Tập Yêu Đứa Bé Trong Ta: Chương 3. Đứa Bé Với Ta, Tuy Hai Mà Một

TẬP YÊU ĐỨA BÉ TRONG TA: CHƯƠNG 3. ĐỨA BÉ VỚI TA, TUY HAI MÀ MỘT

Bạn có tin vào tiền kiếp không? Nếu không tin thì bạn đã rơi vào nhóm chuẩn bị bị tuyệt chủng rồi đấy, vì hơn 90% con người Châu Á tin vào tiền kiếp và hậu kiếp đó. Đây là phần mục tớ sẽ ngồi kể luyên thuyên về những thứ siêu hình “vớ vẫn”, nếu bạn chỉ tin vào những cái khoa học hiện đại hôm nay có thể chứng minh thì bạn có thể bỏ qua phần này. Nếu không thì bạn cứ có thể xem mục này là “Khoa học viễn tưởng” cũng được.

Trọng lực là gì? Đó là lực hấp dẫn giữa các hạt vật chất, vật chất có khối lượng càng lớn thì lực hút giữa chúng càng lớn. Phản ứng hóa học là gì? Đó là sự tác động, phản ứng của hai hay nhiều chất/hợp chất ban đầu và sau đó sẽ tạo ra một hay nhiều chất/hợp chất khác. Và như vậy, hết rồi, khoa học phổ thông chỉ giải thích nhiêu đó cho chúng ta thôi.

Điều gì sinh ra lực hút và đẩy giữa hai nguyên tử với nhau, để trả lời được câu hỏi này, khoa học của chúng ta sinh ra ngành “Vật lý lượng tử” để nghiên cứu những thứ nhỏ hơn cấp độ nguyên tử. Hiện tại chúng ta vẫn chưa thấy ứng dụng nào từ ngành khoa học lượng tử vào cuộc sống hằng ngày cả. Nhưng điều đó không có nghĩa là con người chúng ta chưa từng biết đến khoa học lượng tử, và chúng ta cũng đã ứng dụng khoa học lượng tử vào cuộc sống từ hàng ngàn năm nay rồi.

Khi nói tới khoa học, chúng ta nói tới những thứ có thể nhìn thấy và đo lường được. Bởi vì chúng ta chưa có có công cụ để có thể quan sát được những thứ thấp hơn mức độ nguyên tử nên khoa học lượng tử vẫn đang dừng lại ở lý thuyết là chính. Theo cách gọi khác mà chúng ta có thể hiểu, khoa học lượng tử là nói về những năng lượng vô hình chạy qua tất cả mọi vật chất mà cấu thành nên sự sống và vũ trụ.

Từ những ghi chép lịch sử đầu tiên, con người đã biết sử dụng những năng lượng vũ trụ này bằng cách này hay bằng cách khác. Những ứng dụng năng lượng này mà chúng ta thường biết trong cuộc sống hằng ngày thì gồm phong thủy, trâm cứu, khí công, luân xa,... Như chúng ta có thể thấy, những người thành thạo và biết cách ứng dụng những nguồn năng lượng lượng tử này, họ như có “phép” vậy, họ có thể biến cơ thể bình thường thành mình đồng da sắt, có thể di chuyển được vật chất bằng ý niệm, điều khiển động vật, thực vật và thậm chí là người khác,...

Vì sao có sự tương tác giữa hai nguyên tử với nhau, bản chất cốt lõi sau đó là gì? Cũng như tớ và bạn, mỗi chúng ta có một vai trò trong xã hội này, sáng thức dậy đi làm, tối về nghỉ. Mỗi người đóng một vai trò trong xã hội, với việc làm của riêng mình mỗi ngày và tương tác với nhau để tạo nên dòng chảy của sự phát triển. Ngay cả những người vô công rồi nghề, không làm gì cho xã hội, họ vẫn đóng góp cho sự tồn tại và vận động của vũ trụ. “Nếu họ chết đi thì cũng thế thôi?”, bạn hỏi. Có chớ, sự tồn tại của họ đã để lại “vết chân” trên mặt đất này và Trái Đất đã vận động theo một hướng khác so với nếu không có “vết chân” đó của họ. Tất cả mọi thứ trong vũ trụ của chúng ta đều liên kết chặt chẽ với nhau, mỗi hàng động dù là rất nhỏ của chúng ta sẽ thay đổi chiều hướng vận động của toàn vũ trụ; và hơn nữa, mỗi suy nghĩ của chúng ta đều được lưu lại vĩnh viễn trong “không khí” (tầng năng lượng lượng tử).

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mỗi nguyên tử tạo nên vật chất cũng giống như hình ảnh thu nhỏ của mỗi chúng ta mà cấu thành nên xã hội. Mỗi nguyên tử hay hạt vật chất cũng có ý thức giống như ta vậy. Nếu một nguyên tử có thể nói chuyện với chúng ta, hắn sẽ nói: “Tớ là hình thái nhỏ nhất của Linh hồn, trong tớ có hai thông tin, một là tọa độ trong không gian và hai là nhiệm vụ của tớ. Tớ là nguyên tử ABC, sẽ tương tác với DEF, tạo ra XYZ,...”.

Như thế, tất cả mọi thứ xung quanh ta đều giống ta về bản chất, đó là sự nhận thức. Tất cả chúng ta đều là những Nhận thức nhỏ, được tạo ra từ chung một nguồn Nhận thức, đó là bậc tạo hóa hay Đấng sáng tạo.

Và Nhận thức thì tồn tại nhiều tầng bậc khác nhau từ thấp đến cao, Nhận thức tầng cao hơn thì bao hàm Nhận thức của tầng thấp hơn và nhỏ hơn: Photon, electron, nguyên tử, phân tử, tế bào, đơn bào, đa bào, vi sinh vật, cá, lưỡng cư, bò sát, động vật có vú,... Ví dụ như cơ thể ta, Nhận thức của hạt nguyên tử thì được bao hàm trong Nhận thức của phân tử, Nhận thức của phân tử thì được bao hàm trong Nhận thức của tế bào, Nhận thức của tế bào thì được bao hàm trong Nhận thức của toàn bộ cơ thể - hay chính là đứa bé trong ta.

Như thế, bạn hãy dành chốc lát để suy nghĩ về cơ thể sinh học của mình, bạn thử hỏi xem với một Linh hồn nhỏ bé có thể vận hành được cơ thể phức tạp này không? Bạn có thể trả lời là có hoặc không, nhưng sâu bên trong cơ thể mình, bạn luôn biết câu trả lời cho câu hỏi này.

Kể ngắn kể dài như thế cũng chỉ để chúng ta tự nhắc nhở mình, đừng bao giờ cảm thấy mình nhỏ bé, đừng bao giờ nghĩ mình vô tích sự hay ăn hại dù cho người khác có nói hay đối xử với mình thế nào đi chăng nữa. Hy vọng với những dòng chữ này, chúng ta có thể tạo dựng lại sức mạnh của bản thân mình từ ngay bên trong chứ không phải lấy từ xã hội bên ngoài. Bởi lẽ xã hội bên ngoài chỉ luôn dạy cho ta những cái ngược lại, dạy cho ta cảm thấy sự nhỏ bé và vô dụng của bản thân. Và đó là cách bất công xã hội hình thành, vì chúng ta đã trao đi quyền lực của mình cho người khác và để người khác kiểm soát mình qua một những công cụ bên ngoài: Tiền bạc và vật chất.

Cơ thể chúng ta, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, hệ hô hấp, hệ trao đổi chất,... tất cả những thứ này chúng ta hầu như không thể ý thức được. Chúng ta thử hình dung nếu chúng ta có thể ý thức được chúng thì sao? Tiếng máu chảy ầm ầm không ngừng nghỉ, tiếng xương phát triển lóc tóc, hệ miễn dịch gào thét đánh kẻ xâm phạm cơ thể, hệ bài tiết khổ sở sàng lọc hàng trăm loại thuốc sâu ta ăn vào mỗi ngày,... Như thế, một cỗ máy khổng lồ ồn ào và phức tạp sẽ làm ta không thể làm được gì ngoài việc nằm lăn ra mà khóc.

Vậy nên, cơ thể chúng ta cần có một trí thông minh để vận hành riêng nó và để ta có thể trải nghiệm cuộc sống sáng tạo theo ý ta muốn. Trí thông minh ấy chính là đứa bé chúng ta đã gọi tên đó, và đứa bé có vai trò vận hành, giữ gìn và bảo vệ cơ thể của ta để chúng ta có thể trải nghiệm cuộc sống mà không bị phân tâm. Nhận thức của đứa bé ấy với Nhận thức của chúng ta được nhập thành một, suy nghĩ của ta và suy nghĩ của đứa bé hòa tan vào nhau. Chúng ta rất khó phân biệt được khi nào là suy nghĩ của ta, khi nào là suy nghĩ của đứa bé trong ta giữa những sinh hoạt bình thường hằng ngày. Những lúc ta cảm thấy thư thái và hạnh phúc, đứa bé sẽ im lặng bởi không có gì đe dọa tới cơ thể của ta cả. Còn trong cuộc sống hiện đại hằng ngày, gần như tất cả mọi thời gian thì suy nghĩ trong ta là của đứa bé, bởi vì mối đe dọa đến sự tồn tại của cơ thể ta xuất hiện khắp mọi nơi, vây quanh ta 360 độ.

Sự tồn tại của cơ thể của chúng ta bao gồm hai phương diện. Phương diện thứ nhất là đủ ăn, đủ mặc, đảm bảo sự tồn tại vật lý của cơ thể. Phương diện thứ hai là sự chấp nhận của những người xung quanh trong cộng đồng mà chúng ta sinh sống, bởi nếu chúng ta không được công nhận trong cộng đồng đó thì chúng ta sống cũng như bằng chết mà thôi. Bởi vì khi một con vật rớt ra khỏi đàn thì sẽ dễ dàng và nhanh chóng bị kẻ thù tóm gọn.

Đó là vai trò cơ bản của đứa bé, đảm bảo sự sinh tồn của mỗi chúng ta trong một môi trường sống. Với chức năng này, đứa bé trong ta còn được gọi với cái tên “Chế độ sinh tồn” của bộ não, một bộ phận được xem là còn sót lại của quá trình tiến hóa từ động vật bậc thấp lên.

Cảm xúc sợ hãi của chúng ta được thiết kế ra với vai trò đảm bảo sự tồn tại của cơ thể ta trong một môi trường như thế. Trước những mối nguy hiểm, đứa bé sẽ dùng cần gạt “Sợ hãi” để báo hiệu cho chúng ta biết và ra lệnh cho chúng ta hành động, hoặc là né tránh hoặc là đánh tan nguy hiểm để đảm bảo sự sinh tồn cơ thể.

Thời gian trôi, chúng ta phát triển dần, những mối nguy hiểm từ tự nhiên biến mất. Đến hôm nay, chúng ta đã dư ăn và dư mặc, nhiệm vụ đảm bảo sinh tồn của đứa bé có phần thay đổi và tiến hóa. Sự sợ hãi của đứa bé trong ta là điểm yếu của mỗi chúng ta, hiểu được điều này, nhiều người đi trước đón đầu đã điều khiển chúng ta để tạo quyền lực và sức mạnh cho bản thân họ.

Hằng ngày, xã hội và phương tiện thông tin đại chúng không ngừng tấn công vào đứa bé tội nghiệp trong ta, làm chúng ta cảm thấy nhỏ bé và vô dụng. Và bằng cách tiêu thụ sản phẩm, theo đuổi hình mẫu được “chấp nhận” bởi số đông người, chúng ta đánh mất quyền lực bên trong mình, trao quyền hạn cho người khác và để họ làm tổn hại tới hành tinh xinh đẹp của chúng ta.

...

Chúng ta còn chưa cào được hết bề mặt tài năng của đứa bé trong ta nữa đó, còn nhiều lắm. Để lấy vài ví dụ về quá trình học tập và thực hành, chúng ta sẽ thấy được rằng đứa bé trong ta là một siêu máy tính đó.

Khi chúng ta học vẽ, chúng ta sẽ được dạy hơn 10 quy tắc để có thể vẽ nên một bức tranh: Bố cục, tương phản, đường dẫn, điểm nhìn, hình khối, màu sắc,... Chúng ta học từng bước một, từng bước một. Học tập và thực hành qua thời gian, đứa bé trong ta sẽ nhớ hết mọi kĩ thuật ấy. Khi trở thành một họa sĩ, người vẽ sẽ không phải suy nghĩ đến những quy tắc ban đầu ấy nữa, vì đứa bé đã tính toán toàn bộ những quy tắc ấy trong tích tắc và chuyển kết quả thành cảm giác để gửi cho ta, ta sẽ cảm nhận được vị trí chính xác trong bức tranh, chỗ nào đặt vật nào và màu sắc như thế nào...

Sự thành thạo của mọi ngành nghề sẽ không còn là con số hay công thức mà chỉ là cảm nhận mà thôi, tất cả những tính toán phức tạp đã được đứa bé trong ta lo hết thảy. Từ đầu bếp, thợ rèn, thợ mộc,... cho tới các vận động viên thể dục thể thao; và điều làm họ thành công chính là sự kết nối nhuần nhuyễn với cơ thể cảm xúc của mình.

Nhắc tới đây làm tớ nhớ một bộ phim mới được công chiếu mà có tên là “Cơ trưởng Sully”, bộ phim nói về quá trình cứu lấy toàn bộ máy bay sau khi gặp sự cố cất cánh của một cơ trưởng dày dạn kinh nghiệm. Khi máy bay gặp nạn, với cảm tính trong tích tắc của cơ trưởng thì việc quay lại và hạ cánh xuống đường băng là không thể, và rồi ông đã hạ cánh máy bay trên một dòng sông một cách an toàn. Sau sự việc, các cơ quan chức năng đã dùng máy móc để tính toán và cho rằng cơ trưởng lúc đó hoàn toàn có thể quay lại đường băng. Và với khẳng định đó, cơ trưởng rơi vào trạng thái hoang mang bởi vì không biết cảm tính và phản ứng của ông lúc đó có đúng không, bởi nếu ông sai thì sự nghiệp của ông sẽ sụp đổ hoàn toàn. Ở kết phim, ông đã chứng minh được rằng cảm tính của mình là hoàn toàn chính xác, và tất cả những tính toán và giả lập máy tính được thực hiện bởi các cơ quan chức năng thì đều thất bại và không khả thi. Và đó là một minh chứng cho khả năng tính toán của đứa bé trong ta.

Để thành công trong bất kì ngành nghề hay công việc nào, chúng ta phải tập trung vào quá trình hơn là tập trung vào cái đích đến. Chú tâm và dành thời gian vào quá trình học tập và thực hành sẽ giúp chúng ta kết nối với cơ thể cảm xúc của mình, kết nối với đứa bé trong ta; rồi thành công hay không chính là dựa vào mức độ kết nối ấy có sâu hay không.

Ngày nay, chúng ta không có được kết nối với cơ thể cảm xúc của mình sâu sắc như những thế hệ trước nữa, bởi chúng ta bị gánh nặng thời gian vùi dập và bị đồng tiền thôn tính. Chúng ta thường hay trầm trồ trước những công trình điêu khắc tỉ mỉ và há mồm khi nghe rằng thời gian để hoàn thành chúng thì mất tới cả trăm năm. Còn hôm nay, mọi thứ được tính bằng ngày, giờ, phút nên chúng ta không thể thành thạo được gì với sức ép tâm lý như vậy cả. Chưa kể với sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta dễ dàng bị sao lãng trong quá trình học tập và sáng tạo vì muốn chia sẻ quá trình ấy cho người khác biết. Vậy nên mà: “Đi đâu thì đi, làm gì thì làm, im im đừng cho ai biết, rời bạn sẽ nghe thấy và nhìn thấy được toàn bộ câu chuyện”.

Đứa bé trong ta còn “biết trước” được tương lai nữa đó, dù là trong khoảnh khắc rất nhỏ thôi. Có những khi có vật lạ rất nhỏ bay vào mắt chúng ta, trước khi chúng ta thấy được nó thì mắt chúng ta đã nhắm lại rồi. Đứa bé trong ta có nhiệm vụ giữ cho cơ thể ta được an toàn mọi lúc mọi nơi, luôn nhìn quanh 360 độ đề phòng cảnh giác mọi mối nguy hiểm.

Trong Tiếng Anh, chúng ta biết rằng từ “the” có hai cách đọc khác nhau: Đọc là “đờ” (phiên âm theo Tiếng Việt) khi nó đặt trước danh từ có tiền tố là phụ âm (h, n, p, l,…), và đọc là “đì” khi nó đặt trước danh từ có tiền tố là nguyên âm (a, e, o,…). Và ngược đời như vậy ấy, cách đọc của từ đi trước lại phụ thuộc vào từ ngữ đi sau, trong khi từ đi trước thì thấy trước, đọc trước và từ đi sau thì thấy sau, đọc sau. Như thế, khi đã thành thạo Tiếng Anh, nếu chúng ta đọc thiệt nhanh văn bản thì chúng ta sẽ tự động đọc từ “the” là “đờ” hay “đì” ngay cả trước khi ta nhìn thấy từ ngữ phía sau đó. Và tuy là khoảnh khắc rất nhỏ, nhưng cũng có thể coi đứa bé trong ta có thể nhìn thấy trước tương lai.

Chúng ta đã có thêm một yếu tố mới trong câu chuyện, đó là yếu tố Linh hồn, và với yếu tố mới này chúng ta sẽ bổ sung thêm chi tiết cho nút đỏ “Muốn” và nút xanh “Muốn - Tự do” trên bàn điều khiển của đứa bé trong ta.

Nếu như đã vào sống làm người, một Linh hồn sẽ phải trải qua rất nhiều kiếp người, trải nghiệm mọi tầng lớp giàu nghèo, sang hèn, sướng khổ của xã hội. Trước khi bắt đầu một kiếp người, một Linh hồn sẽ quyết định mình sẽ làm những gì và sẽ gặp những ai ở kiếp sống đó, những kế hoạch đó được lưu lại và kích hoạt theo thời gian, đó là những điều “Muốn - Tự do” độc lập xuất hiện mà chúng ta đã đặt tên trong quyển sách này. Sẽ có người muốn làm bác sĩ, y tá; có người làm diễn viên, ca sĩ; có người muốn làm thương gia, quản trị gia;...

Không phải mọi trường hợp mà những điều “Muốn - Tự do” đều to tướng và rõ ràng, phần nhiều những điều “Muốn - Tự do” là những cái muốn rời rạc và lách lẻo để dẫn dắt ta những bước cơ bản trước rồi mới trở nên rõ ràng và cụ thể ở khoảng nửa sau của cuộc đời ta. Nên chúng ta hãy cứ theo đuổi bất kì điều gì mà làm chúng ta cảm thấy đam mê và hạnh phúc ngày hôm nay trước đã, còn chuyện ngày mai hãy để mai tính.

...

Sự tấn công ồ ạt của nền văn hóa hiện đại vào đứa bé trong ta chính là nguyên nhân cho sự xuất hiện hàng loạt của những điều “Muốn” mới. Những điều “Muốn” mới này là cách đứa bé tìm kiếm những thứ bên ngoài để đảm bảo sự tồn tại của cơ thể ta trước những “nguy hiểm” của xã hội hiện đại. Gọi là “nguy hiểm” bởi vì đó chỉ là những nguy hiểm giả, không phải như bị thú ăn thịt rình rập trong cuộc sống hoang dã, mà được tạo dựng nên để làm đứa bé trong ta bất an về sự tồn tại của cơ thể ta mà luôn kiếm tìm các yếu tố bên ngoài để trấn an mình.

Một khi chúng ta còn tìm các yếu tố bên ngoài để trấn an bản thân như thế, chúng ta vô thức trao quyền kiểm soát cuộc sống của mình cho người khác. Và những điều “Muốn” hàng loạt, mất kiểm soát như vậy đã làm lu mờ đi những điều “Muốn - Tự do” của chúng ta, là những niềm đam mê thật sự của chúng ta trong cuộc sống này.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh