Tập Yêu Đứa Bé Trong Ta: Chương 13. Đứa Bé, Bạn Tri Kỉ Của Ta

TẬP YÊU ĐỨA BÉ TRONG TA: CHƯƠNG 13. ĐỨA BÉ, BẠN TRI KỈ CỦA TA

Chúng ta đã nhận ra rằng bên trong chúng ta luôn có một đứa bé như thế. Bằng việc hiểu và chấp nhận đứa bé trong ta, đứa bé bắt đầu trở thành bạn đồng hành và là bạn tri kỉ không thể tách rời của chúng ta. Mọi hành động, thói quen và suy nghĩ vô thức của chúng ta từ trước đến giờ đều được đưa thành hành động có nhận thức, không còn là vô thức nữa. Chúng ta sẽ quen dần với trạng thái luôn ở trong hiện tại, luôn ở trong cơ thể mình. Chúng ta sẽ ý thức được mỗi cử chỉ và hành động của mình, cảm nhận được nhịp thở và trạng thái cơ thể ta dù chúng ta đang làm bất kì điều gì.

Những suy nghĩ phán xét của chúng ta dành cho hoàn cảnh, sự việc và người khác sẽ ít dần đi và biến mất. Và mỗi khi sự an bình của chúng ta bị nhiễu động bởi bất kì điều gì đi chăng nữa, chúng ta hãy dùng câu “thần chú” dễ nhớ nhất này và hãy dùng nó thường xuyên:

“Không sao cả, chấp nhận điều này cũng không làm sự xứng đáng tồn tại của bé bớt đi một ít nào hết. Cám ơn họ, cám ơn bé.”

...

Thế giới bên ngoài chúng ta là sự phản ánh của bên trong chúng ta. Càng nhiều điều làm chúng ta khó chịu trong người thì tình yêu chúng ta dành cho bản thân mình càng ít. Yêu bản thân mình trọn vẹn rồi, không có nghĩa là chúng ta không ta sẽ không cảm thấy sự sợ hãi nữa, mà ngược lại, chúng ta sẽ biết ơn đứa bé trong ta mỗi khi có sự sợ hãi xuất hiện, bởi vì sự sợ hãi đó được tạo ra để bảo vệ sự tồn tại của cơ thể này. Chúng ta sẽ trân trọng và chấp nhận mọi cảm xúc, đau buồn, cô đơn, ghen tị, giận dỗi,... cho tới vui vẻ, hạnh phúc và an bình. Mỗi khi cảm xúc trào dâng, chúng ta cảm nhận và chấp nhận toàn vẹn cảm xúc ấy; và những cảm xúc sợ hãi cũng sẽ xuất hiện và nhanh chóng biến mất, để lại cho chúng ta sự an bình.

Yêu bản thân mình là bài học cuối cùng và là bài học tốt nghiệp của con người, đó là bài học lớn nhất của một linh hồn để tổng kết quá trình học tập về sự sáng tạo và sự hủy diệt. Quá trình học tập ấy là quá trình chúng ta xây những cây cầu, để vượt qua những dòng sông tới với những cánh rừng và đồng cỏ; sau cùng rồi chúng ta sẽ để lại những cây cầu, những cánh rừng ấy sau lưng để chúng ta có thể leo lên được tới đỉnh núi trắng ấy.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Lên tới đỉnh núi, chúng ta nhận ra trên đây chẳng có gì cả ngoài tầm nhìn rộng hun hút về phía chân trời. Chúng ta ngồi xuống đó với trạng thái chân tay mệt rụng rời. Ngồi giữa gió trời thanh bình, những suy nghĩ của chúng ta bắt đầu trở nên im lặng.

Ngồi đó và nhìn xuống chân núi, chúng ta thấy hết tất cả những chặng đường mình đã đi qua. Bỗng chốc chúng ta bật cười vì những thứ đã từng làm chúng ta sợ hãi thật quá là nhỏ bé. Và rồi trong đầu chúng ta xuất hiện những suy nghĩ mới, là những chân lý về sự tồn tại.

Đó là chân lý mà những vị phật, vị thánh hay bất kì cao nhân nào đã từng nói ra, và chúng ta nhận ra rằng chẳng có vị phật, thánh hay cao nhân nào cả, chúng ta là tất cả họ cùng một lúc ở sâu bên trong chúng ta đây và yêu bản thân mình là chìa khóa để mở cánh cửa chân lý ấy.

Những vị phật hay vị thánh mà đã từng bước trên quả đất này, họ đều dạy rằng “hãy làm theo ta” chứ chưa hề nói rằng “hãy đi theo ta”. Tất cả chúng ta là con của tạo hóa và tất cả chúng ta đều ngang nhau, cục đá và ta, ta và chiếc ghế,... không hề có sự hơn thua, sự hơn thua là khi chúng ta chưa yêu đứa bé trong mình, để đứa bé dùng những thứ bên ngoài để xác định sự tồn tại của cơ thể ta. Và rồi sẽ đến một ngày, những chiếc đĩa bay sẽ xuất hiện từ bầu trời, họ sẽ bước ra, và hãy nhớ rằng, ta và họ, đều như nhau.

Yêu bản thân mình là một khái niệm vô cùng trừu tượng, nghe qua rất dễ, làm được rất khó. Yêu bản thân mình là một bài học tổng hợp; hoàn thiện được bài học này, chúng ta sẽ hoàn thiện được hàng trăm hàng ngàn những quyển sách khác: Sống thiền, Sống trong hiện tại, Làm sao để tha thứ, Tâm lý học, Nguồn gốc sự sáng tạo, Nhà lãnh đạo giỏi, Làm sao để thành công, Giải tỏa lo lắng, Bí quyết giao tiếp, Mục đích sống, Chơi mà học, Cách nuôi dạy trẻ, Trí thông minh cơ thể, Đi dạo một mình,... và lúc ấy, câu nói “Mọi tri thức luôn ở trong ta” trở nên thấm thía biết dường nào.

...

Chúng ta còn chưa biết hết được bí mật của đứa bé trong ta đâu. Đã có một thỏa hiệp giữa ta và đứa bé khi ta vào sống trong cơ thể này, rằng bé sẽ luôn bảo vệ sự tồn tại của cơ thể này bằng sự sợ hãi bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết và còn tất cả những lựa chọn khác còn lại, quyền quyết định là của ta.

Vì phần lớn chúng ta tin rằng bệnh tật cơ thể mình chỉ có thể chữa khỏi bằng y học bên ngoài nên đứa bé trong ta đã tuân lệnh và không hỗ trợ gì thêm. Khi chúng ta bắt đầu học cách yêu đứa bé trong ta, chúng ta cho phép bé tự chữa lành cơ thể của mình, tự cân bằng và điều chỉnh cân nặng qua những thức ăn mà cơ thể ta cần thay vì những thức ăn mà ta muốn ăn, theo một chế độ dinh dưỡng nào đó mà chúng ta biết.

Không có một tiêu chuẩn cơ thể cố định nào cho bất kì ai cả, ngay cả cân nặng và nội tiết cơ thể của mỗi chúng ta cũng sẽ thay đổi tùy lúc, tùy mùa trăng. Tất cả mọi thứ trong vũ trụ chúng ta đều có tác động qua lại với nhau, tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời này đều có tác động lên mỗi chúng ta, sự thay đổi vận động và vị trí của các hành tinh sẽ làm thay đổi những tầng năng lượng lượng tử chạy xung quanh và chạy xuyên qua cơ thể của mỗi chúng ta.

Sự thay đổi về cân nặng và tính chất cơ thể của chúng ta qua những lúc như vậy sẽ giúp cơ thể chúng ta thích ứng với sự thay đổi của môi trường năng lượng xung quanh, để giữ cho cơ thể của chúng ta khỏe mạnh, tránh khỏi những yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Nếu chúng ta luôn muốn giữ cơ thể mình ở một cân nặng nào đó, theo một tiêu chuẩn nào đó do ai đó đặt ra, thì dù cho cân nặng với chiều cao của chúng ta có “chuẩn” tới mấy đi nữa thì ngay cả bệnh cúm, cảm thông thường chúng ta cũng không thể chống lại được.

Chỉ cần ngó ngay trong nhà của chúng ta thôi, chúng ta sẽ thấy con chó, con mèo yêu quí nhà ta còn giỏi hơn ta. Chúng sẽ ăn ít hay ăn nhiều tùy thời điểm, và chúng ta đều biết có những ngày chúng bỏ cơm đi ăn cỏ... và rồi thì nôn bừa bãi ra đó để cho chúng ta dọn dẹp.

Động vật không có chế độ “2 trong 1” như chúng ta, chúng không có khái niệm thời gian, chúng luôn sống trong hiện tại và sống trong cơ thể của mình. Mọi hành động của động vật điều được kết nối với cơ thể cảm xúc của chúng, cơ thể cảm xúc này kết nối với những tầng năng lượng lượng tử trong môi trường xung quanh, kết nối với từ trường của Trái Đất. Đó là lí do động vật luôn biết cách định hướng và di chuyển trong không gian, dù là khoảng cách rất xa. Và vì rằng chúng ta là “2 trong 1”, chúng ta bắt đầu trôi dạt theo suy nghĩ, sống trong quá khứ, tương lai và đánh mất sự kết nối với cơ thể cảm xúc của mình.

Học cách yêu đứa bé trong ta, chúng ta từ bỏ dần sự bám víu của đứa bé vào quá khứ và tương lai để xác định sự tồn tại của cơ thể ta, qua đó chúng ta học cách sống trong hiện tại. Sống trong hiện tại rồi, chúng ta sẽ bắt đầu kết nối lại với cơ thể cảm xúc của mình.

Kết nối lại với đứa bé trong ta rồi không có nghĩa là chúng ta sẽ nhận được mọi tín hiệu cảm xúc từ đứa bé, bởi vì tồn tại cái thỏa thuận giữa ta và đứa bé mà chúng ta vừa nói ở trước đó. Vì thế chúng ta phải cho phép đứa bé gửi tín hiệu cảm xúc đến cho ta, sự cho phép đó không phải là gì khác ngoài niềm tin của ta:

“Hôm nay, ta sẽ từ bỏ quyền quyết định điều gì là tốt cho cơ thể này. Ta đã nghĩ nếu làm như thế đó hay như thế kia thì cơ thể ta sẽ khỏe mạnh, nhưng thực tế thì ngược lại, dù ta có giữ được cơ thể này đúng như những cái chuẩn kia thì ta vẫn không thể miễn dịch được ngay cả với những bệnh thông thường.

Ta muốn trao lại quyền này cho bé, bởi bé hiểu rõ và biết về cơ thể này hơn là ta. Ta sẽ không ăn, uống bất kì những thứ mà ta muốn nữa mà thay vào đó ta sẽ ăn, uống những thứ mà bé cần. Ta muốn bé gửi cho ta biết những gì bé cần cho cơ thể này thông qua cảm xúc và suy nghĩ, hoặc dẫn ta tới chỗ có thực phẩm đó mà bé muốn thông qua “sự trùng hợp”.

Những thực phẩm bé cần ở những lúc khác nhau có thể làm ta không thích hay ta chưa từng ăn qua, nhưng ta tin bé bởi vì tình yêu vô điều kiện của bé luôn muốn bảo vệ sự tồn tại của cơ thể này. Với việc cung cấp cho bé những thức ăn, thức uống bé cần, ta cho phép bé giữ cơ thể này khỏe mạnh khỏi mọi bệnh tật, cho phép bé thải hết ra tất cả mọi độc tố đi vào cơ thể này mỗi ngày và tất cả những độc tố còn lưu giữ lại trong cơ thể này qua thời gian.”

Sau lời “hẹn thề” ấy, chúng ta không cần cái cân trong nhà nữa đâu, đem cất đi thôi. Chúng ta bắt đầu tập cách lắng nghe cơ thể mình qua cảm tính và trực giác, những cảm xúc trong người muốn ăn cái này hay cái kia sẽ xuất hiện.

Chúng ta cần “đầu hàng” tất cả những gì chúng ta biết về thực phẩm “tốt” và “không tốt”. Tốt sẽ trở thành không tốt nếu ta ăn không đúng lúc, không tốt trở thành tốt nếu lúc đó cơ thể của chúng ta đang cần. Vì thế, khi đặt niềm tin vào đứa bé trong ta, có những lúc ta tìm thấy mình sẽ ăn những thứ ta thích ăn, cũng có những lúc ta sẽ muốn ăn những cái ta ít ăn bao giờ.

Trong trạng thái chủ động, nghĩa là ta có quyền lựa chọn đi ăn gì hay tự mua đồ ăn về nhà nấu, ta hãy lắng nghe đứa bé trong mình và dùng cảm tính muốn ăn món gì và theo đó mà chúng ta lựa chọn.

Trong trạng thái bị động, nghĩa là người khác nấu cho ta ăn và đưa ta đi ăn, hãy tin rằng những món ăn mà họ lựa chọn sẽ là những thực phẩm mà cơ thể ta cần.

Đây không phải là niềm tin mù quáng mà là như chúng ta đã nói qua rồi ấy: Động năng lượng tử của suy nghĩ.

Tất cả chúng ta được kết nối với nhau bởi một loại trường lượng tử xung quanh địa cầu, khi chúng ta tin rằng “Những thức ăn người khác lựa chọn nấu cho ta ăn hay lựa chọn dẫn ta đi ăn sẽ là những thức ăn ta cần cho cơ thể của ta ở lúc đó” thì ta đã gửi một năng lượng lượng tử vào tầng không, và thông qua tầng không năng lượng lượng tử kết nối tất cả mọi người lại với nhau này, người khác sẽ “ngẫu nhiên” chọn món ăn hay địa điểm ăn uống mà “trùng hợp” với thứ mà cơ thể của chúng ta đang cần tới. Vũ trụ của chúng ta kì diệu lắm, nếu viết chủ đề này đầy đủ thì thành một quyển sách khác mất.

Nói cho cùng thì cái quan trọng nhất là chúng ta sẽ phải tập quan sát, lắng nghe cảm tính và trực giác từ cơ thể cảm xúc của mình. Muốn ăn thịt thì ăn thịt, muốn ăn chay thì ăn chay, muốn uống chút bia rượu thì uống chút bia rượu, thấy đói thì ăn thêm, thấy no thì không ăn nữa,... từ từ chúng ta sẽ bớt muốn ăn những thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chiên xào nhiều giàu mỡ. Sẽ có những lúc chúng ta đang ăn chay mà bỗng dưng bạn bè xuất hiện và rủ rê chúng ta ăn mặn, không sao cả, chúng ta cứ ăn thôi vì chúng ta đã dùng niềm tin của mình để khởi động một cỗ máy vận hành trên nguyên tắc “Cái đến là cái ta cần, cái đi là ta không còn cần nữa” và “Cơ thể của ta có thể tự điều chỉnh và thải ra bất kì thứ gì mà nó cảm thấy không cần đến hay có thể gây nguy hại cho cơ thể”.

Chúng ta không nhất thiết phải để đứa bé trong ta quyết định 100%, ta có thể can thiệp và đóng góp quyết định trong việc lựa chọn thực phẩm, ví dụ như ta sẽ quyết định chọn rau thông thường hay rau trồng nhà kính, dầu ăn tinh luyện hay dầu ăn sống ép từ hạt tươi,... Bằng cách này, chúng ta đồng thỏa hiệp với đứa bé trong ta để tạo nên một cuộc sống không có bất kì sự kháng cự nào.

Với sự cho phép của ta, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu tự điều chỉnh, ban đầu có thể chúng ta sẽ có những đợt cảm, cúm, mệt mỏi từ nhẹ cho tới nặng, xuất hiện những đợt mụn nhọt bất thường ở những nơi khác nhau trên cơ thể, xuất hiện những vết bầm không rõ nguyên nhân, cân nặng bắt đầu thay đổi, màu sắc da có thể thay đổi... (chúng ta có thể dùng thêm thuốc bên ngoài nếu như không an tâm để cơ thể tự khỏi bệnh).

Điều này cũng dễ hiểu, ví như khi ai đó cho ta chiếc xe máy của họ, ta phải rửa lại cho thật sạch, tháo hết lốc máy ra để sửa và điều chỉnh, xả toàn bộ nhớt cũ và thay lại nhớt mới, thay đèn xe, thay yên xe,... nên khi ta bàn giao cơ thể của mình lại cho đứa bé trong ta thì cũng y như vậy.

Thời gian “xả thải và tân trang” đó của cơ thể ta sẽ kéo dài nhanh hay chậm tùy vào mỗi người, có thể một tháng, ba tháng, năm tháng, một năm... điều ta có thể làm là hãy tin tưởng và tin rằng mọi thứ sẽ ổn cả thôi. Và quá trình đó thì chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy khỏe mạnh thường xuyên, dù tăng cân lúc này hay giảm cân lúc kia, không cảm cúm hay bệnh tật có thể tấn công ta được nữa và chúng ta luôn cảm thấy người rất nhẹ nhành.

Điều đó không đồng nghĩa với việc bệnh viện sẽ biến mất, chúng ta không thể nói “này bé, có vết rách thịt bằng gang tay này, chữa lành đi nhá” hay là “gãy xương vẹo khớp rồi bé ơi, chữa lành giúp”. Điều này là không thể xảy ra được, do đó mà chúng ta vẫn cần sự trợ giúp từ bên bên ngoài. Sự kết hợp giữa y khoa hiện đại và trí thông minh cơ thể ta sẽ làm tăng tốc độ chữa lành cơ thể của chúng ta và giúp kéo dài tuổi thọ của chúng ta ra rất nhiều.

...

Ở những thời gian khác nhau, cơ thể của chúng ta sẽ cần ở những vị trí địa lý khác nhau vì mỗi địa điểm địa lý sẽ một năng lượng lượng tử khác nhau, mà năng lượng lượng tử của cơ thể ta thì thay đổi theo thời gian nên nếu ở một chỗ lâu dài thì chúng ta có thể sẽ xuất hiện bệnh tật nhất định nào đó.

Vì lẽ chúng ta chưa yêu bản thân mình tròn vẹn,

chúng ta bế tắc ở những vị trí công việc nhất định; không dám bỏ công việc vì nhiều lí do, là những lí do mà đứa bé trong ta bám víu vào để xác định sự tồn tại của cơ thể ta. Và phần lớn chúng ta đều như vậy, có năng lượng bên trong không cân bằng, sống san sát nhau tạo thành những thành phố tràn ngập năng lượng bức bí, khổ sở và nặng nề.

Yêu đứa bé bên trong đi rồi, chúng ta sẽ chỉ sống trong hiện tại với sự an bình, như một đứa bé, làm cũng như chơi.

Yêu đứa bé bên trong đi rồi, chúng ta sẽ khởi động cỗ máy “Ta luôn ở đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ”. Sự thay đổi công việc, vị trí sẽ tự đến với chúng ta thật “ngẫu nhiên và trùng hợp” mà không có bất kì sự phản kháng nào từ bản thân ta hay từ những người xung quanh. Chúng ta sẽ bắt đầu sống theo dòng chảy của vạn vật, không phản kháng, không sợ hãi mà luôn tự nhiên tự tại.

Qua thời gian, sự kết nối giữa ta và cơ thể cảm xúc trở nên mạnh hơn, sự mong muốn trong người chúng ta đi đến nơi nào đó trở nên rất rõ ràng. Trước khi học cách yêu đứa bé trong ta, chúng ta hay đi và học cách đi để cho bằng bạn bằng bè, đi để giải trí và giảm “stress” công việc; nhưng khi yêu đứa bé trong ta rồi, chúng ta sẽ đi vì cảm thấy cần, cảm thấy vị trí hiện tại không mang lại sự an bình, chỉ có một cảm giác là muốn tới cái nơi cần tới thôi và không có lí do gì cả.

Sự an bình lúc này của chúng ta đã bao gồm cả sự an bình tâm lý lẫn sự an bình cơ thể cảm xúc. Lúc này, cơ thể cảm xúc của chúng ta thường báo hiệu trước cho chúng ta biết sự thay đổi sắp xảy ra đối với công việc hay nơi ở hiện tại.

Có thể chúng ta đang làm việc rất bình thường và yên ổn nhưng đột nhiên chúng ta bắt đầu cảm thấy khó ở, đứng lên ngồi xuống có cảm giác không thoải mái, và chúng ta cũng không hiểu vì lí do vì sao như vậy. Nhưng một lúc sau đó, chúng ta sẽ thấy những sự kiện, những lời mời hay ai đó mới xuất hiện và bước vào cuộc đời ta, đưa ta đi đến một công việc mới, một nơi ở mới (có thể đi rất xa hoặc chỉ đi xa có vài mét so với vị trí cũ).

Giáo dục hôm nay dạy cho chúng ta rằng “chúng ta chỉ biết những gì mà chúng ta đã học và đã được dạy”. Điều đó tạo thành một niềm tin bền vững trong mỗi chúng ta, thậm chí chúng ta còn không hề biết mình có niềm tin này.

Chúng ta tin rằng kiến thức luôn ở bên ngoài mình và chúng ta phải không ngừng học tập và nghiên cứu. Vì vậy mà chúng ta không ngừng bỏ tiền ra học mặc dù chúng ta ít nhiều biết rằng giáo dục cũng đã trở thành một “thương hiệu thời trang” với “người mẫu và phong cách riêng”.

Với thỏa hiệp giữa ta và đứa bé trong ta, bé sẽ để ta làm bất kì những gì mà ta mong muốn và lựa chọn, vì rằng ta tin “Mọi kiến thức đều ở ngoài kia” nên đứa bé đã không cho biết thông tin gì, để ủng hộ sự tự do quyết định và lựa chọn của ta .

Những bí mật thật sự về bản thân của chúng ta đều chưa được tiết lộ, vì thế mà phần lớn ADN trong cơ thể chúng ta được gán mác là “ADN rác”, không có tác dụng gì cả.

Không một bộ phận nào của cơ thể chúng ta là thừa hay rác hết cả. Trong gen của chúng ta, 95% ADN là bộ thư viện lưu trữ toàn bộ thông tin di truyền từ tổ tiên cha ông tới bố mẹ ta và rồi qua tới ta, trong 95% đó còn chứa thông tin của linh hồn ta thu thập được qua các kiếp sống khác. Còn 5% ADN còn lại là “người thủ thư”, vận hành và trích xuất dữ liệu từ 95% thư viện thông tin được lưu trữ.

Vậy nên khi chúng ta vào sống một kiếp người, ADN của cơ thể ta mang 2 nguồn thông tin: thông tin lưu giữ qua nhiều thế hệ được truyền bằng đường sinh học và thông tin của linh hồn ta qua nhiều kiếp sống ở những chủng tộc khác nhau và những vị trí địa lý khác nhau, dưới một dạng năng lượng lượng tử.

Và đó là cách những kiến thức mới được đưa đến địa cầu. Những đứa bé được sinh ra ngày hôm nay là những linh hồn mới, tới từ những “nguồn” mới. Chúng chưa từng sống kiếp người ở địa cầu này và đây là lần đầu tiên chúng đến đây. Những linh hồn mới này mang trong mình những kiến thức mới từ bên ngoài, và chúng sẽ trở thành những thầy cô giáo mới khi Trái Đất mới đã thành hình ổn định. Hãy nhìn vào mắt của những đứa trẻ đang được sinh ra hôm nay, chúng ta sẽ thấy được điều gì?

...

Vậy đấy, đứa bé trong ta sở hữu một kho tàng kiến thức nhưng lại không cho ta biết bởi vì ta tin rằng kiến thức chỉ luôn nằm ở bên ngoài chúng ta mà thôi. Nhưng khi yêu đứa bé trong ta rồi không có nghĩa là chúng ta sẽ nhớ lại hết những thông tin đó dưới dạng từ ngữ hay hình ảnh, như những quyển sách chúng ta biết ngày hôm nay.

Như ở phần đầu chúng ta có nói đến vai trò của đứa bé trong việc giúp chúng ta học tập và thực hành. Ban đầu, chúng ta sẽ học những kiến thức cơ bản và thành phần, qua luyện tập dần dần thì chúng ta không phải nhớ những điều đó nữa mà đứa bé trong ta đã tính toán mọi thứ từ bên trong và gửi cảm xúc, cảm tính cơ thể cho ta để ta làm được công việc nào đó một cách thành thạo. Những thông tin được lưu giữ trong ADN của chúng ta cũng vậy, là thông tin dưới dạng cảm xúc, cảm tính.

Chúng ta đã trải qua rất nhiều cuộc sống, chúng ta đã làm đủ mọi công việc và nghề nghiệp. Nếu chúng ta muốn khai thác thông tin bên trong ADN của cơ thể ta thì trước tiên chúng ta phải tin điều này. Bằng niềm tin đó chúng ta đã khởi động và cho phép đứa bé gửi thông tin đó cho chúng ta.

Tiếp theo, chúng ta muốn học gì? Vẽ, nấu ăn, điêu khắc, hát, ngôn ngữ, thiết kế? Chúng ta thường mở miệng ra và nói là “Không, tớ không biết làm cái này, cái kia đâu?”, đó chính là cách chúng ta làm con đường học tập và thực hành trở nên chậm lại và khó khăn hơn.

“Bé này, ta muốn học một thứ, với công cụ mới này ta sẽ làm thêm phong phú sự trải nghiệm cuộc sống của ta. Bé giúp ta nhé, ta biết bên trong bé có rất nhiều thông tin được lưu trữ. Ta muốn bé dẫn dắt ta và giúp ta nhớ lại những gì ta đã từng biết. Cám ơn và yêu bé.”

Hãy cầm cây cọ trong tay, hít thở sâu, chỉ có hiện tại này thôi, lắng nghe cảm xúc và cảm tính của cơ thể mình... hình ảnh gì xuất hiện trong đầu, màu sắc là gì, đặt cọ vào vị trí nào đầu tiên,... với cách tập cảm nhận và lắng nghe cơ thể ta, chúng ta sẽ nhớ lại kĩ năng chúng ta đã từng biết hoặc học lại mới rất nhanh, với niềm tin và sống trong hiện tại.

Cũng với phương pháp này, chúng ta có thể áp dụng với tất cả các thứ khác như điêu khắc, nghệ thuật, thiết kế, ngôn ngữ,... Nếu dùng phương pháp này để học ngôn ngữ thì phần lớn người Việt chúng ta sẽ học nhanh tiếng Trung, bởi vì trong gia phả tổ tiên của chúng ta đã từng có người biết chữ Hán hay chữ Nôm. Còn nếu như đột nhiên chúng ta hứng thú và học giỏi một ngoại ngữ nào đó mà không ai trong gia đình chúng ta biết đến, thì hẳn là trong những kiếp trước chúng ta đã từng sống ở đất nước có ngoại ngữ đó.

Khi chúng ta chưa yêu bản thân mình, định nghĩa “bình thường” là sự không thay đổi, sự ổn định lặp đi lặp lại. Khi chúng ta yêu bản thân mình rồi, định nghĩa “bình thường” là sự thay đổi không ngừng, và sự thay đổi ấy luôn được chào đón với sự trân trọng.

Trên dòng sông “không ai tắm hai lần”, giữa dòng chảy vạn vật luôn vận động và giãn nở, với định nghĩa “bình thường” là sự không thay đổi, chúng ta luôn kháng cự dòng chảy của vạn vật, đó là nguồn gốc của sự sợ hãi; với định nghĩa “bình thường” là sự thay đổi, chúng ta chảy cùng vạn vật, hoàn hảo và an bình...

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh