Suy Ngẫm Về Thiện Và Ác: Chương 6. Sợ Hãi Và Run Rẩy

SUY NGẪM VỀ THIỆN VÀ ÁC: CHƯƠNG 6. SỢ HÃI VÀ RUN RẨY

Phần 2: TẠO RA CON ĐƯỜNG

Chương 6: SỢ HÃI VÀ RUN RẨY

“Tất cả bất hạnh của loài người”, Pascal nhận xét, “đều phát xuất từ một điều: không biết cách làm thế nào để nghỉ ngơi yên tĩnh trong một căn phòng”. Việc ngồi yên, tĩnh lặng một mình khiến bạn phải đối mặt với những bất ngờ khó chịu về sự tồn tại của mình. Bạn cảm thấy hơi thở đến rồi đi, tim đập thình thịch, một sự co thắt đau đớn ở phần thắt lưng, tai ù, tâm trí đầy lo lắng. Khi Michel de Montaigne về hưu sống tại điền trang của mình vào năm 1571, ông hy vọng bỏ mặc tâm trí trong “sự lười nhác hoàn toàn để cảm thông với chính mình, để nghỉ ngơi và để phát triển ổn định”. Điều làm ông ngạc nhiên là, hóa ra điều đó lại “giống như một con ngựa lồng lên”, đe dọa ông bằng “những con ngáo ộp và những con yêu quái không có thực, lần lượt từng con một, không theo một trật tự hay một kế hoạch nào cả”.

Bị đẩy vào sự hiện hữu là nỗi sợ hãi và sự gây sốc. Tôi bị thúc ra khỏi tử cung của mẹ tôi để xuất hiện với thân thể đầy máu và khóc toáng lên, thở hổn hển trong một thế giới xa lạ. Tôi không có sự lựa chọn nào trong vấn đề này. Khi học sắp xếp những ý nghĩ rối ren thành một thế giới dễ hiểu, dàn xếp mê hồn trận của ngôn ngữ và tín hiệu, quen với việc nghe và kể những câu chuyện của mình và của người khác, tôi khám phá ra tôi đã bị trục xuất khỏi phạm vi hoạt động của thế giới một cách thô bạo như tôi đã từng lao tới nó.

Thay vì đối mặt với điều ngẫu nhiên bất ngờ về sự hiện diện của mình, tôi lại lẩn trốn nó. Hành động lẩn trốn này là một dòng chảy hiểm ác, ngấm ngầm của đời sống con người. Đó là sự rút lui đầy hoang mang, sợ hãi, phản ứng lại việc được sinh ra và phải chết đi, nghiền ngẫm sự lo lắng nhưng lại không hề lo lắng về bất cứ điều đặc biệt nào. Việc run rẩy không yên giống như sự va chạm vô thức của hai làn sóng trên mặt nước: vòng tròn này là sự phản ứng với cú sốc của việc sinh ra, còn vòng tròn kia báo cho biết về cú sốc trước cái chết.

Tôi bị tách rời ra, chống lại bản thân mình. Phần nào trong tôi vẫn giữ nguyên nhận thức nó là một loài thú có sự tự ý thức khác thường; phần khác lại ngoảnh đi và lẩn trốn tính an toàn của những gì có thể điều khiển được. Tôi không chống nổi sự cám dỗ trước những câu chuyện vặt vãnh. Tôi khao khát tình trạng kích thích, say sưa. Tôi mất khả năng kiểm soát trước những mơ mộng hão huyền, một sự bất lực kéo dài nhằm duy trì sự tập trung vào những gì quan trọng nhất. Cho dù có những khát vọng lớn lao để tiếp tục theo đuổi một con đường, tôi bắt đầu nghi ngờ mình đang bị cuốn vào những vòng quay.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Tính kiên định tương đối của cái “tôi” được phóng đại lên trở thành một bản chất thường xuyên và rời rạc, muốn bảo vệ tôi tránh khỏi sự khủng bố của điều ngẫu nhiên và sự thay đổi. Tôi cảm thấy như mình là một linh hồn bất tử, chưa được sinh ra mà chỉ tạm thời cư trú trong thể xác. Để tin vào điều này, chỉ có cách làm gia tăng những mâu thuẫn trong sự trốn chạy hiện tại. Vì bản chất có vẻ bất diệt này đã đau đớn khổ sở gặm nhấm mối hoài nghi, trong khi điều căn bản nhất lại không có. Tôi tỏ ra tự mãn nhưng lại khao khát được người khác yêu thương và thừa nhận. Tôi luôn nghĩ sẽ tự tin nhưng luôn cảm thấy mình đang đeo một chiếc mặt nạ; tôi thể hiện sự vui vẻ bề ngoài nhưng bên trong phải chịu đựng sự tuyệt vọng thầm lặng; tôi thừa nhận tính duy nhất của mình nhưng lại nghi ngờ mình là một bộ sưu tập những quy tắc lộn xộn.

Hành động chạy trốn hiện tại được dẫn dắt bởi nỗi sợ hãi. Là một trong số những binh lính của Mara, nỗi sợ hãi thấm sâu vào gốc rễ sự tồn tại của con người. Nó bắt nguồn từ việc cảm nhận thực sự một bản chất ngẫu nhiên: nỗi lo lắng sâu xa của sự đi xuống. Nỗi lo lắng này biểu thị nỗi sợ hãi của tôi về sự đào thải, sự thất bại, bệnh ung thư, chứng mất trí hay tình trạng lão suy. Sự sợ hãi và lo lắng được ấp ủ bên dưới sự nhận thức, đang chờ cơ hội nổi lên và chiếm lấy tôi. Có lúc tôi quyết định bắt tay vào công việc, nhưng sau đó lại thấy bản thân bị kềm kẹp bởi một nỗi lo sợ vô lý. Nỗi lo sợ đã che mờ và làm tê liệt tâm trí, biến đổi thế giới từ một nơi đầy thú vị trở thành một nơi đầy thờ ơ và sự hiểm độc. Nỗi sợ hãi làm tôi mất hết nhuệ khí, tôi trở nên lo sợ và hành động một cách cẩu thả. Khi nỗi sợ hãi ngự trị, tôi bị thuyết phục trong hoảng loạn rằng có một điều gì ghê gớm sắp xảy ra.

Cơ thể sướng run trước viễn cảnh tốt đẹp đã chùn bước trước lời gợi ý của sự đau đớn. Từ tiếng khóc của trẻ sơ sinh cho đến chứng bệnh thấp khớp của tuổi già, những cuộc đấu tranh có tổ chức để tự do thoát khỏi sự đau khổ đã đan kết thành tình trạng của nó. Từng bước một, chúng ta lao vào hiểm họa của việc vướng chân rồi bị ngã, đâm sầm vào một chướng ngại vật, vô tình trượt dài trên một mặt phẳng hay kéo căng một cơ bắp. Mỗi sự lo lắng để lộ ra mối bận tâm mà không gây tổn thương. Mỗi hoạch định tương lai là một nỗ lực nhằm trừ tận gốc nỗi lo lắng đang gặm nhấm mép lề hiện tại.

Sợ hãi là điều mong đợi không bị tổn thương, là niềm khao khát không phải chịu đựng nỗi bất hạnh; là sự khao khát không trở thành điều ngẫu nhiên bất ngờ. Đây là phản ứng chống đối căn bản trước những đe dọa của cuộc sống mà chúng ta phải đối mặt. Cũng như việc trở thành một cảm xúc trong quyền hạn riêng của mình, nỗi sợ hãi đã lan tỏa tất cả cảm xúc tự cho mình là trung tâm. Cho dù tôi héo hon vì bị ghét bỏ, hay gặp rắc rối vì những nghi ngờ thì trong cả hai trường hợp tôi đều lo sợ - tôi muốn né tránh nỗi đau khổ do những lời nhận xét cay độc của kẻ thù giáng xuống, cũng như tôi đã từng khổ sở về tính không chắc chắn của mình.

Khi thái tử Gotama đến gần sự tuyệt giao cuối cùng với những nguồn lực đã từng sai khiến mọi giai đoạn của cuộc đời, Ngài đã tháo gỡ những nỗi lo sợ tiềm tàng. “Mara đã làm cho đạo quân của mình đột ngột hiện ra”, trích dẫn từ cuốn Mahavastu bằng tiếng Phạn, “và đến trước chỗ ngồi của vị bồ tát. Leo lên chiếc xe ngựa được kéo bởi hàng ngàn con ngựa và đeo một cây cung sáng chói, nó đã thốt ra tiếng than khóc đầy sợ hãi: ‘Hãy giết hắn đi, giết hắn đi, hãy bắt hắn, nhanh lên!’”. Dưới sự chỉ huy của nó, đám ma quỷ do những con thú dẫn đầu đã tràn lên vây quanh Gotama, những con rắn chuông to lớn đang trườn trên mặt đất, những con yêu tinh lăn những cục than hồng ào ào xuống người Ngài. Sức mạnh thực sự trong cuộc chiến đấu vì tự do đã tạo nên một sự hoảng sợ mạnh mẽ không kém. “Nhà hiền triết càng ít sợ hãi đám quân binh khủng khiếp”, Ngài Mã Minh - Ashvaghosa trong bản nói về cuộc đời Đức Phật vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên đã nói, “Mara lại càng tiếp tục tấn công vào sự lo lắng và giận dữ”.

Khi Pascal nói: “Sự im lặng trong những khoảng không gian bất định này khiến tôi hoảng sợ”, ông biểu lộ niềm khao khát không bị tổn thương còn hơn cả việc lo sợ về một người hay một vật đặc biệt. Nỗi lo sợ của Pascal xuất phát từ sự nhận thức một bản chất bị gói gọn trong một vũ trụ bàng quan và rộng lớn mà chẳng bao lâu nữa ông sẽ bị trục xuất khỏi nó. Đó là sự lo lắng mà chúng ta cảm thấy khi tính nhất thời và điều ngẫu nhiên bất ngờ của sự tồn tại trở nên rõ ràng. Nhưng ngoài việc cảm thấy lo lắng, chúng ta còn cảm thấy khiếp sợ. Mặc dù sự lo lắng này có thể làm suy yếu cảm nhận trở thành một bản chất tách biệt nhưng nó vẫn bộc lộ một điều gì đó hết sức kỳ diệu và khủng khiếp. Một số người đã coi sự bộc lộ này như một tôn giáo trong tự nhiên. Đó là sự báo trước về một thế lực siêu phàm đã tạo dựng, duy trì và phá hủy cuộc sống, trước thế lực đó người ta cảm thấy thấp kém.

Mặc dù sự sợ hãi trước bản tính phá hủy của cuộc sống đã kích hoạt những chiến lược bản năng về tính khép kín của Mara, nhưng nó cũng mang lại một cái nhìn thoáng qua về những gì chúng ta cần phải hiểu và chịu đựng, nếu chúng ta tự do thoát khỏi vòng kiểm soát của Mara. Chiến thắng của Đức Phật trước những đạo quân của Mara cho thấy Ngài đã đến những giới hạn, không chỉ bằng những sức mạnh bị hạn chế và bị bóp méo trong tâm trí, mà còn bằng sức mạnh của sự thay đổi và sự ngẫu nhiên để dẫn dắt thế giới. Bằng việc gạt bỏ nỗi ám ảnh trở thành một bản chất bị cô lập, Đức Phật đã bạo dạn mở rộng bản thân và điềm tĩnh trước sự xáo trộn rối ren của điều siêu phàm.

Trong bối cảnh của thuyết hữu thần, việc sợ hãi lũ ma quỷ không giống như việc sợ hãi Thượng đế. Trong trường hợp trước, người ta bị khủng bố bởi sự không hài lòng nào đó xảy đến với bản thân, còn trong trường hợp sau, người ta khiếp sợ bởi một sức mạnh khủng khiếp và bí ẩn về những gì vượt trội hơn con người. Trong thư gửi tín hữu Phi-lip-phê, Thánh Paul đã nhắn nhủ các môn đồ rằng: “Về bất cứ điều gì, đừng sợ những kẻ chống đối anh em: đó là dấu chỉ cho thấy họ sẽ bị hư vong, còn đối với anh em, thì lại là dấu chỉ ơn cứu độ”. Bằng lời nói đó, ông khuyến khích họ sống trong sự nhận thức thường xuyên về tính hữu hạn và cái chết. Thay vì dẫn dắt chúng ta đi lòng vòng tìm kiếm sự hoàn thiện một cách vô ích ở những nơi mà tất cả mọi sự đau đớn đều bị loại bỏ, điều này lại mở ra một con đường có thể làm cho chúng ta tự do thoát khỏi sợ hãi.

Đối với Tsong-kha-pa, một nhà văn Tây Tạng ở cuối thế kỷ XIV cho rằng lo sợ là một trong những nguyên nhân đưa con người đến hướng đến Đức Phật. Nỗi lo sợ này cũng không phải là một trong số những “đạo quân” của Mara. Đó là nỗi lo sợ của chính bản thân Mara. Điều khao khát không bị những đạo quân của Mara làm tổn thương chính là khởi đầu một chân lý: sự khao khát vượt qua những giới hạn của con người và bắt đầu một hướng đi. Vì thiếu vắng viễn cảnh rộng lớn này, chúng ta cố gắng xóa đi nỗi sợ hãi bằng việc né tránh một cách tuyệt vọng hay phá hủy bất cứ thứ gì đe dọa đến hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta phải thừa nhận rằng tự bản thân chiến lược có lẽ đã sai sót. Vì cho dù anh cắt bao nhiêu cái đầu của Mara thì những cái đầu khác cũng sẽ mọc lên đúng vị trí đó. Chỉ bằng cách bước lùi lại để suy ngẫm bức tranh rộng lớn này, bạn mới có thể bắt đầu nhận ra những gì là mối đe dọa thực sự: bị vướng mắc bởi sự phản ứng đầy lo sợ.

Thậm chí sau hành vi thức tỉnh, Mara đã đến gần Đức Phật cùng các môn đồ của Ngài để “khơi dậy nỗi sợ hãi, bối rối và khủng khiếp” trong họ. Khả năng giữ nguyên lòng can đảm khi đối mặt với những đe dọa của Mara đã bị lấy mất như một dấu hiệu cho thấy họ không còn là đối tượng của cách thức phản công. Mara cố tìm cách quấy nhiễu sự chú ý của vị ni cô xinh đẹp Uppalavanna, khi cô đứng một mình dưới gốc cây trong rừng nhưng cô đã đáp lại nó bằng lời nói: “Dù có hàng trăm ngàn kẻ xỏ lá giống như ngươi đến đây”, cô trả lời, “thì ta vẫn không nhúc nhích một sợi tóc, không cảm thấy kinh khủng, thậm chí cũng không cảm thấy cô độc, Mara ạ, ta không sợ ngươi”. Vì cuộc đời cô không còn bị chi phối bởi niềm khao khát không được làm tổn thương cho nên cô có thể tuyên bố với Mara rằng: “Ta đã tự do thoát khỏi mọi ràng buộc, do vậy ta không sợ ngươi, anh bạn ạ!”.

Nhưng chừng nào con người còn là đối tượng của sự phản ứng cưỡng bức, thì người ta còn phải né tránh những nỗi lo sợ như vậy bằng việc chạy trốn những suy nghĩ và hình ảnh đã bị cuốn khỏi vòng kiểm soát để trở thành những ý nghĩ kỳ quặc không thể cưỡng lại được của bản thân một người nào đó, như một nhân vật trong vở kịch cũ bắt buộc phải diễn đi diễn lại.

Khả năng tưởng tượng là một hành động thuộc thuyết duy ngã nhưng không có kết quả. Đó là một hành động lẩn tránh đầy lo lắng khỏi điều bất ngờ mang tính ngẫu nhiên và sự ấn định một điều gì đó hứa hẹn sự hài lòng và an toàn thường xuyên. Hành động lẩn tránh và sự ấn định là hai khía cạnh của một quá trình duy nhất. Chúng phản ánh đồng thời sự bối rối và tính mong manh của điều hiểm ác. Sự ấn định là một hành động bắt buộc, được chỉ đạo và duy trì bởi hành động lẩn tránh thoát khỏi sự ngẫu nhiên không thể chịu đựng nổi của mọi vật. Bằng việc nắm chặt một ý tưởng, một vật hay một con người, tôi nhất thời cảm thấy an toàn và không lo sợ. Nhưng trong hành động thực sự của việc nắm bắt một điều gì đó, sự ấn định lại bóp méo, xuyên tạc nó. Việc siết chặt sự chú ý chung quanh những gì được khao khát đã tách rời nó khỏi ma trận của những mối liên hệ mà một khi xuất hiện sẽ làm cho nó có vẻ cần thiết thay vì ngẫu nhiên. Và do vậy theo bản năng, tôi cảm thấy mình bị mắc bẫy trong sự lừa đảo quỷ quyệt nhất của Mara.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh