Biết Nghĩ Cho Người Khác Là Một Loại Trí Tuệ

BIẾT NGHĨ CHO NGƯỜI KHÁC LÀ MỘT LOẠI TRÍ TUỆ

Biết nghĩ cho người khác là một loại trí tuệ, một loại cảnh giới cao thượng

Một phẩm chất cần thiết nhất nhưng lại đang bị coi nhẹ nhất ở con người…

Một trong những điều mà chúng ta xem nhẹ nhất nhưng rất quan trọng trong đời sống hàng ngày: Là biết đặt mình vào vị trí của người khác, để cảm nhận, hiểu được cảm xúc của họ, và nhìn toàn bộ tình huống từ quan điểm của người kia.

Đó là một trong những phẩm chất cần thiết nhất của một người tử tế. Bởi nó có thể cứu vãn rất nhiều mối quan hệ và hạn chế rất nhiều phiền não, đau khổ không đáng có cho người khác và ngay cả chính bạn.

Trên đây là những câu chuyện nhỏ và quan điểm của Srinath Nalluri, Trợ lý Nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Mặt trời Singapore.

“Ý kiến cá nhân thật sự là loại hình thức thấp nhất của tri thức con người. Nó không đòi hỏi phải có trách nhiệm, không cần thấu hiểu. Tuy nhiên, hình thức tri thức cao nhất là sự đồng cảm, vì nó đòi hỏi chúng ta phải tạm ngưng phần bản ngã của mình lại và sống trong thế giới của người khác. Mục đích cũng cao cả hơn nhiều so với việc tự nhận thức bản thân” - Bill Bullard.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Lại có câu chuyện từ thời Xuân Thu rằng:

Vào một năm mùa đông trời giá rét, nước Tề tuyết rơi liên tục trong 3 ngày 3 đêm khiến người dân không dám đi ra ngoài. Những ai có việc phải ra khỏi nhà đều cảm thấy buồn bã, lo lắng do đường khó đi, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày và vật nuôi. Vì vậy, ai cũng mong cho đợt giá rét này nhanh kết thúc.

Ngày nọ, Tề Cảnh Công thân mặc áo lông ung dung ngồi trước cửa sổ ngắm nhìn tuyết rơi, khuôn mặt lộ rõ niềm vui sướng. Tề Cảnh Công càng ngắm càng thấy cảnh sắc đẹp mê hồn, chỉ mong tuyết rơi nhiều hơn và lâu hơn nữa để vẻ đẹp này thêm phần diễm lệ.

Khi quan đại phu Yến Anh tiến lại gần, Tề Cảnh Công liền vui mừng bảo: “Năm nay khí trời thật kỳ lạ, dù tuyết đã rơi nhiều ngày nhưng ta vẫn cảm thấy ấm áp giống như mùa xuân, chẳng có chút gì lạnh cả. Ngươi có thấy vậy không?”.

Yến Anh để ý thấy Tề Cảnh Công đang mặc áo lông, trong phòng lại có lò sưởi cháy hừng hực nên cảm thấy ấm áp không có gì là lạ. Nghĩ xong, Yến Anh mới đáp lại: “Khí trời chẳng lạnh chút nào là sao?”.

Tề Cảnh Công nghe xong vừa gật đầu vừa cười rất sung sướng. Thấy vậy, Yến Anh bèn thẳng thừng nói rằng: “Đại Vương, thần nghe nói, bậc minh quân ăn no sẽ nghĩ đến có người đang chịu đói, khi mặc ấm sẽ nghĩ đến có người đang rét lạnh, khi thoải mái sung sướng cũng nghĩ đến có người đang lao động khổ cực. Nhưng sao, Ngài chẳng hề lo nghĩ cho người khác vậy?”.

Nghe xong, Tề Cảnh Công cảm thấy vô cùng xấu hổ.

Thấu hiểu và đặt mình vào vị trí người khác không chỉ là để thông cảm cho những điều họ làm mà ta cảm thấy không đúng. Mà nó còn là sự thiện lương, biết quên đi những khoái cảm, vui thú của bản thân để hướng đến lợi ích chung của tập thể, cộng đồng.

"Không những là để thông cảm cho người khác, mà còn là quên đi bản thân, đó mới là cảnh giới cao nhất của việc đặt mình vào vị trí người khác"

Tuy nhiên, trong cuộc sống, bạn không chỉ cần biết đặt mình vào vị trí của người khác. Mà việc hoán đổi vị trí của bản thân và người khác là một điều vô cùng linh hoạt và thể hiện trí tuệ cảm xúc tuyệt vời.

Coi mình là người khác để đối đãi thì chính là vô ngã.

Coi người khác là bản thân mình để đối đãi thì đó chính là từ bi.

Coi người khác chính là bản thân họ để đối đãi thì đó chính là trí tuệ.

Coi bản thân mình là bản thân mình để đối đãi thì đó chính là tự tại.

Điều này giải thích cho những tranh luận phản biện đối với bài viết của Srinath Nalluri ở trên. Có người cho rằng, nếu cứ đặt mình vào vị trí người khác thì sẽ mất đi lòng tự trọng, mất đi năng lực phán xét và chủ kiến của bản thân. Hơn nữa còn rất dễ bị người khác lợi dụng và áp đặt suy nghĩ.

Thế nên người xưa mới khuyên rằng, cũng phải biết coi mình là bản thân mình để đối đãi, và biết coi người khác là bản thân họ để đối đãi. Chúng ta không thể áp đặt và mong cầu người khác cũng suy nghĩ như ta. Cũng chẳng thể chạy theo mong mỏi và yêu cầu của người khác.

Đĩnh đạc, tự tại thì sẽ phân biệt được đúng sai mà không mù quáng đi theo đám đông, không bị người khác lợi dụng.

Tôn trọng, không xâm phạm và nhất mực đòi sửa đổi người khác dù họ đang không đúng cũng là một loại trí tuệ. Từ đó khiến người ta muốn ở gần mình, tôn trọng lại và kính nể mình. Lúc này những điều tốt đẹp chúng ta làm, chẳng phải sẽ tự được họ tiếp nhận hay sao.

Thế nên, ở đời hạnh phúc và tự tại hay không, đơn giản cũng chỉ là ở việc bạn có thể coi mình là ai và người khác là ai để mà đối đãi. Chỉ có ai ngộ được và tìm mọi cách để thay đổi thì mới là người hạnh phúc. Nhưng nó không hề quá khó.

Bạn hãy bắt đầu từ việc nghĩ ra những tình huống có thể giải thích cho việc cô bạn bỏ rơi bạn sau khi đã hẹn gặp nhau. Tại sao mẹ bạn lại cứ nhắc đi nhắc lại một việc mà bạn biết rồi. Vì sao sếp bạn nhất định đòi bạn làm lại báo cáo trong khi bạn thấy nó rất ổn…

Và nếu không thể hiểu được người khác, bạn có thể đơn giản chỉ cần nghĩ, chắc phải có một lý do nào đó họ mới làm vậy. Lúc đó, bạn sẽ không phán xét.

Nguồn: Tuệ Minh

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh