Tập Yêu Đứa Bé Trong Ta: Chương 4. Đứa Bé Luôn Muốn Mẹ Ở Bên

TẬP YÊU ĐỨA BÉ TRONG TA: CHƯƠNG 4. ĐỨA BÉ LUÔN MUỐN MẸ Ở BÊN

Làm sao để biết được sự tồn tại của một vật? Để biết được một vật có tồn tại hay không thì chúng ta cần phải có hệ đối chiếu: Một vật tồn tại khi có các vật khác xung quanh nó giúp xác định sự tồn tại của nó. Tất cả các vật trong cùng một hệ quy chiếu giúp xác định sự tồn tại lẫn nhau của mỗi vật thành phần.

Nhiệm vụ của đứa bé trong ta là giúp ta cảm nhận được sự tồn tại của ta trong một môi trường và đảm bảo tính cá thể độc lập. Để làm được điều đó, đứa bé trong ta phải xác định và tạo lập mối quan hệ của cơ thể ta với những vật chất và con người khác xung quanh.

Người đầu tiên mà đứa bé trong ta thấy và nhận thức được là cơ thể người mẹ. Hình ảnh và tình yêu của người mẹ là yếu tố đầu tiên giúp xác định sự tồn tại của chúng ta trong môi trường.

Chúng ta có rất ít ký ức về tuổi ấu thơ, những gì chúng ta nhớ và nhận thức được là khoảng từ 7, 8 tuổi trở đi. Những năm đầu đời, sự phát triển tập trung chủ yếu được tập trung vào đứa bé trong ta, đó là thời gian đứa bé trong ta làm quen với môi trường và tạo nền tảng cho sự phát triển Nhận thức của ta về sau. Đứa bé trong ta chỉ phát triển tới một độ tuổi nhất định, và sự phát triển sau đó là quá trình Linh hồn ta được tải dần vào cơ thể ta cho tới khi đầy đủ Nhận thức của Linh hồn ta.

Cơ thể sinh học của con người thường đạt sự phát triển toàn vẹn ở khoảng tuổi 30, đây là lúc Nhận thức Linh hồn của chúng ta được tải đầy đủ vào cơ thể mình; vì thế mà chúng ta thường nói ở cái tuổi 30 chúng ta sẽ nhận ra điều mà mình thật sự muốn cho cuộc đời mình là gì (thường là điều “Muốn – Tự do” lớn nhất của cuộc đời ta).

Sự sợ hãi và hạnh phúc của đứa bé trong ta thể hiện rất rõ ràng ở những năm đầu đời của cơ thể ta. Đứa bé hạnh phúc khi được ba mẹ ở bên và sợ hãi, bật khóc khi người ba/mẹ bước ra khỏi tầm nhìn của chúng. Sự sợ hãi với tác dụng gây sự chú ý, lôi kéo sự quan tâm của người ba, người mẹ để bảo vệ sự tồn tại của cơ thể ta.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Ở giai đoạn đã biết chạy nhảy thành thạo, chúng ta trở thành nỗi ám ảnh của những người ba, người mẹ. Đồ đạc lần lượt bất cẩn bị đập vỡ và cuộc chiến giữa những đứa bé bên trong những cơ thể bắt đầu khai hỏa.

Đứa bé trong người mẹ (người ba) bắt đầu rơi vào sợ hãi bởi vì đồ đạc là do người mẹ bỏ công sức thời gian để đi làm kiếm tiền và mua về. Một mối quan hệ vô hình giữa món đồ đó với nguồi mẹ đã được thiết lập, món đồ đó trở thành vật xác định sự tồn tại của cơ thể người mẹ. Sự mất đi của món đồ đó làm người mẹ rơi vào sợ hãi và biểu hiện ra thành sự tức giận, với sự tức giận đó thì người mẹ mắng chửi và/hoặc đánh đập đứa con mình.

Sự sợ hãi do đứa bé bên trong người mẹ tạo nên là nhân tố để báo hiệu cho người mẹ xu hướng hành động để chuyển từ hoàn cảnh cũ sang một hoàn cảnh mới an toàn hơn: Hoàn cảnh cũ là món vật còn nguyên vẹn, hoàn cảnh mới là món vật đã mất và để đảm bảo hoàn cảnh mới này sẽ an toàn hơn, sẽ không mất mát thêm đồ vật nào nữa, thì sự sợ hãi lúc này trở thành sự tức giận với vai trò kỷ luật đứa con. Nhưng khi quát mắng hay đánh đập đứa con, đứa bé trong người mẹ lại nổi thêm một sự sợ hãi khác mà đe dọa sự tồn tại của cơ thể người mẹ: Đứa con lúc này đã là một yếu tố xác định sự tồn tại của cơ thể người mẹ. Thấy con đau đớn và sợ rằng đứa con sẽ ghét mình, sẽ có thể mất đi yếu tố xác định sự tồn tại cơ thể người mẹ, nên sự sợ hãi trong người mẹ chuyển thành nỗi đau; và vậy mà một lần nữa đứa bé bên trong dùng sự sợ hãi để ra hiệu cho người mẹ phải thay đổi hoàn cảnh hiện tại (đang đánh, mắng con) để tạo ra một hoàn cảnh mới an toàn hơn. Do vậy, không hiếm khi mà ta thấy rằng người mẹ đang đánh con bỗng bỏ gậy chạy nhào tới ôm con và hai mẹ con cùng khóc.

Khi bị la mắng hay đánh đập, đứa bé trong ta rơi vào trạng thái sợ hãi cao nhất bởi vì người ba, người mẹ là yếu tố lớn nhất xác định sự tồn tại của cơ thể ta lúc này. Vết thương đó sẽ được đứa bé trong ta ghi nhớ sâu sắc và tránh lặp lại sự việc để đảm bảo sự tồn tại của cơ thể ta. Nhưng đứa bé trong ta sẽ luôn cảnh giác và lo sợ rằng điều đó sẽ tiếp diễn trong tương lai không xa, và chính xu hướng lo sợ điều đó sẽ xảy ra lần nữa mà chúng ta tạo ra động năng lượng tử cho sự việc đó xảy ra lần nữa và lần nữa.

Như vậy, chúng ta không thể dùng sự sợ hãi để khắc phục sự sợ hãi, mà chúng ta chỉ có thể dùng tình yêu mà thôi. Nếu bạn là người mẹ, người ba trong hoàn cảnh đó thì bạn sẽ làm gì? Và đây có thể là một ví dụ cho bạn:

Khi thấy món đồ bị bể vỡ hay đánh mất: Hãy quan sát cảm xúc của mình, sự sợ hãi sẽ xuất hiện, biểu hiện thành sự buồn đau (ít hay nhiều) và sự tức giận. Ta sẽ bắt đầu có những suy nghĩ mắng chửi hay đánh đập đứa con mình, và đây là lúc thích hợp để hít thở, hãy hít một hơi thật sâu... và nói với đứa bé trong ta:

“Không sao cả bé à, có món đồ đó hay không thì ta vẫn yêu quý bé như thế, dù mất hết đồ đạc đi nữa thì ta vẫn sẽ yêu quý bé. Có món đồ đó hay không thì bé vẫn xứng đáng được tồn tại bởi vì bé đang tồn tại đó thôi”.

Đây là bài tập đầu tiên tớ kể cho các bạn, các bạn thấy kỳ lạ lắm phải không. Bởi vì từ khi được sinh ra cho tới nay, đứa bé trong ta chỉ nhận lấy tình yêu và sự chấp nhận từ người khác bên ngoài nên đứa bé sẽ không quen với việc ta nói chuyện với bé như vậy. Nhưng rồi từ từ đứa bé sẽ quen dần và sẽ chấp nhận những suy nghĩ và tâm sự của ta, không có gì là không phải học tập và rèn luyện cả.

Chúng ta sẽ thay đổi đối tượng mà đứa bé trong ta sử dụng để xác định sự tồn tại của cơ thể ta, chuyển từ vật chất và người khác bên ngoài thành chính ta (tình yêu từ bên trong) là đối tượng duy nhất để xác định sự tồn tại của đứa bé hay cơ thể ta. Chúng ta sẽ tập, tập yêu đứa bé trong ta một cách vô điều kiện, một tình yêu như tình yêu của một người mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình vậy.

Khi nói tới tình yêu, chúng ta luôn nghĩ tới sự hạnh phúc đi kèm với khổ đau. Qua hàng ngàn năm chúng ta thừa nhận và coi đó là một sự thật hiển nhiên, bởi vì Nhận thức của chúng ta chưa đủ để hiểu cơ chế mà cơ thể chúng ta vận hành.

Nhưng tại sao bây giờ lại khác? Có thể hiểu rằng con người chúng ta đang thay đổi và chuẩn bị bước qua một giai đoạn phát triển mới. Chúng ta đã học đủ bài học về ánh sáng và bóng tối rồi, giờ chúng ta sẽ học bài học cuối cùng của ngôi trường nhị phân này: Yêu thương bản thân mình.

Tình yêu thật sự là Tình yêu vô điều kiện, nghĩa là khi yêu ai đó hay vật gì đó thì chỉ yêu thôi mà không có bất kì điều kiện, mong muốn hay yêu cầu nào hết cả. Tình yêu vô điều kiện thường là tình yêu xuất hiện đầu tiên giữa người với người hay người với vật, chính cảm giác hạnh phúc lúc ấy làm chúng ta như được sống, như được “trở về Nhà”. Ngay lúc hạnh phúc ấy, đứa bé trong ta tạo ngay mối liên hệ giữa cơ thể ta với người hay vật đó, biến người hay vật đó trở thành đối tượng xác định sự tồn tại của cơ thể ta trong môi trường. Và khi người hay vật đó ra đi, đối tượng xác định sự tồn tại của cơ thể ta bị thay đổi, nên đứa bé trong ta bật chế độ sợ hãi để ra hiệu cho ta về sự thay đổi bên ngoài và định hướng ta hành động để thích ứng với một hoàn cảnh mới.

Chúng ta có thể nói rằng khoảnh khắc người mẹ đang đánh con bỗng bỏ gậy chạy tới ôm con là vì tình yêu thật sự, là Tình yêu vô điều kiện; và cũng không sai khi nói vậy bởi lẽ một khi chúng ta hành động dựa trên sự sợ hãi thì Tình yêu vô điều kiện cũng có thể hòa lẫn với sự sợ hãi do đứa bé trong ta tạo ra.

Quay lại tình huống nếu ta là người mẹ, khoảnh khắc khi ta thấy món đồ bị hư hại hay đánh mất, chúng ta hãy cảm nhận cảm xúc chạy trong người mình và chấp nhận nó, chấp nhận rằng đó là sự sợ hãi do đứa bé trong ta phát tín hiệu. Chính lúc chúng ta thừa nhận cảm xúc chạy trong mình, chúng ta đã ngắt nguồn năng lượng mà nuôi dưỡng cái suy nghĩ “Tao sẽ mắng/đánh cho mày chừa nha con”, và vậy mà hành động nổi giận sẽ không còn cần thiết để xảy ra. Giờ ta đã hiểu và kiểm soát được tình huống, chúng ta sẽ nói gì với đứa con:

“Nó vỡ (mất) đi rồi, không còn dùng được nữa nhưng mà không sao cả. Giờ mẹ sẽ phải làm thêm ít tiền dư để mua lại nó, và như thế mẹ phải đi làm thêm ngày nghỉ này, thế là kế hoạch đi chơi với con sẽ phải bị hủy bỏ. Con muốn mẹ chơi với con nhiều hơn thì con hãy cẩn thận đừng làm vỡ (mất) cái gì nữa nhé”.

Người con sẽ nhận được thêm tình yêu của người mẹ và người mẹ sẽ nhận được thêm tình yêu của người con nhiều hơn. Tình yêu vô điều kiện không thể mất đi, chỉ có thể tăng thêm mà thôi. Còn cách định nghĩa tình yêu mà chúng ta hay dùng hằng ngày là tình yêu do đứa bé trong ta tạo dựng nên. Vì đứa bé trong ta dùng thời gian để xác định sự tồn tại của cơ thể ta nên định nghĩa tình yêu do bé tạo nên cũng sẽ tuân theo định luật thời gian: Sinh ra và mất đi.

Chúng ta lớn dần lên, vào tiểu học, trung học và rồi sau đó là phổ thông trung học. Mối quan hệ dùng nhau để làm đối tượng xác định sự tồn tại của cơ thể nhau giữa người con và người mẹ (người ba) được tăng cường và phát triển.

“Đứa bé luôn muốn mẹ ở bên” mang ngụ ý rằng mỗi đứa bé trong ta luôn cần có đối tượng bên ngoài để tạo cho mình cảm giác được tồn tại an toàn. Đứa bé trong người con đảm bảo sự tồn tại của cơ thể mình bằng cách cố gắng học tập đạt thành tích cao, để làm người mẹ vui vẻ và khen thưởng mình. Còn người mẹ, sự kỳ vọng và mong muốn con học giỏi xuất phát từ đứa bé trong người mẹ muốn đảm bảo sự tồn tại của cơ thể người mẹ trong xã hội: Một người mẹ tốt và giỏi là người mẹ thương con, lo cho con ăn mặc đầy đủ và dạy dỗ con nên người,... Và nếu người con trở nên hư hỏng theo cách xã hội định nghĩa, thì sự tồn tại của cơ thể người mẹ bị đe dọa vì không thực hiện được vai trò người mẹ như cách xã hội định nghĩa. Như thế, từng bước một, chúng ta sẽ nhận ra rằng tất cả mọi cảm xúc tiêu cực (sự sợ hãi) mà chúng ta cảm thấy đều do cách chúng ta đặt định nghĩa cho mọi vật, mọi việc và mọi mối quan hệ.

Mong muốn người con học hành thành đạt cũng có xuất phát từ Tình yêu vô điều kiện của người ba, người mẹ: Đó là mong muốn người con được hạnh phúc và an bình. Và do cách định nghĩa “hạnh phúc” của người ba người mẹ đã bị đứa bé trong họ tác động và ảnh hưởng, nên “hạnh phúc” ở đây không còn là vô điều kiện nữa mà là: Cuộc sống no đủ, có chồng/vợ thương hiền, có con hiếu thảo lo cho mình tuổi già.

Nếu chúng ta ngó quanh, tất cả mọi định nghĩa trong cuộc sống của chúng ta đều có dấu vết của “sự sợ chết” trong đó, bởi vì những định nghĩa đó được hình thành từ những đứa bé trong những con người đã đi trước. Vì nhiệm vụ của đứa bé trong ta là đảm bảo sự tồn tại của cơ thể ta và phòng ngừa mọi nguy hiểm có thể gây đau đớn, gây chết đến thể xác nên những định nghĩa được tạo lập nên bởi đứa bé trong ta thì sẽ luôn bao hàm mong muốn bảo vệ cơ thể ta khỏi đau đớn và chết chóc (trong đó có tuổi già).

Như chúng ta đã nói đến cái “Muốn - Tự do” ở phần trước, mỗi Linh hồn tới trần gian để trải nghiệm một cuộc sống nhất định và làm những thứ khác với người khác. Vậy nên mỗi người sẽ có định nghĩa riêng của mình về hạnh phúc, và khi định nghĩa riêng này mâu thuẫn với định nghĩa chung về hạnh phúc của xã hội thì tạo nên sự khổ sở về tinh thần cho chúng ta. Nhìn bao quát toàn cảnh xã hội, có một cuộc hỗn chiến không ngừng nghỉ giữa những đứa trẻ trong mỗi chúng ta với nhau, đấu tranh để bám víu lấy người khác và vật khác bên ngoài để xác định sự tồn tại của cơ thể mình.

Có những lúc chúng ta xin phép được đi chơi xa nhà cùng với những người bạn, sự hạnh phúc trong đôi mắt chúng ta đánh bại sự sợ hãi của đứa bé trong người ba, người mẹ ta. Ba mẹ cho ta đi bởi vì muốn chúng ta hạnh phúc, đó là Tình yêu vô điều kiện, chỉ nhiêu đây thôi và không thêm gì nữa. Còn sau đó, sự lo lắng của ba mẹ cho ta là do sự bất an của đứa bé trong họ về sự tồn tại của cơ thể họ.

Nếu có sự cố hay mất mát xảy ra với ta, người ba, người mẹ sẽ đánh mất sự tồn tại của cơ thể mình. Hơn 20 năm làm lụng để nuôi con, nếu khi người con mất đi, 20 năm tồn tại ấy sẽ biến mất. Để xác định sự tồn tại của cơ thể ta ngày hôm nay, đứa bé trong ta cần bám vào thông tin của quá khứ hôm qua và tương lai ngày mai. Bỗng chốc mất đi 20 năm tồn tại của mình, nỗi đau xuất hiện báo hiệu sự thay đổi về hoàn cảnh tồn tại của cơ thể mình ngày hôm nay. Cảm nhận hết những nỗi đau (sự sợ hãi) đó và chấp nhận hoàn cảnh mới, đó là cách thông thường người đời hay làm. Còn với những người mà né tránh nỗi đau đó, đứa bé trong họ sẽ tạo ra cơ chế phủ nhận rằng con mình đi đâu đó thật xa và không có thời gian về thăm ba mẹ. Cơ chế phủ nhận của đứa bé trong ta là để né tránh nỗi đau, rằng không muốn từ bỏ trạng thái tồn tại của cơ thể cũ: Đứa con vẫn còn đó, và đứa con xác định sự tồn tại của cơ thể người mẹ. Và cơ chế phủ nhận này thì rất phổ biến và đa dạng hình hài.

Lâu nay, chúng ta vẫn thừa nhận rằng tình yêu của ba mẹ dành cho ta thì bao hàm cả sự lo lắng và bất an, nhưng bạn thấy đấy, thực sự thì đâu phải như thế. Nếu bạn làm ba, làm mẹ thì bạn sẽ nói gì với đứa bé trong mình:

“Ta biết ơn vì được làm người nuôi nấng và dẫn dắt một Linh hồn vào trong đời. Ta yêu thương bé và cảm ơn bé vì điều diệu kỳ ấy. Bằng cách cho phép người con tự do lựa chọn con đường hạnh phúc của mình, dù nó thế nào đi chăng nữa, ngắn hay dài, sướng hay khổ,... thì bé đã cho phép ta gửi tới người con Tình yêu vô điều kiện của mình, và đó là minh chứng cho sự xứng đáng tồn tại của bé và cơ thể này. Dù để người con đi theo con đường đam mê của nó thì bé sẽ không được người đời công nhận đi nữa, nhưng ta công nhận, ta yêu thương bé hơn bất kì ai từng yêu thương bé. Và ta gửi tình yêu của mình tới những người nói bé không hoàn thành nhiệm vụ và vai trò của bậc phụ huynh, và gửi tới những đứa bé trong họ. Bởi lẽ đứa bé trong họ dùng sự phán xét (sợ hãi) để so sánh giữa cơ thể này và cơ thể họ, để qua đó mà xác định sự tồn tại của cơ thể họ trong xã hội. Ta gửi Tình yêu vô điều kiện tới đứa bé trong họ bởi vì họ chưa thể làm được điều ấy, họ vẫn vô thức tìm kiếm đối tượng bên ngoài để làm họ an tâm về sự tồn tại của cơ thể mình. Và với việc cho phép ta gửi Tình yêu vô điều kiện tới họ, ta biết ơn và yêu thương bé.”

Mỗi năm không hẹn lại gặp, những dịp họp mặt gia đình người thân lại đến, để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc, vui vẻ cũng có mà khó chịu cũng không ít. Hoặc là ba mẹ sẽ khen lấy khen lể ta, khen những cái không biết rơi ở đâu từ trời nào xuống; hoặc là chê bai ta, học dốt học kém và cái chi cũng lười. Những lúc như thế, những cảm xúc khó chịu có nguồn gốc sợ hãi lại trỗi dậy, những suy nghĩ bào chữa trong ta sẽ xuất hiện: “Không phải thế đâu”, “Con đâu có dốt”, “Nói quá không à”,... Và mỗi lần những cảm xúc khó chịu xuất hiện như thế thì đó là lúc để chúng ta tập hít thở sâu đấy các bạn:

“Ta gửi Tình yêu vô điều kiện tới những đứa bé trong người ba, trong người mẹ bởi vì những hành động vô thức tìm kiếm tình yêu và sự công nhận từ bên ngoài. Ta cảm ơn bé và yêu thương bé vì cho phép ta gửi đi Tình yêu vô điều kiện ấy. Ba mẹ ta chê bai bé không phải vì ba mẹ không yêu thương bé đâu, mà vì đứa bé trong ba mẹ sợ hãi và đang tìm kiếm sự công nhận của mọi người, bằng cách nói rằng bé học dốt và lười học thì ba mẹ phủ nhận việc họ không chăm sóc con cái tới nơi tới chốn. Như thế, đứa bé trong ba mẹ ngầm khẳng định họ vẫn quan tâm con cái đầy đủ như bao người trong xã hội, để người khác nhìn thấy và công nhận, và khi được công nhận thì đứa bé trong họ mới an tâm về sự tồn tại của cơ thể họ. Bé học dốt hay lười học không phải vì bé dốt hay lười, mà là hệ thống giáo dục này không thích hợp với bé dù bé đã rất cố gắng. Ta yêu thương bé bởi vì ta biết điều đó, và ta càng yêu thương bé hơn bởi vì ba mẹ không cho bé tình yêu mà bé cần. Và ta cũng gửi tình yêu tới đứa bé trong họ, hy vọng với những hành động và lời nói vô thức của họ thì có thể làm đứa bé trong họ cảm thấy phần nào an tâm hơn. Cảm ơn bé đã không oán giận họ. Và như thế mà bé hoàn toàn xứng đáng được tồn tại và yêu thương”.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh