Suy Ngẫm Về Thiện Và Ác: Chương 19. Sự Hóa Thân

SUY NGẪM VỀ THIỆN VÀ ÁC: CHƯƠNG 19. SỰ HÓA THÂN

Cuốn tiểu thuyết “Immortality - Sự bất tử” của Milan Kundera bắt đầu bằng hình ảnh một người kể chuyện (phải và cũng có thể không phải là tác giả - sau này chúng ta nhận ra ông ta là nhà văn đã xuất bản một cuốn sách với cùng tựa đề như cuốn sách của Kundera) ngồi bên chiếc bàn làm việc cạnh hồ bơi tại câu lạc bộ sức khỏe, đang quan sát một người phụ nữ học bơi. Khi bài học kết thúc, bà ta bước về phía cửa ra vào, sau đó quay đầu lại, mỉm cười và vẫy tay chào tạm biệt người huấn luyện trẻ tuổi. “Vào lúc đó”, người kể chuyện nhớ lại, “tôi cảm thấy nhói trong tim. Nụ cười và cử chỉ đó của một thiếu nữ hai mươi tuổi! Bàn tay cô ta giơ lên với vẻ nhẹ nhàng đầy quyến rũ”. Nụ cười và cái vẫy tay có “cái vẻ duyên dáng của một cử chỉ bị tính cách vô duyên của một con người lấn át đi”. Rồi vẻ duyên dáng đó ngưng đọng thành cái tên “Agnes”, và nhân vật trọng tâm của cuốn tiểu thuyết, mà cuộc sống và cái chết bất ngờ của người này đã được miêu tả chi tiết trong hơn 400 trang sách sau đó, được thể hiện trong tâm trí của người kể chuyện.

Agnes được sinh ra từ trí tưởng tượng của người kể chuyện. Từng mẩu thông tin chúng ta nhận được về cô ta làm lóe lên một đặc điểm khác trong tính cách. Chúng ta nhanh chóng và dễ dàng dựng nên chân dung của Agnes cho đến khi cảm thấy mình biết cô ta giống ai. Biết được cô ta đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi, chúng ta cảm thấy buồn và bị sốc.

Bằng trực giác, chúng ta nghĩ về Agnes như một linh hồn lìa khỏi xác được hóa thân (“có da có thịt”) trong một thể xác. Càng biết nhiều về cô ta, chúng ta càng thâm nhập sâu hơn vào điểm mấu chốt bí mật xem cô ta là ai. Cô ta đi vào trọng tâm câu chuyện thông qua sự tích lũy những chi tiết định hình nên sự pha trộn đồng nhất ngày càng tăng của những nét tiêu biểu khác nhau. Sự định hình này không phải là môi trường mà qua đó, Agnes tự giới thiệu mình. Vì không có bất cứ Agnes nào tách khỏi cấu hình của những đặc điểm này. Agnes là sự hóa thân của những điều ngẫu nhiên trong cuộc đời cô: những tai nạn vào ngày sinh; cơ hội mà cô ta nắm được; những lựa chọn mà cô ta đã thực hiện; những điều xảy đến với cô.

Sự khác biệt duy nhất giữa Agnes và nhân vật không hư cấu, chẳng hạn như bản thân bạn, là bạn đã tái hiện những điều ngẫu nhiên có thể từ đó dẫn đến một thể xác và tác động của nó đến người khác. Agnes không có dấu tay để có thể kết nối cô ta với bối cảnh phạm tội. Agnes không có hồ sơ nha khoa hay tiểu sử DNA để có thể nhận dạng những gì còn lại của cô ta trong chiếc xe hơi bị cháy. Tính cách của cô ta được đưa thêm vào, cô ta có thể được phác họa chân dung một cách sinh động trong một vở kịch hay bộ phim. Nhưng Agnes không thể chụp ảnh được. Vì một tấm ảnh là bằng chứng vật chất cho một điều gì đó đã xảy ra trong thế giới của chúng ta. Cách thức mà ánh sáng phản chiếu trên khuôn mặt, tòa nhà hay khung cảnh của 50 năm về trước đã tắt đi vẫn còn nằm nguyên trong thể nhũ của phim âm bản. Một tấm ảnh, Susan Sontag viết, “là dấu tích vật chất của đối tượng mà về phương diện nào đó không có bức tranh nào thể hiện được”. Ngay cả một tấm ảnh chụp nhanh xấu xí bị ngược sáng và mờ nhạt cũng “là dấu vết, đôi khi thực thể được in trực tiếp từ giấy nến, giống như một dấu chân hay một khuôn đúc từ mặt người chết”. Một tấm ảnh là một “bức vẽ” bằng “ánh sáng”.

“Tất cả những cuốn tiểu thuyết”, Kundera viết, “đều liên quan đến điều bí ẩn của bản chất”. Mỗi nhân vật là một cơ hội để tiểu thuyết gia đảm nhiệm “sự nghi vấn mang tính suy ngẫm” về bản chất. Tuy nhiên, “kính hiển vi quan sát bản chất càng mạnh thì bản chất và tính duy nhất của nó càng lảng tránh chúng ta”. Bản chất khó nắm bắt này sở hữu một cá tính hết sức nhanh nhẹn, cả về mặt khôi hài lẫn bi thảm, có thể trôi đi hay bị phá hủy bất cứ lúc nào. Tereza, một nhân vật khác của Kundera, nhìn vào gương và tự hỏi cô ta phải mất bao lâu để xóa đi dấu vết nếu cái mũi của cô ta cứ mỗi ngày dài thêm 1mm. “Nếu khuôn mặt cô không còn giống như Tereza nữa”, tác giả hỏi, “thì Tereza có còn là Tereza không?”. Bản chất bắt đầu và kết thúc ở đâu? Sự thắc mắc của Kundera không phải vì “tính vô tận không thể đo lường của linh hồn”, mà vì “bản chất không chắc chắn của bản thân và tính đồng nhất của nó”.

Sự hóa thân của chúng ta trong thế giới này bộc lộ từ một xung đột kỳ quái giữa những điều ngẫu nhiên về mặt vật chất chưa từng xảy ra, với những chuyện kể bất tận về bản thân chúng ta và người khác. Chúng ta nhận dạng và đồng cảm với Agnes và Tereza vì chúng ta có cùng bản chất với câu chuyện của họ. Người ta biết đến mình nhiều hơn thông qua những câu chuyện với cùng một cách thức mà họ đã đồng cảm với nhân vật trong kịch hay tiểu thuyết. Khi bất cứ người nào cũng có thể làm chứng xem ai là người được phim ảnh chuyển tải cảm xúc, thì những giây phút đáng nhớ của sự thân thiết riêng tư có thể xảy ra trong nhóm những nhân vật hư cấu. Đồng thời, chúng ta không thể giảm bớt sự khác biệt so với họ vì, giống như Milan Kundera, chúng ta nhe răng cười, chụp ảnh và có những tấm hình để làm chứng cho điều đó.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Đức Phật (người hoàn toàn không giống cũng như không có gì khác biệt với Gotama) hiện thân chỉ khi Ngài kể câu chuyện về hành vi nhận thức của mình với người khác. Thậm chí động lực thúc đẩy Đức Phật ngay từ đầu không phải là cố gắng truyền đạt những gì Ngài đã khám phá ra. “Đạo Pháp mà ta nhận được”, Ngài ngẫm nghĩ, là rất thâm thúy, khó hình dung và hiểu được, là yên bình và cao thượng, không thể đạt được bằng cách lập luận đơn thuần mà chỉ có thể cảm nhận bằng sự khôn ngoan… Nếu ta dạy về đạo Pháp, người khác có thể không hiểu ta và do vậy có thể gây cho ta sự khó chịu và rắc rối.

Nhưng đấng Brahma (người sáng tạo thế giới theo thuyết vũ trụ học truyền thống của Ấn Độ), vừa mới đọc được ý nghĩ của Đức Phật thì ngay lập tức đã biến mất khỏi bầu trời và xuất hiện trước Đức Phật để thuyết phục Ngài dạy những bài học đó, “Với một chút bụi bặm trong mắt những người đang mỏi mòn vì không chịu nghe bài giảng về đạo Pháp”. Và vì “không có sự thương hại đối với những người như vậy”, Đức Phật đã bắt đầu chuyển dịch tính thâm trầm sâu sắc không thể nói ra được của điều ngẫu nhiên và tính trống rỗng thành sự mơ hồ trơn tuột của ngôn ngữ và các dạng thức sống.

Trừ khi chúng ta đã chuẩn bị để coi Brahma như một loài ma quỷ đi từ trời xuống, nhân danh loài người để khẩn cầu Đức Phật, còn không thì chúng ta vẫn cần phải coi ông ta như một phép ẩn dụ khác về đời sống nội tâm của Ngài. Nếu Mara tượng trưng cho cái bóng của Đức Phật thì Brahma tượng trưng cho quyền lực của Ngài. Trong khi Mara xuất hiện trước Đức Phật, vào giờ phút cuối của cuộc đời Ngài như một lời nhắc nhở về cái chết không thể tránh được thì Brahma xuất hiện ngay từ đầu trong cuộc đời Ngài như một sự cảm thụ muốn được hòa nhập vào thế giới. Trong cả hai trường hợp, Đức Phật phải đương đầu với số mệnh của mình. Là một tạo vật tiêu biểu, Ngài không né tránh cái chết cũng như không bỏ qua lời huấn thị là nên lưu tâm đến lời kêu gọi của những người đang chịu đau khổ.

Mặc dù thiết lập nên những giới hạn của sự hóa thân, nhưng Brahma lẫn Mara đều không có khả năng chuyển dời Đức Phật ra khỏi cõi Niết bàn thanh thản của Ngài. Sự xuất hiện của họ dưới hình thức những nhân vật tưởng tượng đang tác động đến cả cuộc đời Đức Phật đã gợi nên ý nghĩ con người mới thiêng liêng và hiểm ác làm sao. Họ không bị xóa bỏ bởi hành vi nhận thức mà còn biết được chúng là gì. Đức Phật thừa nhận sự hiện diện của họ bằng việc ban cho Brahma và Mara những vai trò trong vũ trụ đạo lý, nhưng từ chối chấp nhận họ một cách nghiêm túc khi họ muốn được đối xử như vậy.

Mara đã cảnh báo Đức Phật sẽ rơi vào vực sâu nên Ngài sẽ không có khả năng lưu tâm đến lời yêu cầu của một người như vậy. Ma quỷ xuất hiện như một tiếng vọng về sự nghi ngờ của riêng Gotama, cho nên Ngài không thể chịu đựng sự báo thù thiêng liêng mà Ngài vẫn duy trì bằng việc chối bỏ những yêu sách của vị thần này. Đức Phật vẫn không lay chuyển và trả lời: “Ta biết ngươi, con người tội lỗi. Ngươi là Mara, Brahma cùng với nhóm người của nó… tất cả sẽ rơi vào tay ngươi, nhưng ta sẽ không bị rơi vào thế lực của ngươi”. Bằng việc nhận ra làm thế nào mà điều thiêng liêng và ma quái lại ràng buộc nhau, Đức Phật đã bác bỏ những lời lẽ khoác lác của Brahma với cùng một sự vô tâm như khi Ngài gạt bỏ những đe dọa của Mara.

Đức Phật bằng quyền tự do của mình đã vượt lên trên tác động thiêng liêng hay ma quái, nhưng sự hóa thân của Ngài trong lịch sử loài người đã được suy ngẫm thông qua thần thánh và ma quỷ. Mặc dù cõi Niết bàn có thể vượt lên trên giới hạn của cái tốt và cái xấu, nhưng ngay khi Đức Phật khuấy động sự thanh thản to lớn của nó thì Ngài đã đương đầu với những thái cực không thể tránh khỏi của đời sống luân lý. Trước tiên chúng ta tìm thấy Ngài đang nghỉ ngơi trong sự thanh bình của cõi Niết bàn; sau đó “một vị thần” khích động lòng thương hại của Ngài; rồi Ngài quyết định đến thành Benares (Varanasi) để dạy những nhóm người tu khổ hạnh trước đây. Từng bước đi của Ngài ngày càng xa những rắc rối và thăng trầm của đời sống. Sự hóa thân của Ngài bắt nguồn từ những khối không hình dạng giống như những hình ảnh hay ý tưởng bị phân cực, sau đó thâm nhập vào thế giới khoái lạc dưới hình thức bài phát biểu cùng những hành động, gây ra những hậu quả mà Ngài không thể lường trước được.

Người ta hiểu không đúng về Đức Phật qua việc miêu tả trạng thái tinh thần của Ngài vào lúc thực hiện hành vi nhận thức, không nhiều hơn so với việc hiểu Mozart qua việc miêu tả trạng thái tinh thần của ông lúc ông có cảm hứng để biên soạn khúc nhạc giao hưởng. Để hiểu được đó là vị thánh hay một nhà nghệ sĩ thì giây phút ban đầu không có hình thù phải được biến đổi một cách hình tượng thành những hình ảnh hay âm thanh cụ thể, trong khoảng không gian và thời gian có ý nghĩa đối với người khác. Mozart trước tiên phải “nghe” được một điều gì đó trong trí nhớ tĩnh lặng của ông, sau đó mới chuyển thành những nốt nhạc để nhạc sĩ có thể hiểu và chơi được. Tương tự, Đức Phật phải trải qua hành vi nhận thức trong sự trầm tư yên lặng dưới một gốc cây, sau đó biến nó thành những ý tưởng để mọi người có thể hiểu và thực hành nó.

Cách thức mà một sự hiểu biết sâu sắc không có hình thù đạt được dạng thức trừu tượng rồi đến dạng thức cụ thể, chính là nhịp điệu của sự hóa thân. Về mặt kịch tính, nhịp điệu này thể hiện khá thoải mái và rõ ràng khi chúng ta hình dung nó đã thực hiện đối với Đức Phật và Mozart. Khi bị Mara gài bẫy, sự hóa thân bị cản trở bởi những khái niệm mù mờ về bản chất, bị bóp méo xuyên tạc bởi cách đối xử gượng ép mà chúng ta thấy khó chống cự, bị cản trở bởi những câu thúc của một cơ thể đang hấp hối. Chúng ta giận dữ vì sự bất lực của mình không thể biểu lộ cảm giác cùng những trực giác cao siêu nhằm đưa chúng ta vào sự hiểu biết sâu xa không thể diễn đạt bằng lời. Hình tượng chúng ta tìm thấy đã lảng tránh chúng ta và chúng ta sa vào những biểu hiện mệt mỏi được vay mượn từ người khác.

Quá trình bộc lộ của sự hóa thân được Roland Barthers đánh giá, “Người nói thì không phải là người viết và người viết thì không phải là người như vậy”. Chúng ta là gì vẫn là điều bí mật. Mọi cảm giác khác thường của bản thân đều nằm ở đây, của một cơ thể không chết, là sự cảm nhận riêng tư nhất, không thể nói ra, phổ biến nhất và đam mê nhất mà chúng ta được biết. Trường hợp tốt nhất, nó có thể được phát biểu rõ ràng thành một câu hỏi đầy ngạc nhiên “Gì vậy?” hay “Ai đó?” hoặc “Tại sao vậy?”. Là những sinh vật biết suy nghĩ, chúng ta thắc mắc về số phận của mình và cố gắng hình thành nên ý thức về nó. Chúng ta viết văn, làm thơ, soạn nhạc, vẽ tranh, chụp ảnh, đọc sách, tổ chức những cuộc nói chuyện nghiêm chỉnh, đến bảo tàng nghệ thuật, chơi đàn violon, nghe nhạc Mozart. Người nào đã làm những việc này sẽ bị tách khỏi những người đang ngồi trầm tư suy ngẫm chờ đợi một nhịp thở ra kế tiếp… Còn những người cạo râu vào mỗi sáng và chửi chó mắng mèo thì sẽ bị tách khỏi những người đang viết những bài nghiên cứu thần học dựa trên triết lý nhà Phật.

Những bản chất song song này lượn lờ đi vào và ra khỏi trọng tâm làm chúng ta phải mất nhiều thời gian để tạo nên cuộc sống. Đức Phật, thần thánh, ma quỷ tiếp xúc gần gũi với nhau. Có lúc, chúng ta nghỉ ngơi trong sự ngạc nhiên quá đỗi rằng chẳng có thứ gì cả; kế đó chúng ta lại sáng tác một dòng thơ; rồi sau nữa chúng ta lại cột dây giày. Borges đã kết thúc nhận xét của mình bằng lời thú nhận: “Tôi không biết người nào trong chúng ta đang viết trang này”.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh