Tập Yêu Đứa Bé Trong Ta: Chương 5. Đứa Bé Dễ Thương Hay Cáu Giận

TẬP YÊU ĐỨA BÉ TRONG TA: CHƯƠNG 5. ĐỨA BÉ DỄ THƯƠNG HAY CÁU GIẬN

Có bao giờ bạn giả bộ ăn cắp mẹ của một đứa bé chưa? Rất thú vị khi thấy đứa bé tức giận và rượt đuổi chúng ta để giành lại mẹ của nó đúng không nào. Tức giận hay giận hờn là một hình thái của sự sợ hãi mà đứa bé trong ta tạo ra để bảo vệ hay giành lấy tình yêu, sự công nhận, sự hiện hữu của người khác, vật khác - để đảm bảo sự tồn tại của cơ thể ta.

Những ngày tháng trên ghế nhà trường, không ít lần chúng ta nổi giận bởi vì những bài kiểm tra, vì những con điểm. Điểm thấp đồng nghĩa với việc chúng ta có thể “mất đi” tình yêu, sự chấp nhận của ba mẹ, người thân, thầy cô, bạn bè cùng nhóm (chúng ta luôn có nhóm ăn chơi và nhóm chăm học đúng không nào),... và đó là sự đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn tại của cơ thể ta, nên đứa bé trong ta phát tín hiệu cho ta phải thay đổi tình huống sang một tình huống an toàn hơn: Phải “phục thù” bằng cách học chăm hơn, ít chơi lại,...

Chúng ta thấy đấy, đứa bé đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự tồn tại của cơ thể một cá nhân trong cộng đồng và thúc đẩy cá nhân đó phát triển, theo đó mà giúp toàn bộ xã hội phát triển.

Nhưng thực tế rằng, không phải ai cũng học giỏi và đạt thành tích cao trong hệ thống giáo dục này. Chúng ta vẫn hay chê trách rằng hệ thống giáo dục này bị lỗi, hệ thống giáo dục này cần cải cách và chỉnh sửa. Thực ra thì hệ thống giáo dục này không bị lỗi gì cả mà ngược lại, nó được xây dựng một cách hoàn hảo, để đào tạo ra những học sinh với trình độ phân tầng theo hình tháp.

Sự phân cấp xã hội của chúng ta là do hệ thống giáo dục này mang lại, phân cấp theo mô hình hình tháp đó, với số ít người giàu có và quyền lực đứng trên số đông người lao động khổ cực. Mô hình này tạo ra bất công và tệ nạn xã hội, làm mỗi chúng ta khó khăn trên con đường theo đuổi đam mê của mình.

Mô hình xã hội này đã tồn tại cả hàng ngàn năm nay rồi chứ không mới lạ gì với chúng ta. Nhìn ở một góc độ rộng, đây là một xã hội phân hóa vô cùng đa dạng mà cho phép những Linh hồn trải nghiệm những cuộc sống có hoàn cảnh và tính chất khác nhau. Với luật nhân quả, mỗi Linh hồn sẽ cần sống đủ kiếp người, nghèo đến giàu, sang tới hèn, sướng tới khổ, nô lệ tới vua chúa, quan tướng tới ăn mày, nam tới nữ, vợ tới chồng, ba mẹ tới con cái,... Như thế, trần gian trở thành một trường học để mỗi chúng ta học về tình yêu và sợ hãi, ánh sáng và bóng tối, sáng tạo và hủy diệt.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Khi học tập bất kì điều gì trong những hệ thống của chúng ta ngày hôm nay, nếu cố gắng mãi mà không qua thì chúng ta phải chấp nhận rằng mình chỉ tới đó thôi hoặc là phải cần thêm thời gian nữa. Với cảm xúc bực bội xuất hiện, hãy quan sát cơ thể của mình và chấp nhận cảm xúc sợ hãi đó:

“Không sao cả bé à, đã cố rồi nhưng chưa được thì thôi. Cảm ơn bé đã cố gắng. Dù ba mẹ có buồn bã hay la mắng thì đó chỉ là sự bất an của đứa bé trong họ mà thôi. Sâu thẳm trong mọi câu nói sợ hãi của ba mẹ ấy là Tình yêu vô điều kiện của ba mẹ ta, mong muốn ta được hạnh phúc và an bình. Ta gửi tình yêu tới đứa bé trong ba mẹ ta, và cảm ơn bé cho phép ta làm như vậy và không hề trách móc họ điều gì. Ta cảm ơn và yêu thương bé”.

Chúng ta cũng có thể dùng cách suy nghĩ hay ý niệm khác sao cho phù hợp và dễ chịu nhất với bản thân mình, những ví dụ đưa ra chỉ để làm đường dẫn để chúng ta có thể hiểu được quy trình mà đứa bé trong ta hoạt động và cách trò truyện với đứa bé: Quan sát cảm xúc của mình, mỗi khi sự sợ hãi xuất hiện (dưới dạng tức giận, bực bội, ghen tị,... ) thì hãy chấp nhận mọi cảm xúc đó, và sau đó tìm về nguyên nhân cốt lỗi của sự sợ hãi đó (là mong muốn và tìm cách để có được sự công nhận của người khác), và sau cùng là trò chuyện với đứa bé trong ta (cảm ơn và thể hiện Tình yêu vô điều kiện của ta dành cho bản thể nhỏ bé của ta). Như tớ nói ấy, tự nói chuyện và tự khen mình mới đầu sẽ hơi kỳ lạ, nhưng qua thời gian thì đứa bé trong ta sẽ quen dần và chấp nhận những lời tâm tình của chúng ta.

Sự tức giận còn xuất hiện với mục đích gây sự chú ý với người khác, để lôi kéo sự công nhận mà đứa bé trong ta cảm thấy điều đó là xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Dạng tức giận này có lẽ là dạng phổ biến nhất trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, hay được gọi là “sự bất công bằng”.

Mua đá năng lượng:

Chúng ta bực bội vì công việc được phân chia không đồng đều, làm nhiều mà lương bổng không thêm; hay dịch vụ, món đồ, thức ăn,... mà chúng ta bỏ tiền ra mua thì không thỏa đáng đồng tiền của ta. Trước khi chúng ta có thể thỏa thuận lương bổng, thỏa hiệp công việc, yêu cầu hoàn tiền,... hay bất kì lựa chọn nào để giải quyết vấn đề (hay có thể là không thể giải quyết được gì cả mà cam chịu trong sự ấm ức) thì chúng ta cần phải giải quyết được sự bất an của đứa bé bên trong chúng ta trước, để tránh sự tức giận trở nên mất kiểm soát. (Lại tiếp tục hít thở sâu và tâm sự một mình)

“Cảm ơn bé vì những nỗ lực làm việc. Được trả lương thêm hay không, được người khác công nhận công sức hay không thì sự xứng đáng tồn tại của bé và cơ thể ta vẫn sẽ như vậy, không hơn và không bớt đi được. Không làm ầm ĩ lên là bé đã cho phép ta gửi Tình yêu vô điều kiện tới người khác rồi đó. Ta cảm ơn và yêu thương bé.”

“Bất kì dịch vụ, món đồ hay thức ăn nào có hoàn hảo hay sai sót bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể làm tăng thêm hay làm bớt đi sự xứng đáng tồn tại của bé cả. Hoàn cảnh này, người sẽ phàn nàn, kẻ sẽ kêu ca, nhưng bé thì không. Như thế, bé đã cho phép ta gửi Tình yêu vô điều kiện tới họ và đứa bé trong họ. Và vậy mà bé xứng đáng được tồn tại và yêu thương”.

Chúng ta hay nghe nói tới câu chữ “Yêu bản thân mình”, thoạt nghe thì chúng ta cảm thấy điều đó rất đơn giản nhưng mà không hề giản đơn tí nào. Chúng ta phải hiểu được cơ chế hoạt động của bản thể nhỏ bé trong ta, từ đó ta hiểu được nguồn gốc của mọi cảm xúc và suy nghĩ xuất hiện trong cơ thể ta.

“Yêu bản thân mình” là học cách chấp nhận, yêu quý những cảm xúc và suy nghĩ ấy; khoảnh khắc chúng ta thấu hiểu và chấp nhận những cảm xúc, suy nghĩ đó thì chúng ta đã hướng năng lượng của mình vào bên trong thay vì hành động ra bên ngoài. “Yêu bản thân mình” là học cách lấy lại sức mạnh vốn có bên trong bản thân mình.

“Yêu bản thân mình” là một định nghĩa rất trừu tượng, có thể có nhiều con đường đi khác nhau để đạt được cái đích đó. Những “7 điều, 13 điều, 25 điều, 99 điều,... giúp bạn yêu bản thân mình” ở trên mạng hay trong sách vở chỉ là liệt kê lại những biểu hiện sau khi hoàn tất bài học “Yêu bản thân mình” mà thôi, và đó không phải là cách bước để yêu bản thân mình. Dù chúng ta có thực hành hết trăm điều người khác chỉ chúng ta đi nữa, nhưng một khi chúng ta đăng lên trạng thái: “Du lịch một mình thật tuyệt”, “Xem phim một mình rất thú vị”,... thì chúng ta đã bị đứa bé trong ta đánh lừa rằng ta đã yêu bản thân mình rồi, bởi vì thực chất đứa bé trong ta vẫn đang kiếm tìm sự công nhận từ người hay vật ở bên ngoài.

Nếu chúng ta thực sự yêu bản thân mình rồi, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái với bản thân mình và chẳng cần ai phải biết hay không biết tới ta, cũng như chẳng cần thiết phải nói kể cho bất kì ai về bất kì điều gì mà xảy ra với mình cả.

Giống như một đôi tình nhân mới yêu đi trên phố, sự hạnh phúc của họ tràn ngập tâm trí họ, họ không nghĩ tới gì cả ngoài việc mình và người ấy đang đi trên con đường. Xe băng ngang, người băng dọc cũng chỉ làm họ có thêm thời gian đứng lại và nói chuyện với nhau. Mọi thứ trên con đường hỗn độn hằng ngày ấy bỗng dưng trở thành những thứ mờ nhạt và không hề quan trọng.

“Forever alone” (mãi mãi cô đơn), là một cụm từ mà có lẽ không ai trong giới trẻ chúng ta hôm nay là không biết đến. Một cụm từ để nói lên sự “tội nghiệp và bất hạnh” của một tầng lớp người trẻ mà mãi không có người yêu, nhưng thực lòng mà nói, không phải chúng ta không có ai yêu mà là cảm thấy việc yêu người khác sao mà “khó khăn quá” và chả biết cần phải bắt đầu như thế nào. Và bằng cách nào đó, khi nghĩ tới việc kết đôi với một ai đó, chúng ta có thể thấy được cái kết của câu chuyện cảm động đó trong nháy mắt, một cái kết không nằm trong danh sách những điều “Muốn - Tự do” của chúng ta, và có lẽ như thế mà chúng ta chẳng bận tâm tốn sức để bắt đầu làm chi. Nếu bạn muốn nghe một lý do nào đó, để tớ kể bạn nghe.

Trái Đất của chúng ta đang bước qua một thời kỳ tâm linh mới và chúng ta đang ở giai đoạn cuối của thời kỳ tâm linh cũ. Chúng ta đã sống đủ kiếp người, mọi kiếp sống sướng khổ giàu nghèo, chúng ta đã học cách yêu thương người khác qua tất cả các kiếp người. Bây giờ, chúng ta còn một bài học cuối cùng, bài thi tốt nghiệp để chúng ta có thể bước vào một ngôi trường hoàn toàn mới, và bài thi đó có tên gọi: Yêu bản thân mình. Ngôi trường mới này không có đau khổ, không có chiến tranh và bất kì sự hiện hữu nào của sự sợ hãi. Quyển sách tớ đang viết đây, với ngôn ngữ dễ thương hơi kỳ lạ này, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được và bắt đầu học cách yêu thương đứa bé bên trong mình.

Hiểu và yêu được đứa bé trong ta, chúng ta sẽ không hành động dựa trên sự sợ hãi của cơ thể ta nữa, chúng ta sẽ bắt đầu sống thật sự và yêu thương một cách vô điều kiện. Những Linh hồn chưa sẵn sàng cho bài học này, vẫn muốn sở hữu quyền lực để làm chủ người khác thì họ sẽ được dời tới một ngôi trường khác phù hợp với họ. Họ sẽ có thời gian của mình, họ cũng sẽ phải trải qua bài học tốt nghiệp yêu bản thân này, nhưng ở một thời gian khác và không gian khác.

Tớ muốn bạn thức dậy mỗi ngày với một thái độ: “Xem hôm nay sẽ có những thứ gì có thể làm ta bực bội, và xem thử sau bao lâu thì ta sẽ đánh tan được sự sợ hãi đó”. Hãy biến mỗi ngày thành một trò chơi, một trò chơi mà tất cả mọi sự vật, sự việc, con người đều được dàn dựng sẵn để dành cho mỗi ta thôi. Và trò chơi này có tên “Những thứ làm ta bực bội”, rằng bất kì lúc nào hay nơi đâu cũng có thể có người, có vật được sắp xếp sẵn để thò mặt ra và đục phá quả bóng mang tên sự sợ hãi mà ta đang cầm trên tay.

Cường độ và tần suất của sự bực bội trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta thì phản ánh mức độ và cường độ yêu thương mà chúng ta dành cho đứa bé trong mình. Bực bội càng nhiều thì tình yêu ta dành cho bé càng ít. Bởi nếu cường độ và tần suất của sự bực bội càng cao và càng nhiều, thì có nghĩa là sự sợ hãi bên trong ta luôn thường trực, và đứa bé trong ta luôn bất an về sự tồn tại của cơ thể ta.

Chúng ta thường hay quát tháo: “Lại nữa, sao cứ đến miết vậy?”. Và trò chơi này là vậy đó, một yếu tố bên ngoài làm ta bực bội sẽ cứ lặp đi lặp lại cho đến khi nào ta làm đứa bé trong ta an tâm, chấp nhận và dẹp bỏ được sự sợ hãi về yếu tố đó mới thôi. Và khi ta nghĩ rằng ta đã học được một bài học rồi, nhưng ta vẫn còn cảm thấy bực bội khi sự việc bên ngoài xảy ra, thì lúc ấy chúng ta nhận ra rằng chúng ta vẫn còn chưa xong với bài học đó.

Bạn hãy thường xuyên tự hỏi mình rằng: “Mình đang cảm thấy gì lúc này?”, và câu hỏi ấy sẽ đưa sự tập trung của bạn vào cơ thể của mình. Cảm xúc không phải bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy được, có những cảm xúc dựa trên sự sợ hãi nhưng ở mức độ rất nhỏ nhoi và nhẹ nhàng mà chúng ta chỉ có thể nhận thấy chúng qua những suy nghĩ của chúng ta mà thôi.

“Ba mẹ cứ mua về làm chi, nếu con cần thì con sẽ tự đi mua được mà”. Mỗi chúng ta đều có những thứ ta ưa thích, có gu thời trang và cách ăn mặc riêng, và đứa bé trong ta ghi nhận những điều ấy và coi đó là cơ sở để xác định sự tồn tại của cơ thể ta. Rồi hễ mà có ai tự ý mua đồ cho ta hay đụng chạm tới cách ta ăn mặc thì đứa bé trong ta sẽ phát tín hiệu sợ hãi ngay: “Nguy hiểm tới gần kìa mấy đứa, gửi suy nghĩ tấn công kẻ địch mau lên.”

Chúng ta sẽ có những cảm xúc và suy nghĩ khó chịu như “Tui thích mặc gì kệ tui” cho tới những suy nghĩ rất nhẹ nhàng như “Tụi mày không biết đây đang là gu đó sao”, “Tui thấy đẹp mà”,... và 1001 kiểu suy nghĩ khác nhau được tạo ra từ đứa bé trong ta, nhưng chỉ có chung một mục đích là để bảo vệ sự tồn tại của cơ thể ta.

“Ta vẫn sẽ yêu thương bé dù bé mặc bất kì thể loại đồ nào đi chăng nữa, đồ đẹp và thời thượng tới mấy đi nữa cũng không thể làm tăng thêm được sự xứng đáng tồn tại, sự xứng đáng được yêu thương của bé. Và bé đẹp theo cách của riêng mình. Đứa bé trong người khác phán xét bé để tạo ra sự so sánh để đứa bé trong họ được an tâm về sự tồn tại của cơ thể họ mà thôi. Nếu việc chê bai bé để đứa bé trong họ có được chút cảm giác an toàn thì hãy để họ như vậy. Không phản kháng và phán xét họ thì bé đã cho phép ta gửi đến đứa bé trong họ Tình yêu vô điều kiện của mình. Và vậy mà bé xứng đáng được tồn tại và yêu thương”

Khi chúng ta thoải mải với chính bản thân mình, bất kì quần áo nào chúng ta bận, cũng như mọi lời khen hay nhận xét của người khác sẽ trở nên không quan trọng với chúng ta nữa. Và khi yêu bản thân mình rồi, chúng ta sẽ tự do thể hiện bản thân và cá tính của mình.

Lúc ấy chúng ta sẽ bắt đầu thu hút những người xung quanh mình bởi vì năng lượng mà chúng ta tỏa ra, đó là Tình yêu vô điều kiện ta dành cho bản thân mình cũng như người khác. Và thế mà mọi thứ hay ngược đời như vậy, rằng chúng ta cứ luôn rượt đuổi con ếch, càng đuổi thì nó càng nhảy xa, và khi ta không còn rượt đuổi nữa thì nó lại tiến về gần ta.

Từ đây, chúng ta không cần dùng người khác hay vật khác để làm yếu tố xác định sự tồn tại của cơ thể mình nữa, rồi mối quan hệ giữa ta và người khác trở nên đơn giản và vô điều kiện. Và vì không còn điều kiện nên sẽ không còn bực bội hay tranh cãi giữa ta và những người khác. Khi ấy, định nghĩa thật sự về bạn bè của chúng ta chỉ còn đơn giản là: “Bạn bè gặp là vui”.

Nếu có chữ “nên” hay “phải” xuất hiện trong bất kì định nghĩa nào về một mối quan hệ, thì đó là định nghĩa được tạo ra bởi đứa bé trong chúng ta. Và khi chúng ta sống dựa trên những định nghĩa mà được tạo ra từ đứa bé trong ta, chúng ta không sớm thì muộn sẽ phải đối diện với sự sợ hãi trong mình: “Bạn bè mà nói xấu nhau”, “Tao giúp nó mà giờ nó không giúp tao”, “Bạn bè giả tạo”,… và thêm 1001 kiểu suy nghĩ và phản ứng khác cho những trường hợp tương tự mà đứa bé trong ta tạo dựng nên.

Với định nghĩa về bạn bè mà có điều kiện, không ít lần chúng ta cảm thấy buồn bã, hụt hẫng và có chút gì đó bực bội, giận hờn khi bạn bè, người thân không nhớ sinh nhật của ta hay một kỉ niệm nào đó, hay thậm chí là quên cả tên của chúng ta. Tất cả những cảm xúc ấy có nguồn gốc từ sự sợ hãi của đứa bé trong ta, đứa bé cảm thấy bất an về sự tồn tại của cơ thể ta trong môi trường sống. Để thay đổi điều đó, chúng ta phải thay đổi cách định nghĩa mà đứa bé trong ta vẫn ôm khư khư bấy lâu nay:

“Cái tên và hình dạng của bé chỉ được tạo ra với mục đích là để người khác có thể phân biệt được bé giữa đám đông thôi. Cái tên và hình dáng bên ngoài không quyết định tình yêu của ta dành cho bé. Cái tên và hình dáng ấy có thể thay đổi bất kì lúc nào, bé có thể tự đặt tên mới cho mình, đi thay đổi kiểu tóc, vận gu thời trang mới,... nhưng sự xứng đáng tồn tại của bé là bất biến và tình yêu ta dành cho bé sẽ không bao giờ thay đổi. Bạn bè không nhớ bất kì điều gì về bé cũng không làm sự xứng đáng tồn tại của bé kém đi. Sinh nhật là ngày được tạo ra để bé có cái cớ để gọi mọi người lại bên mình, để bé kể những câu chuyện cho họ, để chia sẻ niềm vui. Và khi mọi người xung quanh đều vui thì bé không thể không vui được. Và nếu họ không nhớ ngày sinh của bé, thì càng tốt chứ sao, bé có thể rủ họ đi chơi khi nào bé thích và nói rằng đó là sinh nhật của bé. Không trách móc hay phán xét ai cả là bé đã cho phép ta gửi Tình yêu vô điều kiện tới mọi người. Và vậy mà bé xứng đáng được tồn tại và yêu thương.”

Sự sợ hãi của chúng ta không chỉ dừng lại ở chính mình mà còn lây nhiễm qua mọi người, mọi vật xung quanh mình. Và sự sợ hãi ấy sẽ lan truyền cho tới khi một ai đó xuất hiện và đánh tan nó bằng Tình yêu vô điều kiện của mình thì sự lan truyền ấy mới chấm dứt.

Con trai bé bỏng của người sếp vớ được cây bút màu thần kỳ của mình, hắn chạy nhảy khắp nơi và để lại câu chuyện của mình trên tường, trên sàn và mọi bề mặt mà hắn có thể đặt tay lên. Vợ sếp vừa nấu bữa sáng vừa càm ràm bực bội, và nấu nên một bữa sáng đậm đà tiếng chửi. Đóng cửa cái rầm, người sếp lên xe đi đến công ty của mình. Những sai sót của nhân viên từ bé bỗng hóa ra to, cuối ngày mọi người phải tăng ca làm thêm giờ. Tan sở về nhà trễ, cô nhân viên gọi điện cho chồng và quát: “Nhờ anh qua nội đưa con về nhà, sao giờ này còn chưa thấy hai cha con đâu, suốt ngày cứ bạn với bè là sao”. Khi hai cha con về tới nhà thì bàn ăn đã sẵn sàng nhưng không ai đói cả vì mọi người đều no nê sự bực bội trong người cả rồi. Trời vào khuya, cô nhân viên tức quá bèn mở cửa và đem đĩa đồ ăn đi đổ. Dưới bóng đèn đường, cô nhân viên thấy hai cha con đi ăn xin, mặt mày hốc hác với đôi chân nhấc đi từng bước mệt nhoài. Thấy thế, cô không nỡ đổ đồ ăn đi và đem chúng cho hai cha con ăn. Và lời nói cảm ơn, ánh mắt cảm động của hai cha con đã đánh tan đi sự sợ hãi trong người cô…

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh