằng sự cố gắng. Dùng bạo lực với chính ông - như khổ hạnh và sám hối - sẽ chẳng đem lại kết quả gì.

H: Có cách nào biết được ai là người giác ngộ và ai không giác ngộ?

M: Bằng chính duy nhất ở trong chính ông. Nếu ông thấy mình hóa vàng thì chắc chắn đó là dấu hiệu chứng tỏ ông vừa chạm vào một hòn đá tạo ra vàng của một bậc thánh nhân. Hãy ở với người đó và theo dõi những gì xảy ra đối với ông. Đừng hỏi người khác. Đạo sư của họ có thể không phải là Đạo sư của ông. Một Đạo sư, về thể tánh, có thể là chung cho tất cả, nhưng lại rất khác biệt trong cách thể hiện. Đạo sư có thể làm ra vẻ giận dữ, tham lam, hoặc quá quan tâm đến ẩn xá, hay gia đình của ông ta - ông có thể ngộ nhận bởi những hình tướng bề ngoài đó, còn những người khác thì không.

H: Tôi không có quyền mong muốn sự toàn hảo toàn diện, cả trong lẫn ngoài?

M: Bên trong - được. Nhưng sự toàn hảo bên ngoài còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, tình trạng của thân xác, cá nhân và xã hội, và vô số những yếu tố khác.

H: Tôi được bảo là tìm một bậc giác ngộ để học nghệ thuật đi đến giác ngộ, nhưng ông lại cho rằng toàn thể cách khởi sự của tôi là sai lầm, tôi không thể nhận ra ai là bậc giác ngộ, và cũng không thể đạt được giác ngộ bằng những phương tiện thích hợp. Quả thật là rối rắm!

M: Đó là do hiểu biết hoàn toàn sai lầm của ông về thực tại. Tâm ông chìm đắm trong những thói quen đánh giá và thụ đắc, mà không nhận ra cái bất khả so sánh, cái bất khả đắc luôn luôn chờ sẵn trong tim ông để được nhận ra. Tất cả những gì ông cần làm là buông bỏ mọi ký ức và chờ mong. Chỉ cần đặt ông trong tình trạng sẵn sàng, không che đậy và không là gì cả.

H: Ai là người sẽ thực hiện sự buông bỏ?

M: Thượng đế sẽ làm chuyện đó. Hãy thấy được sự cần thiết phải buông bỏ. Đừng cưỡng lại, đừng bám víu lấy con người mà ông cho là ông. Vì tưởng tượng mình là con người, nên ông nghĩ người giác ngộ cũng là một con người, chỉ khác biệt đôi chút, như hiểu biết hơn và có quyền năng hơn. Ông có thể cho rằng người giác ngộ luôn luôn biết và hạnh phúc, nhưng những điều đó còn quá xa với sự thật. Đừng tin các định nghĩa và mô tả, chúng vô cùng sai lạc.

H: Nếu không được bảo cho biết phải làm gì và làm như thế nào thì tôi cảm thấy tuyệt vọng.

M: Bằng mọi cách hãy tuyệt vọng! Bao giờ ông còn cảm thấy có khả năng và tin tưởng thì thực tại còn ở ngoài tầm với. Nếu không chấp nhận phiêu lưu nội tâm là một lối sống, thì sự khám phá sẽ không bao giờ đến với ông.

H: Khám phá cái gì?

M: Trung tâm hiện hữu của chính ông - hoàn toàn vô phương hướng, ngoài mọi phương tiện và cứu cánh.

H: Là tất cả, biết tất cả, có tất cả?

M: Không là gì cả, không biết gì cả và không có gì cả. Đó là

cuộc sống duy nhất đáng sống, hạnh phúc duy nhất đáng có.

H: Phải nhìn nhận là mục đích ở ngoài sự hiểu biết của tôi. Ít ra hãy cho tôi biết con đường.

M: Ông phải tìm ra con đường của chính ông. Nếu ông không tự tìm ra nó thì nó không phải là con đường của chính ông, và chẳng đưa ông đến đâu. Hãy thành khẩn sống cái chân lý của ông như ông đã tìm ra nó - hành động theo cái ít mà ông đã hiểu. Chính lòng thành khẩn sẽ đưa ông vượt qua, chứ không phải sự khôn khéo của ông, hay của người khác.

H: Tôi sợ phạm sai lầm. Tôi đã thử rất nhiều nhưng chẳng thấy kết quả nào.

M: Ông cống hiến cho chính mình quá ít, ông chỉ tò mò chứ không thành khẩn.

H: Tôi không biết gì hơn nữa.

M: Ít ra là ông biết như thế. Biết những kinh nghiệm của ông là nông cạn, đừng gán cho chúng một giá trị nào, mà hãy quên ngay khi kinh nghiệm qua đi. Sống một cuộc sống trong sạch và vô vị kỷ, chỉ thế thôi.

H: Đạo đức quan trọng đến thế sao?

M: Đừng lừa dối, đừng gây đau khổ - là không quan trọng hay sao? Trên tất cả, ông cần sự an lạc nội tâm, muốn thế thì phải có sự hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài. Làm những gì mà ông tin tưởng, và tin tưởng những gì mà ông làm. Ngoài ra chỉ uổng phí công sức và thời gian.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh