Suy Ngẫm Về Thiện Và Ác: Chương 4. Satan - Đối Thủ

SUY NGẪM VỀ THIỆN VÀ ÁC: CHƯƠNG 4. SATAN - ĐỐI THỦ

Khi Mara tìm cách chiếm một địa vị chắc chắn trong lòng những người đang tìm cách giải thoát bản thân khỏi sự kìm kẹp của nó, thì nó phải thừa nhận bất cứ thủ đoạn nào cũng đi kèm với mục đích. Nhân vật dụ dỗ Chúa Giêsu đi vào vùng hoang mạc đã chơi cùng một trò chơi xảo trá như Mara đã làm để đối phó với Đức Phật. Trong khi Satan xúi giục Chúa Giêsu “Ra lệnh cho hòn đá này trở thành bánh mì” thì Mara lại đề nghị Gotama rằng “Ngài chỉ cần giải quyết làm sao để dãy núi Himalaya có thể trở thành vàng và nó sẽ trở thành vàng”. Trong khi Satan cam đoan với Chúa Giêsu rằng sẽ cho Người thống trị tất cả mọi vùng đất trên thế giới nếu tôn thờ nó thì Mara lại khẩn khoản nài xin Đức Phật hãy “Thực hành những quy tắc một cách thẳng thắn: Không giết hại và cũng không xúi giục người khác giết hại, không tịch thu và cũng không xúi giục người khác tịch thu; không buồn phiền và cũng không xúi giục người khác gây ra điều buồn phiền”.

Qua nhân vật Mara, Phật giáo đã tìm thấy quan điểm chung nhất giữa những phong tục của thuyết thờ một thần ở vùng Cận Đông và những phần kết hợp với những phong tục bản xứ ở Ấn Độ. Ngoại trừ trong những bản văn của đạo Phật, cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu trong suy nghĩ của người Ấn Độ chưa bao giờ được hợp nhất thành hai nhân vật đối chọi như Đức Phật và Mara. Thay vào đó, các thế lực của tội lỗi, chết chóc và hủy diệt được phân bố vào một số lớn các vị thần: Yama, chúa tể của cái chết; Kamadeva, thần khát vọng; Shiva, thần hủy diệt thế giới; Kali, mẹ đẻ của sự tàn phá; Krishna, kẻ lừa đảo siêu phàm. Mặc dù Phật giáo đôi khi đồng nhất Mara với những nhân vật này, nhưng bản thân Mara chưa xuất hiện trong câu chuyện hoang đường nào ở Ấn Độ.

Những tín ngưỡng thờ Phật và thờ Chúa tuân theo xu hướng được khởi xướng bởi Zarathustra, người sáng lập nên đạo Zoroastrian cổ đại, bắt nguồn từ khoảng giữa năm 1000 đến 600 trước Công nguyên ở Ba Tư và lan rộng khắp cả miền Đông và miền Tây. Zarathustra dạy rằng Ohrmazd (Thượng đế) đã sinh ra một kẻ giống hệt mình. Trong khi một bên chọn cách tuân theo sự thật thì bên kia - Ahriman (ma quỷ) lại chọn cách tuân theo dối trá. Những bản văn của đạo Zoroastrian miêu tả Ahriman là “Kẻ hủy diệt… một linh hồn hủy diệt đáng nguyền rủa, tượng trưng cho tất cả những gì đồi bại và chết chóc, là một kẻ nói dối và lừa gạt”. Sự đối nghịch của Ahriman trước Ohrmazd là nguyên nhân về sự tồn tại của con người, bắt nguồn từ trạng thái căng thẳng ban đầu giữa các thế lực đối lập: ánh sáng và bóng tối; cái tốt và cái xấu. Trong quyển sách Ecce Homo, triết gia Nietzsche đã viết: “Zarathustra là người đầu tiên coi cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, giữa thiện và ác thực sự là bánh xe dẫn vào trạng thái hoạt động của tất cả mọi thứ”.

Cho dù có chịu ảnh hưởng bởi những tư tưởng của Zoroastrian hay không thì Mara và Satan vẫn gợi ra cách làm thế nào mà đức tin của Phật giáo và của thuyết nhất thần lại hiểu thấu cơn khủng hoảng của cá nhân con người bằng cách thức bao quát tương tự. Có lẽ Zarathustra đơn thuần chỉ là người đầu tiên nói rõ nghịch lý của ý thức về bản thân đang nổi lên. Khi sự tự nhận thức và tính tự trị của con người phát triển ngày càng mạnh thì loài người thấy bản thân mình đang đấu tranh để đối phó với những xu thế và những khát vọng không thể chấp nhận bao vây lấy họ từ bên trong, cũng như tiềm năng hủy diệt đã từng hiện diện của thế giới tự nhiên và của người khác. Giá trị của việc trở nên tự ý thức là việc đề cao khả năng nhận thức về nội lực và ngoại lực đang đe dọa nhằm áp đảo và hủy diệt con người. Việc đi đến những giới hạn với một bản chất như vậy đòi hỏi phải đương đầu với bản chất hiểm ác của nó, nên Phật giáo và các tôn giáo theo thuyết nhất thần có thể hiểu việc sống chung với ma quỷ theo những cách khác nhau.

Tín đồ Phật giáo nhấn mạnh những học thuyết “vô ngã” và “hư không” nên đã che khuất phạm vi mà Đức Phật thừa nhận và khuyến khích sự xuất hiện của tính ích kỷ. Lời phê bình về hệ thống đẳng cấp của Gotama là lời kêu gọi mỗi người đừng nên định nghĩa bản thân một người theo khía cạnh ra đời, hãy xác định theo những gì mà họ đã làm trong cuộc đời mình. “Không ai được sinh ra để làm một người Bà La môn cả”, Ngài nói, “Một người Bà La môn là một người Bà La môn vì những gì mà ông ta đã làm”. Lần đầu tiên trong văn học tôn giáo Ấn Độ, những sự kiện chung quanh Đức Phật đã xảy ra trong một bối cảnh mang tính lịch sử thay vì mang tính truyền thuyết. Đây là thế giới mà các vị thần đã bị truất phế và bị coi là thứ yếu, để mặc cho loài người khốn khổ phải đương đầu với một xã hội phân cấp và tìm kiếm sự cứu rỗi thông qua những nỗ lực của riêng mình.

Cuốn sách về Job (được biên soạn vào khoảng năm 550 trước Công nguyên, khoảng thời gian Đức Phật ra đời) đã thể hiện cái nhìn thoáng qua về một thế giới tương tự, ở đó một người bình thường dù không phải là nhà tiên tri, cũng không phải là một ông vua phải đấu tranh để biết được số phận của riêng mình. Bản văn kể rằng một ngày nọ, những đứa con của Thượng đế đã đến để phô bày bản thân mình trước Ngài. Trong số đó có Satan. Khi Thượng đế hỏi hắn từ đâu đến, Satan trả lời: “Từ khắp mọi nơi trên Trái Đất”. Trong Kinh

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Cựu ước, Satan là một công cụ và là sứ thần của Thượng đế thay vì là sự nhân cách hóa của tội lỗi. Thượng đế biết được cách Satan đã làm để hủy diệt Job “hoàn toàn và ngay lập tức”. Được Thượng đế phái đi để lôi kéo con người mẫu mực về sự chính trực này, Satan đã “đánh mạnh vào Job bằng nỗi đau nung nấu từ lòng bàn chân cho đến đỉnh đầu”.

Sự đau khổ dằn vặt của Job về cuộc đời con người là nỗi đau không thể giải thích, không thể thoát ra và không thể đoán trước được, đã khơi dậy cảm nhận của Mara đang lan tỏa trong sự tồn tại rất thực về mặt tâm lý. Bất kể chúng ta biết thế lực chi phối sự sáng tạo là Chúa Trời, Thượng đế, nghiệp chướng hay những phản ứng sinh học thì thế lực này dường như vẫn thích thú với việc bắt đầu cuộc đấu tranh chống lại chúng ta. Bản thân cuộc sống cũng dường như muốn ngăn cản sự hoàn thành những khát vọng của chúng ta.

Cả Đức Phật và Chúa Giêsu đều được miêu tả là “những người chiến thắng” ma quỷ. Sau hành vi nhận thức của mình, Đức Phật đã được gọi là “Nhà hiền triết chinh phục được Mara”, trong khi thông qua cái chết của mình, Đấng Kitô đã hủy diệt “ma quỷ, kẻ có sức mạnh của sự chết chóc”. Cõi Niết bàn của đạo Phật cũng được gọi là “bất tử”. Dù bị chìm trong truyền thống của những nền văn hóa khác nhau, nhưng cuộc đấu tranh của Gotama với Mara và của Chúa Giêsu với Satan đã cho thấy nhận thức chung nhất là để trở nên hoàn thiện, đòi hỏi con người phải đi đến những giới hạn bằng một sức mạnh ma quỷ mà dường như nó đứng ngay trên con đường nhận ra ý nghĩa, chân lý và tự do của chúng ta.

Bằng thế giới quan mang tính hoang đường của cả hai truyền thống, ma quỷ được vẽ chân dung như một vị thần cai trị thế giới. Trong Phật giáo, Mara được đồng nhất với Kamadeva, vị thần khát vọng của Ấn Độ, người cai quản toàn bộ phạm vi mang tính tình dục trong đó có loài vật, loài người và những vị thần thấp kém hơn cư trú. Cũng giống như Kamadeva, Mara có chung sự uy nghi và rực rỡ của các vị thần, được phản ánh qua thái độ kiêu căng, ngạo mạn của nó. “Ngài mang bản chất con người”, Mara nói với Đức Phật, “Trong khi tôi là một vị thần. Ngài sẽ không thoát khỏi tay tôi. Thân thể Ngài được cha mẹ sinh ra, được tạo thành từ một đống gạo đã nấu chín… Trong khi đó cơ thể tôi được làm từ trí tuệ”.

Tương tự, kinh Coran cũng kể rằng khi Thượng đế tạo ra Adam, người đã đề nghị các thiên thần hãy cúi đầu chào tạo vật mới của Người. Chỉ riêng Satan là từ chối. “Tôi cao quý hơn sinh vật đó”, Satan nói với Thượng đế, “Ngài tạo ra tôi từ lửa nhưng lại tạo ra nó từ đất sét”. Kết quả của sự kiêu căng này là Satan bị đuổi khỏi cõi trời nhưng rồi sau đó được hoãn lại cho đến lúc hồi sinh. “Thưa Ngài”, Satan nói, “Vì Ngài đã tha thứ cho tôi nên tôi sẽ dụ dỗ loài người trên trái đất”. Sau đó nó bắt đầu “quyến rũ một cách khôn khéo” Adam và Eva trên Thiên đường.

Sách Phúc âm đã miêu tả ma quỷ là “người cai trị thế giới này”. Trong lá thư thứ hai gửi cho tín hữu Côrintô, Thánh Paul (Phao-lô) đã gọi Satan là “thần (theos) của thời đại này (aion)”. Ông giải thích rõ những lời ám chỉ cho môn đồ của mình tại thành Ephesus như sau:

Chúng ta không đấu tranh vì máu thịt mà đấu tranh chống tính nguyên tắc, chống lại các thế lực, chống lại những người cai trị bóng tối hiện nay của thế giới, chống lại những vị chủ nhà nguy hại về mặt tinh thần tại mọi chốn thiên đường.

Ngôn ngữ ẩn dụ phong phú này muốn nói đến những thế lực chuyên chế, bạo ngược đang lan tràn khắp nơi và kìm hãm cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể hiểu ma quỷ như những thế lực đang đe dọa tình trạng kinh tế, xã hội, chính trị và tôn giáo, những thế lực mà chúng ta vật chất hóa thành những thực thể như hệ thống kinh tế, xã hội, chính phủ hay Giáo hội, rồi đối xử như thể chúng sở hữu một tổ chức cá nhân có sức mạnh kết tội hay hủy diệt chúng ta.

“Đối với người mê muội (bị quỷ ám)”, nhà thần học Paul Tillich phản ánh, “đó là sự nâng cao một điều gì đó từ ý nghĩa có điều kiện trở thành không điều kiện”. Mỗi lần có một điều gì đó ngẫu nhiên và nhất thời được đưa tới trạng thái cần thiết và lâu dài thì điều hiểm ác được tạo ra. Cho dù đó là một cá nhân, một nhà nước hay một niềm tin tôn giáo thì kết quả vẫn như nhau. Sự bóp méo xuyên tạc này đã tách rời những điều như vậy ra khỏi tình trạng chìm ngập vào những thực thể có tính phức tạp, chảy loãng và nhập nhằng của thế giới, đồng thời làm cho chúng trở thành những thực thể đơn giản, cố định và rõ ràng, có sức mạnh buộc tội hay cứu rỗi chúng ta. Còn rất lâu mới được các cá nhân chọn lựa một cách có ý thức, những sự nhận thức như vậy được cuộn lại thành kết cấu về mặt tâm lý, xã hội, tôn giáo và sinh học trong bản chất của chúng ta.

Bằng những cách thức của riêng mình, Phật giáo và Thiên Chúa giáo đã thừa nhận sức mạnh phi thường và lan rộng của ma quỷ. Chiến thắng Satan của Chúa Giêsu còn được nêu cao khi nó được coi là sự phá bỏ những “nguyên tắc và các thế lực” trong tổng thể của nó. Bằng việc dâng nộp tất cả tình yêu thương của bản thân mình cho những điều ngẫu nhiên có uy lực và có tính phá hủy trong sự tồn tại mang tính lịch sử của mình, Chúa Giêsu đã tuyệt giao với điều hiểm ác và báo trước khả năng có thể của một cách thức tồn tại hoàn toàn mới mẻ. Bằng việc chấp nhận số phận đã được tiên báo trước, Ngài biết mình “Phải chịu đựng rất nhiều đau khổ, bị người ta ganh ghét và từ bỏ, bị sát hại và sau ba ngày sẽ sống lại”. Khi Thánh Peter cố gắng khuyên can Ngài đừng tham gia vào tiến trình này, Chúa Giêsu nói: “Hỡi Satan, hãy lui ra sau”.

Sách Khải Huyền (cuốn cuối cùng của bộ kinh Tân Ước) đã miêu tả cách làm thế nào mà “một con quỷ già, được gọi là ma quỷ hay quỷ Satan, từng lừa gạt cả thế giới” đã bị ném ra khỏi cõi trời để xuống cai quản địa ngục. Bản thân Chúa Giêsu cũng nói rằng ngài “đã nhìn thấy sự sa sút của Satan như một ánh chớp lóe lên trên bầu trời”. Giống như Kamadeva, một vị thần tuy sống lâu nhưng cũng phải chết, Mara cũng sẽ bị đẩy xuống phạm vi thấp hơn để giải thích cho những hành động tội lỗi của mình. Đó cũng là số phận trước đây của Mara, được gọi là Dusin, người “cảm thấy toàn thân mình rơi xuống địa ngục khủng khiếp nhất”. Một câu chuyện thần thoại khác từ Gampopa, một người xứ Tây Tạng vào thế kỷ XI, kể rằng Mara đã “sống như thế nào ở khoảng cách 500 dặm dưới mặt đất” trong hình dáng của Yama, chúa tể của sự chết chóc.

Trong thiên anh hùng ca “Thiên đường đã mất” của John Milton vào thế kỷ XVII, Satan được thể hiện như một thiên thần nổi loạn, đã dấy lên một cuộc khởi nghĩa chống lại Thượng đế vì nó không thể chịu được ý nghĩ phải phụ thuộc vào Chúa Giêsu. Nguồn gốc của cuộc nổi loạn nằm trong ý nghĩ kỳ quặc cho rằng nó là bất diệt: “Chúng ta không biết lúc nào”, nó tuyên bố với những vị thần theo nó, “chúng ta không còn được như bây giờ”. Thay vì mang bản chất ngẫu nhiên và sáng tạo, Satan lại tự thuyết phục nó là kẻ cần thiết và tự trị: “Tự sinh ra, tự xuất hiện bằng sức mạnh ngày càng tăng của riêng mình”. Khi cuộc nổi loạn giành được ảnh hưởng, đầu nó bốc thành lửa và từ cạnh sườn bên trái, con gái nó là Sin (tội lỗi) đã được sinh ra. Satan rơi vào mối tình với “hình ảnh hoàn hảo” của mình và cuộc hôn phối loạn luân ấy đã sinh ra đứa con trai được gọi là Death (cái chết), sau này đứa con trai lại cưỡng đoạt mẹ mình và sinh ra một đám “quỷ la hét om sòm”. Bị Chúa Giêsu đuổi ra khỏi Thiên đường, Satan bị đày xuống địa ngục, nó đã thề sẽ tàn hại loài người, tạo vật mới của Thượng đế.

Ma quỷ khoác hình dáng của một người luồn lách lừa đảo, nó đã lừa được Eva ăn trái cấm bằng cách thuyết phục nàng rằng điều này sẽ biến nàng thành một vị thần.

Đồng cảm với Eva, Adam đã nếm trái độc để cả hai “cùng đắm chìm trong sự vui vẻ” và họ cảm thấy tính chất thần thánh trong con người mình “như đang mọc thêm đôi cánh”. Nhưng cảm giác đam mê lạc thú biến mất dần và họ nhận ra tình trạng bi thảm mà mình đã rơi vào.

Họ ngồi khóc bên nhau, không chỉ là những giọt nước mắt

Chảy như mưa trong mắt họ, mà cả những cơn gió tệ hại hơn trong lòng

Cũng bắt đầu nổi lên, những đam mê, giận dữ, yêu ghét cao độ Sự mất lòng tin, sự hoài nghi, bất hòa và nỗi đau day dứt.

Trạng thái tinh thần bên trong họ, vốn là nơi duy nhất điềm tĩnh

Và tràn đầy sự thanh bình, giờ đây đã trở nên rối ren và dao động.

Satan đang nổi loạn liên tục chống lại Thượng đế; Mara đang tranh đấu không ngừng với Đức Phật. Nguồn gốc về mặt tâm lý của cuộc nổi loạn này là ý nghĩ kỳ quặc của việc trở thành một bản chất tĩnh, khắt khe với mọi mối quan hệ, diễn tả một quan niệm nói rằng có lẽ chúng ta phụ thuộc vào tất cả mọi thứ ngoại trừ sức mạnh bẩm sinh của riêng ta. Sự ghét bỏ này gây ra trạng thái bồn chồn và xung đột, làm cho chúng ta lảo đảo đi từ thói kiêu căng ngạo mạn đến sự tuyệt vọng. Ngay khi Satan của Milton sinh ra cô con gái Sin tội lỗi thì Mara cũng trở thành cha của ba cô con gái Tham lam, Bất bình và Khát vọng. Và khi Satan cùng con gái của mình sinh ra Sự chết chóc thì Mara cùng những cô con gái chi phối quá trình tồn tại, liên tục ném chúng ta vào sự sống chỉ để ủng hộ Yama tiêu diệt chúng ta.

Ma quỷ là sự tương phản với bản chất của chúng ta. Ngay khi chúng ta thực hiện lời cam kết liều lĩnh với “sự giác ngộ” hay “sự cứu rỗi” thì chúng ta đã bắt đầu bị xé thành từng mảnh bởi những thế lực hiểm ác mà chúng ta chỉ hiểu biết sơ sài và ít có khả năng kiểm soát. Khi chúng ta đi theo con đường mà Đức Phật đã miêu tả là “đi ngược dòng”, tức là chúng ta đã chọn đối đầu với những nỗi sợ hãi và mong ước mà cho đến nay, chúng ta hoặc bị nó kiềm chế, hoặc bị nó tác động. Giống như một người nào đó đang bơi ngược dòng với nỗ lực tối đa chỉ để nhận ra mình đã kiệt sức, không thoải mái và không đáng được khích lệ để bơi ngược lại dòng chảy, do vậy người nào đã bắt đầu trên con đường như vậy thì phải đương đầu với vô số những trở ngại.

Điều hiểm ác từ kẻ thù bên trong, từng phát sinh những hoài nghi, những ý nghĩ kỳ quặc, những cử chỉ miễn cưỡng nhất của riêng chúng ta, cho đến kẻ thù bên ngoài đang tấn công chúng ta bằng các loại dịch bệnh, làm chúng ta sợ hãi trước những hiểm họa thực sự, hoặc có thể hình dung được và cuối cùng là làm hại chúng ta. Cứ mỗi lần chúng ta cảm thấy bản thân trượt dài vào sự lôi cuốn hay bị tê liệt bởi sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu, chúng ta để ý thấy ma quỷ lại diễn trò. Nhưng ma quỷ không bao giờ hiện diện một mình. Giống như không thể có bóng mà không có hình, ở đây không thể có ma quỷ mà không có Đức Phật (một người có ý thức tỉnh táo) biết rõ nó. Sự hủy diệt của “kẻ thù cuối cùng”, Đức Cha của giáo hội Origen ở Alexandria đã viết, “không phải là sự không tồn tại của nó mà là sự ngưng trở thành kẻ thù của nó và sự chết”.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh