Suy Ngẫm Về Thiện Và Ác: Chương 18. Nỗi Đau Khổ Của Người Khác

SUY NGẪM VỀ THIỆN VÀ ÁC: CHƯƠNG 18. NỖI ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC

“Một nhà tu mắc bệnh lỵ”, một đoạn trích trong kinh sách Pali “nằm bẩn thỉu trên bãi nước tiểu và đống phân của mình”, Đức Phật đã đến chỗ ở của ông ta và hỏi tại sao chẳng có ai chăm nom. “Những nhà tu khác không chăm sóc tôi”, người đó trả lời, “Vì tôi chẳng có gì cho họ cả”. Đức Phật và môn đồ Ananda đã tắm rửa cho nhà sư, đỡ ông ta dậy, đặt nằm trên chiếc giường. Đặt câu hỏi trước cộng đồng tăng lữ về việc họ đã làm ngơ không chăm sóc nhà sư bị ốm, Đức Phật nói: “Các con ạ, các con không có cha mẹ vốn là những người có khả năng chăm sóc các con. Nếu các con không quan tâm đến người khác thì ai sẽ chăm sóc các con? Bất cứ người nào quan tâm đến ta thì cũng nên quan tâm đến người ốm”.

Thông qua việc đồng nhất bản thân mình với nhà sư bị ốm, Đức Phật đã xác nhận mối liên hệ giữa những vấn đề thôi thúc cuộc tìm kiếm của Ngài và hành vi nhận thức đã lên đến cực điểm. Không có sinh, lão, bệnh, tử sẽ không có hành vi nhận thức (bodhi) và cũng sẽ không có người thực hiện hành vi nhận thức (buddha). Hành vi nhận thức rõ ràng chỉ là một sự đáp trả cho tính ngẫu nhiên hiểm ác của trạng thái con người. Đức Phật có thể đồng nhất mình với nhà sư bị ốm vì Ngài có thể nhìn thấy hành vi nhận thức của mình báo trước nỗi đau khổ của người khác. Ngài chỉ cho các nhà sư thấy sự tương phản trong việc tôn trọng Ngài nhưng lại tảng lờ sự đau khổ của anh em ruột thịt. Hành vi nhận thức, Ngài ám chỉ, bắt nguồn từ nỗi thống khổ của một người không được chăm sóc, nằm dài trên đống chất thải dơ bẩn của mình.

Khi Chúa Jesus nói về ngày Phán xét cuối cùng, Ngài đã đồng nhất bản thân mình với tất cả những người đau khổ. Bằng việc gợi ra tính đúng đắn của cuộc sống bất diệt, Ngài đã miêu tả bản thân mình trong câu nói.

Vì ta đói, các ngươi đã cho ta ăn; ta khát, các ngươi đã cho ta uống; ta là một kẻ xa lạ nhưng các ngươi đã tiếp đón; ta trần trụi, các ngươi đã cho ta quần áo mặc; ta ốm, các ngươi đã đến thăm. Ta bị giam cầm, các ngươi đã viếng thăm ta.

Những thính giả của Ngài đã phá hỏng sự việc; họ không có hồi ức nào về việc đã đối xử với Ngài theo cách này. “Bởi vì các ngươi đã làm điều này cho một số ít những anh em hèn mọn của ta”, Chúa Jesus giải thích, “là các ngươi đã làm cho chính ta”. Cả Đức Phật lẫn Chúa Jesus đều cho rằng con đường các Ngài đi không dẫn ra khỏi nỗi đau khổ duy nhất của người khác mà đi vào trọng tâm của nó.

Nỗi ám ảnh của Mara về những giới hạn được dẫn dắt phần nào bởi sự khiếp sợ theo trực giác khi phải đối mặt với nỗi đau khổ vô hạn của người khác. Bằng việc chinh phục Mara, hành vi nhận thức của Đức Phật đã bộc lộ Ngài trước nỗi đau khổ mãnh liệt, không được sàng lọc của người khác. Bằng việc giải thoát bản thân mình khỏi phản ứng cưỡng bức, tự cho mình là trung tâm, Ngài đã bộc lộ bản thân mình trước những nhu cầu không thể đoán trước của thế giới. Thành tựu của Ngài không chỉ đơn thuần là cư trú trong tình trạng trống rỗng vô tận, mà còn là khả năng chịu đựng. Sự chịu đựng như vậy, theo Robert Thurman giải thích, là khi “trí óc đạt đến một mức độ có thể chịu đựng sự thiếu thốn về mọi phương diện,… có thể kéo dài tình trạng cực kỳ cởi mở này”.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Để giải thích một thực thể ngẫu nhiên, vị tha cũng là một trong những sự liên kết mang tính đồng cảm, Shantideva đã hình dung toàn bộ cuộc sống như một cơ thể con người, trong đó từng tạo vật là một phần tử tuy riêng biệt nhưng lại không thể thiếu. Ông muốn đáp trả lời khẩn cầu của người khác với một sự đồng cảm đáng mến kết nối những phần khác biệt của cơ thể. “Tại sao bàn tay lại bảo vệ đôi chân”, ông hỏi, “Trong khi sự đau đớn của đôi chân lại không phải là sự đau đớn của bàn tay?” Meister Eckhart đã nói: “Nếu cái chân có thể nói được thì nó sẽ nói rằng đôi mắt, mặc dù nằm ở trên đầu nhưng lại rất đau như thể nó nằm ở phần chân và đến lượt mình, đôi mắt cũng nói như vậy”. Riêng biệt từng bộ phận đều đồng nhất mình với những bộ phận khác trong toàn bộ cơ thể. “Khi có ai đó giẫm lên chân người khác”, Eckhart nói, “thì cái lưỡi sẽ nói rằng anh đã giẫm lên tôi rồi đó”.

Vậy, lý do tại sao khi tôi nhìn thấy một người lạ rõ ràng đang đau khổ nhưng tôi lại do dự không đến bên cạnh và an ủi người đó? Tại sao tôi lại né tránh không nhìn vào mắt người đó? Sự do dự này chính là sự kết hợp đầy lo lắng giữa thông cảm, tội lỗi và xấu hổ, được bổ sung thêm bằng lời viện dẫn đến một loạt những nguyên nhân hợp lý vì đã không liên quan gì đến nhau. Trong lúc quay đi tránh mặt người khác, tôi cảm thấy nỗi day dứt quen thuộc của sự phản bội. Đối với những người theo đạo Phật, tình trạng day dứt không yên này có thể tồi tệ thêm bởi sự thiếu quan tâm đến người khác như Đức Phật. Là người theo đạo Thiên Chúa, người ta cũng có thể nhận thức ra việc không thể đối xử tốt với người khác như Chúa Jesus.

Chúng ta đưa bản thân vào vòng quay của tính tư lợi, giống như bàn tay không nhận ra phần còn lại của cơ thể mà mình thuộc về.

“Thành viên lạc loài này”. Pascal giải thích,

Tin rằng bản thân mình là tất cả và không cho rằng mình phụ thuộc vào thể xác, nó còn cố tạo cho bản thân trở nên độc lập với chính mình và trở thành trung tâm của vũ trụ. Nhưng, nếu không tự mình tham gia vào bất cứ phần chính yếu nào của đời sống, nó sẽ chỉ là kẻ lang thang và bị sốc bởi tính không chắc chắn về sự hiện hữu của mình”.

Mara và Satan cùng bị xua đuổi khỏi cuộc sống. Tương tự, ý thức về sự xa lánh của tôi cũng bắt nguồn từ trạng thái tê liệt trước tính liên kết. Tôi cảm thấy như mình chỉ ghé thăm thế giới này chứ không phải đã tham gia vào nó. Cho dù có nói huyên thuyên ở giữa đám đông thì tôi vẫn cảm thấy trống rỗng một cách kỳ lạ.

Do vậy, tôi cảm thấy mình hốt hoảng trước nỗi thống khổ của người khác như là nỗi thống khổ của riêng tôi. Bằng ý niệm lờ mờ về sự thân quen, chúng ta cảm thấy ngạc nhiên khi một lần nữa phải phụ thuộc vào một thực thể khác lạ. Tình trạng tê liệt của sự xa lánh đưa ra cách thức tham dự đáng ngạc nhiên. Sự khép kín của Mara được thay thế bằng sự cởi mở của Đức Phật. Sự riêng tư thân thiết hoàn toàn được nhận ra bằng việc cho đi toàn bộ bản thân mình trong khi nhận lại món quà từ người khác.

Việc cảm nhận sự đồng cảm đáng mến đã phá hủy không chỉ ý thức về sự cô lập của con người mà còn phá hủy bất cứ nhu cầu nào nhằm phán đoán hành động và cảm giác của một người về mặt ý thức hệ. Người ta không quan tâm đến người bệnh vì Đức Phật nói rằng “Bất cứ người nào quan tâm đến ta thì cũng nên quan tâm đến người bệnh”. Hay bởi vì điều này sẽ thúc đẩy người ta đi theo con đường hướng đến hành vi nhận thức. Người ta chăm sóc họ bởi vì họ bị bệnh. Đối với Shantideva, cách cư xử như vậy “đúng là việc tự chăm sóc bản thân mình; đổi lại người ta không hy vọng một điều gì”.

Chúa Jesus đã đặt các môn đồ của mình vào một tình trạng rắc rối gấp đôi. Ngài miêu tả những người ngay thẳng, đáng hưởng vinh quang Nước Trời là những người cho kẻ đói ăn và cho kẻ trần trụi mặc quần áo mà không nhận ra là họ đang cho Đấng Kitô ăn và mặc. Người ta cho kẻ đói ăn và cho kẻ trần trụi mặc áo đơn giản chỉ vì họ đã từng đói và rách rưới, chứ không phải vì người ta sẽ được hưởng một cuộc sống đời đời. Niềm tin tôn giáo có thể khích lệ một người có lòng thương hại nhiều hơn, nhưng nó có thể nhanh chóng làm tổn thương lòng nhiệt thành của tình thương hại. Việc nhận ra sự thương xót của Đức Phật hay tình thương của Chúa Jesus có thể dẫn đến việc xóa bỏ tạm thời nhân dạng của một tín đồ Phật giáo hay Thiên Chúa giáo.

Bất kể chúng ta quan tâm chu đáo như thế nào đến lời kêu gọi của người khác, nó vẫn không có khả năng nói cho chúng ta biết phải đáp trả như thế nào. Trong khi được kêu gọi hành động một cách dứt khoát, chúng ta lại không chắc chắn về những gì mình làm. Đây không chỉ là vấn đề của việc tuân theo một lời yêu cầu chính đáng mà chúng ta nghe được - lời khẩn cầu của một người nghiện rượu nài nỉ xin mua rượu cho anh ta tương phản với lời khẩn cầu câm lặng là đừng làm tổn thương anh ta. Cho nên việc chúng ta suy ngẫm với hy vọng là nghe được lời nói khôn ngoan của một giọng nói thầm từ bên trong, hay lời cầu nguyện cho sự hướng dẫn thiêng liêng, chỉ được chào đón bởi sự im lặng. Cho dù có “nghe” được điều gì đó thì làm thế nào chúng ta biết được đó không phải là lời nhắc nhở của ma quỷ? Nếu tin vào điều này, chúng ta phải quyết định có nên hay không, khi nào và bằng cách nào hành động theo điều đó? Rốt cục là chúng ta, thay vì mang bản chất của Phật hoặc thần thánh thì phải chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm. Tình trạng khó xử của sự lựa chọn là không thể tránh được.

Cho dù đó là luật Talmud của người Do Thái hay Tạng luật của tín đồ Phật giáo thì không có hệ thống những quy định cùng những điều cấm nào, tuy kỹ lưỡng, tỉ mỉ có thể hướng dẫn chính xác cách giải quyết một tình thế khó xử chưa từng xảy ra về mặt đạo đức. Chúng ta có thể bị cấm không được sát sinh, vậy khi cuộc sống của một bà mẹ lâm vào tình trạng nguy hiểm thì có thể chấp nhận kết liễu cuộc sống của một đứa trẻ chưa được sinh ra để cứu đời sống của bà mẹ không? Hay chúng ta cứ tuân theo tiến trình của cuộc sống một cách tự nhiên và để người đàn bà ấy chết? Lời nói thầm “đừng làm hại tôi” của người nào sẽ xảy ra tiếp theo? Của bà mẹ chăng? Hay của đứa trẻ? Trong điều kiện tốt nhất, những lời giáo huấn về mặt đạo lý đưa ra một bộ khung kết cấu mạch lạc hướng dẫn hành động của một người; trong điều kiện tệ hại nhất, chúng khuyến khích sự tự cho mình là đúng trong việc tuân thủ pháp luật mà không cần giành sự lưu tâm nào đến lời kêu gọi của người khác.

Hành động là mạo hiểm. Cuộc sống ngẫu nhiên và phức tạp đến nỗi chúng ta không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra. Những gì hôm nay tưởng như là điều bất hạnh (bị tàn tật), hóa ra lại là phúc lành của ngày mai (khi tất cả những người lành lặn bị bố ráp và bị sát hại). Chúng ta hành động với những dự định cao quý nhất, có sự cân nhắc thận trọng những lựa chọn của mình, chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Việc tìm ra nụ cười thân thiện và những lời nói khôn ngoan lồng trong vẻ kẻ cả và giả dối, bạn của bạn đã bướng bỉnh lựa chọn cách thực hiện ngược lại với những gì mà bạn đề xuất.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh