Suy Ngẫm Về Thiện Và Ác: Chương 14. Cơ Thể Này Đang Thở

SUY NGẪM VỀ THIỆN VÀ ÁC: CHƯƠNG 14. CƠ THỂ NÀY ĐANG THỞ

Bạn là người quan sát đang tham gia vào những lời nói này. Ánh sáng từ ánh đèn hay cửa sổ hắt lên thành một đường thẳng trên bản văn được in, tạo nên những hình ảnh trên võng mạc của bạn, chúng lóe sáng dọc theo những dây thần kinh thị giác cho đến tế bào thần kinh trong não làm xuất hiện một cụm từ hay một câu dễ hiểu. Cho dù những từ ngữ này có làm bạn nhàm chán, kích động hay gợi trí tò mò thì cảm nhận thực sự này là nơi khởi đầu con đường dẫn đến tự do. Chúng ta không có ý định xem xét điều này. Vì “những người bình thường đều bị đánh lừa” như Chinul, một Thiền sư ở Hàn quốc vào thế kỷ XII đã nhận xét.

Khi mặc quần áo, người ta chỉ biết mình đang mặc quần áo; khi ăn họ chỉ biết mình đang ăn; trong tất cả mọi hoạt động người ta đều bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài. Do vậy, họ dùng chức năng siêu việt của trí óc hàng ngày nhưng lại không nhận ra nó; nó nằm ngay trước mắt nhưng họ lại không nhận biết nó.

Bằng việc nắm bắt những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày của đời sống, chúng ta đã thất bại khi phải chấp nhận sự thực khác thường là chúng ta ý thức được tất cả. Giống như một con cá mất nhiều thời gian bơi qua các đại dương để tìm nguồn nước, chúng ta thừa nhận những chân lý sâu xa nhất nằm trong một nơi siêu việt nào đó vượt quá giới hạn những hỗn độn trần tục của sự hiện hữu hàng ngày. Nhưng với Chinul, “Bản chất cao quý của cõi Niết bàn là hoàn toàn có ở tất cả mọi người”. Bằng việc duy trì truyền thống Thiền, không phải ông đang nói về một chân lý trừu tượng. Trước mắt, ông vẫn cho rằng nhận thức mới của Đức Phật đã nhẹ nhàng truyền qua những ngón tay để cảm nhận được kết cấu của cuốn sách này, truyền qua đôi mắt để nhìn thấy những từ này, truyền qua suy nghĩ để bị bối rối về ý nghĩa của chúng.

“Con đường”, Trang Tử nói, “Nằm trong con kiến, trong miếng ngói vỡ, trong bùn lầy, trong vật dơ bẩn”. Cõi Niết bàn được tìm thấy không phải bằng việc từ bỏ thế giới mà bằng việc thăm dò những nơi sâu kín tối tăm và trần tục của nó. Để phá vỡ sức thu hút bề ngoài của con người, hãy hình dung bạn đang ra một quyết định với một vết rạch từ đầu đến chân, sau đó bóc hết mọi lớp da, mỡ, thịt và gân cho đến khi xương lộ ra. Hãy quan sát những van tim đang bơm máu thông qua động mạch và tĩnh mạch, dạ dày đang tiêu hóa một phần thức ăn, để lộ ra nội tạng đang lấp lánh: gan, thận, ruột. Hình ảnh con người thay đổi thật nhanh chóng, vừa mới chải chuốt làm dáng trước gương đã bị rút bỏ đời sống con người.

Những hành động làm chúng ta bị bối rối nhiều nhất trước đám đông - khóc lóc, ói mửa, tiểu tiện, - là những hành động ít xác định tính người nhất. Bản tính thích ăn mặc đẹp và phô trương vênh váo nhưng chúng ta lại xấu hổ khi thú tính thông thường của mình bị phơi bày trước người khác. Việc để lộ thân hình là một lời nhắc nhở cần thiết về bản tính yếu đuối của chúng ta: sự thối rữa, mục nát, đau đớn, chiếm đoạt và hủy hoại là lời chế giễu độc ác đối với bản tính tự chịu đựng mà chúng ta đang đấu tranh gìn giữ.

“Khi sở hữu một thể xác như vậy”, Đức Phật nói, “Người ta nghĩ về mình ở mức độ cao và ngược lại với người khác” - vì không có gì hơn việc thiếu sự nhận thức sâu sắc. Xác thịt này được sinh ra từ bụng mẹ và được an bài cho đến tận cùng là cát bụi, là một cỗ máy cân bằng vĩ đại của con người. Giải phẫu một con chó hay một con mèo, con chim hay con cá, bên dưới lớp da bạn nhìn thấy máu, thịt và xương giống như của chính mình. Những loài sinh vật đó không hề có cảm giác gì về nhát cắt nhưng chúng ta, loài sinh vật tối cao sẽ có cảm giác thoáng qua trên bề mặt của phần còn lại. Phân tích phần xác thịt này thành chất đạm và gen di truyền, chúng ta sẽ nắm được phần tài sản kế thừa chung của mình với tất cả mọi thứ, từ tảo biển đến vi khuẩn. Phân tích các gien này thành phân tử, nguyên tử, hạt lượng tử thì chúng ta sẽ chạm vào những gì chúng ta dùng chung với đá sỏi và sao chổi.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Chúng ta thấy bản thân mình đang lẩn trốn, không những lẩn trốn tính bấp bênh, mong manh của một thế giới ngẫu nhiên mà còn lẩn trốn những nhu cầu của một cơ thể sinh vật. Khi đọc những câu này, chúng ta không cảm nhận được hai lá phổi, buồng tim và hệ thần kinh đang hoạt động để bạn có thể đọc được. Những tế bào cùng những bộ phận tinh vi trong cơ thể là một lời nhắc nhở nghiêm khắc đến cái chết của chúng ta. Nhu cầu hít thở, ăn và thải bỏ là bằng chứng cho sự tham gia của chúng ta vào tự nhiên. Tuy nhiên, để hướng sự chú ý khỏi mối bận tâm quá mức vào hình ảnh và sự suy ngẫm riêng, thay vào đó là quan tâm đến những điều kiện vật chất, cảm xúc và tinh thần mà từ đó, vai trò của bản thân xuất hiện, theo Đức Phật, đó là “Con đường trực tiếp… để đạt được cách thức đúng đắn, cho sự nhận thức về cõi Niết bàn”.

Để cảm nhận sâu sắc việc bộc lộ bản chất của tự nhiên, Đức Phật đề nghị nên quay về với trọng tâm bản chất tự nhiên của chính nó: “Là về đến cánh rừng, về đến cội rễ hay một túp lều tranh trống rỗng”. Khi không mang dấu vết nào chứng tỏ sự hiện diện hay quyền lực của con người, tình trạng hỗn loạn nơi hoang dã trở thành địa hạt của sự vị tha. Cây cối, bụi rậm và dây leo được tự do mọc lên, nở hoa và khô quắt lại, không bị con người cản trở. Cảnh tượng thê lương của một túp lều trống trải - có lẽ đã bị hoa lá bao phủ một nửa - là lời nhắc nhở cho thấy không có ai ở đó. Ngược lại với một thế giới bị bão hòa bởi những dấu hiệu của quyền sở hữu và tham vọng, tự nhiên đã vô tình và dễ dàng phơi bày từng mảng của một cuộc sống tương tự đang đập rộn ràng trong mạch máu và tràn đầy buồng phổi chúng ta.

Việc trú ngụ trong trạng thái cô độc của tự nhiên hay rút vào một căn phòng trống trải tự nó không làm dịu đi khát vọng điên cuồng của những suy nghĩ và cảm xúc ngăn cản người ta được ổn định trong sự suy tư sâu lắng. Như Pascal và Montaigne đã khám phá, trạng thái cô độc có khuynh hướng khuếch đại tính liên tục của trí óc. Đơn giản Mara không thể bị khuất phục chỉ bằng việc tách bản thân ra khỏi trạng thái bị quấy rầy. Ngay từ đầu, điều này có lẽ giống như việc rút khỏi thế giới làm cho người ta thêm quẫn trí. “Tình trạng lẩn trốn” trí óc cần phải tiến hành thường xuyên để dẫn đến một hành động mà người ta có thể thường xuyên quay trở lại với nó. Đối với Montaigne, đây là phương pháp rèn luyện những bài viết; còn đối với Đức Phật, đây là bài thực hành tập trung sự chú ý đối với luồng hơi thở ra vào.

Việc hít thở, suy ngẫm làm cho bạn có nhận thức sâu sắc về sự hòa hợp quan trọng nhất của sự tồn tại về mặt vật chất. Thay vì khảo sát tỉ mỉ cơ thể bằng cách tưởng tượng để xem xét nó từ bên ngoài, người ta có thể cảm nhận cách thức để khám phá nó từ bên trong. Bằng việc tìm ra một tư thế vững chắc với phần lưng giữ thẳng đứng, rồi dồn toàn bộ sự chú ý vào cảm nhận vật chất của hơi thở khi nó đi vào hai lỗ mũi, tràn đầy hai buồng phổi, ngưng lại, rút ra khỏi buồng phổi, rồi lại thở ra, lại ngưng, lại tiếp tục… Đừng nên kiểm soát hơi thở; chỉ nên ngừng nghỉ với sự lặng lẽ để nhận ra sự hoạt động này. Nếu hơi thở ngắn và cạn thì hãy nhận xét nó là ngắn và cạn, nếu hơi thở dài và sâu thì hãy nhận xét nó là dài và sâu. Không có cách đúng hay sai nào trong việc thở.

Hít thở là một chức năng tự điều tiết của cơ thể. Vì đa phần chúng ta đều dễ dàng hít vào và thở ra như một thân cây hướng về ánh nắng mặt trời. Quá trình tự nhiên này xảy ra theo ý muốn của riêng nó. Nhưng chừng nào người ta còn tập trung sự chú ý thì dòng chảy tự do của nó còn bị ngăn cản bởi sự kìm chế của sự tự ý thức. Cho dù bạn không cố gắng kiểm soát hơi thở nhưng hành động thực sự tập trung chú ý vào nó cũng đã áp đặt mức độ kiểm soát. Hãy học cách làm thế nào để giữ nguyên sự nhận thức đầy đủ về việc thở mà không làm cản trở nhận thức về sự dao động tự nhiên của nó.

Cách thức để làm điều này là chờ đến khi hơi thở xảy ra. Sau mỗi đợt hít vào và thở ra, tiếp theo là sự tạm dừng ngắn ngủi khi các bắp cơ thay đổi sự vận động, giả sử coi nó như vậy, trước khi đẩy ra một luồng không khí bị dồn nén hay hít vào một hơi thở tươi mới. Sự tự ý thức của việc hít thở được thể hiện rõ nhất tại hai thời điểm: nó bất ngờ cảm giác như “tôi” phải hít vào hoặc thở ra. Để xóa tan cảm nhận về sự trung gian này, trong từng giai đoạn tạm dừng hãy giữ nguyên vai trò của người quan sát, tức là để ý xem khi nào và bằng cách nào các bắp cơ sẽ bắt đầu tham gia vào sự hòa hợp để khởi đầu sự hít vào và thở ra tiếp theo. Chỉ nên chờ đến giai đoạn kế tiếp của việc hít thở: đừng đòi hỏi khi nào thì nó nên bắt đầu; không cần chuẩn bị xem đó là hơi thở nông hay sâu; không cần để ý xem đó là hơi thở mạnh mẽ hay nhẹ nhàng.

Trong khoảng không gian mở của việc chờ đợi chỉ mang tính cảnh báo nhưng không can thiệp này, cơ thể sẽ bất ngờ cảm nhận hít vào hay thở ra theo cách riêng của mình. Bằng thực hành, người ta học cách nâng cao vai trò của một người quan sát là tham gia nhưng không can thiệp vào động tác hít thở của con người. Bằng việc chú ý liên tục và cẩn thận những cảm nhận nhịp nhàng của việc hít thở, trí óc không những trở nên trầm tĩnh và tập trung hơn, mà người ta còn nhận ra sự tinh tế và phức tạp của quá trình. Bất cứ nhận xét nào coi việc hít thở như những tiếng gầm cơ học tác động lên buồng phổi đều được thay thế bằng cảm nhận sâu sắc coi hơi thở như nhịp thủy triều, như một sự kết nối quan trọng với thế giới bên ngoài lớp da …

Nhịp độ bền vững, chắc chắn của hơi thở giống như một cái neo, cứ mỗi lần người ta quay trở về tâm trí thì cái neo này bị giành lấy bởi những điều mơ tưởng hão huyền hay những hồi ức. Những thay đổi bất thường - từ đợt hơi dài, nhẹ nhàng, cho đến đợt hơi thở hổn hển ngắn ngủi, gấp gáp - đều được coi như khí áp kế của tâm tính. Sự hít thở mở cánh cửa dẫn đến nhận thức được nâng cao hơn về cuộc sống bên trong của một người: cảm xúc rộn ràng, rung động, vội vã, nóng nảy, náo nức, căng thẳng, xúc phạm… Bằng việc khảo sát mớ cảm xúc hỗn độn này, chúng ta nhận thấy nó như một tấm vải được thêu dệt bằng cảm xúc và cảm giác. Cơn dằn vặt lo lắng hay vội vã của sự thở ra giống như một sự co thắt hay bùng nổ tại một vị trí đặc biệt trong cơ thể. Những tâm tính tản mạn hơn, chẳng hạn như buồn rầu hay mãn nguyện được lan trải thành một lớp sương mù bay ngang toàn bộ hệ thống, trong khi cảm giác day dứt trong mạng lưới thần kinh ở bụng đã khơi dậy sự bất an quen thuộc nhưng không thể gọi tên.

Và có thứ xảy ra, có thứ biến mất. Người ta càng quan tâm đến biểu hiện của cuộc sống, từ những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua trí óc đến vòm trời xanh yên tĩnh không một bóng mây thì tính không kiên nhẫn của mọi vật càng trở nên rõ ràng. Tất cả sự vật đều thể hiện bản thân mình thông qua các giác quan đang vận động. Một ý tưởng đang chạy đua với tốc độ mà chúng ta chỉ đủ nắm bắt được nó và bầu trời thay đổi màu sắc trong trạng thái yên tĩnh dường như bất động, nhưng cả hai đều trong tình trạng thay đổi như nhau. Cho dù đó là vì đặc quyền ưu tiên của cơ thể đối với tính liên tục vĩnh cửu, hay vì sự khao khát đầy lo lắng của chúng ta đối với tính bền vững trong một thế giới không chắc chắn thì chúng ta cũng không có khả năng quan tâm, lưu ý đến điều này. Cứ như sự kháng cự của chúng ta đối với tính tạm thời phản chiếu sự kháng cự mạnh mẽ hơn trước cái chết. Mara không những là sự cản trở mà còn là sự tạm thời và chết chóc.

Một thế giới thường xuyên tan biến sẽ không bao giờ cố định tại một nơi nào đó để thỏa mãn ước muốn của một người hay một xã hội vì tính bền vững và hạnh phúc lâu dài. Tuy nhiên theo bản năng, chúng ta vẫn cho rằng thế giới như vậy có khả năng mang lại hạnh phúc. Niềm khao khát theo thuyết duy tâm này có nguồn gốc về mặt sinh học cũng như tâm lý học. Quá trình tiến hóa của loài người phần nào do năng lực dựa trên khái niệm của chúng ta nhằm quan tâm và hoạch định một tương lai mà mọi người, gồm họ hàng, người thân và con cháu chúng ta sẽ khỏe mạnh và phát triển.

Thành công của cách thức này đòi hỏi một bản chất kiên cường, không bị tác động bởi sự thay đổi cùng những rối ren của cuộc sống. Chỉ bằng cách này, “tôi” và “chúng ta” mới có thể hưởng thụ thành quả của những nỗ lực trong tương lai. Nhưng khi chúng ta cẩn thận xem xét những kiểu mẫu của cuộc sống bên trong và chung quanh mình thì không tìm thấy những điều như vậy. Mặc dù cơ thể vạm vỡ của “tôi” có lúc cứng rắn và thực tế hơn bất cứ thứ gì khác nhưng nó vẫn tan biến nhanh như một ảo tưởng ngay khi chúng ta tìm cách trói buộc nó. Trái với mong đợi, bản chất không che giấu giữa vở kịch xoay tròn quanh các sự kiện cũng không tách rời chúng trong phạm vi của riêng nó. Khi con người suy tư với sự vị tha, người ta khám phá ra rằng, giống như hơi thở, nó cũng hết sức bất ngờ về sự hòa hợp của riêng mình. Ngay cả việc quan sát sự nhận thức cũng là hậu quả tạm thời của cảm xúc đang tác động lên các cơ quan của một hệ thần kinh phức tạp, có khả năng biểu thị những dữ liệu đó dưới dạng “những thứ được tôi quan sát”.

Sau nhiều năm tranh đấu, Đức Phật nhận ra rằng sự quan sát trầm tĩnh và thấu suốt về bản chất phù du, đau khổ, không đáng tin và bản chất vị tha của sự từng trải đã làm giảm sự lo lắng của một người và thế giới nằm ngay tại gốc rễ của nỗi khổ hiện tại. Sự giảm thiểu này (cho dù chỉ một vài phút) chính là cõi Niết bàn - trong khi ách kìm kẹp, tất nhiên phải là Mara. Giống như cách thức Đức Phật cần đến để chinh phục Mara nhằm trở thành Đức Phật, cõi Niết bàn cũng cần trạng thái tĩnh mịch của vòng luân hồi để trở thành cõi Niết bàn. Khi Mara thường ám ảnh Đức Phật thì vòng luân hồi cũng hay có mặt ở cõi Niết bàn.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh