Vũ Trụ Diễn Sinh: Kỳ 6. Khái Niệm Về Thiên Đạo, Thiên Luật, Thiên Cơ Và Thiên Hình

VŨ TRỤ DIỄN SINH: KỲ 6. KHÁI NIỆM VỀ THIÊN ĐẠO, THIÊN LUẬT, THIÊN CƠ VÀ THIÊN HÌNH

Qua các kỳ trước chúng ta đã cơ sở để hình dung được rằng, vũ trụ hình thành dưới thiên đạo, các bậc đại năng xây dựng nên thiên luật và diễn sinh vũ trụ bằng thiên cơ.

Vậy thì:

- Thiên đạo là những luật lệ của vũ trụ được sinh ra trong quá trình hỗn độn diễn sinh vũ trụ, do hỗn độn quy định.

- Thiên luật là luật lệ do các Đấng Sáng Tạo quy định để phù hợp với quá trình diễn sinh phát triển của Vũ trụ.

Thiên luật được quy định sao cho phải phù hợp với Thiên đạo thì Vũ trụ mới thuận lợi phát triển.

- Thiên cơ là kế hoạch, chương trình hành động để phát triển Vũ trụ của các Đấng Sáng Tạo lập ra.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Ba khái niệm trên khá là rõ ràng.

Về lý, vạn sinh linh trong vũ trụ đều có thể thoát được thiên cơ, ngoài được thiên luật nhưng không bao giờ phá được thiên đạo. Bởi vì Thiên đạo là sinh mệnh của Vũ trụ. Thiên đạo chỉ mất đi khi vũ trụ hoại. Vũ trụ hoại thì sinh linh không còn.

Con người được các Đấng Sáng Tạo dung dưỡng, tạo điều kiện cho phát triển trong các chương trình tu học nằm trong Thiên cơ. Nên nếu có thể nắm bắt được Thiên cơ ít nhiều thì rất có ý nghĩa cho việc tu học và tinh tấn. Trong giai đoạn chuyển đổi trời đất hiện nay, khá nhiều môn phái bế quan tu luyện, không thu nhận thêm đệ tử mới và thường kèm với dặn dò của chân sư là lẳng lặng quan sát Thiên cơ chuyển vận mà từ đó được tinh tấn. Trái Thiên cơ không có nghĩa là trái Thiên đạo, nhưng con người rất rất nhỏ nhoi, tốt nhất là thuận Thiên cơ.

Không theo Thiên luật có nghĩa sống ngoài vòng quản sự của Đấng Sáng Tạo. Đấng Sáng Tạo có ích kỉ đến mức phế bỏ sinh linh đi không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, trước đó, Đấng Sáng Tạo sẽ thử thách sinh linh thật nhiều, để đảm bảo rằng, sinh linh không làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của Vũ trụ. Thiên hình được dùng trong các tình huống đó.

Thiên hình có hai lớp: khảo thiên pháp và khảo thiên tâm. Để dễ hình dung, lấy chuyện Tôn Ngộ Không trái lệnh trời, bỏ chức Bật Mã Ôn về tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh mà kiến giải.

- Khảo thiên pháp: Đây là hình thức thử thách pháp lực của sinh linh. Nếu sinh linh không đủ mạnh, ra ngoài vòng bao bọc của các Đấng Sáng Tạo, gặp phải các thế lực hắc ám, gặp phải không gian hỗn loạn liệu còn tồn tại được không? Để tránh cho sinh linh gặp tình huống đó mà không thể vượt qua, Thiên đình phải khảo thiên pháp. Đó là lý do vì sao Tôn Ngộ Không bị phạt hành hình đủ kiểu. Nhưng vĩ đại thay, ông ta vượt qua.

- Khảo thiên tâm: Sau khi Ngộ Không thoát được khảo thiên pháp, Phật tổ Như Lai đến khảo thiên tâm. Ngộ Không đã không thể vượt qua lần khảo thí này. Tinh thần của Phật tổ Như Lai là hoàn toàn hòa hợp tinh thần của Vũtrụ toàn thể. Ngộ Không có đến tận đâu đi nữa thì không gian đó vẫn là không gian trong vũ trụ toàn thể, do đó ông ta không thoát được sự quan sát Như Lai. Không qua được cửa khảo thiên tâm, Đại Thành liền bị nhốt lại 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn để tới khi đi thỉnh kinh cùng Đường Tăng. Đó là lộ trình tiến hóa tinh thần lực, tiến hóa tâm Không của Đại Thánh vậy.

Cho đến khi ông ta hoàn thành lộ trình đó, đến đất Phật thỉnh kinh, ông ta được phong là Đấu Chiến Thắng Phật. Điều đó có ý nghĩa ra sao? Có phải là ông ta tay chân đấm đá hơn Phật không? Dĩ nhiên đây là một câu hỏi hài hước. Ngộ Không đắc quả vị như vậy, ý nói ông ta hoàn toàn được tự do, được phép sống ngoài thiên luật hay không chịu sự câu thúc của Đấng Sáng Tạo. Vậy, “thắng trời” là Tề Thiên Đại Thánh, hay “thắng phật” là Đấu Chiến Thắng Phật chung quy cũng chỉ là ngoài sự câu thúc của Thiên luật mà thôi.

Khá khác với tác phẩm Tây Du Ký, Đại Thánh là nhân vật đại hùng, đại lực, đại từ bi. Ngài là một biểu tượng của trời đất, là tấm gương khuyến học cho các linh căn, linh hồn hậu thiên. Ngài luôn phấn đấu trên con đường tiến hóa. Thành tựu của Ngài vì thế được thần tiên các cõi ngưỡng mộ, đem một phần câu chuyện của Ngài mà hóa duyên hữu tự, ẩn truyền tâm pháp. Mặc dù được đặc ân của trời đất, đứng ngoài Thiên luật, nhưng Đại Thánh vẫn lựa chọn phụng sự Thiên cơ, tham gia cứu độ chúng sinh.

Đối với thiên đạo thì không có ngoại lệ, sinh linh không thể trái thiên đạo.

Bạch Thiên Thi

Tháng 10/2020

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh