Tập Yêu Đứa Bé Trong Ta: Chương 7. Bé Đừng Khóc Nữa, Mẹ Đây Rồi

TẬP YÊU ĐỨA BÉ TRONG TA: CHƯƠNG 7. BÉ ĐỪNG KHÓC NỮA, MẸ ĐÂY RỒI

Ngược lại với cảm giác “hơn” người khác, đứa bé trong ta dùng cảm giác “thua” người khác cũng để xác định sự tồn tại của cơ thể ta trong xã hội. Tín hiệu được tạo ra từ sự sợ hãi đó tạo thành những cảm xúc được gọi với những cái tên quen thuộc: Buồn bã, hụt hẫng, cô đơn, trống trải, xấu hổ, hổ thẹn,...

Như chúng ta đã biết ở phần trước, đứa bé trong ta tạo ra những cảm xúc có nguồn gốc sợ hãi này như là những động lực để chúng ta có thể thay đổi tình huống hiện tại ta đang ở trong. Khi đó, chúng ta sẽ cố gắng và tìm cách nào đó để thay đổi tình huống hiện tại, để trở nên “tốt hơn” (theo cách định nghĩa của văn hóa và xã hội của chúng ta). Nhưng nếu như sự cố gắng của đứa bé trong ta không thể làm thay đổi hiện trạng mà cơ thể ta đang ở trong, đứa bé sẽ dùng chính những cảm xúc sợ hãi này để xác định sự tồn tại của cơ thể ta, làm chúng ta luôn cảm thấy mặc cảm, thấp kém và vô dụng. Miễn là chỉ cần làm ta khác biệt với những người xung quanh thì đứa bé trong ta đã hoàn thành nhiệm vụ của mình: Xác định vị trí và sự tồn tại của cơ thể ta trong môi trường.

“Không sao cả bé à, vì luôn đi với bạn bè mà ta quên mất không dành tình yêu cho bé. Chỉ khi họ đi chơi không rủ ta, ta mới nhận ra ta chưa bao giờ nhìn ngó tới bé. Bé cứ bực bội và buồn bã, không sao cả, vì như thế ta mới biết ta đã dùng những người bạn của mình để làm bé an tâm về sự tồn tại của cơ thể ta. Cảm ơn những người bạn đã để lại ta “ở sau” và để ta nhận ra điều đó. Ta yêu bé, và bé biết đấy, bé luôn xứng đáng được tồn tại vì bé đang ở đây đây này.”

“Bé có nhớ không, tất cả mọi thứ chỉ là công cụ để chúng ta trải nghiệm và tìm kiếm con đường đi đến sự an bình và hạnh phúc đó thôi. Nếu như hành động và vẻ ngoài của bé có làm họ cười thì chúng ta đã đạt tới cái đích cần tới rồi. Nếu như bé xấu hổ, không sao cả, vì nhiêu đó ta biết rằng ta chưa yêu bé đủ đầy để bé có thể cảm thấy an toàn về sự tồn tại của cơ thể ta. Cảm ơn họ vì đã cho ta biết được điều đó. Ta yêu bé dù hành động, vẻ ngoài của bé có đúng “chuẩn mực xã hội” hay không. Nếu họ cười vui, ta cảm ơn bé vì Tình yêu vô điều kiện ấy bé dành cho họ. Nếu họ cười nhạo để đứa bé trong họ cảm thấy “hơn”, để đứa bé trong họ cảm thấy an toàn hơn về sự tồn tại của cơ thể họ thì bé hãy cứ để họ làm như vậy, bé đừng phản kháng gì cả. Bằng cách ấy chúng ta đã gửi Tình yêu vô điều kiện tới họ và đứa bé trong họ. Cảm ơn và yêu bé.”

Từ cảm giác cô đơn và buồn bã, nếu chúng ta không vượt qua được bằng cách thông thường như: Cố gắng học tập, làm việc, “sửa lỗi” và cố gắng kết nối lại với mọi người (cách đứa bé xây dựng lại mối quan hệ mới với những người và vật xung quanh để xác định sự tồn tại của cơ thể ta, với cách này chúng ta sẽ nhanh chóng lại rơi vào trạng thái cô đơn, buồn bã trở lại vì đứa bé trong ta chỉ tạo lại một hệ quy chiếu mới để xác định sự tồn tại của cơ thể ta), và nếu chúng ta cũng không tìm cách để trò chuyện, chấp nhận và học cách yêu thương đứa bé trong ta thì đứa bé trong ta sẽ dùng cách: Khẳng định một điều khác để gián tiếp phủ định sự sợ hãi của mình, rằng là đứa bé không có sự sợ hãi đó ở bên trong.

Việc đứa bé trong ta không dám chấp nhận sự sợ hãi đó bởi vì nếu ta chấp nhận sự sợ hãi đó thì có nghĩa là chúng ta sẽ trở thành “kẻ ác” và “kẻ ác” thì không đáng được tồn tại, và vậy mà cơ thể ta sẽ được coi như là đã chết.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Nếu đứa bé trong ta rơi vào tình trạng ấy, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy ở chính bản thân mình và người khác:

“Đi đông người sẽ làm ta không thể tương tác được với những người khác xung quanh, ta sẽ không quan sát được nhiều như khi đi một mình – Cảm thấy sexy”.

“Họ đi học cho nhiều thế làm gì nhỉ, bằng cấp bây giờ không biết có giá trị bao nhiêu nhưng tiền bỏ ra thì quá nhiều”.

“Cần chi phải đi nước ngoài, Việt Nam cũng có [...] mà – Cảm thấy tự hào” (Chụp một tấm hình minh chứng cho điều đó).

Mua đá năng lượng:

“Tình yêu không tan vỡ là tình yêu không đẹp” (Gắn một câu trích dẫn, hình ảnh hay đoạn phim gì đó).

“Không cần ai giúp, đẩy xe 5km – Cảm thấy mạnh mẽ” (Chụp hình chiếc xe máy thủng lốp).

...

Không ít lần chúng ta đã viết như thế, nhưng đừng khó chịu vì không sao hết cả, chỉ là đứa bé trong ta đang muốn nói với ta rằng: “Sao hoài mà không nói chuyện với bé vậy...”.

Với muôn vàn những cách thể hiện như vậy, đứa bé trong ta đi tìm sự công nhận của người khác và vật khác bên ngoài. Đứa bé trong ta khẳng định để gián tiếp phủ định những sự sợ hãi bên trong: Nỗi đau, sự cô đơn và buồn bã. Và bằng cách đó, nỗi đau buồn hay sự cô đơn trở thành một phần của cơ thể ta mà không còn đơn giản chỉ là cảm xúc nữa. Và chúng ta không thể chữa lành cơ thể nỗi đau ấy cho tới khi thật sự chấp nhận và thành thật với đứa bé trong ta.

“Đi xem phim với người khác cũng hay rắc rối, mua vé giùm và người ta còn đến trễ nữa chứ. Đi xem một mình thiệt là tuyệt. – Cảm thấy tự do”

“Làm con trai thật là quá dễ dàng, ta sẽ chẳng bao giờ muốn làm con trai” (Có những sự sợ hãi xuất phát từ việc làm một người phụ nữ như là “trọng nam khinh nữ” chẳng hạn, làm đứa bé trong ta bất an về sự tồn tại của cơ thể ta, và tình huống đó quá khó để thay đổi)

Mô hình khẳng định để phủ định này của đứa bé còn có thể mở rộng sang các kiểu tương tự khác như nơi sinh sống hay vai trò của cá nhân trong xã hội:

“Sống ở đó thì cuộc sống quá dễ dàng và không mấy thú vị” (Sống ở đây thì đứa bé trong ta không an tâm về cơ thể ta vì hiện trạng văn hóa, xã hội).

“Làm nhân viên công ty đó thì nhàn quá, sẽ không học được nhiều thứ nếu môi trường dễ dãi như vậy” (Đứa bé trong ta thấy bất an về môi trường ta đang làm: Làm việc nhiều, lương ít,...).

Bằng cách cố gắng “đẹp hơn” ở bên ngoài (vì vẻ đẹp được nhiều người chú ý), đứa bé trong chúng ta cố gắng khẳng định rằng cơ thể này vẫn xứng đáng tồn tại để che đi một sự sợ hãi nào đó bên trong: Đau buồn, giận dỗi, cô đơn,... Lúc đó, chúng ta có xu hướng chăm chút bản thân mình hơn về vẻ ngoài, cách ăn mặc, mua sắm vật dụng và mong muốn thể hiện điều đó cho người khác thấy.

Với cách khẳng định là nếu “xinh đẹp” và “thời thượng” thì sẽ được người khác chú ý và công nhận, đứa bé trong ta dùng vẻ ngoài để làm “tăng” sự xứng đáng tồn tại của cơ thể ta, để che đi sự thật là chúng ta chưa yêu thương đứa bé trong mình đủ đầy, chưa chấp nhận sự sợ hãi của bản thân mình mà vẫn xem người khác, vật khác là lý do tạo nên những sự sợ hãi trong ta.

Qua thời gian dài, nền văn hóa và giải trí của chúng ta đã dạy cho chúng ta rằng nỗi đau trong ta là do người khác gây ra, nhưng thực chất sự sợ hãi đó luôn ở trong ta và là một phần không thể thiếu của ta. Và do chúng ta chưa hiểu và chưa yêu được đứa bé trong ta nên sự sợ hãi ấy trở nên mất kiểm soát và ảnh hưởng rất nhiều tới con đường theo đuổi đam mê của mỗi chúng ta.

“Không ai gây cho bé nỗi buồn, cô đơn hết cả, chỉ là ta chưa yêu thương bé vẹn đầy đó thôi. Người khác đến và yêu thương chúng ta vô điều kiện, cho chúng ta sự hạnh phúc và niềm vui sướng. Trong sự vui sướng do người khác mang lại, ta đã quên đi tình yêu dành cho bé, để bé dùng sự có mặt của người khác, vật khác để làm yếu tố xác định sự tồn tại của cơ thể ta. Để họ đi rồi, sự sợ hãi cao độ trong bé xuất hiện.

Cảm ơn họ cho ta thấy rằng ta chưa yêu bé đủ nhiều. Cảm ơn bé vì những cảm xúc đau khổ, cô đơn ấy, vì bé chỉ muốn bảo vệ cơ thể này, chỉ muốn cơ thể này được đối xử xứng đáng và như thế thì bé mới cảm thấy xứng đáng được tồn tại. Bé vốn dĩ đã xứng đáng được tồn tại, người khác hay vật khác không thể cho thêm hay lấy bớt điều đó của bé được. Bé vốn đẹp rồi, cái đẹp của bé không bao giờ có thể thay đổi, còn cái đẹp bé muốn người khác công nhận kia rồi sẽ thay đổi theo thời gian và không gian. Tình yêu vô điều kiện của ta và bé dành cho người khác vẫn không bao giờ thay đổi và mất đi được, đó là mong muốn người khác được vui vẻ và hạnh phúc. Và Tình yêu vô điều kiện của người khác dành bé cũng y chang như vậy. Ta cảm ơn và yêu bé.”

...

Tại sao đứa bé trong ta lại rơi vào trạng thái tự đánh lừa chính mình như vậy? Để hiểu được điều đó, chúng ta sẽ phải quay lại về với những câu chuyện như Tấm Cám, Thạch Sanh, Thánh Gióng,... Những câu chuyện về bản chất thì không có gì sai nhưng đã làm đứa bé trong chúng ta thừa nhận một điều rằng: Cái xấu là sai, là không đáng tồn tại và luôn bị giết chết hay trừng phạt ở cuối những câu chuyện. Với sự thừa nhận đó ngay từ khi còn bé, đứa bé trong ta xem sự sợ hãi là “sai trái” và nếu như đứa bé trong ta chấp nhận sự sợ hãi đó thì đồng nghĩa với việc: Cơ thể ta không đáng tồn tại và sẽ bị giết chết ở một lúc nào đó. Và đó là nguyên nhân mà đứa bé trong ta sợ hãi chính sự sợ hãi của mình.

Sự sợ hãi của đứa bé trong ta được thiết kế ra để giúp bảo vệ sự tồn tại của cơ thể ta, nhưng rồi sự sợ hãi đó lại trở thành mối nguy hiểm tới sự tồn tại của chính cơ thể ta dưới tác động của văn hóa và xã hội. Chúng ta sợ hãi chính sự sợ hãi của mình, và điều đó tạo nên một khái niệm mà chúng ta hằng biết: Sự lừa dối. Đứa bé đánh lừa chính mình để mà không phải chấp nhận sự sợ hãi trong mình, và nếu chấp nhận thì chúng ta sẽ trở thành “kẻ xấu, kẻ ác” và sẽ bị tiêu diệt.

Đó là lý do chúng ta thường nói dối những điều mà chúng ta không dám chấp nhận, vì nếu như chấp nhận thì đứa bé trong ta sẽ coi hành động đó là “sự tự sát” đối với cơ thể ta.

“Không có chân không thì vật chất không thể tồn tại. Không có sự sợ hãi thì bé cũng không thể tồn tại. Như thế, ta yêu tất cả những gì mà tạo nên bé. Sự sợ hãi chính là Tình yêu vô điều kiện của bé dành cho cơ thể này, để bảo vệ cơ thể này khỏi mọi nguy hiểm. Và sự hạnh phúc của bé chính là Tình yêu vô điều kiện mà bé dành cho người khác. Ta yêu bé, yêu mọi xúc cảm mà bé gửi cho ta. Sự hạnh phúc của bé cho ta biết rằng ta đang đi đúng con đường đam mê của mình. Và sự sợ hãi của bé cho ta biết cách mần mò quay lại đúng con đường đam mê của mình và còn cho ta biết rằng ta vẫn chưa yêu bé vẹn đầy. Ta cảm ơn và yêu thương tất cả mọi thứ từ bé.”

...

Khi chúng ta nghĩ tới bất cứ điều gì trong đầu, chúng ta đều tạo ra năng lượng cho điều ấy có thể xảy ra. Chúng ta có thể gọi đó là “Sức mạnh của niềm tin”, hay như nếu ta là những con người của khoa học thì hãy gọi đó là “Động năng lượng tử của suy nghĩ”.

Chúng ta không thể làm được một điều gì đó nếu như chúng ta không nghĩ tới và không mong muốn điều đó xảy ra. Sự sợ hãi cũng vậy, khi chúng ta sợ hãi chính sự sợ hãi của mình, chúng ta vun rót năng lượng cho sự sợ hãi ấy xảy ra trong tương lai. Giống như việc một đứa trẻ bị la mắng vì làm hỏng đồ, sự sợ hãi sợ bị la mắng sẽ làm hắn hết lần này tới lần khác làm sự việc cũ tái diễn.

Chúng ta cần hiểu rằng không có gì trong vũ trụ này là sai trái cả, mọi thứ được tạo ra một cách hoàn hảo và vẹn toàn. Cơ thể chúng ta cũng vậy, mọi khía cạnh và bộ phận được tạo ra với sự chăm chút tỉ mỉ. Một khi chúng ta chấp nhận và trân trọng sự sợ hãi của đứa bé trong ta, chúng ta đã dùng Tình yêu vô điều kiện của mình để biến những sự sợ hãi thành tình yêu, khi đó thì sự sợ hãi sẽ không còn gây ra đau khổ, chết chóc hay lừa dối nữa. Cũng như sự sợ hãi sẽ không còn làm chủ suy nghĩ và hành động của chúng ta nữa, và chúng ta sẽ thực sự cho phép mọi cung bậc cảm xúc chạy trong cơ thể mình.

Khi cảm thấy tức giận, ghen tị, buồn bã, cô đơn... chúng ta hãy chấp nhận rằng đó là sự tức giận, ghen tị, buồn bã, cô đơn... Và hãy cảm nhận hơi thở và nhịp đập của cơ thể mình, cảm nhận cảm xúc chạy trong cơ thể mình với ý niệm: “Tôi yêu bạn… Tôi yêu bạn…”

Khi những suy nghĩ phán xét người khác hay phán xét chính bản thân mình xuất hiện, hãy mỉm cười, cảm nhận hơi thở mình và cảm nhận cảm xúc chạy trong cơ thể mình với ý niệm: “Tôi yêu bạn… Tôi yêu bạn…”

“Bé đã nói xấu người khác. Uhm, không sao cả bé à, giờ ta ở đây, yêu thương bé, từ nay bé không cần phải làm điều ấy nữa.”

“Bé đã chửi bới người ta. Ta hiểu cả, không sao cả, từ nay trở đi, với tình yêu của ta, bé không cần làm thế nữa.”

“Bé đã nghĩ xấu, chê bai bạn bè và người khác. Mọi thứ vẫn ổn cả, bé đã làm như thế để ta biết rằng ta chưa yêu bé vẹn tròn. Ta yêu bé và ta ở ngay đây, bé không cần phải làm như vậy nữa.”

“Bé đã nổi giận như thế. Uhm, ta ở đây rồi, bé không phải lo lắng gì nữa và không cần nổi giận nữa đâu.”

“Bé cảm thấy cô đơn. Không sao cả, bé cứ khóc đi, có ta ở đây rồi, ta sẽ luôn ngồi cạnh đây, ở ngay bên bé và vì thế bé không cần phải thấy cô đơn nữa đâu.”

“Bé đã làm những điều không nên làm. Không sao cả bé à, nếu những việc đó sai với luật vạn vật thì bé đã không thể làm được rồi. Và vì bé xứng đáng được tồn tại và xứng đáng được yêu thương nên bé được phép làm những điều đó. Bé được phép làm những điều đó để đánh thức ta, để ta thấy được mình đã lơ là bé quá lâu, đã để bé đi tìm tình yêu bên ngoài suốt quãng thời gian dài qua. Giờ ta ở đây rồi, bé không cần làm những điều đó nữa. Cảm ơn và yêu bé.”

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh