Tập Yêu Đứa Bé Trong Ta: Chương 8. Ai Mắng Hay Đánh Bé, Lại Mẹ Thương

TẬP YÊU ĐỨA BÉ TRONG TA: CHƯƠNG 8. AI MẮNG HAY ĐÁNH BÉ, LẠI MẸ THƯƠNG

Nếu như bạn là người mẹ, khi con mình đi học về và bắt đầu gào khóc vì bị cô giáo la mắng thì bạn sẽ làm gì. Nếu bạn gọi điện và mắng vốn cô giáo thì bạn chỉ làm khổ chính mình (để đứa bé trong mình bảo vệ sự tồn tại của cơ thể mình) và làm khổ con mình sau này mà thôi (phát triển đứa bé trong con mình: Dùng người mẹ để xác định sự tồn tại của cơ thể đứa con). Vậy cách nào là hiệu quả nhất?

-Mẹ đây, kể mẹ nghe xem đầu đuôi là sao?

-Cô giáo bảo con làm sai và mắng con

-Con làm sai như nào kể mẹ nghe

-Con không biết, con đâu có làm gì sai đâu

-Vậy để mẹ chỉ con, con không làm sai gì hết. Con làm đúng hết cả. Nín khóc xem nào. Kể mẹ nghe cái chuyện xảy ra sau cùng mà làm con bị mắng là gì?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

-Bạn con bị té u đầu, cô giáo nói tại con sai

-Không, con đâu có làm SAI, con làm ĐÚNG đó chứ. Con làm cái SAI đó ĐÚNG cách hoàn toàn, nếu con không làm đúng cách thì cái sai đó không thể xảy ra, giờ kể mẹ tuần tự nghe xem con đã làm đúng như thế nào mà để điều đó xảy ra xem?

-Buổi trưa con ăn cơm... con đã lấy thêm một quả chuối giấu vào túi để chiều ăn... chiều con đang học vẽ, cô giáo không có ở lớp, con lấy ra ăn... sau đó con bỏ vỏ chuối dưới sàn làm bạn chạy qua vấp té u đầu

-Con làm ĐÚNG từng bước còn gì, nhưng mà với cái SAI thì con phải làm SAI cách. Đối với cái đúng thì người ta phải dùng cách đúng để làm, với cái sai cũng vậy, ta sẽ dùng cách sai để làm cái sai đó. Vậy giờ lần sau để làm sai đi cái sai đó, làm cái sai đó bị đứt công đoạn và không xảy ra nữa. Vậy con sẽ làm gì nào?

Mua đá năng lượng:

-Con sẽ ăn chuối luôn sau khi ăn cơm và không giấu chuối vào túi nữa... hoặc là con ăn xong bỏ rác vào thùng... hoặc là nếu không ăn con sẽ đem về cho mẹ ăn

-Nhớ vậy nhé, cái sai thì không nên làm đúng cách, thế nên cái sai mới không xảy ra được

...

Xã hội của chúng ta luôn luôn phát triển và thay đổi, trong đó có những quy tắc và cách thức làm việc nhất định mà chúng ta thống nhất với nhau để mọi thứ vận hành hài hòa với nhau. Hễ những việc làm của chúng ta mà làm cản trở và chậm lại dòng chảy ấy, thì chúng ta sẽ bị chửi mắng và trách móc bằng đủ mọi loại hình thức.

Cái “sai” ở đây nó không phải là thiện với ác nữa mà là sự quy ước do chúng ta tạo nên trong xã hội này để phân biệt giữa cái thúc đẩy và cái cản trở dòng chảy phát triển của xã hội. Nhưng “dòng chảy phát triển” của xã hội này cũng tương đối và thay đổi với mức độ Nhận thức của chúng ta qua mỗi thời kỳ. Chiều hướng dòng phát triển của xã hội có thể đúng với thời kỳ này nhưng lại sai với thời kỳ khác. Vậy nên “sai” và “đúng” là hai khái niệm chúng ta tự đặt ra để giúp chúng ta biết cách cư xử với nhau trong cuộc sống chứ không phải là bản chất thật sự của vạn vật.

“Sai” và “đúng” không phải là bản chất tồn tại của sự vật, nhưng qua giáo dục và đào tạo, đứa bé trong ta dùng hai yếu tố này để quyết định sự xứng đáng tồn tại của cơ thể ta. Vì thế mà khi người khác bảo chúng ta sai rồi hay làm sai điều gì đó, đứa bé trong ta bắt đầu phát đi những tín hiệu sợ hãi.

Theo đó mà chúng ta bực bội đáp trả hoặc phàn nàn, kêu ca với người khác để đứa bé trong ta bảo vệ sự tồn tại của cơ thể ta. Kêu thì kêu, ca thì ca, mà vấn đề thì vẫn cần phải giải quyết đó.

Chúng ta thường hay bực bội bởi vì ta đã bỏ ra một khoảng thời gian để làm thứ gì đó và sau cùng rồi thứ đó lại đem bỏ sông bỏ biển. Chúng ta hành động như vậy phần lớn là vì sợ thời gian trôi qua, sợ lãng phí thời gian, nhưng rồi lại bực bội và càm ràm để làm lãng phí thêm thời gian. Như vậy, chúng ta mâu thuẫn với chính sự sợ hãi của mình quá mà, nếu như tiếc nuối thời gian thì chúng ta hãy chui đầu vào để chỉnh sửa ngay, càm ràm làm chi để rồi tổn hao nhan sắc nhỉ.

Khi ở trong trạng thái sợ hãi (bực bội, giận dỗi,...) chúng ta thường nghĩ không thông gì cả bởi vì mọi năng lượng trong người đang được đứa bé dùng để bảo vệ sự tồn tại của cơ thể ta. Nên thông thường, sau khi chửi bới, kêu trời kêu đất mệt mỏi rồi thì chúng ta mới bình tĩnh quay trở lại công việc. Để thay đổi điều này, chúng ta hãy áp dụng câu chuyện ở trên đó vào mọi vấn đề ta gặp. Mỗi khi ai bảo ta làm sai điều gì đó, hãy nhớ nói với bản thân mình: “Bé làm ĐÚNG mà, ĐÚNG rồi, làm sai với cách ĐÚNG hoàn toàn”.

Với cách nhìn “Ta đã làm đúng” như thế, đứa bé trong ta không phải ra sức bảo vệ sự tồn tại của cơ thể ta, chúng ta sẽ bình tĩnh và nhìn nhận vấn đề. “Bé đã làm đúng thế đó, trình tự và quá trình như thế đó”, và đó là cách chúng ta nhìn lại trình tự công việc mình đã làm và sau cùng chỉ còn là: “Bé chỉ cần làm sai theo cách sai nữa thôi là được”.

Khác với động vật, chúng ta có đứa bé bên trong giúp ta trải nghiệm thời gian, ghi nhớ quá khứ và dự trù tương lai. Vì vậy mà chúng ta có một căn bệnh mà không có ở động vật: Bệnh sợ chết.

Như chúng ta có nhắc tới ở phần trước, bởi vì tính chất muốn bảo vệ cơ thể ta của đứa bé bên trong nên đứa bé sẽ có căn bệnh “luôn sợ chết”, từ đó sản sinh ra mọi định nghĩa trong xã hội đều có bóng dáng của căn bệnh đó.

Căn bệnh sợ chết của đứa bé trong ta tăng đột phá khi chúng ta bước vào thời kỳ “hại điện” mà chúng ta đang sống. Chúng ta được mở rộng tầm mắt, nhìn thấy toàn cảnh sự sống, chúng ta biết được lịch sử và bất cứ điều gì chúng ta mong muốn qua việc sử dụng internet. Bằng cách biết nhiều hơn, chúng ta thấy được cuộc đời của mình trở nên bé nhỏ vô cùng, và vậy mà sự sợ chết vì tuổi già của đứa bé trong ta tăng lên.

So với con người của những thế hệ xưa, chúng ta hôm nay rất thiếu kiên nhẫn. Chúng ta sợ rằng một ngày, một tuần, một tháng trôi qua mà không học hay làm được gì. Chúng ta sợ cái ngày chúng ta đạt tới những mốc tuổi được tạo ra ngẫu nhiên bởi xã hội mà chưa đạt được “những chỉ tiêu yêu cầu” của mốc tuổi đó (sự bất an của đứa bé trong ta khi không được người thân, bạn bè hay người đời công nhận).

Với sự sợ hãi, sự thiếu kiên nhẫn trong học tập và làm việc, chúng ta luôn để tâm tới cái đích cần đạt mà sao lãng quá trình. Và sao lãng trong quá trình thì làm chúng ta sao lãng sự kết nối với cơ thể cảm xúc của mình. Không kết nối được với cơ thể cảm xúc của mình, chúng ta sẽ không bao giờ làm thành thạo và chuyên nghiệp được một nghề gì cả.

Thời gian là tương đối và mỗi chúng ta cũng trải nghiệm thời gian theo một cách riêng của mình. Mỗi chúng ta có thể sống lâu hơn là mình có thể nghĩ đấy, bạn có tin không nếu chúng ta có thể sống tới 150 hay thậm chí là 200 tuổi. Và để làm được điều đó, chúng ta phải kết nối với đứa bé trong mình, kích hoạt trí thông minh cơ thể và “thoát khỏi thời gian”.

Khái niệm “Thoát khỏi thời gian” hay còn gọi là “Sống trong hiện tại”, và chúng ta đang học tập điều này đấy, nhưng với một cách tiếp cận khác và có thể ứng dụng vào cuộc sống chúng ta đang có hôm nay mà không phải thay đổi điều gì cả: “Tập yêu đứa bé trong ta”.

Khi chúng ta yêu thương toàn vẹn đứa bé trong ta, đứa bé sẽ không còn dùng những điều trong quá khứ để xác định sự tồn tại của cơ thể ta nữa và cũng sẽ không sợ hãi về sự tồn tại của cơ thể ta trong tương lai.

Tình yêu vô điều kiện của chúng ta dành cho đứa bé bên trong sẽ làm đứa bé an tâm vào sự tồn tại của cơ thể ta, và vậy mà nó sẽ không còn kiếm tìm người khác hay vật khác bên ngoài để chấn an mình nữa.

Không còn sao lãng, không còn quan trọng thời gian, ta sẽ đi tới những nơi ta cảm thấy cần đi tới, làm những thứ ta cảm thấy muốn làm, làm chưa được lần một thì lần hai, lần ba... và từng bước một tập yêu đứa bé trong ta, chúng ta sẽ đạt tới cái đích đó.

Khi Tình yêu vô điều kiện của ta dành cho đứa bé trở thành yếu tố xác định sự tồn tại của cơ thể ta, đứa bé sẽ buông đôi bàn tay bám vịnh vào thời gian, không gian và hình ảnh cơ thể ta mà được tạo dựng qua thời gian, không gian đó. Khi đó, chúng ta có làm một việc gì đó cho đến lần thứ mấy đi nữa thì đó vẫn chỉ là lần đầu tiên. Như vậy, chúng ta sẽ kết nối với cơ thể cảm xúc của mình, theo đó mà khái niệm thời gian được thay đổi cho bản thân ta một cách tương đối, và sự lão hóa của cơ thể ta sẽ chậm lại đáng kể.

Chúng ta không tin có người sống tới 200 tuổi bởi vì chúng ta chưa thấy họ được chiếu lên ti vi, báo đài hay chưa được khoa học công nhận. Họ là những người đã yêu được đứa bé trong họ, nên họ không còn cần ai công nhận về sự tồn tại của họ cả, họ chỉ ở chỗ họ cần ở và họ làm những việc họ cảm thấy muốn làm cho mình; cũng như họ hiểu được rằng mỗi người có một con đường và bậc thang tiến hóa riêng của mình.

Vậy nên không có một lý do nào để họ xuất hiện trước mặt chúng ta và nói rằng “Tôi sống đến 200 tuổi nè”. Tương tự như vậy, sẽ không có một nhà cao tăng thật sự nào xuất hiện trước công chúng, báo đài và kêu gọi con người thay đổi hết cả.

Thế giới sẽ không thay đổi bởi một nhà lãnh đạo hay thủ lĩnh nào hết, mà thế giới sẽ thay đổi khi mỗi chúng ta thay đổi, và sức mạnh mà chúng ta nắm giữ trong hai tay mình là vô cùng to lớn, đó là sức mạnh của Đấng sáng tạo trao cho chúng ta khi chúng ta tham gia vào trò chơi sáng tạo này.

Sự nhỏ bé và vô dụng mà chúng ta cảm thấy hằng ngày là do những cá nhân thèm muốn quyền lực trên người khác đã reo rắc vào đứa bé trong ta qua giáo dục và phương tiện thông tin đại chúng, để đứa bé trong ta luôn tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài. Và khi mỗi chúng ta bắt đầu nhận ra điều đó thì một thế giới mới đã bắt đầu thành hình rồi đấy.

“Ngày hôm nay, ta cảm ơn bé vì cơ thể vật chất này, dù nó có đủ thành phần hay khỏe mạnh như bao người khác hay không thì cũng đã cho phép ta trải nghiệm những niềm vui và tiếng cười ở nơi đây. Từ hôm nay, ta sẽ bắt đầu dùng tình yêu của mình dành cho bé. Dù ngày mai, bé có tức giận, buồn bã hay cô đơn thì cũng sẽ ít hơn ngày hôm qua bởi vì ta đã yêu bé hơn một ít. Mỗi ngày một ít, ta sẽ đút cho bé Tình yêu vô điều kiện của ta đến khi nào bé no vẹn đầy thì thôi.

Ta muốn có một cơ thể khỏe mạnh nhưng thật sự mà nói thì ta không biết điều gì là tốt cho cơ thể này cả bởi vì thông tin bên ngoài ta thì quá nhiều. Ta mong muốn và cho phép bé chọn những thức ăn thức uống mà mình cần. Và thông qua cơ thể cảm xúc này, bé hãy gửi cảm tính và suy nghĩ cho ta về những thực phẩm mà bé cần, ở những nơi nào và ở những lúc nào. Có thể món ăn đó ta chưa từng ăn qua hay không thích ăn, nhưng ta tin rằng những chất dinh dưỡng trong đó sẽ cần cho sự cân bằng và phát triển của cơ thể ta, bởi vì ta tin vào Tình yêu vô điều kiện mà bé dành cho cơ thể này. Ta mong muốn và cho phép bé thanh lọc mọi chất độc ra khỏi cơ thể này và chữa trị mọi vấn đề trong cơ thể này mà ta không thể cảm thấy được. Như vậy, ta vô cùng biết ơn và yêu thương bé.”

...

Cơ thể chúng ta còn rất nhiều bí mật mà khoa học ngày nay vẫn chưa tìm ra (hay là đã tìm ra và giấu đi mà chúng ta không hề hay biết). Nếu như chúng ta muốn trải nghiệm những điều kỳ diệu của cơ thể ta, trước tiên chúng ta cần phải tin tưởng, hay chính là tạo ra động năng lượng tử trước tiên thì sự việc sau đó mới có thể xảy ra được.

Nếu chúng ta nói rằng “Không nhìn thấy thì sao mà tin” thì đành bó tay thôi, nếu chúng ta không tin vào điều kỳ diệu thì điều kỳ diệu sẽ không bao giờ xảy ra. Niềm tin mang trong mình nguồn năng lượng rất mạnh mẽ, nó là chìa khóa để mở ra những cánh cửa và khả năng mới. Và tôn giáo được tạo ra với một phần mục đích như thế, để tạo ra niềm tin cho con người để vượt qua những thời kỳ đen tối của lịch sử. Nếu như không có tôn giáo, có lẽ con người đã tự tuyệt diệt chính mình từ rất lâu rồi.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh