Tập Yêu Đứa Bé Trong Ta: Chương 1. Trong Ta, Có Một Đứa Bé Nhỏ Mãi

TẬP YÊU ĐỨA BÉ TRONG TA: CHƯƠNG 1. TRONG TA, CÓ MỘT ĐỨA BÉ NHỎ MÃI

Trong cơn giận, chúng ta thường đánh mất sự kiểm soát cơ thể của mình, những hành động để lại cho ta những câu hỏi: “Sao mình lại hành động như thế?”. Có những lúc như thế đó, một con người bỗng chốc trở thành một con người khác hẳn so với những lúc vui vẻ hằng ngày, một con người với cảm xúc hừng hực bùng cháy và mất kiểm soát. Chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta ai cũng có lúc như thế, với nhiều mức độ khác nhau. Tớ sẽ gọi con người khác bỗng dưng xuất hiện đó là một đứa bé ở trong bản thân ta, để chúng ta nhìn nó với ánh mắt tình yêu như chúng ta hay nhìn những đứa trẻ bụ bẫm, và đó là cách dễ dàng nhất để chúng ta có thể tiếp cận và hiểu được đứa bé ấy.

Mỗi chúng ta ai cũng có đứa bé đó cả, và đứa bé đó cứ nhỏ bé mãi thôi dù cho ta có già lụ khụ đi chăng nữa. Người trẻ hay người già, họ mà nổi giận thì cũng y như nhau, chửi bay nóc nhà và đập tan tất cả. Tớ hay quen miệng như rứa chứ không có ý nói rằng ai cũng đập đồ khi nổi giận cả; sự nổi giận của ai đi nữa thì cơ chế cảm xúc là như nhau và hành vi lúc nổi giận có thể dự đoán được. Cách mà đứa bé liên lạc với ta là qua cơ thể cảm xúc, suốt mọi thời gian 24/7, 365 ngày 1 năm. Cảm xúc của đứa bé chỉ gồm hai thái cực mà thôi: Sợ hãi và hạnh phúc, còn hàng chục cảm xúc khác mà được chúng ta gọi thành tên thì đều nằm ở giữa hai thái cực cảm xúc đó.

Giờ bạn hãy tưởng tượng có một đứa bé dễ thương trong đầu bạn, bé có một bàn điều khiển phủ đầy các nút bấm cảm xúc. Có một nút bấm màu đỏ rất to với tiêu đề “Muốn”, và dưới nút đỏ ấy có hai cần gạt: Một cần gạt có tiêu đề “Hạnh phúc” với 10 mức độ từ thấp đến cao, một cần gạt nữa cũng y như thế nhưng có tiêu đề là “Sợ hãi”. Bên dưới hai cần gạt đó là những nút “Hành động” tương ứng với những trạng thái cảm xúc ở phía trên. Khi bé bấm nút “Muốn” thì một dòng cảm xúc sẽ được gửi đến cơ thể của ta, làm ta muốn thứ gì đó, và khi đạt được hay không đạt được cái mong muốn, bé sẽ dùng cần gạt “Sợ hãi” hay “Hạnh phúc” đáp trả lại kết quả mà ta đạt được.

Không phải tất cả mọi đứa bé trong mỗi chúng ta đều có cái “Muốn” giống nhau. Mỗi đứa bé trong mỗi người sẽ có những cái “Muốn” nhất định, phụ thuộc vào môi trường người đó được nuôi nấng và lớn lên. Đa số chúng ta quen thuộc với cuộc sống hiện đại thành thị, và trong cuộc sống dư giả này, chúng ta muốn nhiều thứ lắm. Chúng ta muốn mua quần áo, giày dép, muốn mua điện thoại, máy tính, muốn mua mỹ phẩm, trang sức mới,... Chúng ta muốn học ngoại ngữ thật thành thạo, không phải một mà là hai, ba ngoại ngữ mới chịu cơ. Chúng ta không muốn làm nhân viên đâu, chúng ta muốn làm phó phòng, trưởng phòng, lãnh đạo,... Chúng ta muốn học nhiều thứ, học lấy thêm nhiều bằng cấp ngoài những bằng cấp Đại học, Cao đẳng chúng ta đang có. Chúng ta muốn xe máy, xe hơi, nhà lầu, căn hộ,... Như thế, chẳng có gì sai cả khi muốn một cái gì đó. Với một đứa bé, nó sẽ chả đòi gì nếu như nó cứ ở nhà miết với mẹ, nhưng nó sẽ đòi mua đủ thứ nếu mẹ nó dẫn nó ra tiệm đồ chơi. Chúng ta cũng thế đấy, đứng trước thiên đường xa hoa tráng lệ, cái gì cũng có thì làm sao mà không muốn được, điều này cũng hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu.

Khi cuộc sống thiếu thốn, cái “Muốn” rất chính đáng, muốn cho đủ, muốn cho ấm, muốn cho no, muốn cho làm việc dễ dàng và sau cùng là muốn cho đẹp. Khi mà tất cả những điều “Muốn” này được đáp ứng đủ đầy và dư giả, những cái “Muốn” mới xuất hiện, với tính chất phức tạp hơn và nhiều hình dạng hơn.

Ngày qua ngày, đứa bé trong ta cứ bấm nút “Muốn” và kéo tới kéo lui hai cần gạt “Hạnh phúc” và “Sợ hãi” một cách vô tội vạ. Bắt đầu một ngày trong đô thị hiện đại, chúng ta leo lên guồng quay cảm xúc lao hun hút, rồi cuối ngày mò xuống đi về mà như muốn lê lết (về mặt cảm xúc đó mà). Chúng ta muốn nhiều lắm, nhưng lại không có được bao nhiêu, cái muốn nó không còn là về vật chất nữa mà trở thành cái muốn về tinh thần. Công việc chính của chúng ta là tìm hiểu tại sao chúng ta lại muốn một điều gì đó, hay nói cách khác là tại sao đứa bé trong ta lại nhấn nút “Muốn” nhiều như thế. Để hiểu được cốt lõi của những cái “Muốn” này, chúng ta sẽ thỉnh thoảng phải đi ngược lại dòng thời gian, quay lại thời thơ ấu lắm khóc lắm cười đó mà.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Bên cạnh nút đỏ “Muốn” ấy, có một nút màu xanh độc lập hay tự do, chúng ta sẽ gọi tên nó là “Muốn - Tự do”, và ngay bên dưới nút đó là cần gạt “Hạnh phúc - Tự do”. Đó là những điều muốn tự do mà xuất hiện ở những khoảng thời gian khác nhau của cuộc đời ta. Và những điều mong muốn này sẽ chạy một cách độc lập, không phải do đứa bé trong ta bấm đâu nhé.

Giữa “Muốn” và “Muốn - Tự do” có thể giống nhau về hình thức, nhưng tính chất nó sẽ khác nhau. “Muốn - Tự do” không phụ thuộc vào môi trường nuôi nấng và lớn lên của một người, còn “Muốn” thì có:

Ví dụ về “Muốn”: “Tớ muốn theo nghề y học cổ truyền như cha với ông tớ, nghề được lưu truyền qua nhiều thế hệ rồi, tớ muốn gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình”.

Ví dụ về “Muốn - Tự do”: “Nhà tớ không có ai làm nghề y, tớ cũng không biết gì về nghề y, nhưng đột nhiên tớ muốn làm nghề y. Khi nghĩ tới cảnh mình làm nghề y cứu người, tớ cảm thấy rất vui, nên tớ muốn theo con đường đó”.

Mua đá năng lượng:

Có hai trường hợp xảy ra giữa “Muốn” và “Muốn - Tự do” đó là hai cái có thể sẽ trùng nhau hoặc đối nghịch nhau. Trùng nhau thì tốt rồi, cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, còn khi nghịch nhau thì ta sẽ bị rơi vào thế khó xử:

Ví dụ: “Tớ muốn theo nghề y học cổ truyền như cha và ông tớ, nghề được lưu truyền qua nhiều thế hệ rồi, tớ muốn gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình. Nhưng, tớ muốn theo đuổi con đường họa sĩ, tớ thích vẽ lắm, khi được vẽ tớ cảm thấy rất tự do và sung sướng”.

Đó là một ví dụ cụ thể minh họa cho nhiều trường hợp tương tự trong cuộc sống. Nhiều bạn trẻ đi theo con đường “Muốn - Tự do” của mình và để lại vết nứt với người thân gia đình. Nói cách khác, con đường đi theo “Muốn - Tự do” chính là con đường đam mê của mỗi chúng ta, theo đuổi con đường này thì ai cũng muốn vì nó cho ta mục đích sống thật sự.

Chúng ta thường phát hiện ra những điều “Muốn - Tự do” của mình khi còn học ở Trung học hay Phổ thông, nhưng khi vào Đại học, Cao đẳng rồi thì mọi thứ lại trở nên mù mờ và khó nắm bắt.

Khi bước ra xã hội, bước ra thành thị rộng lớn, những cái “Muốn” hoàn toàn mới xuất hiện, phần lớn là từ sự chi phối và ảnh hưởng của đồng tiền, vật chất. Những cái “Muốn” lúc này trở nên lấn át và gần như đánh bại những cái “Muốn - Tự do”. Chỉ qua vài năm ở trong thành phố xa hoa tráng lệ, chúng ta bắt đầu có những suy nghĩ kiểu như: “Không rõ mình muốn làm gì nữa? Cứ làm tiếp thôi vậy, tới đâu thì tới thôi. Làm gì cũng được, có tiền là được rồi.”­­­

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh