Tập Yêu Đứa Bé Trong Ta: Chương 9. Bé Thắng Hay Thua, Mẹ Mãi Yêu Bé Như Thế

TẬP YÊU ĐỨA BÉ TRONG TA: CHƯƠNG 9. BÉ THẮNG HAY THUA, MẸ MÃI YÊU BÉ NHƯ THẾ

Thông thường, nếu chúng ta càng thông minh, càng có học thức thì chúng ta càng có ít niềm vui.

Qua những trải nghiệm và công sức học tập “khổ cực” của mình, đứa bé trong chúng ta thường dùng những cái chúng ta tích lũy được qua thời gian và biến chúng thành những yếu tố để xác định sự tồn tại của cơ thể ta. Một khi chúng ta còn để đứa bé bên trong dùng trải nghiệm qua thời gian để xác định sự tồn tại của cơ thể ta thì chúng ta sẽ còn trải nghiệm “sự khổ cực”.

Khi chúng ta đã yêu thương đứa bé bên trong vẹn tròn, sự khổ cực sẽ không còn tồn tại. Bởi lẽ một khi chúng ta đã yêu được đứa bé trong ta, chúng ta sẽ đi trên con đường “Muốn - Tự do” đầy đam mê và nhiệt huyết của mình mỗi ngày, rồi sẽ không còn sự tồn tại của khổ cực hay khó nhọc mà ở đó chỉ có sự hạnh phúc và thích thú mà thôi. Công việc của chúng ta lúc đó sẽ biến thành những trò chơi và chúng ta quay về trở thành lại những đứa trẻ luôn tò mò và sáng tạo.

Chúng ta sẽ còn gọi con đường mình đi là khổ cực và khó khăn nếu như chúng ta vẫn chưa yêu được đứa bé trong ta, chúng ta sẽ còn cố gắng tìm kiếm sự công nhận và tưởng thưởng từ người khác trong xã hội. Một khi còn tìm kiếm sự công nhận của người khác thì chúng ta còn cảm thấy sự sợ hãi do đứa bé trong ta tạo ra.

Vì chưa yêu được đứa bé trong ta, nên khi ta đạt được những thành thích học tập và nghiên cứu, đứa bé trong ta dùng những thành tích, công nhận đó để bù vào những khổ cực và cố gắng trong quá khứ và biến những kiến thức đó trở thành yếu tố xác định sự tồn tại của cơ thể ta.

...

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Dưới chân núi, có một chàng trai đang nằm yên thì bỗng thức giấc bật dậy. Chàng ngó quanh và thẫn thờ lắng nghe sự im lặng của núi rừng hoang sơ, thoang thoảng có những tiếng chim hót to nhỏ xa gần. Chàng đưa hai bàn tay ra trước mặt rồi nhìn, và rồi dùng hai bàn tay sờ lấy khuôn mặt mình.

Chàng không biết mình là ai, không nhớ tên mình là gì và không biết mình sẽ đi đâu và về đâu. Bỗng một con nai xuất hiện trước mặt chàng, chàng sững sờ trước vẻ đẹp của con nai vàng, có gì đó đã làm chàng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Sự sung sướng làm chàng như ngừng thở vì sợ con nai bất giác hoảng sợ và chạy mất.

Con nai đi chầm chậm vào những bụi cây, chàng đi theo và không dời ánh mắt khỏi nó. Đi theo con nai không được lâu, chàng trai để mất dấu con nai và chàng đã gặp một con sông chảy xiết. Chàng không thể bơi qua được và cũng chẳng thể nhảy tới.

Đứng đó và nhìn qua bờ bên kia, chàng thấy một cánh rừng khác hẳn hoàn toàn so với cánh rừng bên này; và ở xa xa kia, sau làn sương mù trắng mỏng có một ngọn núi đẹp vô cùng.

Trong chàng bỗng xuất hiện một ước muốn mãnh liệt, ước muốn rằng chàng phải qua được những khu rừng bên kia, để nhìn ngắm sự sống đẹp đẽ bên đó và rồi sẽ leo lên tới ngọn núi ấy.

Chàng đang loay hoay không biết phải làm thế nào để qua được sông thì bỗng có một ông già xuất hiện. Hai người đứng nhìn nhau trong im lặng và họ không biết bắt đầu phải nói gì.

Bỗng ông lão cất tiếng hỏi làm chàng trai giật mình: “Cậu từ đâu tới và tại sao cậu lại không mặc đồ?”. Chàng trai không thể hiểu được ông lão có hình dáng kỳ quặc này đang nói gì nên bèn chỉ tay qua bên kia sông, và rồi chỉ ngón tay về hướng ngọn núi. Ông không hiểu chuyện là sao nhưng phần nào đoán ra được là chàng trai muốn vượt qua sông để tới những khu rừng bên kia. “Muốn qua đó thì đi theo ta”, ông vừa nói vừa quơ tay đưa về hướng nhà của ông.

Qua một thời gian, ông lão đã chỉ cho chàng trai ngôn ngữ giao tiếp và cho chàng những bộ trang phục để mặc. Bằng cách phụ giúp ông lão việc đồng áng và chăn nuôi, ông lão đã chỉ cho chàng cách thức làm gỗ để chàng có thể làm cho mình một cây cầu bắc ngang dòng sông chảy xiết.

Thế là chàng trai bắt tay vào làm cây cầu, chàng làm miệt mài ngày đêm mà không biết mệt bởi vì chàng biết rằng bên kia sông sẽ là những thứ đẹp đẽ vô cùng, chỉ nghĩ tới thôi cũng đủ làm chàng sung sướng trong hạnh phúc.

Chẳng mấy chốc mà cây cầu hoàn thành, chàng trai nói lời từ biệt ông lão và gói ghém đồ đạc lên đường. Đúng như chàng nghĩ, cánh rừng bên kia sông tràn đầy màu sắc và đủ những loại động vật to nhỏ. Chàng đã ở trong cánh rừng này suốt một thời gian, cho tới khi chàng thấy hết tất cả mọi thứ rồi và cảm thấy mong muốn khám phá những cái mới. Thế là chàng lại gói đồ lên đường, hướng về phía ngọn núi.

Chàng đi ra khỏi cánh rừng, băng qua một vùng đất rộng lớn chỉ phủ đầy cỏ xanh. Trên đường đi chàng không hề thấy cây cối lớn nhỏ nào mà thay vào đó là những tảng đá rải rác khắp nơi. Đi mãi rồi chàng dừng lại, chàng lại gặp một con sông chảy xiết to hơn cái trước. Xung quanh không hề có cây cối đủ để cho chàng có thể làm nên một cây cầu. Đi dọc theo bờ sông một đoạn, chàng thấy một căn nhà và chàng tiến lại gần để hỏi thăm.

Ngôi nhà nhỏ ấy có hai ông bà lão sinh sống cùng bầy gia súc của mình. Sau khi trò chuyện, ông bà lão quyết định sẽ dạy cho chàng cách thức xây dựng một cây cầu đá để chàng có thể vượt qua được con sông mà đi tiếp con đường của mình.

Năm tháng trôi qua, cây cầu dần thành hình trên dòng nước chảy xiết. Cây cầu bằng đá thạch trắng lộng lẫy nổi bật trên dòng nước nâu cuồn cuộn, chỉ nhìn thấy được cây cầu thôi là mọi khổ cực cắt đá, khiêng đá của chàng đều tan biến.

Ngày cây cầu hoàn tất cũng đã đến, chàng trai cùng hai ông bà lão làm tiệc ăn mừng linh đình. Ngày hôm sau, chàng gói ghém đồ đạc và cũng chào từ biệt hai ông bà lão và cất bước lên đường. Vừa đi chàng vừa ngó lại cây cầu, đến khi chàng không còn thấy được cây cầu nữa thì chàng cảm thấy trong lòng mình bắt đầu quặn thắt. Chàng đã yêu cây cầu của mình mất rồi, chàng không thể đi được nữa với sự quặn đau như thế. Không chịu được nỗi đau ấy, chàng bèn quay lại ngôi nhà của hai ông bà lão và xin ở lại đó sống với hai người.

Hằng ngày, chàng đi chăn cừu trên những cánh đồng cỏ xanh mướt bao la. Những khi rảnh rỗi, chàng lại leo lên những tảng đá gần đàn gia súc của mình, ngồi giữa những làn gió tươi mát và nhìn về ngọn núi trắng ấy.

Sâu thẳm bên trong, chàng vẫn muốn lên tới ngọn núi ấy mà không hiểu vì sao. Nhưng rồi chàng lại quay ra nhìn cây cầu và suy nghĩ: “Chắc trên đó chẳng có gì đâu, cũng giống như những khu rừng ta đã đi qua với cây cỏ và chim thú”.

Thế là chàng đã ở đó, chăn cừu cho đến khi thời gian biến chàng thành một ông lão râu tóc bạc phơ như những con cừu của mình.

Một ngày đẹp trời, một đoàn người đi ngang qua và phát hiện thấy một ông lão đã nằm im trên bờ sông từ khi nào không hay, với đôi mắt hướng nhìn về cây cầu đá thạch trắng mà họ đang đứng trên.

...

Cuộc sống của chúng ta cũng tương tự như vậy đó. Tất cả mọi thứ bên ngoài chúng ta như: Trang phục, giày dép, nhà cả, xe cộ, đồ ăn, ngôn ngữ, kiến thức,... đều là công cụ để chúng ta đi đến cái đích cuối cùng: Đam mê và tình yêu. Nhưng quá trình để có được những công cụ đó thì quả là không hề dễ dàng, vì thế mà chúng ta “yêu” luôn những công cụ đó và không chịu buông ra để chúng ta có thể đi tiếp.

Khi chúng ta học càng cao, sự sợ hãi của đứa bé trong ta càng tăng. Đứa bé trong ta dùng những kiến thức ấy để xác định sự tồn tại của cơ thể ta và sẵn sàng phát tín hiệu sợ hãi để bảo vệ cơ thể ta nếu như có ai đụng chạm tới sự “sai – đúng” của kiến thức mà ta đã tích lũy được.

Và vì thế, chúng ta tranh cãi và đánh nhau để bảo vệ tính “đúng” của kiến thức mà ta đã học được. Thay vì là công cụ đưa chúng ta tới cái đích của tình yêu, đam mê, hạnh phúc và an bình, kiến thức trở thành vũ khí của sự sợ hãi, làm chúng ta bàn cãi và tranh đấu hết ngày này qua ngày khác, hết thiên niên kỉ này sang thiên niên kỉ khác.

Dù chúng ta có theo đuổi bất kì tri thức nào đi chăng nữa, thì đó cũng chỉ là công cụ của riêng mỗi chúng ta để đi tới tình yêu và đam mê mà thôi. Mặc dù có chung một cái đích nhưng không đồng nghĩa với việc mỗi chúng ta đều sẽ có công cụ giống như nhau.

Từ một nguồn kiến thức, từ một quyển sách, mỗi chúng ta sẽ có những cách hiểu và chiêm nghiệm khác nhau, rồi những cách hiểu khác nhau đó sẽ đưa mỗi chúng ta đi trên những con đường khác nhau để tới ngọn núi ấy: Hạnh phúc và đam mê.

Đặc biệt hơn là khi chúng ta theo đuổi kiến thức tôn giáo và tâm linh, đứa bé trong chúng ta sẽ dễ dàng “yêu” lấy những kiến thức tâm linh này và biến chúng thành thứ để xác định sự tồn tại của cơ thể ta.

Qua một thời gian dài, hệ mặt trời của chúng ta đã ở trong vùng không gian “đen tối” và chúng ta đã bị nhiều thế lực lợi dụng, sống bám vào sự sợ hãi của chúng ta để làm nguồn năng lượng sống cho họ. Như thế mà con người chúng ta đã tự tạo ra khổ đau và tàn sát lẫn nhau không ngừng nghỉ dưới sự ảnh hưởng từ bên ngoài.

Với sự sợ hãi của chúng ta bị điều khiển, chúng ta không thể làm bạn với đứa bé trong ta mà chỉ có thể “chèn ép” đứa bé qua một bên mà thôi. Vì thế mà tôn giáo lúc bấy giờ (cho tới ngày nay) coi sự sợ hãi của đứa bé là “sai trái”, phải kiểm soát và khống chế nó; theo đó mà ngôn ngữ gọi tên đứa bé trong ta bởi tôn giáo thì thường mang nặng năng lượng tiêu cực.

Sự sợ hãi của đứa bé trong ta được vận hành và điều khiển bởi hai luân xa bên dưới dạ dày của chúng ta, cũng là luân xa điều khiển tính dục của con người. Vậy nên lúc bấy giờ, để “chèn ép” đứa bé trong ta qua một bên thì chúng ta cũng phải “chèn ép” luôn tính dục của mình.

“Chèn ép” đứa bé trong ta đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ không làm gì và sẽ không sáng tạo ra thứ gì nữa cả. Đó là cách mà các nhà tu hành đã làm: Đi tu, ăn chay niệm phật, quét lá đa và tắt tính dục trong cơ thể mình. Và tôn giáo lúc đó có vai trò của giai đoạn đó, việc các nhà sư đi tu hành là để thoát khỏi vòng nhân quả, thoát khỏi trần gian đang tràn ngập sự sợ hãi lúc bấy giờ.

Giờ mọi thứ đã thay đổi, hệ mặt trời của chúng ta đã đi qua khu vực “đen tối” đó và những thế lực lợi dụng sự sợ hãi của chúng ta cũng đã dời khỏi. Vì thế nên bây giờ chúng ta sẽ cần có một cái nhìn mới và cách tiếp cận mới đối với đứa bé trong chúng ta.

Nếu chúng ta vẫn dùng những kiến thức tâm linh và tôn giáo cũ để nhìn nhận đứa bé trong ta, đứa bé trong ta sẽ phản kháng rất mạnh bởi vì ngôn ngữ gọi tên đứa bé khá tiêu cực. Với cách nhìn tiêu cực và coi đứa bé trong ta là “sai trái” theo cách nhìn cũ, đứa bé trong ta sẽ đánh lừa ta rằng chúng ta đã kiểm soát và “chèn ép” được đứa bé trong ta rồi. Đứa bé trong ta sẽ dùng chính những lời lẽ, trích dẫn mà ta học được để làm yếu tố xác định sự tồn tại cơ thể ta. Chúng ta khó mà lấy được một ví dụ cụ thể bởi vì đứa bé trong ta rất giỏi và có thể tạo ra hàng triệu cách khác nhau để đánh lừa ta. Nhưng chúng ta không cần biết hàng triệu cách đánh lừa của đứa bé trong ta đâu, chúng ta chỉ cần biết một cách thôi: Tập yêu lấy đứa bé.

...

Mỗi khi chúng ta thấy cảm xúc khó chịu xuất hiện trong người, dù là rất nhỏ thôi, trước ý kiến hay kiến thức chia sẻ của ai đó, hay chợt phát hiện chúng ta đang ở giữa một cuộc cãi vã và tranh luận, thì hãy nhớ rằng những lúc khó ở như thế là những lúc chúng ta cần hít thở sâu:

“Tất cả mọi kiến thức đều là công cụ để giúp ta và bé đi đến một cái đích cuối cùng: Hạnh phúc và đam mê. Cảm ơn họ vì đã làm bé khó chịu, để ta thấy được ta vẫn chưa yêu bé tròn vẹn để bé dùng những kiến thức ấy, công cụ ấy để làm yếu tố xác định sự tồn tại của cơ thể ta. Cảm ơn bé vì Tình yêu vô điều kiện mà bé dành cho cơ thể này, để cho phép ta sáng tạo và trải nghiệm cuộc sống nơi đây. Nếu việc người khác tranh cãi để cho đứa bé trong họ phần nào an tâm hơn về sự tồn tại của cơ thể họ thì hãy để họ làm vậy. Như thế, bé đã cho phép ta gửi Tình yêu vô điều kiện tới họ, cảm ơn bé vì điều đó. Ta yêu bé.”

“Bé không cần phải biết hết mọi kiến thức cũng như không cần phải hiểu hết mọi kiến thức ngoài kia. Biết nhiều kiến thức, hiểu nhiều kiến thức không làm sự xứng đáng tồn tại của bé nhiều hơn hay ít đi một tí nào cả. Tình yêu và sự hạnh phúc của bé sẽ không hề tăng lên hay giảm đi dù bé có biết nhiều hơn, hiểu nhiều hơn hay biết ít hơn, hiểu ít hơn đi chăng nữa. Và tình yêu, sự hạnh phúc của bé cũng không khác gì so với tất cả mọi người ngoài kia, không hơn và cũng không kém một li tẹo nào.

Những kiến thức cần cho trải nghiệm của ta, cho con đường của riêng ta sẽ luôn đến đúng lúc, đúng nơi và đúng hoàn cảnh. Những kiến thức mà bé có thể hiểu được ở một lúc nào đó là cần cho bé ở lúc đó, nếu bé chưa hiểu kiến thức nào đó thì là bé vẫn chưa cần tới nó.”

...

Nếu chúng ta cảm thấy mình CẦN PHẢI hiểu một kiến thức gì đó, thì chúng ta hãy dừng ngay đó bởi vì đứa bé trong ta đang cố gắng dùng kiến thức mới đó để làm yếu tố xác định sự tồn tại của cơ thể ta.

Yêu đứa bé trong ta rồi, chúng ta sẽ để mọi thứ diễn ra tự nhiên như dòng nước chảy vậy, không có “phải” hay “nên” trong bất kì suy nghĩ nào của chúng ta nữa. Chúng ta sẽ chấp nhận mọi thứ và sống trong từng khoảnh khắc hiện tại.

Không phải tìm kiếm sự công nhận của bất kì ai, không còn bất kì sự sao lãng nào, ta với đứa bé hoàn toàn tự do tự tại, và chúng ta được là chính mình. Chỉ đến lúc này, những điều “Muốn - Tự do” sẽ xuất hiện rõ ràng và chúng ta sẽ có thể bắt đầu theo đuổi chúng từng bước từng bước một: Học đàn, học hát, nấu ăn, thiết kế, vẽ vời, học ngoại ngữ mới,... và cho tới những hành động nhỏ hằng ngày: Trồng cây, đi chợ, xem một bộ phim, làm quà cho bạn bè, kể chuyện vui cho người khác, chơi với thú cưng,...

Vậy khi đang ở giữa một cuộc tranh cãi, chúng ta phải làm gì? Khi cãi nhau, chúng ta luôn muốn đối thủ đáp trả để lại cãi tiếp, và đứa bé trong ta muốn như vậy đó, muốn “hơn, hơn nữa, hơn mãi”. Vậy nên khi người ta đang mong đợi chúng ta đáp trả thì chúng ta hãy viết lại: “Ảnh đại diện của bạn đẹp quá! Chụp đâu thế?”. Như thế, để thắng được sự sợ hãi của đứa bé trong ta cũng như người khác, chúng ta không thể dùng sự sợ hãi mà chỉ có thể dùng Tình yêu vô điều kiện của mình mà thôi!

Chúng ta đi tìm tri thức để tìm đến một sự thật cuối cùng và cao nhất: Tình yêu và sự an bình. Mỗi khi chúng ta khó chịu và tranh cãi về sự thật nào đó thì nó không còn là sự thật nữa, bởi vì đó đã là sự thật qua cái nhìn của đứa bé trong ta, hay là đứa bé đã biến sự thật ấy thành yếu tố để xác định sự tồn tại của cơ thể ta.

Yêu đứa bé trong ta toàn vẹn sẽ đưa chúng ta tới sự an bình, tới sự thật cao nhất. Từng bước một tập yêu đứa bé, thì từng cánh cửa tri thức bên trong ta sẽ mở ra, và như thế mà tất cả mọi tri thức chúng ta vẫn hoài tìm kiếm bên ngoài bấy lâu đều nằm hết ngay trong chúng ta đây.

Đó là tri thức vạn vật, bất biến và vĩnh hằng, khác với những kiến thức trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta vì những kiến thức này mang tính chất tương đối.

Ngôn ngữ, kiến trúc, văn hóa, khoa học, lịch sử,... đều được xây dựng trên một nền tảng quy ước chung (đơn vị, khối lượng, mốc thời gian, kí hiệu, phát âm,...) để thành hình và phát triển, giúp chúng ta hiểu được nhau và tương tác với nhau. Chỉ cần chúng ta thay đổi nền tảng quy ước, mọi tri thức này của chúng ta sẽ phải được viết lại hoàn toàn.

Vậy nên mọi kiến thức bên ngoài chúng ta đều là công cụ để chúng ta sáng tạo và trải nghiệm những cái chúng ta muốn ở một thời gian và không gian nhất định. Muốn giao tiếp với người khác, chúng ta đi học ngôn ngữ. Muốn xây dựng nhà cửa, chúng ta đi học kiến trúc và xây dựng. Muốn trở thành đầu bếp, chúng ta đi học nấu ăn. Muốn trở thành diễn viên, chúng ta đi học sân khấu điện ảnh,...

Trên con đường theo đuổi những kiến thức và tri thức công cụ đó, nếu chúng ta vấp phải sự sợ hãi trên đường đi thì chúng ta cần phải tự hỏi mình: “Ta bực bội, buồn bã bởi vì ta không đạt được cái ta muốn đó. Vậy nếu ta đạt được thì sao?”.

Câu trả lời cho câu hỏi đó là cái đứa bé trong chúng ta muốn đạt tới và dùng những công nhận, tưởng thưởng đó để xác định sự tồn tại của cơ thể ta.

“Nhưng nếu cứ an bình với sự thất bại, tiền bạc đâu ra cho đủ?”, chắc hẳn chúng ta sẽ thắc mắc như vậy, và giống như những cái cây mọc trên đá hay nóc nhà, mọi thứ luôn có cách khác.

Với internet như hiện nay, tất cả những gì chúng ta cần học đều có thể miễn phí cả, điều quan trọng là chúng ta phải làm cho đứa bé hiểu rằng: “Ta và bé có mọi thời gian trong vũ trụ này, không có gì mà phải vội vàng cả, hôm nay học, mai học tiếp, mốt học thêm”. Đến khi nào chúng ta cảm thấy ta đã đủ tiêu chuẩn thì hãy đi thi để lấy cái tiêu chuẩn hay sự công nhận đã thành thạo công cụ nào đó để chúng ta có thể làm được những thứ mà mình yêu thích. Và hãy nhớ, những tiêu chuẩn ấy là để giúp ta làm được những thứ mình yêu thích, chứ không phải là điều làm nên hay tạo nên chúng ta.

Chúng ta có một niềm tin, một niềm tin không biết được hình thành từ khi nào: “Muốn có tri thức, phải mất tiền”. Và nếu tri thức hay kiến thức nào đó đến với chúng ta quá dễ dàng, thì chúng ta sẽ cảm thấy chúng không có giá trị.

Niềm tin của chúng ta là nền tảng cho mọi thứ xảy ra đến với bản thân ta. Chúng ta được tự do lựa chọn niềm tin vào bất kì điều gì mà chúng ta muốn. Một người với niềm tin “Muốn có tri thức, phải mất tiền” thì khác với người có niềm tin rằng: “Tất cả mọi người, mọi việc, mọi nơi đều có thể dạy cho ta một điều gì đó. Mọi tri thức sẽ đến với ta khi ta cần và mọi tri thức thì đều miễn phí. Trên con đường ta đi, sẽ có những người xuất hiện, và tại chỗ đó, ngay lúc đó thì họ sẽ dạy cho ta cái ta cần cho chặng đường tiếp theo của mình”.

Hãy để ý cảm xúc và suy nghĩ của mình, tất cả mọi người, mọi việc, mọi nơi đều có thể dạy cho ta một điều gì đó về bản thân chúng ta. Nếu bất kì ai, việc gì hay hoàn cảnh nào có thể làm sự an bình trong chúng ta bị mất đi thì những điều đó đã dạy cho chúng ta biết rằng vẫn còn một khía cạnh nào đó mà ta vẫn chưa yêu thương và chấp nhận về bên ngoài cũng như bên trong ta.

Chúng ta khó chịu với hoàn cảnh, sự việc hay hành động của người khác bởi vì đứa bé trong ta vẫn chưa chấp nhận điều đó. Đứa bé trong ta sợ rằng nếu như bé chấp nhận những điều đó thì sự xứng đáng tồn tại của cơ thể ta sẽ “giảm bớt đi”, sẽ trở thành “kể xấu, kẻ ác” và sẽ bị tiêu diệt.

Mỗi khi chúng ta thấy người khác dùng ngôn ngữ thô tục để nói chuyện, chúng ta thường có những suy nghĩ và cảm xúc gì: “Vô văn hóa quá”, “người gì mà thô tục”,... cùng với cảm giác khó chịu hay bực bội trong người ta, và sự khó chịu này có thể dễ nhận thấy hay có thể là rất nhẹ nhàng và nhỏ nhoi. Chúng ta có suy nghĩ và cảm xúc như thế bởi vì đứa bé trong chúng ta được dạy rằng “dùng ngôn ngữ thô tục là sai trái”, và nếu đứa bé trong ta chấp nhận dùng ngôn ngữ thô tục trong cuộc sống hằng ngày thì sự xứng đáng tồn tại của cơ thể ta sẽ “bị giảm bớt đi”.

Yêu đứa bé trong ta là để đứa bé trong ta chấp nhận tất cả mọi thứ, không có thứ gì là sai trái hết cả và tất cả những thứ bên ngoài chúng ta sẽ không bao giờ có thể làm sự xứng đáng tồn tại của cơ thể ta tăng thêm hay bớt đi.

Từ khi còn nhỏ, chúng ta được dạy rằng sử dụng ngôn ngữ thô tục là sai và xấu. Lúc đó, chúng ta chưa có Nhận thức đầy đủ và rõ ràng, và thông qua quan sát thì đứa bé trong ta thấy được việc sử dụng ngôn ngữ thô tục sẽ có thể thu hút được sự chú ý của người khác nên đứa bé trong ta dùng ngôn ngữ thô tục làm công cụ để thu thập sự công nhận của người khác bên ngoài. Và như vậy, ngôn ngữ thô tục được chúng ta sử dụng một cách vô thức, do đứa bé trong chúng ta tạo nên để “tăng cường” tính tồn tại cơ thể ta. Như thế, ngôn ngữ thô tục được dùng một cách vô thức và mất kiểm soát, làm mất sự an bình của mọi người xung quanh, vậy nên xã hội ta gọi đó là sai trái, là vô văn hóa.

Vậy nếu như chúng ta dùng ngôn ngữ thô tục để làm tăng sự an bình và vui vẻ của người khác cũng như bản thân thì ngôn ngữ thô tục không còn là sai trái, không còn là vô văn hóa nữa.

Nói đến sử dụng ngôn ngữ thô tục một cách văn hóa, chúng ta khó mà quên được những tác phẩm hài của Hoài Linh hay Vân Sơn của nhiều năm về trước. Trí thông minh và sự cảm nhận ngôn từ sâu sắc là yếu tố chính để tạo nên một danh hài thực sự. Những tác phẩm của Hoài Linh lúc bấy giờ thường làm chúng ta bật cười trong nước mắt và lưu giữ lại rất lâu trong ký ức của chúng ta.

Ngày hôm nay, những màn hài kịch không còn mang đậm tính hài hước như trước kia nữa mà chỉ là những tiếng cười ngắn, không đọng lại sâu. Có một lý do dẫn tới điều đó, như chúng ta đã nói ở những phần trước, rằng nền giáo dục của chúng ta chưa dạy cho ta được cách thức để chúng ta yêu lấy chính bản thân mình.

Sự tưởng thưởng và phân cấp trong học đường đã tạo ra một tầng lớp học sinh “không xứng đáng được tồn tại”. Lúc này, chúng ta để đứa bé sợ hãi bên trong tìm kiếm sự công nhận của người khác thông qua con đường quậy phá, đánh nhau và nói tục. Nhận thức của chúng ta lúc này vẫn chưa phát triển đầy đủ, mọi học tập và thực hành đều do đứa bé trong ta ghi nhớ và đón nhận, và những gì đứa bé trong ta ghi nhận được đều trở thành nền tảng cho Nhận thức của chúng ta sau này.

Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã phải gánh chịu áp lực từ nhiều phía và làm đứa bé trong ta luôn ở trong trạng thái sợ hãi. Như thế khi lớn lên, Nhận thức của chúng ta phát triển và hoàn thiện dựa trên nền tảng mà đứa bé trong ta đã học được lúc ta còn nhỏ: Sự sợ hãi. Do vậy mà phát sinh nên quậy phá, đánh nhau và dùng ngôn ngữ thô tục một cách vô thức ở giới trẻ.

Và đến khi lớn lên rồi, chúng ta dễ dàng bị xúc phạm bởi bất kì mọi thứ, đứa bé trong ta cảm thấy mọi thứ đều có thể đe dọa tới sự tồn tại của cơ thể ta, luôn phản kháng và đấu tranh để bảo vệ những thứ “tạo nên” sự tồn tại của cơ thể ta.

Với ngôn ngữ thô tục được sử dụng một cách vô tội vạ như vậy, bộ văn hóa đã phải kiểm soát gắt gao những chương trình tấu hài và phim ảnh thay vì bộ giáo dục cần hiểu ra và dạy dỗ mỗi chúng ta cách thức để có thể yêu lấy bản thân mình. Ngày nào chúng ta còn sử dụng ngôn ngữ thô tục một cách vô thức, còn bị xúc phạm bởi bất kì một câu nói nào đó thì chúng ta sẽ vẫn còn chưa thấy được những kiệt tác hài kịch thật sự từ những danh hài yêu quý của chúng ta.

Với câu chuyện như thế, chúng ta thấy được nếu chúng ta càng thông minh và càng có học thức theo cách nhìn của xã hội chúng ta, chúng ta sẽ càng có ít niềm vui.

Đứa bé trong chúng ta dùng tất cả những gì chúng ta học tập và trải nghiệm được để xác định sự tồn tại của cơ thể ta, đứa bé sẽ sợ hãi nếu như bất kì ai hay kiến thức nào đe đọa đến những cái chúng ta đã tích lũy được. Càng học lên cao, chúng ta càng dễ bị xúc phạm, theo đó lòng tự trọng của ta càng lớn cao và làm chúng ta ngày càng có ít niềm vui và tiếng cười, bởi lẽ niềm vui và tiếng cười phần lớn thường xuất hiện từ những sự châm biếm và trào phúng tinh tế.

Vì như vậy mà những người nghèo khổ và thiếu thốn thường là những người vui vẻ nhất hành tinh này. Họ không có tiền, họ không sợ bị mất tiền. Họ không sở hữu đồ vật hay đồ đạc đắt giá nên nhà cửa họ chẳng bao giờ cần phải khóa. Mỗi sáng thức dậy, họ chỉ có một mục tiêu: Giữ cho cái bụng ngày hôm nay không đói là được. Họ cũng “không có học thức”, nên đứa bé trong họ cũng “ngu lâu dốt bền” và chả sợ gì hết cả mà chỉ sợ đói thôi. Và như thế, mỗi cuối ngày họ ngồi lại với nhau, nói chuyện và cười đùa về bất kể thứ gì họ có thể thấy hay chạy qua tâm trí họ.

...

“Ngày hôm nay, bé hãy thả lỏng hết tất cả những gì bé đã từng học được và từng được dạy. Bé không cần phải dùng chúng để cảm thấy an tâm về sự tồn tại của cơ thể này nữa, bởi vì một điều, ta đã ở đây, ở bên cạnh bé. Cảm ơn bé đã cho phép ta dùng cơ thể này để học tập và trải nghiệm.

Những nỗi đau, vết xước trên da thịt cơ thể này đã không còn, mỗi giây mỗi phút cơ thể ta lại trở nên hoàn toàn mới với những tế bào cũ rớt xuống và những tế bào mới được sinh ra. Những kiến thức bé học được đã giúp ta đi đến ngày hôm nay, ngay lúc này. Những nỗi đau và mệt mỏi trên thân thể này trong hôm qua cũng đã không còn trong ngày hôm nay nữa. Với Tình yêu vô điều kiện của mình, bé cho phép ta dùng thân thể này để làm những điều ta thích, cho phép ta đi đến những nơi ta muốn ngắm nhìn.

Vì ta quên cho bé Tình yêu vô điều kiện của ta, bé đã dùng những vết thương và sự mệt mỏi trên cơ thể này của ngày hôm qua và những kiến thức có được từ những nỗ lực ấy để bé xác định sự tồn tại của cơ thể ta. Giờ ta ở đây, bé không cần bám vịnh lấy những công cụ đó nữa. Giờ ta ở đây, bé đã được an toàn. Giờ ta ở đây, với bé.”

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

TỦ SÁCH TINH HOA:

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh