Ta Là Cái Đó: Chương 7. Cái Ta Ở Ngoài Tâm

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 7. CÁI TA Ở NGOÀI TÂM

Hỏi: Khi còn nhỏ tôi vẫn thường trải qua những trạng thái hoàn toàn hạnh phúc, gần với cực lạc, sau này thì không còn nữa. Nhưng từ khi tôi đến Ấn Độ những trạng thái này lại xuất hiện trở lại, đặc biệt là sau khi tôi gặp ông. Tuy nhiên, những trạng thái này, dù tuyệt diệu đến đâu, không tồn tại lâu dài. Chúng đến rồi đi và không thể biết khi nào sẽ trở lại.

Maharaj: Làm sao có cái gì an ổn trong một cái tâm mà chính nó bất an?

H: Làm sao tôi có thể làm cho tâm tôi an?

M: Làm sao một cái tâm bất an có thể an được chính nó? Dĩ nhiên là nó không thể. Chính bản chất của tâm là lang thang bất định. Tất cả những gì ông có thể làm là dời tiêu điểm của ý thức ra ngoài tâm.

H: Làm sao thực hiện?

M: Từ bỏ mọi ý nghĩ, ngoại trừ ý nghĩ duy nhất: “Ta hiện hữu”. Thoạt tiên tâm sẽ nổi loạn, nhưng trước lòng kiên nhẫn và sự kiên trì nó sẽ chịu thua và giữ im lặng. Một khi ông tĩnh lặng, mọi chuyện sẽ xảy ra một cách tùy thuận và rất tự nhiên mà không có một sự can thiệp nào của ông.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

H: Liệu tôi có thể tránh được cuộc chiến giai dẳng với tâm của tôi?

M: Có, ông có thể. Cứ sống cuộc đời của ông như nó đến với ông, nhưng tỉnh thức, quan sát, cứ để mọi chuyện xảy ra như nó xảy ra, làm những chuyện tự nhiên một cách tự nhiên, đau khổ, mừng vui - như cuộc đời đem đến. Đây cũng là một cách.

H: Vậy thì tôi có thể lập gia đình, có con cái, điều hành một cơ sở kinh doanh... và hạnh phúc.

M: Đúng thế. Có thể ông hạnh phúc hay không hạnh phúc, cứ chấp nhận nó một cách thản nhiên.

H: Nhưng tôi muốn hạnh phúc.

M: Hạnh phúc chơn thật không thể tìm thấy trong những gì thay đổi và vô thường. Lạc thú và đau khổ thay phiên nhau một cách lạnh lùng. Hạnh phúc đến từ cái Ta và chỉ có thể tìm thấy trong cái Ta. Chỉ cần tìm ra cái Ta chơn thật của ông - Swarupa - rồi tất cả những cái khác sẽ đến với nó.

H: Nếu cái Ta chơn thật của tôi là an lạc và tình yêu, tại sao nó bất an như thế?

M: Không phải sự hiện hữu chơn thật của ông bất an nhưng ảnh phản chiếu của nó trong tâm có vẻ như bất an bởi vì tâm bất an. Cũng giống như ảnh phản chiếu của mặt trăng trong nước bị gió khuấy động. Ngọn gió tham ái khuấy động tâm, và “tôi” - tức ảnh phản chiếu của cái Ta trong tâm - có vẻ như biến động. Nhưng tất cả những ý nghĩ về sự biến dịch và bất an, về lạc thú và đau khổ này đều ở trong tâm. Cái Ta đứng ngoài tâm, thấy biết nhưng thản nhiên.

H: Làm sao đạt đến nó?

M: Ông là cái Ta, ở đây và bây giờ. Cứ để kệ tâm, hãy đứng một cách tỉnh thức và thản nhiên rồi ông sẽ nhận ra rằng đứng một cách tỉnh thức, vô tư, quan sát những diễn tiến đến rồi đi, là một phương diện thuộc bản tánh chân thật của ông.

H: Những phương diện khác là gì?

M: Phương diện thì vô số. Nhận ra một, ông sẽ nhận ra tất cả.

H: Hãy cho tôi biết một cái gì đó giúp được tôi.

M: Ông biết rõ nhất cái ông cần!

H: Tôi bất an. Làm sao tôi đạt được an lạc?

M: Ông cần an lạc để làm gì?

H: Để hạnh phúc.

M: Thế bây giờ ông không hạnh phúc?

H: Tôi có cái tôi không muốn, và tôi muốn cái tôi không có.

M: Làm sao ông biết được cái gì là thích thú và cái gì không?

H: Dĩ nhiên là do kinh nghiệm đã trải qua.

M: Được ký ức hướng dẫn, ông theo đuổi sự thích thú và lãng tránh sự khó chịu. Thế ông đã thành công chưa?

H: Chưa, tôi chẳng thành gì cả. Sự thích thú không bền lâu.

Đau khổ lại tái diễn.

M: Đau khổ nào?

H: Lòng ham muốn lạc thú, sợ hãi đau khổ, cả hai đều là những trạng thái phiền não. Liệu có thể có một trạng thái lạc thú thuần túy?

M: Mọi lạc thú, vật lý hay tâm lý đều cần đến một công cụ. Cả hai loại công cụ vật lý và tâm lý đều là vật chất, rồi chúng sẽ mỏi mệt và hao mòn. Lạc thú mà chúng đem lại chắc chắn hạn chế về cường độ và sự lâu bền. Đau khổ luôn luôn ở đằng sau tất cả những lạc thú của ông. Ông muốn chúng vì ông đau khổ. Mặt khác, chính sự tìm kiếm lạc thú là nguyên nhân của đau khổ. Đây là một cái vòng luẩn quẩn.

H: Tôi có thể thấy được cái cơ cấu gây ra sự bối rối của tôi, nhưng tôi không thấy lối thoát.

M: Lối thoát năm ngay trong chính sự tìm hiểu cơ cấu ấy. Xét cho cùng, mọi bối rối chỉ ở trong tâm ông, mà cho đến nay tâm ông chưa bao giờ nổi dậy chống lại sự bối rối và tóm được sự bối rối.

Tâm ông chỉ nổi dậy chống lại sự đau khổ.

H: Như thế, tôi chỉ có cách là cứ ở trong tình trạng bối rối.

M: Hãy tỉnh thức. Đặt câu hỏi, quan sát, tìm hiểu, bằng mọi cách để biết sự bối rối, cách hoạt động của nó, và xem nó làm gì ông và người khác. Biết rõ sự bối rối, ông sẽ không còn bị bối rối.

H: Khi nhìn vào trong tôi, tôi thấy ham muốn mãnh liệt nhất là làm một cái gì đáng để ghi nhớ, tạo dựng một cái gì đó tồn tại lâu bền hơn tôi. Ngay cả khi tôi nghĩ đến một gia đình với vợ con thì cũng chỉ vì đó là một chứng tích lâu dài và bền chắc đối với tôi.

M: Được, cứ dựng cho chính ông một công trình đáng được ghi nhớ. Thế ông định xây cất nó như thế nào?

H: Tôi xây cất cái gì thì chẳng quan trọng, miễn là nó trường tồn.

M: Chắc chắn là ông có thể tự thấy rằng không có gì là trường tồn. Tất cả mọi thứ đều hư hoại, phân hóa, và tan rã. Ngay chính cái nền móng mà trên đó ông xây dựng cũng sụp đổ. Làm sao ông có thể xây dựng được cái gì lâu bền hơn tất cả?

H: Bằng tri thức, bằng ngôn từ, tôi biết rõ rằng tất cả là vô thường. Nhưng không hiểu vì sao lòng tôi mong muốn sự thường hằng. Tôi muốn tạo nên một cái gì đó trường tồn.

M: Thế thì ông phải xây dựng nó bằng một chất liệu trường tồn. Ông có cái gì trường tồn? Thân và tâm ông đều không trường tồn. Ông phải tìm ở một nơi nào khác.

H: Tôi mong muốn cái thường hằng, nhưng không tìm thấy nó ở đâu.

M: Thế ông, chính ông, không thường hằng sao?

H: Tôi đã được sinh ra, và tôi sẽ chết đi.

M: Liệu ông có thể nói rằng ông đã không có trước khi ông được sinh ra, và vào lúc chết liệu ông có thể nói: “Giờ đây Ta không còn nữa.” Nói như thế có đúng không? Ông không thể nói từ kinh nghiệm của chính ông rằng ông không hiện hữu. Ông chỉ có thể nói “Ta hiện hữu”. Thậm chí người khác cũng không thể bảo ông rằng ông không hiện hữu.

H: Không hề có cái “Ta hiện hữu” trong khi ngủ.

M: Trước khi phát ngôn một cách bao biện như thế, hãy cẩn thận xem xét trạng thái thức của ông. Ông có sớm nhận ra rằng nó đầy những khoảng trống khi tâm trở nên vô ký. Ông có để ý rằng ông nhớ rất ít ngay cả khi ông hoàn toàn thức. Ông không thể nói rằng ông không biết gì trong khi ngủ. Ông chỉ không nhớ. Một khoảng trống trong ký ức không nhất thiết phải là một khoảng trống trong ý thức.

H: Liệu tôi có thể nhớ lại trạng thái ngủ sâu cảu tôi?

M: Dĩ nhiên! Bằng cách loại trừ những sự xen vào ngắn hạn của các trạng thái vô ý trong thời gian thức, thì dần dần ông sẽ loại trừ được sự xen vào dài hơn của tình trạng đãng trí mà ông gọi là ngủ. Lúc đó ông sẽ biết rất rõ là ông đang ngủ.

H: Tuy nhiên, vấn đề thường hằng, vấn đề tiếp tục hiện hữu vẫn chưa được giải quyết.

M: Thường hằng đơn thuần chỉ là một ý tưởng, phát sinh từ hành vi thời gian. Thời gian lại tùy thuộc vào ký ức. Khi nói về sự thường hằng, ông hàm ý một ký ức liên tục xuyên qua thời gian bất tận. Ông muốn vĩnh cửu hóa tâm, đây là điều không thể được.

H: Thế cái gì vĩnh cửu?

M: Cái không thay đổi với thời gian. Ông không thể vĩnh cửu hóa một cái gì biến dịch - chỉ cái bất biến mới vĩnh cửu.

H: Tôi khá quen thuộc với ý nghĩa tổng quát của những gì ông nói. Tôi không khao khát thêm kiến thức. Tất cả những gì tôi cần là sự an lạc.

M: Ông có thể có tất cả an lạc mà ông muốn cho sự đòi hỏi của ông.

H: Tôi đang đòi hỏi.

M: Ông phải đòi hỏi với một trái tim trọn vẹn, và sống một cuộc sống hợp nhất.

H: Bằng cách nào?

M: Hãy cách ly chính ông với tất cả những gì làm cho tâm ông bất an. Loại bỏ tất cả những gì quấy nhiễu sự an lạc của tâm.

Nếu muốn an lạc, ông hãy tỏ ra xứng đáng được an lạc.

H: Chắc chắn là mọi người đều đáng được an lạc.

M: Những người đáng được an lạc đều là những người không quấy nhiễu sự an lạc.

H: Tôi quấy nhiễu sự an lạc bằng cách nào?

M: Bằng cách làm nô lệ cho tham ái và lo sợ.

H: Ngay cả khi chúng là chính đáng?

M: Những phản ứng thuộc cảm xúc - sinh khởi từ vô minh hay vô ý - chẳng bao giờ là chính đáng. Hãy tìm một cái tâm trong, và một trái tim sạch. Những gì ông cần chỉ là giữ tỉnh thức trong tĩnh lặng, tìm hiểu sâu xa bản tánh chơn thật của chính ông. Đó là cách duy nhất đến với an lạc.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh