KHỔNG GIÁO VÔ THẦN HAY HỮU THẦN PDF

«Khổng giáo vô thần hay hữu thần» đó là một đề tài đã gây sóng gió hơn một trăm năm tại Trung Hoa và Âu Châu.

Cho nên khảo về vấn đề này và đặt lại nó vào hoàn cảnh lịch sử của nó, ta sẽ hiểu rõ tại sao xưa, người ta lại có những quan niệm tương phản nhau, và nhân đó cũng sẽ giúp cho chúng ta có một ý niệm chính xách hơn về vấn đề.

Trong bài này tôi sẽ trình bày vấn đề một cách khách quan và sẽ lần lượt bàn về:

1) Thái độ của các vị giáo sĩ khi sang giảng đạo bên Trung Hoa.

2) Quan niệm của ít nhiều giáo sĩ dòng Tên về Khổng giáo và phương pháp giảng giáo của các Ngài.

3) Quan niệm của đa số các giáo sĩ khác về Khổng giáo và phương pháp giảng giáo của các ngài. Thái độ của các Giáo hoàng.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

4) Quan điểm của vua Khang Hi.

5) Quan niệm về Thượng đế qua Tứ Thư Ngũ Kinh.

6) Quan niệm về Thái Cực của Tống Nho.

7) Tổng luận.

Mua đá năng lượng:

Muốn bàn về vấn đề này chúng ta hãy cùng nhau trở về dĩ vãng, sống lại khoảng đầu thế kỷ XVII, khi mà các giáo sĩ Âu Châu bắt đầu sang truyền giáo tại Trung Hoa một cách qui mô và liên tục.

Nói thế có nghĩa là trước thế kỷ XVII, các giáo hoàng và vua chúa Âu Châu cũng đã từng có những liên lạc ngoại giao với Trung Quốc.

Giáo hoàng Innocent IV (1241-1254) đã gửi một sứ thần tên là Jean de Plan sang vua Thái Tổ (Gengis Khan) nhà Nguyên ở Karakourum. [2]

Vua Louis IX (1214-1270) nước Pháp đã tìm cách ngoại giao với vua chúa Trung Hoa qua trung gian Guillaume Ruysbroeck. [3]

Giáo hoàng Clément IV (1265-1268) cũng đã có liên lạc ngoại giao với vua Thế Tổ nhà Nguyên (Koubilai Khan) ở Bắc Kinh. [4]

Những liên lạc ngoại giao ấy nhằm vào hai mục đích: giảng giáo và tìm một liên minh mạnh mẽ có thể uy hiếp Hồi giáo ở phía sau lưng. [5]

Năm 1269, Nguyên Thế Tổ cũng đã gửi sứ thần sang Tòa Thánh xin Giáo hoàng gửi cho 100 đại biểu đến họp đại hội các tôn giáo ở Bắc Kinh.

Nhưng mãi đến đầu thế kỷ XVII, các giáo sĩ Âu Châu mới sang Trung Hoa đông đảo. Chúng ta ghi nhận: Linh mục Matteo Ricci, dòng Tên, đã tới Bắc Kinh năm 1598, và đã xin vào bệ kiến vua Khang Hi ngày 4-4-1601, với tư cách một nhà bác học thông thiên văn, địa lý, toán học, sẵn sàng phục vụ nhà vua… [6]

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh