Ta Là Cái Đó: Chương 17. Muốn Biết Cái Ông Là, Hãy Tìm Ra Cái Không Phải Là Ông

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 17. MUỐN BIẾT CÁI ÔNG LÀ, HÃY TÌM RA CÁI KHÔNG PHẢI LÀ ÔNG

Hỏi: Theo như ông mô tả vũ trụ gồm có vật, tâm và tinh thần. Ngoài ra còn có nhiều mô thức khác được cho là phù hợp với vũ trụ, khiến một người cảm thấy bối rối không biết mô thức nào đúng và mô thức nào sai. Cuối cùng người đó hoài nghi rằng tất cả các mô thức chỉ là ngôn từ, và chẳng có mô thức nào chứa đựng thực tại. Theo ông, thực tại bao gồm ba phạm trù rộng lớn: Phạm trù vật chất năng lượng - Mahadakash, phạm trù ý thức - Chidakash, và phạm trù thuần túy tinh thần - Paramakash. Phạm trù thứ nhất là một cái gì đó có cả sự chuyển động và quán tính. Chúng ta nhận thức. Chúng ta cũng biết rằng chúng ta nhận thức. Chúng ta ý thức và cũng biết rằng chúng ta ý thức. Như thế, chúng ta có hai: vật chất - năng lượng, và, ý thức. Vật chất có vẻ như ở trong không gian, còn năng lượng luôn luôn trong thời gian, liên quan đến thay đổi và được đo lường bằng nhịp độ thay đổi. Ý thức, một cách nào đó, có vẻ như ở đây và bây giờ, trong một điểm duy nhất của không gian và thời gian. Nhưng hình như ông cho rằng cả ý thức cũng mang tính vũ trụ - điều này có nghĩa ý thức là phi thời, phi xứ và phi nhân cách. Một cách nào đó tôi có thể hiểu rằng không có mâu thuẫn nào giữa cái phi thời phi xứ, với cái ở đây và bây giờ, nhưng tôi không thể hiểu được ý thức phi nhân cách. Theo tôi ý thức luôn luôn được tập trung, hướng tâm, cá nhân hóa, và là một con người. Ông có vẻ cho rằng có thể có nhận thức mà không có người nhận thức, biết mà không có người biết, yêu mà không có người yêu, hành động mà không có người hành động. Tôi thấy bộ ba - biết, người biết, và cái bị biết - có thể thấy được trong bất cứ động thái nào của sự sống. Ý thức hàm ý: một sự hiện hữu có ý thức, một đối tượng của ý thức và thực tế của sự ý thức. Cái có ý thức tôi gọi là con người. Con người sống trong thế giới, là một phần của thế giới, con người tác động vào thế giới và bị thế giới tác động.

Maharaj: Thế tại sao ông không tìm hiểu xem thế giới và con người thật đến thế nào?

H: Ồ, không! Tôi chẳng cần tìm hiểu. Nếu con người cũng thật như cái thế giới mà trong đó hắn tồn tại, đối với tôi thế là đủ.

M: Vậy câu hỏi là gì?

H: Con người là thật, vũ trụ là khái niệm, hay vũ trụ là thật và con người là tưởng tượng?

M: Cả hai đều không thật.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

H: Chắc chắn là tôi phải đủ thật để đáng được ông trả lời, và tôi là một con người.

M: Nhưng trong khi ngủ thì không.

H: Chìm xuống không phải là vắng mặt. Mặc dù ngủ, tôi vẫn hiện hữu.

M: Là một con người thì ông phải ý thức về chính ông. Ông ý thức về chính ông trong mọi lúc?

Mua đá năng lượng:

H: Dĩ nhiên là không trong khi ngủ, hoặc khi bất tỉnh hay bị gây mê.

M: Trong suốt thời gian thức, ông luôn luôn ý thức về chính ông?

H: Không, có những lúc tôi đãng trí, hoặc bị thu hút bởi một cái gì đó.

M: Trong những lúc ý thức về chính mình bị gián đoạn, ông vẫn là một con người?

H: Dĩ nhiên tôi luôn luôn là cùng một con người. Tôi nhớ chính tôi như tôi đã là vào hôm qua, vào năm ngoái - hiển nhiên, tôi là cùng một con người.

M: Như thế, là một con người, ông cần phải có ký ức?

H: Dĩ nhiên.

M: Nếu không có ký ức, ông là gì?

H: Một ký ức không hoàn chỉnh đưa đến một tính cách cá nhân không hoàn chỉnh. Không có ký ức tôi không thể tồn tại như một con người.

M: Chắc chắn ông vẫn tồn tại mà không có ký ức. Ông vẫn tồn tại - trong khi ngủ.

H: Chỉ theo nghĩa còn sống. Chứ không phải là một con người.

M: Như ông thừa nhận ông là một con người và sự tồn tại của ông lúc có lúc không; ông có thể cho biết ông là gì trong những lúc gian cách xen vào giữa các kinh nghiệm về chính ông như một con người?

H: Tôi hiện hữu, nhưng không phải là một con người. Vì không ý thức về chính mình trong những lúc gian cách, tôi chỉ có thể nói rằng tôi tồn tại, nhưng không phải là một con người.

M: Chúng ta có thể gọi đó là sự tồn tại phi nhân cách?

H: Tôi muốn gọi đó là sự tồn tại vô thức; tôi hiện hữu, nhưng tôi không biết tôi hiện hữu.

M: Ông vừa mới nói: “Tôi hiện hữu, nhưng tôi không biết tôi hiện hữu.” Ông có thể nói như thế về sự hiện hữu của ông trong một trạng thái vô thức?

H: Không, tôi không thể.

M: Ông chỉ có thể mô tả nó trong thời quá khứ: “Tôi đã không biết, tôi đã không ý thức” theo nghĩa không nhớ mà thôi.

H: Đã không ý thức thì làm sao tôi nhớ và nhớ cái gì?

M: Ông đã thực sự không ý thức hay ông không nhớ?

H: Làm sao tôi phân biệt được?

M: Ông thử suy nghĩ xem. Ông có thể nhớ từng giây phút một của ngày hôm qua không?

H: Dĩ nhiên là không.

M: Lúc đó ông đã không có ý thức?

H: Dĩ nhiên là không phải không có ý thức.

M: Vậy là ông có ý thức nhưng ông không nhớ?

H: Đúng.

M: Có thể ông có ý thức trong khi ngủ nhưng ông không nhớ.

H: Không, tôi đã không ý thức. Tôi đã ngủ. Tôi đã không

hành xử như một con người có ý thức.

M: Một lần nữa, làm sao ông biết?

H: Những người thấy tôi ngủ bảo tôi như thế.

M: Tất cả những gì họ có thể xác nhận là họ thấy ông nằm im, hai mắt nhắm và thở đều đặn. Họ không thể biết được lúc đó ông có ý thức hay không. Bằng chứng duy nhất mà ông có là ký ức của ông. Nhưng ký ức lại là một bằng chứng không chắc chắn!

H: Vâng, tôi thừa nhận rằng theo cách diễn giải của tôi thì tôi là một con người trong thời gian thức. Tôi là cái gì ở giữa những lúc đó thì tôi không biết.

M: Ít ra ông biết là ông không biết! Vì ông cho rằng ông không có ý thức trong những khoảng gian cách giữa những thời gian thức, chúng ta sẽ không đả động đến những khoảng gian cách. Chỉ bàn về thời gian thức của ông.

H: Tôi là cùng một con người trong các giấc chiêm bao của

tôi

M: Đồng ý. Hãy bàn đến cả hai - thức và chiêm bao. Khác biệt chỉ là sự liên tục. Nếu những giấc chiêm bao của ông tiếp tục một cách nhất quán, đêm này sang đêm khác, với cùng những cảnh quan và cùng những nhân vật thì ông hoàn toàn không phân biệt được lúc nào là thức và lúc nào là chiêm bao. Do đó, khi nói về trạng thái thức, chúng ta bao gồm cả trạng thái chiêm bao.

H: Đồng ý. Tôi là một con người trong quan hệ hữu thức với một thế giới.

M: Thế giới và sự quan hệ hữu thức với nó có cần thiết cho sự kiện ông là một con người hay không?

H: Dù bị nhốt kí trong một cái hang, tôi vẫn còn là một con người

M: Điều đó hàm ý một thân xác và một cái hang. Và một thế giới mà trong đó cái hang và ông tồn tại.

H: Vâng, tôi thấy được điều đó. Thế giới và ý thức về thế giới là cần thiết đối với sự tồn tại của tôi như một con người.

M: Điều này khiến cho con người là một phần không thể tách rời được của thế giới, hay ngược lại. Hai là một.

H: Ý thức đứng riêng một mình. Con người và thế giới xuất hiện trong ý thức.

M: Ông nói: xuất hiện. Ông có thể thêm: biến mất?

H: Không, tôi không thể. Tôi chỉ có thể biết sự xuất hiện của tôi và sự xuất hiện của thế giới. Là một con người, tôi không thể nói: “Không có thế giới.” Nếu không có thế giới thì không thể có tôi để nói như thế. Vì có thế giới, nên mới có tôi để nói: “Có thế giới.”

M: Xoay ngược lại lập luận thì đúng hơn. Vì có ông nên mới có thế giới.

H: Lập luận như vậy, đối với tôi là không có nghĩa.

M: Sự vô nghĩa sẽ biến mất khi tìm hiểu.

H: Chúng ta bắt đầu ở đâu?

M: Theo Ta biết, bất cứ cái gì tùy thuộc đều không thật. Cái thật thì hoàn toàn không tùy thuộc. Vì sự tồn tại của con người tùy thuộc vào sự tồn tại của thế giới, vì bị hạn chế trong thế giới và được xác định bởi thế giới, nên con người không thể nào là thật.

H: Nhưng chắc chắn con người không phải là mộng huyễn.

M: Ngay cả giấc mộng cũng có sự tồn tại của nó, khi nó được nhận thức và thưởng thức, hoặc được kéo dài. Bất cứ gì ông tư duy hay cảm thọ đều có sự hiện hữu. Nhưng nó có thể không phải là cái mà ông cho nó là. Cái gì mà ông nghĩ là một con người có thể là một cái gì đó hoàn toàn khác hẳn.

H: Tôi là cái mà tôi biết chính tôi là.

M: Ông không thể nói rằng ông là cái mà ông nghĩ chính ông là! Những ý nghĩ của chính ông về chính ông thay đổi từ ngày này sang ngày khác, và từ lúc này sang lúc khác. Hình ảnh về cái Ta của ông thay đổi nhiều nhất trong những gì mà ông có. Nó rất dễ bị tác động, và bị chi phối bởi bất cứ hiện tượng nào đi qua. Chỉ cần một nỗi bất hạnh, một sự mất việc, một sự sỉ nhục thì hình ảnh mà ông có về chính ông, tức là cái mà ông gọi là con người của ông thay đổi một cách sâu sắc. Để biết được cái mà ông là thì trước tiên ông phải tìm hiểu và biết được cái không phải là ông. Mà muốn biết cái không phải là ông thì ông phải quan sát chính ông tường tận, ông phải loại bỏ tất cả những gì không cần thiết đi chung với thực tế căn bản: “Ta hiện hữu”. Tất cả những ý nghĩ: Ta đã được cha mẹ sinh ra tại một nơi nào đó, và bây giờ Ta là thế này, sống ở, lập gia đình với, là cha của, là nhân viên của, và vân vân, đều không có sẵn trong ý thức “Ta hiện hữu”. Thái độ thông thường của chúng ta là “Ta là thế này”. Hãy tách cái “Ta là” một cách cương quyết và kiên trì ra khỏi những cái “thế này” hay “thế nọ”, và tìm cách cảm thấy hiện hữu nghĩa là gì, chỉ hiện hữu, mà không là “thế này” hay “thế nọ”. Tất cả các thoi quen sẽ cưỡng lại trạng thái này. Cưỡng lại những thói quen đó nhiều khi là một công việc lâu dài và khó khăn, nhưng một sự hiểu biết thông suốt sẽ giúp ông rất nhiều. Nếu càng hiểu rõ rằng trên bình diện của tâm, ông chỉ có thể được mô tả bằng những ngôn từ phủ định thì ông càng nhanh chóng đến đích của sự tìm kiếm, và nhận ra sự hiện hữu vô biên của ông.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh